Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
lượt xem 25
download
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thu hút FDI vào vùng KTTĐ; trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn sử dụng trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, độ tin cậy cao. Kết quả nghiên cứu không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Duyên Minh
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANG MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 36 1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 36 1.2. Kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 61 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2003 2013 81 2.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Sơ lược quá trình hình thành, phát triển; tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 81 2.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 2013 90 2.3. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 103 Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THỜI GIAN TỚI 136 3.1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh t ế tr ọng điểm Bắc Bộ 136 3.2. Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 149 KẾT LUẬN 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 181
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 PHỤ LỤC 197
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Chủ nghĩa tư bản CNTB 02 Chủ nghĩa xã hội CNXH 03 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 04 Công ty đa quốc gia MNC 05 Công ty xuyên quốc gia TNC 06 Đầu tư nước ngoài ĐTNN 07 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 08 Khoa học công nghệ KH CN 09 Khu công nghiệp KCN 10 Kinh tế trọng điểm KTTĐ 11 Tổ chức Thương mại thế giới WTO 12 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 13 Tư bản chủ nghĩa TBCN 14 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 15 Uỷ ban nhân dân UBND 16 Xã hội chủ nghĩa XHCN 17 Xuất khẩu tư bản XKTB
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1 Số dự án FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ so sánh với 90 vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam (2003 7/2012) Bảng 2 Vốn FDI đăng ký ở vùng KTTĐ Bắc Bộ so sánh 91 với vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam (2003 7/2012) Bảng 3 Quy mô dự án FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ so 92 sánh với vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2003 7/2012 Bảng 4 Các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ 93 nằm trong tốp 100 doanh nghiệp FDI có vốn đăng ký lớn nhất cả nước Bảng 5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh 95 tế Bảng 6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức 97 doanh nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ (2003 7/2012) Bảng 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc 98 Bộ phân theo quốc tịch (tính đến tháng 7 năm 2012) Bảng 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa 102 phương vùng KTTĐ Bắc Bộ (2003 7/2012) Bảng 9 Vốn FDI và tổng vốn đầu tư vùng KTTĐ Bắc 104 Bộ (2003 2010) Bảng 10 Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân 108 sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 2010 Bảng 11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương 130 vùng KTTĐ Bắc Bộ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2013) Bảng 12 Tổng vốn đầu tư dự báo của vùng KTTĐ Bắc 131 Bộ thời kỳ 20142015 Bảng 13 Tổng vốn đầu tư dự báo của vùng KTTĐ Bắc 132 Bộ thời kỳ 20162020
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, chứa đựng niềm mong mỏi được tìm hiểu, khám phá của tác giả trong quá trình học tập, công tác và giảng dạy những năm qua, hoàn thành dưới sự giúp đỡ trực tiếp của tập thể cán bộ hướng dẫn cùng sự tư vấn của một số nhà khoa học kinh tế trong và ngoài quân đội. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư; dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn về FDI của các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ; đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan. Nội dung chính của luận án thể hiện qua 3 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm về FDI. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kinh nghiệm đã chỉ ra trong chương 1, ở chương 2 tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển cùng những tiềm năng, thế mạnh và khó khăn, thách thức của vùng KTTĐ Bắc Bộ đối với hoạt động FDI; đồng thời khảo sát thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 2013, chỉ rõ những vấn đề nổi lên cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu trong chương 1, chương 2, tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới (đượ c trình bày trong chương 3). Hệ thống giải pháp được đề xuất trong đề tài đi từ thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy; xây dựng, hoàn thiện quy hoạch t ổng th ể các dự án có vốn
- 6 ĐTNN; nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực; đến nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về FDI. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của cách mạng KHCN hiện đại, sự di chuyển các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư là một tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, quốc gia, vùng lãnh thổ nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng nó hiệu quả, thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, qua đó khắc phục nhanh hơn tình trạng tụt hậu về kinh tế so với các nước tiên tiến. Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986), nhất là từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực (1988), ĐTNN nói chung, FDI nói riêng ngày càng trở nên phổ biến và thực sự trở thành động lực quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Trải qua quá trình vận động và phát triển, FDI đã dần khẳng định vị thế, vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện ở những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Vị thế, vai trò ngày càng tăng của hoạt động này còn thể hiện ở sự lan toả, phát triển của FDI ở hầu hết các tỉnh, thành phố, các ngành và lĩnh vực, các vùng KTTĐ trên phạm vi cả nước, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Được tạo lập từ 7 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội (hạt nhân của vùng), Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, với lợi thế nhất định, những năm qua, FDI ở vùng
- 7 KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng các dự án. Qua đó, bổ sung một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong vùng, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; làm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới... Tuy nhiên, FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua còn có những hạn chế, bất cập, chưa thực sự tương xứng với vị thế, tiềm năng của vùng và sự đầu tư từ Trung ương: nguồn vốn FDI có sự không ổn định, tốc độ tăng trưởng có biểu hiện chậm lại trong những năm gần đây, quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu; cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý; chất lượng các dự án FDI chưa cao, thể hiện ở công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp FDI còn thấp so với các nước trong khu vực; đặc biệt đã có những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn FDI… Phân tích trên cho thấy, việc tìm hiểu, đánh giá toàn diện cả lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thu hút dòng vốn FDI ở vùng kinh tế này là vấn đề mang tính cấp thiết. Vì vậy, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới.
