intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:277

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực thực thi pháp luật và phân tích thực trạng năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay

  1. 3                          LỜI CAM ĐOAN   Tôi xin cam  đoan  đây là công trình nghiên  cứu   của   riêng   tôi.   Các   số   liệu,   trích   dẫn   trong   luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ  rõ   ràng và không trùng lặp với những công trình đã   được công bố.  TÁC GIẢ LUẬN ÁN                                                              Nguyễn Đức Độ
  2. 4 MỤC LỤC  Trang  TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG   QUAN   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU   LIÊN   QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài 9 1.2. Giá trị  của các công trình khoa học đã tổng quan và những  vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 22 Chương 2 MỘT SỐ  VẤN ĐỀ  LÝ LUẬN VỀ  NÂNG CAO NĂNG LỰC  THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CẢNH   SÁT BIỂN VIỆT NAM 29 2.1. Quan niệm về năng lực và nâng cao năng lực thực thi pháp luật  của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam 29 2.2. Những nhân tố cơ bản quy định nâng cao năng lực thực thi pháp  luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam 45 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI PHÁP LUẬT, DỰ  BÁO   NHỮNG   NHÂN   TỐ   TÁC   ĐỘNG   VÀ   YÊU   CẦU  NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA  CÁN BỘ, CHIẾN SĨ  CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM HIỆN  NAY 73 3.1. Thực trạng năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay 73 3.2. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao năng lực thực  thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam 108 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ  BẢN NÂNG CAO  NĂNG LỰC THỰC THI  PHÁP LUẬT  CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CẢNH SÁT BIỂN   VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Tiếp   tục   đổi   mới   công   tác   giáo   dục,   đào   tạo,   bồi   dưỡ ng  nhằm   nâng   cao   năng   lực   thực   thi   pháp   luật   của   cán   bộ,   chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hi ện nay 124 4.2. Phát huy nhân tố chủ quan của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt  Nam trong nâng cao năng lực thực thi pháp luật của họ hiện nay  143 4.3. Xây dựng, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và đẩy mạnh   hợp tác quốc tế trong hoạt động thực thi pháp luật của  cán bộ,  chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay 152 KẾT LUẬN 171
  3. 5 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàCÔNG BỐ  LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 192
  4. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ (thành lập  vào   ngày   28/8/1998),  nhưng   có   vị   trí   đặc   biệt   quan   trọng,   là  lực   lượng  chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi  pháp luật và bảo vệ an ninh  quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.  Để  hoàn thành trọng trách của mình, lực  lượng Cảnh sát biển nói chung, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển nói riêng phải có   hệ thống phẩm chất, năng lực toàn diện, chuyên sâu và không ngừng được nâng  cao, nhất là năng thực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm  vụ trên biển. Trong những năm qua, dưới sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của hệ  thống tổ  chức đảng và chỉ  huy các cấp, việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật   của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển luôn được quan tâm và thực hiện có   hiệu lực, hiệu quả. Trong thực thi pháp luật trên biển, cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát biển luôn đề cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, kiên quyết, kiên trì,  khôn khéo, linh hoạt xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, những âm mưu,  thủ  đoạn xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia  trên biển. Đồng thời, luôn nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, quán triệt,   thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của  Nhà nước, luật pháp và các điều ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan, không  để xảy ra xung đột, bất lợi. Trên cơ sở đó, kiên quyết thực hiện bảo đảm tính  hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trên thực tế, giải quyết hài hòa các quan hệ  quốc tế, nhất là quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Tuy  nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển vẫn   còn bộc lộ những hạn chế nhất định, nhất là năng lực đấu tranh chống gian 
  5. 7 lận thương mại trên biển và các biểu hiện xâm phạm chủ quyền, quyền chủ  quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển.  Hiện nay, tình hình tranh chấp chủ quy ền lãnh thổ, chủ quyền biển,   đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quy ết li ệt h ơn. Hòa bình,  ổn định, tự  do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trướ c  thách thức lớn, tiềm  ẩn nguy c ơ xung đột. Luật pháp quốc tế  và các thể  chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Trên thực địa,  các thế  lực thù địch vẫn tiến hành các hoạt động ngăn chặn, chống phá,  xâm lấn với  nhiều thủ   đoạn khác nhau.  Bảo vệ   độc lập, chủ  quyền,  thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ  vững môi trường hòa bình,  ổn định là  yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nướ c ta  trong thời gian tới.  Bên cạnh đó, sự  gia tăng về  số  lượng, các loại hình  và phạm vi hoạt động của các loại tội phạm trên biển cũng ngày càng  nghiêm trọng và phức tạp. Đây là thách thức an ninh chúng ta phải đối  mặt.  Mặt khác, nhiệm vụ  xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh và hiện đại,  trong đó Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những lực lượng được  ưu  tiên tiến thẳng lên hiện đại, đang đặt ra yêu cầu đối với lực lượng này  phải có sự phát triển toàn diện hơn cả về phẩm chất, năng lực đủ sức hoàn  thành chức năng, nhiệm vụ  trong tình hình mới. Thực tế  đó đòi hỏi phải   tiếp tục quan tâm một cách toàn diện việc “nâng cao năng lực thực thi pháp  luật của các lực lượng làm nhiệm vụ   ở  biên giới, biển, đảo” [78, tr. 158],   như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.  Vì vậy, nghiên cứu “Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh   sát biển Việt Nam hiện nay”  là vấn đề có tính cấp thiết cả lý luận và thực  tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  6. 8 Mục đích nghiên cứu Luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực thực thi  pháp luật và phân tích thực trạng năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến   sĩ Cảnh sát biển hiện nay, trên cơ  sở  đó đề xuất giải pháp cơ  bản nâng cao  năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hiện  nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài luận án; khái  quát giá trị của các công trình đã tổng quan và xác định những vấn đề đặt ra  luận án cần tiếp tục giải quyết. Luận giải làm rõ năng lực  thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát biển Việt Nam; nhân tố  cơ  bản quy định nâng cao năng lực thực  thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam. Đánh giá thực trạng năng lực thực thi pháp luật, dự báo những nhân tố  tác động và yêu cầu nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ   Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ  bản nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cán  bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt  Nam. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và  đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cán bộ,   chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
  7. 9 Về  không gian:  Luận án tập trung nghiên đối tượng cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát biển Việt Nam trực tiếp thực thi pháp luật trên biển.  Về  thời gian: Các số  liệu, tài liệu, khảo sát… được giới hạn từ  năm  2008 (từ khi Cảnh sát biển Việt Nam chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng)  đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ  sở  lý luận chủ  nghĩa Mác ­   Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản  Việt Nam về pháp luật, Nhà nước, quân đội. Cơ sở thực tiễn Tình hình năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát  biển Việt Nam hiện nay qua các báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng ủy, Bộ  Tư lệnh và các cơ quan, đơn vị  Cảnh sát biển Việt Nam; các bộ, ngành có   liên quan; các báo cáo sơ kết, tổng kết các số liệu điều tra, khảo sát của tác  giả luận án ở các Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ  sở  phương pháp luận của chủ  nghĩa duy vật biện chứng và  chủ  nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử  dụng một số  phương pháp cụ  thể  như: Phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; hệ  thống và cấu trúc;   lôgíc và lịch sử; khái quát hóa, trừu tượng hóa; điều tra xã hội học theo  phiếu hỏi, đối tượng, tỷ  lệ; phỏng vấn; so sánh, thống kê; phương pháp   chuyên gia... 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng khái niệm năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát biển Việt Nam. 
  8. 10 Xác định một số  nhân tố  cơ  bản quy định nâng cao năng lực thực thi   pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam. Giải pháp cơ  bản, đồng bộ, khả  thi nhằm nâng cao năng lực thực thi  pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ một số vấn đề  lý luận về  năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt  Nam. Về  thực tiễn: Luận án có thể  sử  dụng làm tài liệu tham khảo trong  công tác nghiên cứu, giảng dạy, học t ập và huấn luyện về  nội dung có  liên quan đến năng lực thực thi pháp luật  ở  các học viện, nhà trườ ng và  các đơn vị  trong toàn quân, nhất là các đơn vị  của Cảnh sát biển, Quân  chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng,… 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục   các công trình khoa học đã công bố  liên quan đề  tài của tác giả, danh mục  tài liệu tham khảo và phụ lục.
  9. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến vị trí, vai trò   và yêu cầu thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, đảo của   Tổ quốc Việt Nam Bộ   Kế   hoạch   và   Đầu   tư,   Viện   Chiến   lược   và   Phát   triển   (2003) ,  “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng   biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [10], trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm   quản lý, bảo vệ  chủ  quyền của những quốc gia mạnh về bi ển nh ư: M ỹ,   Canada, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…, xuất phát từ thực  trạng các văn bản pháp luật của Việt Nam về  biển, cũng như  việc vận   dụng Luật Biển quốc tế  vào công tác quản lý, bảo vệ  chủ  quyền biển,  đảo của Tổ quốc, các tác giả đã chỉ rõ: Một trong những yêu cầu cấp thiết  nhất đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế  biển và bảo vệ  vững chắc chủ  quyền biển ,  đảo của Tổ  quốc là phải nhanh chóng hoàn  thiện hệ  thống pháp luật  của  Nhà nước về  biển. Đánh giá về  hệ  thống  văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về biển , các tác giả  khẳng định: “Về  cơ  bản, trên cơ  sở  phù hợp với luật pháp và thực tiễn  quốc tế, Công ước về Luật Biển 1982, hệ thống văn bản quy phạm pháp  luật về  biển của Việt Nam bước đầu đã tạo điều kiện và cơ  sở  pháp lý  cho việc tăng cường quản lý nhà nước trên biển. Tuy nhiên, xét tổng thể  hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển của nước ta còn nhiều bất   cập như thiếu tính đồng bộ, việc hệ thống hóa, sửa đổi, bổ  sung và hoàn 
  10. 12 thiện chậm, chưa theo kịp tình hình và chưa được tiến hành một cách  thường xuyên” [10, tr. 62 ­ 63].  Ban Tuyên giáo Trung  ương (2008), “ Phát triển kinh tế  và bảo vệ   chủ  quyền biển, đảo Việt Nam” [5], đã đề  cập đến vị  trí, vai trò của  biển, đảo đối với phát triền kinh tế Việt Nam. Các tác giả đã đi sâu phân   tích và luận giải lý do phải kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với qu ốc   phòng, an ninh trên biển, đảo Việt Nam. Đồng thời nêu lên định hướ ng  và giải pháp kết hợp phát triển kinh tế biển g ắn v ới quốc phòng, an ninh   trên biển, đảo Việt Nam đạt hiệu quả thiết thực. Nguyễn Tấn Diễn (2009), “Một số biện pháp tăng cường công tác phổ   biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới” [68] tiếp tục khẳng định tầm  quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng   và Nhà nước ta. Theo đó, hoạt động giáo dục pháp luật trong tình hình mới  cần có những biện pháp phù hợp mới đem lại kết quả  như  mong muốn.   Trong đó chú ý đến sự phù hợp của đối tượng để nhằm mục đích nâng cao ý   thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đồng thời, công trình khẳng  định tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác phổ  biến kiến thức pháp luật  những năm gần đây đã thu được những kết quả  trong việc giúp cán bộ,   nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác phổ biến  kiến thức pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức và phát huy được  hiệu quả của nó như: Trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hòa giải  cơ  sở. Thông qua những hoạt động thực tiễn pháp lý đó, cơ  quan chuyên  môn đã có điều kiện phổ  biến trực tiếp cho các đối tượng cần trợ  giúp   pháp lý về kiến thức pháp luật. Nguyễn Ngọc Trường (2014), “Về vấn đề biển Đông” [172], đã phân  tích làm rõ chủ  quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và  
  11. 13 Trường Sa qua các thời kỳ  lịch sử, từ  thời kỳ  nhà nước phong kiến Việt   Nam, thời Pháp thuộc, thời chính quyền Bảo Đại và chính quyền Sài Gòn.  Đặc biệt, tác giả đã khẳng định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực  thi chủ  quyền biển đảo đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ  năm 1975 với nhiều văn bản luật quan trọng và thực tế quản lý hành chính  trên thực địa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam làm căn  cứ. Tác giả  cũng dành phần quan trọng để  phân tích tham vọng của các  nước lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản,  Ấn Độ) và ASEAN đối với  Biển Đông. Đặc biệt, tác giả  đã đưa ra nhiều dẫn chứng và khẳng định:  “Một vấn đề  mang tính quy luật của chính sách Trung Quốc đối với Biển  Đông, đó là, mỗi khi xuất hiện khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông  Nam Á/Biển Đông, Trung Quốc liền nắm lấy cơ hội để  mở  rộng sự  hiện  diện của họ” [172, tr. 357]. Tác giả khẳng định trong tất cả các tranh chấp   chủ  quyền biển, đảo với Việt Nam, không một quốc gia nào có một quá  trình lịch sử  và xác lập chủ  quyền  đối với các quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa lâu dài như  Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục phát huy luật pháp   quốc tế, thế chính nghĩa của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, vị trí địa ­   chiến lược của Việt Nam bên bờ Biển Đông, qua đó tối đa hóa lợi ích quốc  gia của nước ta trong vấn đề Biển Đông. Nguyễn Viết Thảo (2017), “Bảo vệ  chủ  quyền biển, đảo Việt Nam   trong bối cảnh mới” [151] đã đi sâu phân tích và đưa ra nhận định về  bối   cảnh quốc tế tiếp tục vận động phức tạp, phân tích thực trạng, tình hình   diễn biến trên Biển Đông trong thời gian gần đây, nhất là tình hình quan  hệ  giữa Việt Nam ­ Trung Quốc trên biển và nêu ra những đòi hỏi chiến  lược cho Việt Nam. Trên cơ  sở  đó, tác giả  nêu lên một số  chính sách áp   dụng để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh mới. 
  12. 14 Lý Nam Hải (2020), “Thực trạng và một số  giải pháp nâng cao hiệu   quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam”  [88], trên  cơ  sở  đánh giá kết quả  đạt được và những hạn chế  trong hoạt động phổ  biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển trong thời gian qua, tác giả đã đề  xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả  hoạt động phổ  biến, giáo  dục pháp luật cho ngư  dân biển  ở  nước ta hiện nay: (1) Xây dựng, hoàn  thiện các quy định pháp luật theo hướng xác định công tác phổ  biến, giáo  dục pháp luật cho ngư dân là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và của   toàn xã hội. (2) Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục pháp luật cho ngư  dân. (3) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vừa  hồng, vừa chuyên. (4) Khuyến khích và thúc đẩy các thôn, làng ven biển tích  cực xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các hương ước mới, trong  đó cụ thể hóa để thực hiện các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đế đời   sống hằng ngày của người dân trong thôn, làng, góp phần nâng cao nhận  thức pháp luật cho ngư  dân biển. (5) Song song với việc tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân cần có các chương trình phát triển kinh  tế vùng biển, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân nhưng cũng cần có các hình  thức xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của ngư dân,   đặc biệt là các họat động khai thác đánh bắt của ngư dân trên biển. (6) Cần   quan tâm hơn nữa việc huy động các nguồn kinh phí phục vụ cho phổ biến,   giáo dục pháp luật cho ngư dân từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã   hội hóa huy động tức các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp và các đoàn thể  xã hội, xây dựng được nguồn kinh phí có tính chất dài hơi, liên tục, đáp ứng  được các chương trình, kế hoạch đề ra [88, tr. 19 ­ 20]. Nguyễn   Mạnh   Cường,  Lương   Thị   Kim   Dung   (2020),  “Hoàn   thiện   chính sách, luật pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam”  [64], đã 
  13. 15 nhận diện các hiểm họa an ninh môi trường biển Việt Nam, phân tích cơ  chế, chính sách, pháp luật Việt Nam về an ninh môi trường biển và đề xuất   một số  giải pháp hữu hiệu cho tăng cường bảo đảm an ninh môi trường   biển Việt Nam: (1) Hoàn thiện chính sách Chiến lược quốc gia về an ninh   môi trường biển Việt Nam. (2) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về  bảo  đảm an ninh môi trường biển. (3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ  quan bảo đảm an ninh môi trường biển. (4) Phát triển bền vững các hoạt   động du lịch, kinh tế ven bờ.  Nguyễn  Quốc Hương (2021), “Kinh nghiệm huy động nhận lực, tàu   thuyền và phương tiện dân sự  tham gia bảo vệ  chủ  quyền biển, đảo của   thành phố  Đà Nẵng” [100], từ  diễn tập khu vực phòng thủ: Chuyển lực  lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển địa phương vào  trạng thái quốc phòng; tổ  chức thực hành tác chiến phòng thủ, bảo vệ  địa  bàn Thành phố, tác giả  đã khái quát rút ra những kinh nghiệm: (1) Tăng  cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp   ủy, ban, ngành, đoàn thể  và nhân dân về  công tác huy động nhân lực, tàu   thuyền và phương tiện dân sự  tham gia bảo vệ  chủ  quyền, quyền chủ  quyền các vùng biển của Tổ  quốc. (2) Nâng cao chất lượng công tác xây   dựng kế  hoạch, hướng dẫn thực hiện; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ  giữa  các cơ  quan, đơn vị  và địa phương. (3) Thực hiện tốt công tác tuyển chọn,  đăng ký nguồn, tiếp nhận, bàn giao nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự  theo quy định; nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập lực lượng được  huy động. (4) Thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ  thuật, tài chính   cho từng khâu, từng bước trong thực hiện nhiệm vụ. Song An  ­ Việt Hà (2021), “Hoạt động thực thi pháp luật trên biển:   Quy  định luật pháp quốc tế  và pháp luật các nước tranh chấp  ở  Biển   Đông” [1], các tác giá đã nghiên cứu vấn đề  hoạt động của lực lượng thực 
  14. 16 thi pháp luật trên biển từ góc độ pháp lý; xem xét các quy định của luật pháp   quốc tế về hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật trên biển; tìm hiểu   quy định nội luật của các nước ASEAN tranh chấp Biển Đông; phân tích nội  dung Luật Hải cảnh Trung Quốc; đánh giá tính tương thích của các văn bản  nội luật với luật pháp quốc tế và hệ lụy đối với khu vực và cộng đồng quốc  tế. Nguyễn   Bá   Diến,   Nguyễn   Hùng   Cường   (Đồng   chủ   biên,   2021),   Chính sách, pháp luật trên biển Đông của Trung Quốc ­ Nhìn từ  góc độ   luật pháp quốc tế [67], dưới góc độ khoa học pháp lý, các tác giả đã phân   tích hệ  thống chính sách, pháp luật trên Biển Đông của Trung Quốc. Từ  đó, Việt Nam và cộng đồng quốc tế  nhận rõ thêm mưu đồ  của Trung  Quốc; đồng thời có giải pháp thích hợp và hiệu quả  trong việc “vừa đấu  tranh, vừa hợp tác” với Trung Quốc trên Biển Đông, góp phần bảo vệ  vững chắc chủ  quyền, quyền chủ  quyền và quyền tài phán; bảo vệ  hòa  bình, an ninh, phát triển của khu vực và trên thế  giới. Các tác giả  cũng  dành nội dung phân tích lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, làm rõ chức  năng, nhiệm vụ  và quyền   thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Trung   Quốc. Các công trình khoa học tiêu biểu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý  luận và thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Mỗi công trình   ở  góc độ  và cách tiếp cận khác nhau, các tác giả  đã đưa ra những quan   niệm, định nghĩa khác nhau, đánh giá thực trạng, rút kinh nghiệm, đưa ra  yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt  động bảo vệ  chủ  quyền  biển, đảo.  1.1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến năng lực   và nâng cao năng lực cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam Lê Quý Trịnh (1997),  “Phát triển năng lực trí tuệ  của sĩ quan trẻ  
