
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng "Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực; Thực trạng quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nguyên ngành/khu vực; Đề xuất giải pháp quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN HUY THANH 2. GVC.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC Hà Nội – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đề tài luận án tiến sỹ “Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam” là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Huy Thanh và TS.Nguyễn Minh Đức. Các số liệu và trích dẫn sử dụng cho Luận án đảm bảo chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu không trùng với các công trình khoa học đã được công bố. Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng
- ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các Thầy hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Huy Thanh và TS Nguyễn Minh Đức đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành nội dung luận án của mình. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, Bộ môn Tổ chức kế hoạch, Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, các nhà khoa học, các chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp Nghiên cứu sinh kịp thời hoàn thiện luận án Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã chia sẻ, động viên trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng
- iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………… VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ………………………………………………………... IX DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………. X MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án …………………………………………………... 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án ……………………………………. 3 2.1 Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………….. 3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………. 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….. 4 4. Cơ sở khoa học của đề tài …………………………………………………………. 4 5. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu …………………………………………………. 5 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu …………………………………. 6 6.1 Phương pháp luận nghiên cứu ……………………………………………………... 7 6.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………... 7 7. Những đóng góp mới của luận án …………………………………………………. 8 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ………………………………… 8 7.1 Ý nghĩa khoa học …………………………………………………………………… 8 7.2 Ý nghĩa thực tiễn …………………………………………………………………… 9 9. Cấu trúc của luận án ……………………………………………………………….. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………………………………………………………. 10 1.1. Các chủ đề chính liên quan đến quản lý tổng thể các dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực …………………………………………….. 10 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam …………………………………………………………………………………….. 10 1.1.2. Các nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của các Ban quản lý dự án ……………………………………………………….. 21 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng trong và ngoài nước 22 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án sẽ đi sâu nghiên cứu …… 30 1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu ……………………………………………………….. 30 1.2.2. Những vấn đề luận án sẽ đi sâu nghiên cứu …………………………………….. 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC ………………………………………………. 34 2.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ……………….. 34
- iv 2.1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư xây dựng ………………………………….. 34 2.1.2. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …………………………………... 35 2.1.3. Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …………………….. 36 2.1.4. Trình tự đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam và phương thức thực hiện dự án theo các hình thức phân chia gói thầu ………….. 37 2.1.5. Bản chất tổng thể của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …………… 39 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực …………………………….. 41 2.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước … 41 2.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ……………. 43 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ……………………………………………………………. 50 2.3. Cơ sở lý luận về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của Ban quản lý dự án ……………………………………………………………………… 58 2.3.1. Sự cần thiết quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ……. 58 2.3.2. Cách tiếp cận cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng60 2.3.3. Khái niệm và một số yêu cầu của quản lý tổng thể dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ……………………………………………………………… 66 2.3.4. Các kỹ thuật, công cụ có thể sử dụng để quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ………………………………………………… 73 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC ………………………………………………………. 