- 8 * Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát kinh nghiệm về FDI. Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2003 đến năm 2013. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm đầu tư ra nước ngoài và tiếp nhận đầu tư của nước ngoài. Luận án chỉ nghiên cứu việc tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài vào vùng KTTĐ Bắc Bộ mà không nghiên cứu FDI theo chiều ngược lại, t ức là các địa phương ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đầu tư ra nước ngoài. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Song, hình thức tồn tại chủ yếu của FDI ở Việt Nam nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bởi thế, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá đối với hai hình thức FDI nói trên ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. + Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án không quá chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các giải pháp mang tính phương pháp luận, có ý nghĩa định hướng nhằm thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới.
- 9 Về không gian: Luận án nghiên cứu về FDI trong một không gian kinh tế được giới hạn bởi 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc trong mối quan hệ hữu cơ với toàn bộ không gian kinh tế Việt Nam. Về thời gian: + Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2003 đến hết năm 2013. Tuy nhiên, ở một số nội dung, các số liệu được sử dụng để minh chứng có thể có trước năm 2003, đồng thời cũng có số liệu không được cập nhật đến năm 2013. + Các quan điểm, giải pháp thu hút FDI được đề xuất trong luận án tập trung chủ yếu đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, trong thu hút FDI, trong phát triển các vùng kinh tế và vùng KTTĐ, cùng các lý luận liên quan khác để tiếp cận đối tượng, luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. * Nguồn số liệu thực tiễn: Tác giả sử dụng số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước như: Ban chấp hành Trung ương. Cục Đầu tư nước ngoài, Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban Điều phối phát triển vùng KTTĐ.
- 10 Tổng cục Thống kê, cục thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN của các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ. Kết quả đã công bố trong các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện trong thời gian gần đây. Các thông tin, số liệu thu thập được thông qua việc khảo sát thực tế của cá nhân tại các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Hệ phương pháp nghiên cứu nền tảng là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, phân tích, thống kê, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, xin ý kiến chuyên gia… 6. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về FDI, vùng KTTĐ. Đánh giá đúng thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua, chỉ rõ những vấn đề nổi cộm cần tập trung giải quyết. Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận của luận án: Làm rõ và cụ thể hơn lý luận về FDI cho vùng KTTĐ Bắc Bộ, Việt Nam.
