Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam
lượt xem 27
download
Luận án là hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, phân tích một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM; khái quát kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho VIB nói riêng, cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Toàn bộ nội dung luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào khác. Hà Nội, ngày….. tháng….năm……. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tú
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ...................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................... 8 1.1. Các lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp8 1.1.1. Quan niệm của trường phái cổ điển....................................................................... 8 1.1.2. Quan niệm của trường phái tân cổ điển ................................................................. 9 1.1.3. Quan niệm của trường phái Áo ............................................................................. 9 1.1.4. Lý thuyết về cạnh tranh của Michael E.Porter ...................................................... 9 1.1.5. Lý thuyết cạnh tranh của Karl Marx.................................................................... 11 1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................... 11 1.2.1. Nghiên cứu của tác giả ngoài nước ..................................................................... 11 1.2.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước ...................................................................... 12 1.3. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu tiếp về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại...................................................................... 15 1.3.1. Những điểm đã thống nhất về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 15 1.3.2. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ..................................................................................................................... 16 Chương 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .................................................................. 18 2.1. Cạnh tranh của ngân hàng thương mại ............................................................. 18 2.1.1. Quan niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại ......................................... 18 2.1.2. Các loại hình cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................................... 18 2.1.3. Đặc điểm cạnh tranh ngân hàng .......................................................................... 20 2.1.4. Các phương thức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng .................................... 26 2.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .............................................. 28 2.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................... 28 2.2.2. Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại ................................................................................................................................. 30 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ..... 31 2.2.4. Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh ........................................ 44 2.2.5. Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .................... 45 2.3. Kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài và bài học rút ra đối với các ngân hàng thương mại Việt nam ......................................................................................... 62
- iii 2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài. ............ 62 2.3.2. Ngân hàng nước ngoài tại Việt nam .................................................................... 72 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng thương mại Việt nam ................ 73 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ ..................................................................... 78 3.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam ......... 78 3.1.1. Tổng quan hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................... 78 3.1.2. Cạnh tranh phát triển quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản ............................ 78 3.1.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn ............................................................. 80 3.1.4. Cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển hoạt động tín dụng .................................... 81 3.1.5. Cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại .......................................................................................................................... 83 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam ....................................................................................................................... 85 3.2.1. Tổng quan ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam ............................. 85 3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam ........ 91 3.2.3. Vận dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần quốc tế ........................................................120 3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam........................................................................................................124 3.3.1. Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế qua mô hình SWOT .................................................................................................124 3.3.2. Những kết quả đạt được ....................................................................................127 3.3.3. Những hạn chế ...................................................................................................131 3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................................136 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ........................................................................................................ 144 4.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam...........................................................144 4.1.1. Hội nhập quốc tế và yêu cầu phải cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại ..144 4.1.2. Ảnh hưởng môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam tác động đến Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế .............................145 4.1.3. Những cơ hội .....................................................................................................148 4.1.4. Những thách thức ..............................................................................................149 4.1.5. Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên thị trường nội địa ..................................................150 4.1.6. Chủ trương và định hướng của ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh ...................................................................152 4.1.7. Định hướng và mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam .. 154