78 3.1. Thực trạng chung các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2016-2021 ………………………………………………………………………………. 78 3.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước …………………………… 78 3.1.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ……………… 79 3.2. Nhận diện các nhân tố quản lý tổng thể dự án và khảo sát đánh giá tác động của các nhân tố này tới thành công dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …… 81 3.2.1. Nhận diện các nhân tố quản lý tổng thể ảnh hưởng tới thành công dự án ……….. 81 3.2.2 Khảo sát, đánh giá tác động của các nhân tố quản lý tổng thể dự án và nhân tố pháp lý tới thành công dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ………………………….. 85 3.2.2.3 Thống kê mô tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo …………………………... 88 3.3. Thực trạng quản lý tổng thể dự án và kết quả thực hiện dự án tại một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực …………………………………… 92 3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể và quản lý thay đổi của dự án … 93 3.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và nhân sự từ góc nhìn quản lý tổng thể …………….. 95 3.3.3. Thực trạng hệ thống quy chế, quy trình thực hiện quản lý dự án ……………….. 98 3.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể dự án ……….. 99
- v 3.3.5. Thực trạng kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước .. 101 3.4. Những tồn tại cần khắc phục trong quản lý tổng thể dự án tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ………………………………………… 103 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC …………………………………………….. 107 4.1. Bối cảnh đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo ………………………………………………………………………… 107 4.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong thời gian tới ………… 107 4.1.2. Xu hướng quản lý thông tin, chuyển đổi số ngành xây dựng Việt Nam ………. 108 4.2. Căn cứ đề xuất giải pháp triển khai thực hiện quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam …………………………………………... 109 4.2.1. Căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn của các đề xuất …………………………. 109 4.2.2. Các tiền đề cho việc đề xuất giải pháp ………………………………………….. 111 4.2.3. Định hướng các giải pháp quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước cho các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực ……………. 112 4.3. Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể và quản lý sự thay đổi của dự án …………………………………………………………………………………… 113 4.3.1. Vận dụng phương pháp hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner System) và lập kế hoạch cuốn chiếu (Rolling Wave Planning) để lập và kiểm soát kế hoạch quản lý tổng thể dự án ……………………………………………………………………………………. 113 4.3.2. Giải pháp quản lý sự thay đổi và ra quyết định thay đổi trong quá trình thực hiện dự án ………………………………………………………………………………………. 115 4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án …………… 120 4.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phân công, phân cấp ra quyết định đối với dự án ….. 120 4.4.2. Vận dụng mô hình văn phòng quản lý dự án để thành lập nhóm tham mưu hỗ trợ cho các ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực ………………………………………… 123 4.5. Giải pháp tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tổng thể dự án cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ……………………………. 125 4.5.1. Tuyển dụng và bố trí nhân lực trong Ban quản lý dự án ……………………….. 126 4.5.2. Định hướng và nội dung đào tạo nâng cao năng lực QLTTh dự án cho đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý dự án ……………………………………………………………….. 126 4.5.3. Sàng lọc để nguồn nhân lực luôn đạt chuẩn về chất lượng và hiệu suất trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ………………………………………………………… 128 4.6. Giải pháp tích hợp các lĩnh vực quản lý dự án thông qua vận dụng nhóm quy trình quản lý tích hợp của Viện Quản lý dự án (Hoa Kỳ) ……………………………….. 128 4.6.1. Quy trình tạo hồ sơ pháp lý nội bộ dự án ………………………………………. 130 4.6.2. Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể dự án ………………………….. 131 4.6.3. Quy trình quản lý kiến thức dự án ……………………………………………… 132