- 11 * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học, làm cở sở cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra những quyết sách đúng đắn trong thu hút FDI phát triển kinh tế xã hội các vùng KTTĐ trên cả nước nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính trị ở các học viện, nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Đề tài có kết cấu gồm: Phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 12 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, bởi vậy nó đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới những góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số tác giả đi sâu nghiên cứu về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Một số khác lại tìm cách đưa ra những giải pháp và khuyến nghị trong thu hút FDI. Cũng có những tác giả đi sâu nghiên cứu về khu vực kinh tế được hình thành từ dòng vốn FDI... Nhiều sản phẩm của các quá trình nghiên cứu nói trên đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc in thành sách với những góc nhìn, cách thức tiếp cận vấn đề khác nhau. 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài Công trình nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, thách thức và triển vọng cho phát triển khu vực [127], của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), xuất bản tại Pháp, năm 2003, trong đó tập trung một số bài thuyết trình của các chuyên gia kinh tế, với nội dung chủ yếu là khái quát tình hình thu hút FDI vào Trung Quốc ở một số ngành và vùng, kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước như Canada, Brazil và công tác xúc tiến ĐTNN ở Trung quốc. Một số bài viết trong công trình này đã phân tích tình hình thu hút FDI của Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng chỉ đề cập một cách sơ lược và các số liệu nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 trở về trước. Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 (World Investment Report United Nation 1996) [159], c ủa Ủy ban Th ương m ại và Phát triển của Liên hợp quốc, đã đưa ra định nghĩa về FDI, nêu một số khái niệm có liên quan đến FDI như: dòng vốn FDI ra, dòng vốn FDI vào, vốn đầu tư
- 13 cổ phần, lợi nhuận tái đầu tư, các giao dịch vay và nợ bên trong công ty, vốn cổ phần FDI... Tham luận khoa học: Thách thức và kiến nghị cho Việt Nam trong việc thu hút FDI trong thời gian t ới [16, tr.174188], c ủa đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam EuroCham, trình bày trong Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đã nêu lên một thực tế là các doanh nghiệp châu Âu mặc dù vẫn hy vọng vào sự phát triển trong dài hạn của Việt Nam, thì lòng tin của họ đã có chiều hướng suy giảm từ đầu năm 2011. EuroCham tin rằng, s ự suy gi ảm lòng tin của các nhà đầu tư đến từ châu Âu có nguyên nhân từ những khó khăn về kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, các gánh nặng vể thủ tục hành chính vẫn tiếp diễn cùng một loạt vấn đề mới liên quan đến “tiếp cận thị trường” gây ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam... Tựu chung l ại, EuroCham nh ấn m ạnh r ằng, vi ệc ti ến hành cải cách ngay lập tức trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và giáo dục, tập trung giải quyết nạn quan liêu, tham nhũng, giảm và đơn giản các gánh nặng hành chính tại tất cả các cấp, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tuyển dụng người Việt Nam và người nước ngoài theo mong muốn của họ... là rất cần thiết nếu Việt Nam muốn h ướng đến một mô hình phát triển bền vững và tạo sức hút với các nhà ĐTNN. Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghi ệp Úc tại Việt Nam (AusCham Vietnam) về phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam trong 25 năm qua [16, tr.189191] đã đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình FDI tại Việt Nam trong 25 năm qua, khẳng định vai trò của FDI thông qua việc cung cấp lao động nước ngoài có kỹ năng, công nghệ, quản lý và tài chính; cải thiện và nâng cấp
- 14 các kỹ năng của lao động địa phương, nâng cao đời sống của người lao động qua mức lương trung bình cao hơn các doanh nghiệp trong n ước; tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với giáo dục quốc tế, nâng cao khả năng để làm việc hiệu quả trong công việc sau này. Báo cáo này cũng nêu lên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thu hút FDI thời gian tiếp theo nh ư: nh ững lo ng ại v ề vi ệc kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam; các vấn đề về cơ sở hạ tầng tụt hậu; cải cách hành chính cũng có vẻ chậm chạp và đặc biệt có rất nhiều vấn đề xung quanh sự thiếu minh b ạch, quan liêu, tham nhũng; quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh m ất khá nhiều thời gian... Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn, đó là cải thiện điều kiện FDI và thương mại tại Việt Nam; kh ẩn c ấp ch ỉ ra các vấn đề hành chính mà các doanh nghiệp liên tục phải đối mặt; giải quyết vấn đề tham nhũng và thiếu minh bạch ở t ất c ả các cấp, đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư. AusCham khuyến cáo, về lâu dài, Việt Nam cần có khung pháp lý, cơ quan chính phủ minh bạch và hiệu quả; cải thiện cơ sở hạ tầng; xây dựng năng lực của lực lượng lao động... Công trình nghiên cứu có tên gọi: Môi trường đầu tư tại Việt Nam [16, tr.192197], c ủa T ổ ch ức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản JETRO (Japan External Trade Organization), đã khẳng định những đóng góp của FDI đối với kinh tế xã hội Việt Nam; đánh giá tình hình FDI ở Việt Nam, bao gồm FDI t ừ Nh ật B ản và FDI từ các quốc gia khác trên thế giới dịch chuyển vào Việt Nam. Công trình đã chỉ ra ba vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều hiện này liên quan đến tiền lương và giữ nhân tài; xây dựng cơ sở hạ tầng; công nghiệp phụ trợ. Công trình cũng đưa ra những đề xuất về chính sách, giải pháp như học tập cơ chế
- 15 thu hút ĐTNN của các nước phát triển trong khối ASEAN và biến thành hành động; khích lệ việc mời gọi các doanh nghiệp, ổn định nhân công, trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng như cung cấp đủ điện, vận chuyển hàng hoá, phát triển công nghiêp... Một công trình khác cũng có tên gọi Môi trường đầu tư tại Việt Nam [16, tr.198204], của tác giả Mark Gillin, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã khẳng định niềm tin vào tiềm năng lớn mạnh và môi trường đầu tư tốt ở Việt Nam, song cũng quan ngại rằng Việt Nam có thể sẽ bị kẹt trong “bẫy thu nh ập trung bình”, và không thể thành công trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia có kỹ năng yếu, giá trị thặng dư thấp, mức lương sản xu ất th ấp, sang một đất nước có kỹ năng cao hơn, giá trị thặng dư cao hơn, thu nh ập s ản xuất và dịch vụ cao hơn. Tác giả cũng chỉ rõ, Việt Nam cần thực hiện quá trình cải cách thật sự trên các lĩnh vực như sửa đổi Luật Lao động quan hệ công nghiệp, tăng sức cạnh tranh của thị trường lao động, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Cuối cùng, tác giả khẳng định, để có thể duy trì tham vọng là quốc gia có thu nhập cao trong th ập niên mới, Việt Nam cần có chính sách cải cách táo bạo như đã thực hiện trong thời kỳ đổi mới. Bài báo khoa học “The Relationship between Direct Foreign Investment and China’s Provincial Export Trade” [161] đăng trên China Economic Review, số 12 (2001) c ủa Zhang và Felmingham đã khẳng định rằng có một sự liên quan, một mối liên hệ hai chiều giữa FDI và xuất khẩu của Trung Quốc ở cả c ấp độ địa phương và cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, chuỗi số liệu hàng tháng giai đoạn 1986 1999 cho thấy tồn tại mối tương tác hai chiều giữa sự gia tăng của dòng vốn FDI
- 16 với sự tăng lên của xuất khẩu. Điều đó có nghĩa rằng FDI là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của Trung qu ốc, đồng thời tăng xuất khẩu cũng khiến cho Trung qu ốc thu hút được nhiều vốn FDI hơn. Một bài báo khoa học khác có tên gọi “Foreign Direct Investment and Relative Wages: The Case of China” [162] cũng đăng trên China Economic Review, số 12 (2001) c ủa Zhao đã đưa ra giả thuyết rằng, trong một nền kinh tế đặc trưng bởi phân khúc thị trường lao động và chi phí thay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cả của lao động có tay nghề cao. Dựa vào số liệu trong một cu ộc kh ảo sát hộ gia đình đô thị ở Trung Quốc vào năm 1996, Zhao ước lượng tiền l ương t ương đối của công nhân lành nghề trong khu v ực kinh t ế có vốn ĐTNN và khu vực kinh tế nhà nước tại quốc gia này và chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấp làm việc cho các công ty có vốn ĐTNN có thu nhập thấp hơn so với làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài 2.1. Dưới dạng sách tham khảo và chuyên khảo Cuốn sách Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [45] của một nhóm tác giả do tác giả Nguyễn Bích Đạt chủ biên. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01 Kinh tế thị trường định hướng xã hôị chủ nghĩa. Ở cuốn sách này, sau khi trình bày những vấn đề chung về khu vực kinh t ế hình thành từ nguồn vốn FDI, nhóm tác giả đã khái quát những kinh nghi ệm phổ bi ến v ề thu hút ĐTNN, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng chiến lược thu thút ĐTNN theo từng giai đoan lịch sử, phù hợp với tiến trình CNH, HĐH cũng như trình độ, kỹ năng của người lao động, đồng thời có chính sách khuyến khích để thu
- 17 hút ĐTNN di chuyển từ ngành, vùng thuận lợi sang các ngành, vùng khó khăn và phải tạo lập cho được một môi trường đầu tư thuận lợi, có tính cạnh tranh cao. Nhóm tác giả cũng đã phân tích thực trạng ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, từ đó đưa ra những quan điểm cơ bản về ĐTNN trong bối cảnh phát triển mới và các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao vị thế, vai trò của ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Ngoài ra, phần phụ lục của cuốn sánh cung cấp cho người đọc những số liệu về tình hình ĐTNN tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam [140] của tác giả Nguyễn Văn Tuấn là một đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng về lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của FDI ở Việt Nam; đánh giá tác động của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu một số quan niệm khác nhau về FDI, từ đó đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này. Theo đó “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi” [140, tr.30]. Cũng theo tác giả, FDI ở Việt Nam có quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn và việc nghiên cứu FDI ở Việt Nam chỉ có thể bắt đầu tư khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, tự quyết mọi chính sách về FDI. Tác giả cũng đã khẳng định vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời cho thấy những tác động không mong muốn của nó trong chuyển giao công nghệ, làm ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh
- 18 tế xã hội phức tạp, tạo áp lực lớn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, tình trạng chuyển giá... Mặc dù lưu lượng không lớn, song trong cuốn sách này, tác giả cũng đã nêu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Chính sách và thực tiễn [88] là công trình khoa học do tác giả Phùng Xuân Nhạ chủ biên. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung cơ bản mà cuốn sách này đề cập là cơ sở lý luận và thực tiễn của lựa chọn các hình thức FDI ở Việt Nam, bao gồm việc nêu các hình thức FDI ở một số quốc gia đang phát triển là Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, từ đó khái quát những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng; các hình thức FDI theo luật đầu tư ở Việt Nam; thực trạng các hình thức ĐTNN ở Việt Nam và các đề xuất, khuyến nghị chính sách đối với từng hình thức FDI ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Điều đặc biệt trong cuốn sách này thể hiện ở việc tác giả đã luận giải khá tường tận về từng hình thức FDI theo Luật Đầu tư ở Việt Nam, bao hàm sự khái quát quá trình hình thành và phát triển, phân tích những đặc điểm pháp lý và kinh doanh của từng hình thức; từ đó có những khuyến nghị về mặt chính sách đối với mỗi hình thức cho phù hợp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp [142] của tác giả Trần Xuân Tùng đã đi sâu lý giải vị trí, vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội; đánh giá thực trạng thu hút FDI ở nước ta những năm qua; đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nhằm thu hút và
- 19 sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam [17] là cuốn sách do tác giả Trần Thị Minh Châu chủ biên. Việc xuất bản cuốn sách này đã giúp cho độc giả và những ai quan tâm có được cái nhìn tổng thể về chính sách khuyến khích đầu tư (trong đó có ĐTNN) của Việt Nam, trên có sở đó cùng suy ngẫm, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quan trọng này trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cuốn sách tập trung trình bày ba nội dung cơ bản là: 1) Làm rõ cơ sở lý luận của chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; 2) Phân tích đánh giá thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta, đặc biệt đã xác định rõ những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI qua các thời kỳ (19921995, 1996 1999, 20002005) theo từng lĩnh vực chính sách, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách thu hút ĐTNN của Việt Nam; 3) Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư của nước ta trong thời gian tới, tập trung vào các nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư, đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư, đổi mới chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội và tăng cường quảng bá hình ảnh một Việt Nam đổi mới, một “môi trường đầu tư an toàn” cho các nhà ĐTNN. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [70] là cuốn sách được biên soạn bởi tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), do Trần Quang Lâm và An Như Hải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 365 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay
0 p | 253 | 70
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình
175 p | 302 | 65
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
0 p | 212 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
0 p | 133 | 31
-
Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
0 p | 97 | 18
-
Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
209 p | 94 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào
0 p | 154 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
0 p | 124 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đầu tư cá nhân trên thị trường bất động sản khu vực Hà Nội
12 p | 99 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam
26 p | 104 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng
0 p | 69 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 13 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Vật liệu cao phân tử và tổ hợp: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano từ tính và graphene oxide kết hợp copolymer AM-NVP/AM-PVP định hướng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu tại các vỉa dầu xa bờ nhiệt độ cao
145 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn