intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

311
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án bao gồm các nội dung: lý luận cơ bản về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân hàng nhà nước; thực trạng hiệu quả đầu tư công vốn ngân hàng nhà nước; giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân hàng nhà nước tại tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình” là kết quả tự nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận án không trùng với công trình khoa học khác đã công bố. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Hà Thị Tuyết Minh i
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..........................................................3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..........................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận án .......................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................5 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ..............8 6. Kết cấu luận án ........................................................................................23 Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................................24 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................................................................24 1.1.1. Khái niệm đầu tư công và đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước ........24 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước ...........................29 1.1.3. Vai trò của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ......................................................................................................30 1.1.4. Quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước.....................................33 1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...............................................................................................36 1.2.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước ..................36 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước .38 1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước .................................................................................................................48 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH HÒA BÌNH .................................................................................................53 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao hiệu quả đầu tư công ..........53 i
  3. 1.3.2. Kinh nghiệm địa phương trong nước về nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước ............................................................................................58 1.3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và địa phương trong nước về nâng cao hiệu quả đầu tư công cho tỉnh Hòa Bình .....................................................61 Kết luận chương 1 ...................................................................................................63 Chương 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÒA BÌNH ........................................................65 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH HÒA BÌNH .............................65 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình .............................65 2.1.2. Tình hình đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hòa Bình ..........71 2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÒA BÌNH ..................................................................79 2.2.1. Mức độ đóng góp của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước vào tốc độ tăng trưởng kinh tế .............................................................................................80 2.2.2. Hệ số sử dụng vốn (ICOR) ......................................................................89 2.2.3. Hệ số đo mức thay đổi của GDP trên mỗi đơn vị tăng thêm của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước ........................................................................90 2.2.4. Hệ số đo mức thay đổi của đầu tư tư nhân trên mỗi đơn vị tăng thêm của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước .............................................................91 2.2.5. Hệ số đo mức thay đổi thu ngân sách nhà nước trên mỗi đơn vị tăng thêm của đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước.......................................................92 2.2.6. Hệ số đo mức thay đổi năng suất lao động trên mỗi đơn vị đầu tư công từ vốn NSNN tăng thêm .........................................................................................95 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÒA BÌNH ............................................................................96 2.3.1. Thành tựu đạt được ..................................................................................96 2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................99 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế.........................................................100 Kết luận chương 2 .................................................................................................117 Chương 3 ................................................................................................................119 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÒA BÌNH ......................................................119 ii