- vi 4.6.4. Quy trình kết thúc giai đoạn dự án/dự án ……………………………………… 133 4.7. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin dự án phục vụ việc quản trị dự án …. 134 4.8. Giải pháp ứng dụng nguyên lý hệ thống để thiết kế hệ thống quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng …………………………………………………………………… 139 KẾT LUẬN …………………………………………………………………………… 145 1. Kết quả đạt được của luận án …………………………………………………….. 145 2. Những đóng góp mới của luận án ………………………………………………… 145 3. Hạn chế của luận án ………………………………… ……………………………. 146 4. Kiến nghị và những hướng nghiên cứu tiếp theo ……………………………….. 147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… 150 PHỤ LỤC 1: Trình tự hình thành, thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …………………………………………………………………………………………. PL1 PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án ……………………………………………………………….. PL6 PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án …………………………………………………………………………………. PL8 PHỤ LỤC 4: Danh sách chuyên gia trả lời bảng hỏi về đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án ………………………………………………………. PL10 PHỤ LỤC 5: Danh sách đơn vị thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận án ….. PL11 PHỤ LỤC 6: Danh mục các tài liệu về quy chế tổ chức và hoạt động của các BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực ……………………………………………………………….. PL12 PHỤ LỤC 7: Phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý tổng thể tới thành công dự án đầu tư xây dựng …………………………… PL17 PHỤ LỤC 8: Bảng phỏng vấn về thực trạng quản lý tổng thể dự án tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ………………………………………….. PL23 PHỤ LỤC 9: Danh sách đơn vị tham gia khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thành công dự án đầu tư xây dựng ……………………………………………. PL26 PHỤ LỤC 10: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản lý tổng thể dự án tới thành công dự án ………………………………………………… PL27 PHỤ LỤC 11: Các biểu đồ đánh giá giả định hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quả lý tổng thể tới thành công dự án ĐTXD ………………………………………… PL32 PHỤ LỤC 12: Danh mục hồ sơ dự án phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn ĐTXD ……………………………………………………………………………………….. PL34 PHỤ LỤC 13: Danh mục hồ sơ dự án ĐTXD bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành công trình của dự án ………………………………………………………………………. PL38
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIM Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling) BQLDA Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng BQLDACV Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực CDE Môi trường dữ liệu chung (Common Data Environment) CĐT Chủ đầu tư DB Phương thức Thiết kế - Xây dựng (Design - Build) DBB Phương thức Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng (Design - Bid – Build) ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐTXDCN Đầu tư xây dựng chuyên ngành ĐTXDKV Đầu tư xây dựng khu vực EC Thiết kế và thi công xây dựng công trình (Engineering – Construction) EP Thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (Engineering – Procurement) EPC Thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement– Construction) IDC Tư vấn thiết kế tích hợp (Integrated Design Consultant) IPD Phương thức thực hiện dự án tích hợp (Integrated Project Delivery) ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin LPS Hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner Systerm) NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước PC Mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (Procurement – Construction) PDCA Chu trình cải tiến liên tục (Plan – Do - Check – Act) PMBOK Tài liệu “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (A Guide to the Project Management Body of Knowledge) PMI Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (Project Management Institute) PMO Văn phòng quản lý dự án (Project Management Office) PPP Phương thức đối tác công tư (Public – Private Partnership) QLDA Quản lý dự án
- viii QLTT Quản lý thông tin QLTTh Quản lý tổng thể SPSS Phần mềm thống kê cho các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) TPS Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System) TQM Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) VNN Vốn nhà nước WBS Cấu trúc phân chia công việc (Work Breakdown Structute)
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 0.1 Cách tiếp cận và các bước tiến hành luận án ...............................................6 Hình 2.1 Bản chất tổng thể của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ….. 41 Hình 2.2 Mục tiêu của QLDA ĐTXD sử dụng VNN …………………………….. 45 Hình 2.3 Mô hình đánh giá tích hợp các ràng buộc mục tiêu khi có sự thay đổi … 49 Hình 3.1 Tổng vốn đầu tư công và tổng VNN giai đoạn 2010 -2021 ……………. 79 Hình 3.2 Mô hình tác động của các nhóm nhân tố tới thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN …………………………………………………………………….….. 86 Hình 4.1 Các giải pháp QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN cho các BQLDA .....112 Hình 4.2 Các bước đánh giá ra quyết định thay đổi/đánh đổi mục tiêu..................115 Hình 4.3 Quy trình phân tích đánh giá lựa chọn phương án có xem xét tích hợp ràng buộc mục tiêu ………………………………………………………………….… 119 Hình 4.4 Mô hình phân cấp phân quyền theo ma trận mạnh ……………………. 123 Hình 4.5 Mô hình phân cấp, phân quyền theo ma trận yếu ……………………. 123 Hình 4.6 Bộ phận tham mưu QLTTh trong cơ cấu tổ chức BQLDA ………….. 125 Hình 4.7 Mối quan hệ nhóm quy trình tích hợp và các nội dung QLDA ..............129 Hình 4.8 Luồng thông tin dự án ĐTXD sử dụng VNN …………………………. 137 Hình 4.9 Mối quan hệ thông tin dự án với nội bộ BQLDA và các bên liên quan 138 Hình 4.10 Các bước sơ bộ xây dựng hệ thống QLTTh dự án …………………… 139 Hình 4.11 Các phân hệ của hệ thống QLTTh dự án ……………………………. 142 Hình 4.12 Các bước chi tiết xây dựng hệ thống QLTTh dự án ………………… 144
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các quá trình QLDA theo từng lĩnh vực kiến thức QLDA ................... 64 Bảng 3.1 Tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội giai đoạn 2016- 2021………………………………………………………………………………...78 Bảng 3.2 Tỷ trọng vốn đầu tư tại các khu vực kinh tế …………………………….79 Bảng 3.3 Kết quả báo cáo giám sát dự án ĐTXD sử dụng VNN trong một số năm 80 Bảng 3.4 Các nhân tố của quản lý tổng thể ảnh hưởng tới thành công của dự án 83 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát kiểm định nhanh về sự phù hợp của các nhân tố quản lý tổng thể dự án …………………………………………………………….. 84 Bảng 3.6 Nhân tố pháp lý ảnh hưởng tới thành công dự án ……….…………… 85 Bảng 3.7 Các nhóm nhân tố QLTTh ảnh hưởng tới thành công dự án …………. 85 Bảng 3.8 Vai trò quản lý của đáp viên ……………………………………………88 Bảng 3.9 Số năm kinh nghiệm QLDA ……………………………………………88 Bảng 3.10 Tóm tắt mô hình ……………………………………………………….90 Bảng 3.11 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) ………………………………...90 Bảng 3.12 Hệ số cho phương trình hồi quy ……………………………………...90 Bảng 3.13 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành/khu vực ........95 Bảng 3.14 Tình hình nhân sự tại các Ban quản lý dự án .........................................97 Bảng 3.15 Phần mềm QLDA tại các Ban quản lý dự án .......................................100 Bảng 3.16 Thống kê kết quả thực hiện các dự án tại một số BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực .......................................................................................................102 Bảng 4.1 Ma trận trách nhiệm ra quyết định theo các giai đoạn của dự án ...........120
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đầu tư xây dựng (ĐTXD) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cho các ngành. Tại Việt Nam, vốn ĐTXD cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội [101]. Với vai trò là nguồn vốn dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác, quy mô của nguồn vốn nhà nước (VNN) trong giai đoạn 2016 -2021 đã tăng từ 587.110 tỷ đồng (năm 2016) lên 713.577 tỷ đồng (năm 2021) chiếm tỷ trọng khoảng 25% quy mô vốn đầu tư toàn xã hội. Việc triển khai các dự án ĐTXD sử dụng VNN đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần dẫn dắt và tạo động lực cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Giai đoạn 2016-2021 cũng là kỳ kế hoạch đầu tư công đầu tiên triển khai áp dụng các hình thức tổ chức quản lý dự án (QLDA) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (từ nay viết tắt chung là BQLDACV) nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc QLDA và thu gọn bộ máy thực hiện QLDA cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN. Các ban này được thành lập ở nhiều cấp Bộ, ngành, địa phương để quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn (đối với vốn đầu tư công) hoặc theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án (đối với dự án sử dụng VNN ngoài đầu tư công) [52]. Các BQLDACV có thể được giao quản lý dự án sử dụng VNN ở những vai trò như: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, tư vấn QLDA hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn ĐTXD theo năng lực hoạt động. Trong đó, vai trò chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của BQLDACV là chủ đầu tư và thực hiện QLDA cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN được giao. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV cho thấy, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, giai đoạn 2016-2021 vẫn có hàng nghìn dự án ĐTXD sử dụng VNN chậm tiến độ; hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư và điều chỉnh dự án nhiều lần; nhiều dự án kết thúc đầu tư
- 2 đưa vào hoạt động có vấn đề về kỹ thuật [66]. Tổng hợp Báo cáo giám sát đầu tư một số năm từ 2018-2022 (không gồm năm 2020 do Covid) cũng chỉ ra trong tổng số 255.087 dự án thực hiện có 7.704 dự án chậm tiến độ, 5.900 dự án phải điều chỉnh tiến độ, 4.403 dự án điều chỉnh vốn đầu tư, 406 dự án kết thúc đầu tư đưa vào hoạt động có vấn đề về kỹ thuật [3], [4], [5], [6]. Để tìm câu trả lời cho những tồn tại trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã tiến hành khảo cứu các đề tài khoa học, các bài báo và thực hiện trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực QLDA ĐTXD và tìm hiểu một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới chậm tiến độ, vượt chi phí, không đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vi phạm các quy định pháp luật trong ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV. Tổng hợp các nguồn khảo cứu đã chỉ ra vấn đề rất đáng chú ý đó là việc quản lý, điều hành của chủ đầu tư chưa chú trọng tính tổng thể để phối hợp thực hiện dự án một cách đồng bộ, xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư tới khi hoàn thành xây dựng, bàn giao công trình. Lý luận và thực tế đã chỉ ra, về bản chất, dự án ĐTXD là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều nội dung, nhiều giai đoạn, một số lớn dự án còn có nhiều hạng mục, đáp ứng nhiều yêu cầu về công năng khác nhau, phục vụ nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng khác nhau, có nhiều bên liên quan, phải đáp ứng nhiều mục tiêu vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, do đó việc QLDA cũng cần đảm bảo tính tổng thể trong việc phối hợp giải quyết tổ hợp những vấn đề. Nhưng trên thực tế hiện nay, các quy định pháp luật, các chuẩn mực QLDA ĐTXD có xu hướng chú trọng hướng dẫn QLDA theo từng mục tiêu, giai đoạn, nội dung QLDA từ góc nhìn riêng lẻ để đảm bảo bao quát được từng nội dung này một cách đầy đủ. Đây là vấn đề cần thiết, tuy nhiên việc quá chú trọng đến các vấn đề riêng lẻ này dẫn đến một thực tế là tính tổng thể trong QLDA đôi khi chưa được xem xét đúng tầm mức quan trọng, nhằm đưa dự án đạt được các mục tiêu trong mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau. Việc quản lý tổng thể (QLTTh) dự án nhằm xem xét, kết nối, phối hợp các nội dung thực hiện dự án, mục tiêu dự án, gói công việc, công việc, bên liên quan dự án trong mối liên hệ liên quan, ràng buộc, tác động qua lại, đặc biệt khi có sự thay đổi từ bên trong hoặc bên ngoài dự án dẫn đến các giả định ban đầu không
- 3 còn chính xác. Cách thức tổ chức các bộ phận trong BQLDACV trong thực tế cũng dễ dẫn đến việc các bộ phận chỉ chú trọng giải quyết phần việc cụ thể, theo chức năng của mình, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau, việc xem xét, ra quyết định tổng thể cho dự án thường được mặc định là nhiệm vụ của giám đốc QLDA hoặc giám đốc BQLDACV. Thực tế này đã bộc lộ một khoảng trống về quản lý tổng thể (QLTTh) dự án của BQLDACV, gây nên những khó khăn, chậm trễ trong việc đảm bảo luồng công việc toàn bộ các dự án nhịp nhàng, trôi chảy, giải quyết các vấn đề kịp thời, hiệu quả, xuyên suốt các giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của dự án, từ đó ảnh hưởng đến giá trị do dự án mang lại cho các bên liên quan. Các BQLDACV hiện nay quản lý đồng thời hàng chục dự án, các dự án đang ở các giai đoạn khác nhau, các loại hình công trình khác nhau với khối lượng công việc đa dạng, khổng lồ tại một thời điểm, cần kiểm soát, xử lý và ra quyết định kịp thời từ tất cả các cấp, các khâu công việc, do đó yêu cầu quản lý tổng thể dự án là một thực tiễn cấp bách. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn này, hai giả thuyết nghiên cứu tổng quát đặt ra là: (i) tính tổng thể trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV còn chưa được chú trọng đúng mức, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong các dự án hiện nay, (ii) cần có giải pháp QLTTh cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV để đảm bảo sự thành công của các dự án này. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam” có ý nghĩa thực tiễn cao và mang tính cấp thiết góp phần giúp các BQLDACV quản lý có hiệu quả các dự án mà Ban được giao. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu - Đề xuất giải pháp QLTTh các dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV quản lý với vai trò chủ đầu tư. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu;
- 4 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án ĐTXD sử dụng VNN và QLDA ĐTXD sử dụng VNN. Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV tại Việt Nam; - Phân tích thực trạng các dự án ĐTXD sử dụng VNN nói chung và dự án tại một số BQLDACV. Nhận diện các nhân tố QLTTh và khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố này tới thành công dự án. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới thực trạng vướng mắc tại một số BQLDACV theo các nhân tố QLTTh dự án. - Đề xuất giải pháp QLTTh dự án cho BQLDACV để góp phần đảm bảo thành công cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV được giao làm chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư quản lý từ giai đoạn thực hiện đến kết thúc xây dựng, bàn giao công trình. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu công tác QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN tại Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2016-2023. Các đề xuất của luận án được dự kiến áp dụng trong khoảng 10 năm tiếp theo. 4. Cơ sở khoa học của đề tài Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau đây: - Lý luận về dự án ĐTXD, dự án ĐTXD sử dụng VNN - Lý luận về QLDA, QLDA ĐTXD sử dụng VNN - Lý luận về quản lý dự án tích hợp - Lý luận về quản lý dự án theo các nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện - Lý luận về quản lý dự án theo nguyên lý hệ thống
- 5 5. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Để đề xuất giải pháp QLTTh các dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, luận án sử dụng cách tiếp cận đi từ việc hình thành khái niệm lý thuyết về QLTTh dự án ĐTXD sau đó đề xuất các nội dung, giải pháp và công cụ để tăng cường QLTTh cho các dự án sử dụng VNN tại các BQLDACV hiện nay. Do khái niệm “tổng thể” có nhiều cách diễn giải khác nhau, khi áp dụng vào hoạt động QLDA cần có sự vận dụng, mặt khác khái niệm QLTTh chưa được sử dụng rộng rãi trong QLDA nói chung, cũng như hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV, vì vậy cần xác định một số khái niệm tương tự vấn đề “ quản lý tổng thể dự án” phục vụ nghiên cứu ở bước đầu, sau đó làm rõ khái niệm “quản lý tổng thể dự án” cùng với các nội dung lý luận có liên quan làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp sau trong luận án. Cụ thể luận án triển khai theo 4 bước như sau: Bước 1, nghiên cứu tổng quan các tài liệu và đề tài có liên quan để xác định những nội dung, vấn đề đã được nghiên cứu và những khoảng trống cần lấp đầy, từ đó dự kiến những nội dung luận án đi sâu nghiên cứu. Bước này được thực hiện theo trình tự như sau: (1.1) Xác định cơ sở dữ liệu nghiên cứu và một số khái niệm phục vụ nghiên cứu; (1.2) Tổng quan các nghiên cứu theo những chủ đề có liên quan tới QLTTh; (1.3) Xác định khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án dự kiến đi sâu nghiên cứu. Bước 2, làm rõ cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD. Bước nghiên cứu này được triển khai thông qua ba bước nhỏ: (2.1) Làm rõ cơ sở lý luận về dự án ĐTXD, dự án ĐTXD sử dụng VNN và làm rõ tính tổng thể là bản chất của dự án ĐTXD sử dụng VNN ở Việt Nam, (2.2) Làm rõ cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, (2.3) Làm rõ cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV. Bước 3, tìm hiểu thực trạng dự án ĐTXD sử dụng VNN của một số BQLDACV, nhận diện các nhóm nhân tố QLTTh dự án và khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố này tới kết quả thực hiện dự án. Từ điểm nhìn của QLTTh thông qua các dữ liệu nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu (i) “tính tổng
- 6 thể trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN ở Việt Nam còn chưa được chú trọng đúng mức, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong các dự án hiện nay”. Bước này được triển khai thông qua: (3.1) Tìm hiểu thực trạng chung các dự án ĐTXD sử dụng VNN giai đoạn 2016-2021; (3.2) Xác định các nhóm nhân tố QLTTh ảnh hưởng tới kết quả dự án và khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới kết quả thực hiện dự án tại BQLDACV; (3.3) Tìm hiểu thực trạng QLTTh dự án và kết quả thực hiện dự án tại một số BQLDACV; (3.4) Chỉ ra một số tồn tại trong QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV hiện nay. Bước 1: Nghiên cứu tổng quan các tài liệu, nghiên cứu có liên quan 1.1 Xác định cơ sở dữ liệu 1.2 Tổng quan các nghiên 1.3 Xác định khoảng nghiên cứu và một số khái cứu theo những chủ đề có trống nghiên cứu và niệm phục vụ nghiên cứu liên quan tới QLTTh những vấn đề luận án dự kiến đi sâu nghiên cứu Bước 2: Làm r cơ sở lý luận về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng 2.1 Làm rõ cơ sở lý luận về 2.2 Làm rõ cơ sở lý luận về 2.3 Làm rõ cơ sở lý luận dự án ĐTXD và dự án ĐTXD QLDA ĐTXD sử dụng về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN (trong đó trình VNN của BQLDA ĐTXD sử dụng VNN của bày bản chất tổng thể của dự chuyên ngành/khu vực BQLDA ĐTXD chuyên án ĐTXD) ngành/khu vực Bước 3: Làm r thực trạng quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực 3.1 Thực trạng 3.2 Xác định các nhân tố 3.3 Thực trạng 3.4 Một số tồn tại chung các dự án QLTTh dự án ĐTXD sử QLTTh dự án trong QLTTh dự án ĐTXD sử dụng dụng VNN và khảo sát ĐTXD sử dụng ĐTXD sử dụng VNN VNN giai đoạn đánh giá tác động của VNN tại một số tại các BQLDACV 2016 - 2021 chúng tới kết quả dự án BQLDACV hiện nay Bước 4: Đề xuất giải pháp quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước cho các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực Hình 0.1 Cách tiếp cận và các bước tiến hành luận án (Nguồn: Tác giả) Bước 4 là bước cuối cùng, dựa trên cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các tồn tại liên quan tới QLTTh dự án tại một số BQLDACV, đề xuất giải pháp QLTTh dự án cho các tổ chức này. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- 7 6.1 Phương pháp luận nghiên cứu Luận án quán triệt phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án, đó là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Ngoài ra, luận án vận dụng tư duy hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 6.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các văn bản về quy chế tổ chức và hoạt động của các BQLDACV, các báo cáo hoạt động hàng năm của các BQLDACV và các dữ liệu sơ cấp thu thập được bằng phương pháp điều tra xã hội học. 1/. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng như sau: - Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn để: (1) Xác định khoảng trống nghiên cứu và (2) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QLTTh các dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDA. Đối với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các phương pháp này dựa trên cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn tại các văn bản tài liệu, thông qua tư duy logic để phân tích và tổng hợp vấn đề. Trong quá trình hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án, luận án coi trọng việc tiếp thu, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan cả trong và ngoài nước. Đối với phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập được trên cơ sở các văn bản quy chế tổ chức và hoạt động của các BQLDA, các báo cáo hoạt động hàng năm của các BQLDA để: (3) Đánh giá thực trạng chung các dự án ĐTXD sử dụng VNN, thực trạng cơ cấu tổ chức và kết quả thực hiện các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại một số BQLDACV. Sử dụng phương pháp chuyên gia để: (4) Đánh giá sự phù hợp của các nhân tố QLTTh ảnh hưởng tới
- 8 kết quả các dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV quản lý; (5) Xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi. Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn có liên quan thông qua các buổi hội thảo để hoàn thiện hơn các nội dung nghiên cứu. 2/. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng như sau: - Phát hành bảng hỏi khảo sát đại trà nhằm thu thập ý kiến của các nhà QLDA đã/đang tham gia trong các BQLDA theo mẫu khảo sát đã xác định và xử lý thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập được. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phần mềm SPSS (2020) để xác định hàm hồi quy tuyến tính đa nhân tố phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả của các dự án ĐTXD sử dụng VNN do các BQLDACV được giao quản lý với vai trò chủ đầu tư. 7. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Đã bổ sung và làm giàu cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD: làm rõ được khái niệm, bản chất QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các vấn đề lý luận liên quan; - Phân tích rõ thực chất, nội dung và các yêu cầu của QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV tại Việt Nam; Làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố QLTTh dự án đến thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN; Chỉ ra sự thiếu chuyên nghiệp về các mặt chức năng, kỹ thuật, công cụ thực hiện QLTTh dự án là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các tồn tại trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV; - Đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp để thực hiện QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 7.1 Ý nghĩa khoa học Những kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp cách nhìn mới về mặt lý luận cho QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN của BQLDACV. Những đóng góp này có ý nghĩa quan trọng trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p |
248 |
80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p |
37 |
22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p |
244 |
21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p |
42 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p |
46 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p |
31 |
11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p |
24 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p |
47 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p |
24 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
182 p |
33 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p |
38 |
7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p |
19 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p |
27 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p |
23 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p |
19 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p |
20 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
236 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam
240 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