- iv 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam .............................................................................155 4.2.1. Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định, bền vững. ...................................................................................155 4.2.2. Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh......................................................................................................156 4.2.3. Tìm kiếm thêm cổ đông chiến lược là các ngân hàng lớn thương hiệu toàn cầu để ký hợp tác toàn diện và nhận chuyển giao lợi thế về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và năng lực, mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý và nâng cao uy tín trong giao dịch ngân hàng quốc tế,... ....................................................................................................157 4.2.4. Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài .............................158 4.2.5. Tiếp tục tập trung phát triển khách hàng cá nhân theo định hướng ngân hàng bán lẻ và các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME .................................................159 4.2.6. Lựa chọn phát triển các sản phẩm để tập trung đầu tư chuyên môn hoá sâu, tránh tình trạng triển khai tràn lan rất nhiều sản phẩm không tạo ra sự cạnh tranh chuyên biệt và triển khai phương thức bán gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận ..............................161 4.3. Kiến nghị .............................................................................................................163 4.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách có liên quan trực tiếp đến cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập tiếp tục diễn ra mạnh mẽ163 4.3.2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Việt nam theo kế hoạch đã đề ra ..............................................................165 4.3.3. Khẩn trương hoàn thiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng nói chung và chiến lược phát triển các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng ........................167 4.3.4. Tăng cương vai trò quản lý nhà nước và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước theo hướng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................................................................168 4.3.5. Kiến nghị khác ...................................................................................................169 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu AMC : Asset Management Company, Công ty quản lý tài sản ATM : Automated Teller Machine, Máy rút tiền tự động BCTC : Báo cáo tài chính BEI Norms : Chỉ số sức mạnh thương hiệu CAR : Capital Adequacy Ratio, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. CBNV : Cán bộ nhân viên CBA : Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia CN : Chi nhánh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐGD : Điểm giao dịch ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ ĐVKD : Đơn vị kinh doanh EIB : Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam FSC : Financial Supervisory Commission, Ủy ban giám sát tài chính FSS : Financial Self Sustainablity, Tự bền vững về tài chính GDP : Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm nội địa IFAD : International Fund for Agriculture Development, Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế ISS : Institution Self Sustainablity, Tự bền vững về thể chế . KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHCN : Khách hàng cá nhân KPI : Key Performance Indicator, Chỉ số đánh giá thực hiện công việc MBB : Ngân hàng TMCP Quân đội MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHĐT&PT : Ngân hàng đầu tư và phát triển NHNNo & PTNT: Ngân hàng nông phiệp và phát triển nông thôn NHNT : Ngân hàng ngoại thương Việt nam Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHNNg : Ngân hàng nước ngoài NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
- vii NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHLD : Ngân hàng liên doanh NHTW : Ngân hàng trung ương NHBL : Ngân hàng bán lẻ NTD : Nhân dân tệ OECD : Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OSS : Operational Self Sustainablity, Tự bền vững về hoạt động PGD : Phòng giao dịch POS : Point of Sale, Máy thanh toán tiền tại điểm bán hàng QLRRTT : Quản lý rủi ro thị trường QLRRHĐ : Quản lý rủi ro hoạt động ROE : Return on Common Equyty, Tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có ROA : Return on Total Assets, Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TPP : Trans Pacific Strategic Economic Partnership Agreements, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lượng xuyên Thái Bình Dương TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế Techcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam TMCP : Thương mại cổ phần TSBĐ : Tài sản bảo đảm TTCK : Thị trường chứng khoán Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt nam Vietcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam USD : United States Dollar, Đô la Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam VIB : Vietnam Internationl Banking, Ngân hàng quốc tế VPB : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WTO : World Trade Organnization, Tổ chức thương mại thế giới
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng ............... 56 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB các năm 2009 - 2013 ..................... 89 Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán rút gọn của VIB năm 2009 - 2013 ............................. 90 Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT của VIB .................... 95 Bảng 3.4: Dư nợ cho vay của VIB ................................................................................ 97 Bảng 3.5: Doanh số và số lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại VIB các năm 2008 - 2012 .... 98 Bảng 3.6. Hệ thống CoreBanking tại một số NHTM ..................................................100 Bảng 3.7: Biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa áp dụng giai đoạn 2008 - 2013 ...........109 Bảng 3.8: Biểu phí dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế áp dụng giai đoạn 2008 - 2013 .......109 Bảng 3.9: So sánh các kênh chuyển tiền kiều hối của VIB .........................................112 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp chỉ số ROA và ROE của các Ngân hàng TMCP .............118 Bảng 3.11: Xây dựng mô hình SWOT cho VIB .........................................................125 Bảng 4.1: Nguyên nhân khách quan của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng .....................................................................................................................147 Biểu đồ 3.1: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng ................................ 79 Biểu đồ 3.2: Diễn biến tổng tài sản của các nhóm ngân hàng ....................................... 80 Biểu đồ 3.3: Diễn biến tổng số vốn huy động của các nhóm ngân hàng ...................... 81 Biểu đồ 3.4: Diễn biến tổng dư nợ tín dụng của các nhóm ngân hàng ......................... 82 Biểu đồ 3.5: Thị phần thẻ ghi nợ nội địa tại Việt Nam đến tháng 12/2012 .................. 84 Biểu đồ 3.6: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam đến tháng 12/2012 ............... 84 Biểu đồ 3.7: Thị phần thẻ ghi nợ quốc tế tại Việt Nam đến tháng 12/2012 .................. 85 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc tế ........................................ 87 Biểu đồ 3.9: Trình độ cán bộ nhân viên VIB đến ngày 31/12/2013 ............................. 88 Biểu đố 3.10: Tổng tài sản của VIB qua các năm ......................................................... 92 Biểu đồ 3.11 a: So sánh các NHTMCP Việt Nam theo tổng tài sản 2006 - 2008......... 92 Biểu đồ 3.11 b: So sánh các NHTMCP Việt Nam theo tổng tài sản đến 30/06/2014 ... 93 Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2009 - 2013 ................................... 94 Biểu đồ 3.13: Tăng trưởng dư nợ cho vay của VIB ...................................................... 96
- viii Biểu đồ 3.14: Doanh số và số lượng thanh toán nôi địa của VIB ...............................103 Biểu đồ 3.15: Doanh số chuyển tiền trong và ngoài hệ thống.....................................104 Biểu đồ 3.16: Số lượng khách hàng sử dụng SMS và Internet Banking của VIB ......106 Biểu đồ 3.17: Số lượng thẻ do VIB phát hành qua các năm .......................................106 Biểu đồ 3.18: Thị phần phát hành thẻ của các ngân hàng ...........................................107 Biểu đồ 3.19: Số lượng máy ATM và POS của VIB qua các năm 2006 - 2010 .........111 Biểu số 3.20: Doanh số kiều hối qua VIB các năm 2007 - 2011 ................................113 Biểu số 3.21: Doanh thu kiều hối của VIB các năm 2007 - 2012 ...............................113 Biểu đồ 3.22: Vị thế cạnh tranh về các điểm giao dịch và ATM của VIB trong số các ngân hàng thương mại được lựa chọn tính đến quý 1/2012 ........................................115 Biểu đồ 3.23: Chỉ số sức mạnh thương hiệu của các NHTM đến năm 2012 ..............117 Biểu đồ 3.24: Lợi nhuận trước thuế của VIB qua các năm 2005 - 2013.....................119 Biểu đồ 3.25: Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập của một số ngân hàng thương mại năm 2011 .....................................................................................................................133 Biểu đồ 3.26: Tăng trưởng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập ...............................134 Biểu đồ 3.27: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của VIB năm 2006-2011 ...... 134 Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ thu thuần dịch vụ trên tổng thu thuần của VIB ...........................135 Biểu đồ 4.1: Mức độ phổ biến của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ............................................................................................................146 Biểu đồ 4.2: Mức độ phổ biến nhất của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ....................................................................................................146 Biểu đồ 4.3: Nguyên nhân khách quan của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng - Mức độ phổ biến .............................................................................147 Hình 1.1. Khung nghiên cứu luận án ............................................................................... 4 Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị của ngân hàng thương mại ......................................... 31 Hình 2.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành ................................ 38
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Chủ đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam đã, đang và tiếp tục là vấn đề thời sự, thu hút được sự quan tâm lớn cả từ góc độ nghiên cứu, xây dựng và điều hành chính sách, quản trị và điều hành kinh doanh ngân hàng,...Nhìn lại 15 năm về đây, kể từ khi triển khai thực hiện hai luật ngân hàng ban hành năm 2008, thực hiện hai luật mới ban hành năm 2010 có hiệu lực từ đầu năm 2011, cùng với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động ngân hàng ở nước ta ngày càng sôi động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của các loại hình tổ chức tín dụng. Để tồn tại và phát triển được, các tổ chức tín dụng luôn phải liên tục và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế. Là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, với số lượng ban đầu chỉ có 4 NHTM nhà nước hoạt động rất hạn chế về quy mô tài chính, dịch vụ đến nay đã phát triển rất nhanh về số lượng tổ chức tín dụng, quy mô tài chính và khả năng hoạt động. Về mặt cấu trúc cũng rất đa dạng về hình thức sở hữu (nhà nước, hợp tác xã, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) và đa dạng hóa về loại hình (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô). Đến nay, hệ thống NHVN cũng đã nâng cao được khá nhiều về năng lực cạnh tranh của mình, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Song đứng trước yêu cầu đặt ra trong thực tiễn việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam luôn đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ tháng 11 - 2006 và đến tháng 04 - 2007, bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính và áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu xuất hiện, gia tăng đáng kể. Trong 7 năm qua các tổ chức trung gian tài chính và đông đảo các doanh nghiệp đều đã chủ động tìm kiếm, nghiên cứu,thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề cơ bản
- 2 để nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục và luôn có tính cấp bách đặt ra trong thực tiễn ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh sôi động với sự tham gia nhiều mô hình ngân hàng khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sự cạnh tranh thúc đẩy quá trình đổi mới, tiếp tục cơ cấu lại các NHTM đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ cho phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên cạnh tranh cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô khá, có mạng lưới hoạt động rộng trong toàn quốc, có cổ đông chiến lược nước ngoài là một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn Commonwealth Bank of Australia (CBA) đến từ nước Australia. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với một định chế tài chính đứng đầu trong các ngân hàng bán lẻ tại Australia sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện đề án cơ cấu lại để nâng cao năng lực cạnh tranh, VIB đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường, như cơ cấu lại tổ chức và bộ máy điều hành, mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, tái định vị lại bộ thương hiệu, thay đổi bộ mặt văn phòng công sở theo không gian mới trong đó đặt khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động của ngân hàng luôn hướng tới khách hàng, thay đổi mô hình chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,...Tuy nhiên đứng trước những thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi VIB cần phải tiếp tục có những giải pháp phù hợp sát với thực tiễn hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, luận án chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam” làm công trình nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, phân tích một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM. Khái quát kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho VIB nói riêng, cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
- 3 Đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chỉ ra những tồn tại và hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh ngân hàng từ đó thấy rõ khoảng trống, những vấn đề còn tồn tại, chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại. Làm rõ thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của VIB thông qua các yếu tố bên trong của ngân hàng (các yếu tố nội lực) nhằm xác định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và điểm mạnh, điểm yếu, trả lời câu hỏi năng lực cạnh tranh của VIB hiện nay như thế nào ? Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh, các hoạt động của VIB gắn liền với môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay cũng như trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về lý luận cạnh tranh và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế . Năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Về thời gian: Tập trung vào các năm 2009 - 2013; một số tư liệu và tài liệu rộng hơn, trước năm 2009, định hướng và tầm nhìn năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, khái quát tổng quan các kết quả nghiên cứu của các công trình tương tự đã được công bố trước đó. Khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải và quy nạp, dự báo. Các phương pháp nghiên cứu hiện đại: SWOT, Value chain, 5-force model,... Khung nghiên cứu luận án như hình dưới đây
- 4 Hình 1.1. Khung nghiên cứu luận án PHƯƠNG PHÁP, CÔNG NỘI DUNG KẾT QUẢ, MỤC TIÊU CỤ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC Thống kê Tổng quan Kế thừa kết So sánh nghiên cứu quả nghiên Chương Phân tích năng lực cạnh cứu trong và Tổng hợp tranh NHTM ngoài nước 1 Lý luận năng lực cạnh Cạnh tranh Phân tích tranh NHTM NHTM Mô hình chuỗi giá trị E.Porter Ảnh hưởng Các nhân tố liên quan của các nhân năng lực cạnh tranh Mô hình 5 tố đến năng NHTM lực cạnh force model tranh NHTM Chương E.Porter 2 Thu thập Đưa ra 4 Quan sát Các chỉ tiêu phản ánh nhóm tiêu Phân tích năng lực cạnh tranh chí đánh giá Đánh giá của NHTM Kinh nghiệm Ngân Áp dụng Quan sát hàng nước ngoài NHTMVN Đánh giá Thống kê Phân tích Tổng quan năng lực Thực trạng So sánh cạnh tranh NHTMVN Kết quả Thống kê Chương Vận dung tiêu Thực trạng chí đánh giá Tổng quan và đánh năng lực 3 giá thực trạng năng cạnh tranh Vận dụng các VIB lực cạnh tranh VIB nhân tố mô hình 5 force model Porter Kết quả, hạn Sử dụng mô Tổng hợp năng lực chế. Nguyên hình SWOT nhân Phân tích Xu hướng Định hướng So sánh Cơ hội & thách thức 6 Giải pháp Chương Kiến nghị Tổng hợp Kiến nghị NHNN 4 nâng cao Chọn lọc năng lực Khuyến nghị với cạnh tranh NHTM NHTM
- 5 Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng sử dụng thêm phương pháp so sánh đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ nhằm đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường. 5. Đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã phân tích các trường phái quan điểm về cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nói riêng, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó đưa ra được quan niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh làm cơ sở tham khảo cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại. Ngoài các tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh, luận án bổ sung thêm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững trong cạnh tranh gồm quy mô, khả năng tiếp cận và tính bền vững của ngân hàng. Thực hiện nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu, từ đó đưa ra được những đóng góp mới làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại tham khảo để tăng năng lực cạnh tranh: (i) Tăng năng lực cạnh tranh từ việc cần xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm tăng trưởng số lượng khách hàng, cho vay ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. (ii) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ (core banking) để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận; và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.