  4. 3.1. ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÒA BÌNH.............................................................................119 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hoà Bình ........119 3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình . ...............................................................................................................123 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HOÀ BÌNH ....................................................127 3.2.1. Cụ thể hoá các văn bản quản lý đầu tư công phù hợp với đặc thù của tỉnh ...............................................................................................................127 3.2.2. Xây dựng tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm cơ sở phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công ..............................................................................................................129 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình ....131 3.2.4. Nâng cao năng lực của các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý, tư vấn và thực hiện đầu tư công ..................................................................................135 3.2.5. Giải pháp tăng cường huy động và đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư công ...............................................................................................................139 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÒA BÌNH .........................146 Kết luận chương 3 ..........................................................................................153 KẾT LUẬN ............................................................................................................155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................ i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... iii PHỤ LỤC .................................................................................................................... i iii
  5. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Lan và TS. Bùi Văn Khánh đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, dành thời gian định hướng cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Luận án “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình” sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của hai thầy cô hướng dẫn. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Học viện Tài chính, các Giảng viên của Bộ Môn Tài chính công, đặc biệt TS. Bùi Tiến Hanh đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại Học viện Tài chính. Nghiên cứu sinh mong nhận được những nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô để luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Hà Thị Tuyết Minh i
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNI Thu nhập bình quân đầu người GNP Tổng sản phẩm quốc dân GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh HĐND Hội đồng nhân dân KT –XH Kinh tế- xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NTM Nông thôn mới ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TPCP Trái phiếu chính phủ UBND Ủy ban Nhân dân UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển - United Nations Conference on Trade and Development, hay Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc ii
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 ................................................................ 68 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2013-2017.... 69 Bảng 2.4. Tổng sản phẩm bình quân đầu người của tỉnh Hòa Bình ............... 70 Bảng 2.5. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 ............ 71 Bảng 2.6. Sự tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hòa Bình 2013- 2017 ................................................................................................................. 73 Bảng 2.7. Tỷ trọng vốn đầu tư công từ NSNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 .......................................................... 73 Bảng 2.8. Sự tăng trưởng của các thành phần vốn đầu tư của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 ........................................................................................ 74 Bảng 2.9. Bảng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2017 của tỉnh Hòa Bình ................................................................ 76 Bảng 2.10. Đầu tư công từ vốn NSNN /GRDP tỉnh Hòa Bình ....................... 77 Bảng 2.11. Cơ cấu vốn đầu tư công từ vốn NSNN theo phân cấp quản lý của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 ................................................................ 78 Bảng 2.12. Thống kê mô tả dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công từ vốn NSNN, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................ 80 Bảng 2.13. Hệ số tương quan giữa các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công từ vốn NSNN, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ............... 81 Bảng 2.14. Kiểm định tính dừng của các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công từ vốn NSNN, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ........... 82 Bảng 2.15. Mối quan hệ nhân quả giữa các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 83 i