  15. 17 trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”  [166] đã quan niệm năng lực  trí tuệ là “khả năng hoạt động của trí tuệ trong việc tìm kiếm, khám phá,   tích luỹ tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ cuộc   sống đặt ra, bảo đảm cho hoạt động của con người đạt chất lượng và  hiệu quả cao” [166, tr. 17]. Tác giả đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của năng lực  trí tuệ  gồm các yếu tố: Tri thức, phương pháp tư  duy và khả  năng sáng   tạo của con người. Tác giả  luận giải làm rõ bản chất sự  phát triển năng  lực trí tuệ của sĩ quan trẻ  là một quá trình không ngừng vươn lên chiếm  lĩnh khoa học, nâng cao trình độ  tư  duy và khả  năng vận dụng linh hoạt,  sáng tạo tri thức lý luận khoa học vào họat động lãnh đạo, chỉ  huy phân  đội cũng như cuộc sống và trong quan hệ xã hội. Đồng thời, tác giả  cũng  khái quát, phân tích những vấn đề  có tính quy luật phát triển năng lực trí  tuệ của sĩ quan trẻ là phụ thuộc vào chất lượng giáo dục, đào tạo và khả  năng tự  đào tạo của sĩ quan trẻ; là sản phẩm của quá trình không ngừng   rèn luyện, tự rèn luyện trong hoạt động thực tiễn; chịu sự quy định của tư  chất thông minh và các phẩm chất khác trong nhân cách sĩ quan trẻ; trình  độ  phát triển năng lực của sĩ quan trẻ  gắn liền với mối bước phát triển,   chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố   cấu thành năng lực trí tuệ  của họ.  Trên cơ  sở  đánh giá đúng thực trạng, những yêu cầu khách quan, tác giả  đã đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản phát triển năng lực trí tuệ của sĩ   quan trẻ hiện nay. Hoàng Ngọc Tú (1999), “Nâng cao năng lực chính trị  của người cán   bộ, chiến sĩ Binh chủng Tăng ­ thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam   hiện nay” [173] đã xây dựng khái niệm năng lực chính trị của người sĩ quan   cấp phân đội  ở  Binh chủng Tăng ­ thiết giáp; khái quát một số  đặc điểm   hình thành phát triển của năng lực chính trị  người sĩ quan phân đội Tăng ­  
  16. 18 thiết giáp. Trên cơ  sở  đánh giá thực trạng, tác giả  công trình đã khái quát   được một số mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết để nâng cao năng lực chính  trị cho người sĩ quan phân đội Tăng ­ thiết giáp trong tình hình hiện nay. Trần Danh Bích (2000),  “Xây dựng đội ngũ cán bộ  quân đội đáp  ứng   yêu cầu nhiệm vụ  trong giai đoạn cách mạng mới”  [8] đã đề  cập lý giải  nhiều vấn đề về vị trí, vai trò, yêu cầu, cơ cấu, nội dung phải nâng cao về  mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, vấn đề năng lực tổ chức, hoạt động thực tiễn  dưới những phạm vi, góc độ và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Những kết  quả nghiên cứu đó đã có nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn vào việc  xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách  mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại; yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ  Tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa, đáp  ứng sự  nghiệp giáo dục, đào tạo  trong thời kỳ mới. Nguyễn Văn Dũng (2002), “Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán   bộ chính trị cấp trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”  [69] đã  luận giải những biểu hiện cụ thể và đặc điểm cơ bản, vai trò của năng lực  tư  duy lý luận của người cán bộ  chính trị  cấp trung đoàn. Theo tác giả,   năng lực tư  duy lý luận là tổng hợp các yếu tố  thuộc về  chủ  thể, giúp  chủ  thể  trong quá trình tư  duy và phản ánh đúng đắn hiện thực khách  quan, đáp  ứng yêu cầu, mục đích đề  ra. Trên cơ  sở  sự  nhận thức phản  ánh hợp quy luật, giúp chủ  thể  nhận thức đạt đượ c kết quả  cao. Năng  lực tư duy thuộc về các yếu tố  chủ quan mà chủ  thể  tích luỹ  đượ c hoặc  các yếu tố  thuộc về  sự  nỗ  l ực c ủa ch ủ  th ể  trong quá trình nhận thức,   quá trình hoạt động thực tiễn, giúp chủ thể tư duy đạt đến chân lý. Tổng cục Chính trị  (2005), “Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt   động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ  
  17. 19 sở” [160] đã làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc nâng cao bản lĩnh   chính trị trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị, trên cơ  sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ  chủ  trì trong hoạt động thực tiễn, đáp  ứng yêu cầu xây dựng quân đội theo   hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất  sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2006),  “Bồi dưỡng năng lực   công tác đảng, công tác chính trị  của đội ngũ chính trị  viên  ở  các đơn vị   huấn luyện chiến đấu trong quân đội ta hiện nay”   [177] đã đi sâu nghiên  cứu năng lực của chính trị  viên và đưa ra quan niệm, cấu trúc năng lực  tiến hành công tác đảng, công tác chính trị  của đội ngũ cán bộ  chính trị  cấp phân đội ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu. Theo nghiên cứu của tác  giả, năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị  này gồm có: tri thức, kỹ năng công tác đảng, công tác chính trị và kỹ  xảo.  Năng lực đó được hình thành phát triển trong quá trình đào tạo  ở  các học  viện, nhà trường quân đội và được tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong  hoạt động thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị; là kết quả   của công  tác bồi dưỡng cán bộ   ở  đơn vị, đồng thời là kết quả  của quá trình tự  học   tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi chính trị viên. Nguyễn Văn Hữu (2007), “Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của   đội ngũ cán bộ  chính trị   ở  đơn vị  cơ  sở  Quân đội nhân dân Việt Nam”   [101] đã giới thiệu những vấn đề  lý luận, thực tiễn về năng lực giáo dục  chính trị  và nâng cao năng lực giáo dục lý luận chính trị  của đội ngũ cán   bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, tác giả  nhấn mạnh sự  cần thiết nâng cao năng lực của người cán bộ  chính trị  trong việc giáo dục lý luận chính trị   ở  đơn vị  cơ  sở  trước yêu cầu xây  dựng Quân đội thời kỳ mới, đồng thời chỉ  ra phương hướng và giải pháp 
  18. 20 cơ  bản nâng cao năng lực giáo dục đội ngũ cán bộ  chính trị   ở  cơ  sở  hiện  nay. Nguyễn Tiến Quốc (2011), “ Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội   ngũ  chính  ủy, chính trị  viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”   [141] đã đi sâu phân tích chỉ ra những phẩm chất, năng lực cần có của chính  uỷ, chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam và các yêu cầu về  năng lực   của chính uỷ, chính trị viên. Theo tác giả, ngoài năng lực cốt lõi về công tác  đảng, công tác chính trị, người chính ủy, chính trị viên còn phải có năng lực  chỉ huy, quản lý đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tác giả đã đưa ra  quan niệm về nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính uỷ, chính trị  viên với việc chỉ  ra chủ  thể, nội dung, phương thức nâng cao phẩm chất,  năng lực của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu  đánh giá thực trạng, khái quát một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng   cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ chính uỷ, chính trị viên hiện nay. Vũ Quang Tạo (2012), “ Nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán   bộ một đòi hỏi cấp bách hiện nay ” [147] đã tập trung luận giải những vấn  đề cơ bản về năng lực thực tiễn của  đội ngũ cán bộ hiện nay. Khi đề cập  đến năng lực thực tiễn của người cán bộ, tác giả  cho rằng đó là tổng thể  những thuộc tính hợp thành khả  năng giúp người cán bộ  hoạt động thực  tiễn có hiệu quả  theo yêu cầu nhiệm vụ, chức trách của mình. Trong đó  tác giả nhấn mạnh năng lực thực tiễn của người cán bộ  được thể hiện ở  việc xác định mục đích của hoạt động; sử dụng  có hiệu quả các lực lượng,  phương tiện; phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn; kiểm tra đánh giá kết quả,  tình cảm gắn bó. Những yếu tố này có quan hệ biện chứng tác động qua lại  lẫn nhau và tác động đến việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của  người cán bộ. Tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực 
  19. 21 thực tiễn của đội ngũ cán bộ: thông qua việc bảo đảm cơ chế chính sách; giáo  dục và đào tạo; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người cán bộ. Nguyễn Văn Huy (2013),  “Nâng cao năng lực thực tiễn của người   chính trị  viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”  [97] cho rằng:  Năng lực không phải là những thuộc tính đơn lẻ  mà là tổng thể  các thuộc  tính hợp thành khả  năng nhận thức và hoạt động của chu thể  trên những  nhiệm vụ xác định nhằm đạt hiệu quả cao. Năng lực tồn tại dưới dạng tiềm  năng và bộc lộ  qua những hoạt động cụ  thể. Năng lực luôn mang tính cụ  thể, xác định của một chủ  thể  (một cộng đồng, một tổ  chức hay một con   người). Có hai loại năng lực cơ  bản: Năng lực nhận thức và năng lực thực  tiễn. Trong đó “năng lực thực tiễn là tổng thể những yếu tố hợp thành khả  năng họat động vật chất có hiệu quả của chủ thể, trên những nhiệm vụ xác  định; đáp  ứng yêu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn lịch sử  nhất định”   [97, tr. 23]. Nguyễn Văn Tương (2014), “Nâng cao bản lĩnh chính trị  của lực   lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong thời kỳ mới” [174] đã làm rõ cơ sở lý  luận và cơ sở pháp lý, lịch sử bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia   của Việt Nam; kinh nghiệm của một số nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền  chủ  quyền quốc gia; đánh giá thực trạng bảo vệ  chủ  quyền, quyền chủ  quyền quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý  luận, thực tiễn về bản lĩnh chính trị  và nâng cao bản lĩnh chính trị; đề  xuất  những giải pháp cơ  bản nâng cao bản lĩnh chính trị  của lực lượng Cảnh sát  biển Việt Nam trong thời kỳ mới. Nguyễn Văn Quyền (2016),   Phát triển năng lực giáo dục chính trị   của chính trị  viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay   [143], đã quan niệm: “Năng lực giáo dục chính trị  của chính trị  viên đại  đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là tổng hợp những yếu tố 
  20. 22 tri thức, kỹ  xảo, kỹ năng và phương pháp giáo dục chính trị, tạo thành khả  năng tổ  chức và tiến hành giáo dục chính trị  đạt hiệu quả  cao, được tập   trung ở việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị theo cương vị, chức trách  được  giao” [143, tr. 34]. Dưới góc độ triết học, tác giả chỉ ra những vấn đề  có tính quy luật trong phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên  đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam: Phụ thuộc và chất lượng đào tạo  ở nhà trường và bồi dưỡng ở đơn vị; phụ thuộc vào môi trường hoạt động  ở đơn vị cơ sở; và phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của họ. Trần Hậu Tân (2016), “Kết hợp nâng cao năng lực tư  duy lý luận với   năng  lực thực tiễn của chính trị  viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam   hiện nay” [148], dưới góc độ triết học, tác giả cho rằng: Năng lực của con   người là do hai yếu tố tạo thành là yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Yếu tố  tự nhiên thuộc về bẩn sinh, gen di truyền… là tiền đề không thể thiếu trong   sự  hình thành, phát triển năng lực; yếu tố  xã hội là kết quả  của quá trình  giáo dục, đào tạo, rèn luyện và tự  giáo dục, tự  rèn luyện của mỗi người   mang tính quyết định đến sự  hình thành, phát triển năng lực. Tác giả  quan  niệm: “Năng lực là tổng hòa khả  năng của chủ  thể  trong những điều kiện   nhất định, được biểu hiện ra trong hoạt động, giúp chủ  thể  nhận thức và   giải quyết có hiệu quả công việc trong những lĩnh vực cụ thể” [148, tr. 29]. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự  ­ Bộ  quốc phòng (2016),  Kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ  luật trong Quân đội nhân dân   Việt Nam [178], đã tập trung làm rõ bản chất kết hợp  giáo dục, rèn luyện  đạo đức và kỷ  luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ  sở  làm rõ  quan niệm về  giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ  luật trong Quân đội nhân  dân Việt Nam, các tác giả đưa ra quan niệm về mối quan hệ giữa kết hợp   giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam là 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2