- 6 Về mặt thực tiễn: Dựa trên nền tảng lý luận, luận án phân tích và đánh giá thực tiễn năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam, những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng trong và ngoài nước. Chỉ ra những ưu điểm, kết quả đạt được và làm rõ những hạn chế về năng lực cạnh tranh của VIB cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam có thể tham khảo trong điều kiện thích hợp. Trong đó giải pháp mới tập trung vào các nội dung sau: (i) Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định, bền vững. (ii) Tiếp tục tập trung phát triển khách hàng cá nhân theo định hướng ngân hàng bán lẻ và chú trọng phát triển thêm các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME (Small and medium-sized enterprises). (iii) Lựa chọn phát triển các sản phẩm để tập trung đầu tư chuyên môn hoá sâu, tránh tình trạng triển khai tràn lan rất nhiều sản phẩm không tạo ra sự cạnh tranh chuyên biệt và triển khai phương thức bán gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận. (iv) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh. (v) Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài. Việc xác định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cụ thể tại VIB là một cố gắng mới của tác giả nhưng cũng là điểm khó khăn đối với luận án vì năng lực cạnh tranh là tổng hợp của nhiều nhân tố và không phải tất cả các nhân tố đó đều chịu tác tác động trực tiếp của bản thân VIB mà còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Mặt khác, có những nhân tố không thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng mà chỉ có thể đánh giá một cách định tính dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành ngân hàng.
- 7 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Các lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Quan niệm của trường phái cổ điển Thuật ngữ “cạnh tranh” ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các đề án, tài liệu, nhưng nội dung khoa học phong phú của nó chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt đối trong cách hiểu và vận dụng của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn. Chính vì thế, cạnh tranh luôn là chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều thế hệ các nhà khoa học, kể từ thế kỷ 17 đến nay. Khởi nguồn của các nghiên cứu về cạnh tranh là triết học của Locke, Bentham coi cá nhân con người (lợi ích, nhu cầu, hoạt động) giữ vị trí trung tâm. Họ coi quyền tự do của cá nhân con người là tự nhiên và không mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội. Các nhà kinh tế ở thế kỷ 17, 18 đã tiến hành nghiên cứu cạnh tranh trên nền tảng của thế giới quan tư sản đó mà điển hình là Adam Smith và David Ricardo [36]. Phát triển các kết quả nghiên cứu của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh để lý giải nguồn gốc thương mại giữa những người sản xuất có lợi thế tuyệt đối cao và thấp. Theo ông, mỗi một nước đều có cơ cấu các ngành sản xuất với mức chi phí rẻ và đắt khác nhau. Chỉ cần các nước tiến hành sản xuất loại hàng hóa có chi phí rẻ tương đối so với loại hàng hóa khác và tiến hành trao đổi thương mại ngang giá, bình đẳng (hàm ý cạnh tranh tự do) với nhau thì tất cả các nước đều có nhiều của cải hơn. Tư tưởng về lợi thế so sánh của David Ricardo đã tạo cơ sở hiểu sâu sắc hơn tác động của trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh đến tăng trưởng của cải của các quốc gia. Karl Marx đã phát triển lý luận cạnh tranh ở tầm cao hơn, gồm cạnh tranh để chiếm đoạt giá trị thặng dư, cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng và cạnh tranh nguồn lực giữa các ngành. Ba mặt đó diễn ra xoay quanh việc trao đổi ngang giá hàng