  8. Bảng 2.16. Kiểm định mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công từ vốn NSNN, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................................................................... 84 Bảng 2.17. Kiểm định độ trễ giữa các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công từ vốn NSNN, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài ............... 85 Bảng 2.18. Kết quả ước lượng mô hình VECM ............................................. 85 Bảng 2.19. Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007-2017........................................................................................................ 89 Bảng 2.20. Mức độ đóng góp của đầu tư công từ vốn NSNN vào tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Nhà nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017 ......... 91 Bảng 2.21. Hệ số đo mức thay đổi của đầu tư tư nhân trên mỗi đơn vị tăng thêm của đầu tư công từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2017 ............... 92 Bảng 2.22. Tỷ lệ đầu tư công từ vốn NSNN và thu NSNN giai đoạn 2013- 2017 ................................................................................................................. 93 Bảng 2.23. Hệ số đo mức thay đổi thu NSNN trên mỗi đơn vị tăng thêm của đầu tư công từ vốn NSNN ............................................................................... 94 Bảng 2.24. Hệ số đo mức thay đổi năng suất lao động trên mỗi đơn vị đầu tư công từ vốn NSNN tăng thêm giai đoạn 2012-2017 (theo giá hiện hành) ..... 96 Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016 –2020.............................136 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2013-2017........................................................................................................ 72 Biểu đồ 2.2. Tình hình vốn đầu tư công từ NSNN của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2017........................................................................................................ 75 Biểu 2.3. Tỷ lệ kết cấu đường huyện, xã.......................................................113 ii
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công được tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo…Vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước là nguồn lực quan trọng thúc đầy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn vốn ngân sách nhà nước càng hạn hẹp thì việc nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước càng trở nên quan trọng. Hòa Bình là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, điểm xuất phát thấp, 72% dân số là dân tộc thiểu số; trình độ dân trí không cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, địa hình đồi núi hiểm trở, kinh tế khó khăn. Vì vậy, nguồn lực tài chính dành cho đầu tư công là rất ít. Điều này dẫn đến kết cấu hạ tầng của tỉnh còn thiếu, đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa các dự án đầu tư công để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, giúp nâng cao đời sống người dân, từ đó thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Hơn nữa, từ năm 2006, hầu hết dự án đầu tư công đã phân cấp về địa phương quản lý, nên hiệu quả đầu tư công mang lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực và quyết định đầu tư của địa phương. Tuy nhiên, với nguồn lực Nhà nước có hạn, hiệu quả đầu tư công chưa cao, nên rất cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Hòa Bình, giúp tỉnh phát triển kinh tế-xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư công, sự hạn hẹp của nguồn vốn ngân sách nhà nước, cũng như nhìn nhận thực tiễn khách quan 3
  10. tại tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luân án: Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước, rút ra một số bài học cho tỉnh Hòa Bình - Hệ thống hóa lý luận về đầu tư công, hiệu quả đầu tư công từ vốn NSNN - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình. - Xác định nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư công, tìm ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư công từ vốn NSNN để đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn NSNN tại tỉnh Hòa Bình. - Trên cơ sở định hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình, kết hợp với những đánh giá thực trạng về hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư công dưới góc độ tác động của đầu tư công từ vốn NSNN đến kinh tế tại tỉnh Hòa Bình. 4
  11. Phạm vi nghiên cứu Pham vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình đầu tư công, đánh giá hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình về mặt kinh tế, cũng như những nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình. Luận án chỉ nghiên cứu các dự án đầu tư công từ NSNN do Tỉnh quản lý. Pham vi thời gian: Luận án chọn phạm vi thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. Pham vi về lãnh thổ: tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án gồm: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nhận xét, đánh giá mối quan hệ tương quan giữa mức độ đầu tư công và kết quả đạt được (tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động …). - Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét đánh giá hiệu quả đầu tư công thông qua ước lượng cụ thể mức độ tác động của đầu tư công đến sự phát triển kinh tế. Cụ thể, luận án sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (vector error correction model) qua phần mềm EVIEWS. VECM được sử dụng trong trường hợp chuỗi dữ liệu là không dừng và có ít nhất một quan hệ đồng tích hợp (cointegration) trong mô hình. Mô hình VECM là một dạng của mô hình Var tổng quát, được sử dụng trong trường hợp chuỗi dữ liệu là không dừng và chứa đựng mối quan hệ đồng kết hợp. Các bước tiến hành chạy mô hình: 5
  12. Bước 1: Lấy logarit của chuỗi dữ liệu để chuỗi ổn định hơn Bước 2: Kiểm định tính dừng đối với chuỗi dữ liệu, lựa chọn khoảng trễ thích hợp Bước 3: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (sau khi nhận được chuỗi dừng) để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình Bước 4: xét tính đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Ta kiểm định dựa trên các biến chưa lấy sai phân. Bước 5: Sau khi tiến hành các bước kiểm định liên quan, nếu các chuỗi là không dừng và có mối quan hệ đồng liên kết, ta sử dụng mô hình VECM để ước lượng. Với phương pháp này, các biến số sẽ được kiểm định tính dừng thông qua 2 kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP (Phillips-Perron). Sau đó, kiểm định đồng tích hợp (cointegration) sẽ được thực hiện thông qua thủ tục Johansen. Nếu các biến số tích hợp bậc 1 (I(1)) và có quan hệ đồng tích hợp, mô hình VECM sẽ được ước lượng và giả thuyết về đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ được kiểm định thông qua phân tích các hàm phản ứng (impulse response functions) và ước lượng các hệ số co giãn của các biến số theo biến đầu tư công. Một số khái niệm liên quan tới mô hình VECM như hồi quy giả mạo, đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Hồi quy giả mạo: Khi hồi quy với các chuỗi thời gian, kết quả hồi quy có thể là giả mạo vì các chuỗi này có cùng xu thế. Điều này thường xảy ra trong kinh tế. Ước lượng của các hệ số hồi quy không phải chỉ chịu ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc mà còn bao hàm xu thế. 6
  13. Đồng liên kết: Như trên ta đã đề cập tới, việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến kết quả hồi quy giả mạo. Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Nghĩa là, nếu phần dư trong mô hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy là thực và thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Nếu như mô hình là đồng liên kết thì sẽ không xảy ra trường hợp hồi quy giả mạo, khi đó các kiểm định dựa trên tiêu chuẩn t và F vẫn có ý nghĩa. Có nhiều phương pháp kiểm định mối quan hệ đồng liên kết: kiểm định Engle- Granger, kiểm định CRDW…và theo phương pháp Var của Johansen. Mối quan hệ nhân quả Granger: Để kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗi thời gian X và Y, Để kiểm định trên Eview, ta xây dựng hai phương trình sau: Yt = α0 + α1Yt-1 + … + αlYt-l + β1Xt-1 + … + βlXt-l + εt (1) Xt = α0 + α1Xt-1 + … + αlXt-l + β1Yt-1 + … + βlYt-l + εt (2) Để xem các biến trễ của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả Granger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả Granger lên X) hay không ta kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình: H0: β1 = β2 = … = βl = 0 (3) Để kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald. Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. Có 4 khả năng như sau: 7
  14. - Nhân quả Granger một chiều từ X sang Y nếu các biến trễ của X có tác động lên Y, nhưng các biến trễ của Y không có tác động lên X. - Nhân quả Granger một chiều từ Y sang X nếu các biến trễ của Y có tác động lên X, nhưng các biến trễ của X không có tác động lên Y. - Nhân quả Granger hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ của X có tác động lên Y và các biến trễ của Y có tác động lên X. - Không có quan hệ nhân quả Granger giữa X và Y nếu các biến trễ của X không có tác động lên Y và các biến trễ của Y không có tác động lên X. Phương pháp này có ưu điểm hơn so với hầu hết các nghiên cứu trước đây về cùng chủ đề (ước lượng các phương trình OLS tĩnh). Nếu như việc ước lượng các phương trình tĩnh đơn lẻ thường phải có giả định mạnh về dạng mô hình và quan hệ nhân quả giữa các biến, thì mô hình VECM bao chứa mọi mối quan hệ tương hỗ động theo thời gian giữa các biến, theo đó, phân tích được tác động trong ngắn hạn, cũng như quá trình điều chỉnh đến quan hệ ổn định trong dài hạn. Ngoài ra, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian cũng tránh được một số yếu điểm của phương pháp OLS đơn thuần như hồi quy giả (spurious regression) hoặc tự tương quan. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 5.1.1. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư công Một là, các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công của Quốc gia với nhiều phương pháp, tiêu chí khác nhau. Điển hình là nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về đầu tư công trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam 2011-2020” của tác giả Vũ Tuấn Anh [39]. Nghiên cứu đã xem xét tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế với phương pháp luận để ước lượng nguồn tăng trưởng dựa trên hàm sản xuất của Solow, hiệu quả vốn đầu 8
  15. tư công thông qua tiêu chí ICOR. Nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007 thấp hơn nhiều so với trước đây do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hạn chế của khung thể chế và hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, tổ chức và quản lý đầu tư công. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, như: nghiên cứu “Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của tác giả Vũ Như Thăng [37] chỉ ra rằng: hệ số ICOR của đầu tư công tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nếu hệ số ICOR của giai đoạn 1996-2000 tính theo giá hiện hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001-2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai đoạn 2006-2010 tăng lên 6,1. Bằng việc tính toán, xác định hệ số ICOR giữa khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000-2010, trong công trình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả đầu tư” của Bùi Trinh (2011) [3] đã cho thấy nếu tính theo giá trị tích lũy tài sản thì chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 (4,37) và giai đoạn 2006-2010 (5,13) không phải quá cao so với các quốc gia khác trong khi vực. Tuy nhiên, một phần lớn vốn đầu tư công không đi vào tích lũy tài sản nên chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều và tăng mạnh qua các năm, tăng từ 6,94 (giai đoạn 2000-2005) lên 9,68 (giai đoạn 2006-2010). Điều này có nghĩa rằng, đầu tư công ở Việt Nam thời gian đó rất không hiệu quả, ít nhất là so với các nước trong khu vực có cùng trình độ phát triển. Cùng với việc đánh giá hiệu quả đầu tư công thông qua hệ số ICOR nêu trên, trong bài viết “Bàn về hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước” của tác giả Nguyễn Công Nghiệp (2010) đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chí 9
  16. đánh giá hiệu quả đầu tư công bao gồm: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. [9]. Hơn nữa, có một số ít nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư công như: nghiên cứu “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM” của Tô Trung Thành (2011) [29]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá đầu tư công trên phương diện phân tích liệu đầu tư công “lấn át” hay “hỗ trợ” đầu tư tư nhân ở Việt Nam qua việc sử dụng mô hình VECM và các hàm phản ứng của ba biến số (ở dạng logarit) là đầu tư khu vực nhà nước (GI), đầu tư khu vực tư nhân (PI) và GDP (Y). Các biến số này được thu thập từ năm 1986-2010 (25 năm) từ nguồn Tổng cục thống kê, tính theo giá so sánh 1994. Kết quả thực nghiệm cho thấy: hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét. Kết quả ước lượng cho thấy đầu tư công có hiệu ứng tích cực đối với tăng trưởng GDP, tức là sự gia tăng vốn đầu tư có tác động làm tăng GDP. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đến GDP là rất thấp so với tác động của đầu tư tư nhân (1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0,33% tăng trưởng, trong khi đầu tư công chỉ đóng góp 0,23% tăng trưởng trong dài hạn). Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tăng thêm 1% của đầu tư công sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0,48% sau một thập kỷ. Điều này hàm ý rõ nét hiệu quả của khu vực đầu tư tư nhân cao hơn khu vực công trong việc tăng sản lượng chung của nền kinh tế. Từ đó, nghiên cứu này đã đi đến kết luận: cần giảm tỷ trọng đầu tư công và tái cấu trúc đầu tư công cho hợp lý. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân là rõ nét và tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với đầu tư của khu vực tư nhân. Từ đó, đã đưa khuyến nghị cần giảm tỷ trọng vốn đầu tư công nhưng cần phải nâng cao hiệu quả của đầu tư công; đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển; đầu tư của nhà nước cần phải rút lui khỏi những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể đảm nhiệm được và đạt hiệu quả cao 10
  17. hơn, đầu tư công chỉ mang tính chất “hỗ trợ”, không nên nhằm mục đích “kinh doanh”. Bài viết “Đánh giá hiệu quả đầu tư công sử dụng hàm sản xuất Cool- Douglas” trích từ nghiên cứu “Phân tích định lượng hiệu quả đầu tư công tại VN” của Ban Phân tích-Dự báo, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế -xã hội quốc gia (2013) [1]. Với phương pháp này, nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hiệu quả đầu tư công của cả khu vực nhà nước và xét riêng trong cấp độ ngành mà cụ thể là hiệu quả đầu tư công của ngành điện nước trong giai đoạn 1995-2011. Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam”của tác giả Phạm Minh Hóa [16] đã đánh giá hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Trong phạm vi của luận án, “hiệu quả đầu tư công được xem xét trên phạm vị tổng thể nền kinh tế (góc độ vĩ mô) gắn với mục tiêu của đầu tư công là tăng trưởng kinh tế (hiệu quả kinh tế), giảm nghèo (hiệu quả xã hội) và đánh giá trên cơ sở hệ thống các tiêu chí phù hợp” [16, tr.54]. Theo Phó Thị Kim Chi và các cộng sự (Trần Thị Kim Dung, Đỗ Văn Lâm, Chu Thị Nhường, Lương Thu Hương) (2013) trong nghiên cứu “Hiệu quả đầu tư công: nhìn từ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế” cho rằng: đầu tư công ở Việt Nam có tác động đến GDP trong ngắn hạn hơn là trong dài hạn và không có tác động rõ nét trong thúc đẩy đầu tư tư nhân [18]. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình ARDL, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) trong nghiên cứu “Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL” lại cho thấy tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, nhưng có tác dụng thúc đẩy tăng 11
  18. trưởng trong dài hạn. Do đó, việc cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ rõ mức độ tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế là kém nhất so với đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực FDI [30]. Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Bùi Mạnh Cường. Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. - Tổng hợp, làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN; - Phân tích, đánh giá, nhận xét để xây dựng cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN; - Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN toàn diện cả về định tính, định lượng, với tầm mức đánh giá cả về vi mô và vĩ mô trong nền kinh tế chuyển đổi. - Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã được xây dựng, áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam từ năm 2005- 2010, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN của Việt Nam. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập quốc tế với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hai là, một số nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư công trong phạm vi địa phương. Tiêu biểu như luận án tiến sĩ “Hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, của tác giả Trần Thị Hoàng Mai [32] đã đánh giá hiệu quả đầu tư công của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2013 thông qua tiêu chí về hiệu quả kinh tế (Đóng góp đầu tư công vào phát triển GDP, hiệu suất đầu tư-ICOR), về hiệu quả xã hội của đầu tư công (đóng góp của 12
  19. đầu tư công vào việc nâng cao mức sống người dân và giải quyết công ăn việc làm, đóng góp của đầu tư công vào công tác xóa đói giảm nghèo, đóng góp của đầu tư công vào tăng năng suất lao động địa phương….). Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bài viết “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản tại tỉnh Bắc Kạn” của tác giả Huy Hoàng đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Cạn chỉ ra rằng: Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm vừa qua, việc đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập, hạn chế, thể hiện qua từ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng; việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp dẫn đến dự án kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư; nhiều bất cập trong lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đầu tư công chưa được chú trọng đúng mức… Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong XDCB, bài viết đưa ra bảy giải pháp. Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu trong nước đều tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư công, trong đó phổ biến nhất là sử dụng hệ số ICOR. Hệ số ICOR phụ thuộc vào ba nhân tố: cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả quản lý và chính sách. Nhưng cơ cấu đầu tư công lại thường mang tính “lan tỏa” và có “độ trễ” nhất định. Vì vậy, khó có thể kết luận đầu tư công công có hiệu quả hay không chỉ bằng cách đánh giá dựa vào hệ số ICOR, đặc biệt khi nền kinh tế có nhiều biến động trong ngắn hạn. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác áp dụng mô hình phân tích mối tương qua giữa vốn đầu tư công với tăng trưởng kinh tế (VECM) và phương pháp hàm sản xuất với việc sử dụng chỉ số MP để đánh giá hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, nên để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả đầu tư công cần sử dụng nhiều phương pháp. 13
  20. 5.1.2. Các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư công Khi nói đến hiệu quả đầu tư công, trước khi đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, trong nhiều nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra những nhân tố tác động không tốt đến hiệu quả đầu tư công hay nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua thấp và càng ngày càng giảm. Đầu tiên phải kể đến tác giả Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái trong nghiên cứu“Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu” (2011) [40] đã chỉ ra hiệu quả đầu tư công công thấp bắt nguồn từ thể chế phân bổ và quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện và do sự yếu kém của cơ quan quản lý. Trong bài viết “Giải pháp tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước”, tác giả Nguyễn Đình Cung (2011) đã chỉ ra rằng đầu tư nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội nhưng lại dàn trải, kém hiệu quả gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Giải pháp tác giả đưa ra là Việt Nam cần tính đúng và đủ các khoản chi đầu tư vào ngân sách nhà nước theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, không phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà tư nhân trong nước có thể kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định dự án đầu tư [10]. Lê Xuân Bá trong nghiên cứu “Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương”, (2012) cho rằng chính những bất cập, vướng mắc và chồng chéo trong hệ thống các văn bản pháp luật, trong điều hành và quản lý giữa các cơ quan liên quan, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp liên quan đên đầu tư công lànguyên nhân khiến vốn đầu tư công được sử dụng chưa hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội và gây ra tình trạng lãng phí, tham nhũng [7]. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2