- 9 hóa. Trên cơ sở ủng hộ thuyết giá trị - lao động của Smith, Karl Marx đã chỉ ra cơ chế chuyển hóa giá trị của hàng hóa thành giá trị thị trường, giá cả sản xuất thông qua cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành [10]. 1.1.2. Quan niệm của trường phái tân cổ điển Sự khác biệt giữa hai trường phái cổ điển và tân cổ điển trong những nghiên cứu về cạnh tranh là cơ sở và trạng thái cạnh tranh. Trường phái cổ điển nghiên cứu dựa trên lý luận về giá trị - lao động ở trạng thái tĩnh, trường phái tân cổ điển nghiên cứu ở trạng thái động dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả (tối đa hóa đầu ra trên cơ sở đầu vào khan hiếm). Các nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển rất đông đảo, từ những người khởi đầu như W.S.Jevons (1835-1882), A.Mashall(1842-1924), L.Walras (1834-1910) đến các nhà kinh tế đương đại. Những luận điểm chính của trường phái này làcạnh tranh hoàn hảo mang tới hiệu quả và lý luận cạnh tranh theo tổ chức ngành [36]. 1.1.3. Quan niệm của trường phái Áo Trường phái Áo ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XIX ở Áo với đại diện nổi tiếng là J.Schumpeter, F.Hayek, C.Meuge,L.V.Mises. Họ cho rằng cạnh tranh hoàn hảo không phù hợp với xã hội hiện thực. Mặc dù không phủ nhận cân bằng thị trường, nhưng họ cho rằng đó là cân bằng động hướng tới thông tin mới, phát minh mới làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng, dư thừa tài nguyên. Do đó yếu tố cạnh tranh luôn xuất hiện trên thị trường và đó là cơ hội của doanh nghiệp. Trường phái Áo ủng hộ độc quyền ở phương diện khuyến khích sáng tạo, đổi mới và bảo hộ sáng chế, phát minh [36]. 1.1.4. Lý thuyết về cạnh tranh của Michael E.Porter * Lý luận về lợi thế cạnh tranh [11],[12],[13]. Năm 1985, lý luận “lợi thế cạnh tranh” của Michael E.Porter giải thích hiện tượng thương mại quốc tế dưới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh nghiệp. Theo ông, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định. Năng suất phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương) và được xác định bởi 4 yếu tố chính: điều kiện về các yếu tố sản xuất; điều kiện về nhu cầu; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của các công ty; các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành bổ trợ. * Lý luận về cạnh tranh ngành [11],[12],[13]. TheoMichael E.Porter, khái niệm tập hợp ngành là rất quan trọng. Khi phân tích cạnh tranh ngành Michael E.Porter
- 10 xem xét 5 yếu tố quan trọng là nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế, những đối thủ mới tiềm năng và cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành. * Vai trò của chính phủ trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành và toàn cầu hóa [11]. Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố như các điều kiện về cầu; các điều kiện yếu tố sản xuất, chiến lược doanh nghịêp; cơ cấu và đối thủ cạnh tranh; các ngành liên quan và sự hỗ trợ. Các yếu tố này luôn tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và thúc đẩy phát triển. Trong môi trường cạnh tranh mới, các yếu tố trên vẫn chịu sự tác động của Nhà nước. * Lý luận về chiến lược cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp [13]. Michael E.Porter cho rằng, khi tham gia cạnh tranh quốc tế, doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn: - Chạy đua các yếu tố sản xuất: đây là giai đoạn cạnh tranh dựa trên những yếu tố sản xuất cơ bản nào đó để sản xuất với giá hoặc công nghệ thấp, rẻ. Ở giai đoạn này các doanh nghiệp rất nhạy cảm với tính chu kỳ của kinh tế thế giới và tỷ giá hối đoái. - Chạy đua đầu tư: lợi thế cạnh tranh dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp và năng lực đầu tư của quốc gia. Các doanh nghiệp tiếp tục cạnh tranh về giá, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa nhưng vẫn lạc hậu về thế hệ công nghệ so với nước khác. - Chạy đua sáng tạo: doanh nghiệp nội địa có khả năng cạnh tranh ở quy mô lớn với doanh nghiệp nước ngoài và thành công nhờ sự cải tiến nhanh, không ngừng. - Chạy đua của cải: cạnh tranh ngành giảm, mục tiêu là tích lũy của cải đã tạo ra. Các doanh nghiệp trong giai đoạn này mất lợi thế cạnh tranh quốc tế, né tránh cạnh tranh, hướng về tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường, cải tiến công nghệ chậm lại, chủ yếu tìm cách sáp nhập, thôn tính nhau. Theo Michael E.Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”, lợi thế cạnh tranh là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh tạo cho doanh nghiệp quốc gia đó có thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại; lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh [37].
- 11 1.1.5. Lý thuyết cạnh tranh của Karl Marx Marx phân tích cạnh tranh trên 3 khía cạnh: cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh giữa các ngành và đều diễn ra xoay quanh giá trị và chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị mới. Marx chỉ ra cơ cấu chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh. Marx đã định nghĩa cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định". Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh thể hiện đó là sự "đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá thấp hay cung cấp một chất lượng hàng hoá cao hơn". Kết quả của cạnh tranh là thanh lọc, loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém phát triển. Đó cũng chính là quy luật tất yếu của hoạt động kinh tế [36]. 1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Nghiên cứu của tác giả ngoài nước Barbara Casu, Philip Molyneux (2000), giảng viên khoa kế toán của Trường đại học xứ Wales đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Châu Âu. Tác giả đã dùng phương pháp phân tích phát triển dữ liệu phi tham số (Non-parametric Data Development Analysis) kết hợp với cách tiếp cận hồi qui Tobit để phân tích tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất trong giai đoạn 1993-1997 [36]. Bert Scholtens (2000) đã nghiên cứu về cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu quả của ngành công nghiệp ngân hàng, phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả bằng phương pháp phân tích ổn định có giới hạn (extreme bounds analysis) [36]. Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả của hệ thống ngân hàng Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh tranh và qui định của Chính phủ. Nghiên cứu đã cho thấy trong giai đoạn 1991-1997, hiệu quả về chi phí giảm sút trong khi lợi nhuận được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là các ngân hàng tham gia vào quá trình sát nhập, có sự gia tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng
- 12 các dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của công trình nghiên cứu, việc loại bỏ doanh thu trong quá trình nghiên cứu có thể dẫn đến những kết quả sai [36]. Lý luận “lợi thế cạnh tranh” (năm 1985) của Michael E.Porter giải thích hiện tượng thương mại quốc tế dưới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh nghiệp. Theo ông, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định. Năng suất phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh [37]. Nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới tập trung vào lĩnh vực năng suất và từ năng suất có thể phân tích về tính cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu năng suất. Các nghiên cứu này hầu hết đều vận dụng mô hình kinh tế lượng, hàm sản xuất để đo lường các nhân tố tác động đến năng suất của công ty hay của ngành. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của nó đến hiệu quả và cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp và mức độ ngành. 1.2.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước 1.2.2.1. Sách xuất bản Cuốn sách với tiêu đề:“Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã đề cập đến nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Sách không nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một NHTM cụ thể tại Việt Nam [34]. 1.2.2.2. Luận án tiến sĩ kinh tế bảo vệ trong khoảng 10 năm gần đây Trong 10 năm về đây có một số đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công và được công bố viết về năng lực cạnh tranh của NHTMVN, cụ thể: a/ Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung Đề tài:“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam”của tác giả Trịnh Quốc Trung bảo vệ năm 2004, tại trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong thời gian tới
0 p | 759 | 156
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
0 p | 523 | 90
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương
0 p | 686 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở, đất ở đô thị (áp dụng tại Hà Nội)
0 p | 208 | 71
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
183 p | 200 | 70
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam
152 p | 434 | 42
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới
0 p | 188 | 36
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế
0 p | 160 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam
0 p | 186 | 35
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam
188 p | 73 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
248 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin vô tuyến có nhận thức dựa trên OFDM
128 p | 55 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay
277 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nâng cao hiệu năng các phương pháp phân loại đối tượng trong ảnh
27 p | 27 | 4
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao tính năng kinh tế-kỹ thuật và giảm mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ xe gắn máy chạy bằng LPG và ethanol
184 p | 42 | 4
-
Luận án Tiến sĩ: Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
150 p | 48 | 3
-
Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng giảng viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
217 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn