Phần 3
MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
ĐÀO TO NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Nguyễn Thị Hồng1
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là chủ đề nóng trên mọi diễn đàn của quốc gia, quốc tế. Nó
đang lan rộng và phát triển với tốc độ chóng mặt, nó có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống trong
đó ảnh hưởng lớn đến giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Cho đến nay đã có rất nhiều các bài viết,
công trình nghiên cứu về đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, nghiên
cứu đào tạo ngành Quản trị Nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0 rất ít được chú ý. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích bản chất, đặc trưng của
cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường lao động và chuẩn đầu
ra ngành Quản trị Nhân lực. Bài viết cũng đề cập tới thách thức, yêu cầu và định hướng đối với đào tạo quản
trị nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Đào tạo ngành Quản trị Nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0.
Abstract: The 4th industrial revolution is a hot topic on every national and international forum. It is
spreading and developing at a dizzying pace. It affects every aspect of life including higher education and
career education. So far, there have been many articles and researches on human resource training to meet
the requirements of industrial revolution 4.0. However, research on human resources management training
to meet the requirements of the labor market in the context of the industrial revolution 4.0 has received little
attention. In this article, the author will focus on analyzing the nature and characteristics of the industrial
revolution 4.0, the impact of industrial revolution 4.0 on the labor market and the output standards of
human resource management industry training. The paper also addresses challenges, requirements and
orientations for human resource management training in the context of industrial revolution 4.0.
Keywords: Human resources management training; the 4th industrial revolution.
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
Lịch sử công nghiệp hoá đã trở mình qua 3 cuộc cách mạng và đang bước vào cuộc cách mạng
lần thứ 4. Lần thứ nhất, vào khoảng những năm 1780, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh
dấu bởi sự ra đời của động cơ hơi nước. Lần thứ hai, vào khoảng những năm 1870, cách mạng công
nghiệp lần thứ hai được đánh dấu bởi các dây truyền sản xuất với loại hình sản xuất hàng loại và sự
tiêu thụ điện năng vào vận hành sản xuất (động cơ điện). Lần thứ ba, vào khoảng những năm 1970,
cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đánh dấu bởi các hệ thống tự động hoá sản xuất và sự điều
hành sản xuất thông qua hệ thống máy tính. Đến nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng
1 Email: honghrm@gmail.com, Khoa Quản lý NNL,Trường Đại học Lao động - Xã hội.
382 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
công nghiệp 4.0) bắt đầu đánh dấu bởi sự kết hợp của cách mạng công nghiệp cách mạng công
nghệ thông tin. Đó là sự giao thoa ứng dụng công nghệ thông tin trình độ cao trên nên nền tảng kết
nối dữ liệu lớn, dữ liệu mở để đáp ứng vận hành công nghiệp cao, công nghiệp thông minh.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhận diện bởi ứng dụng công nghệ thông tin và phát
triển công nghiệp trên nền ứng dụng mạng diện rộng đặc biệt mạng toàn cầu, Internet kết nối vạn
vật; Dữ liệu lớn, dữ liệu mở: dữ liệu được lưu trữ, chia sẻ phân tích trên nền điện toán đám mây;
Ttuệ nhân tạo: trí tuệ được thể hiện bởi yếu tố/vật nhân tạo - trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi
con người. Trí tuệ nhân tạo liên quan đến vấn đề tự động hóa các hành vi thông minh (robot, thiết
bị thông minh..). Trong cách mạng công nghiệp 4.0, trình độ công nghệ thông tin phải đạt ở trình
độ cao, mạng toàn cầu luôn hoạt động, mọi thông tin luôn kết nối, dữ liệu luôn lớn, đầy và đủ. Vấn
đề tự động hoá không chỉ nằm trong phạm vi nội bộ mỗi doanh nghiệp. Cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ giúp cho quá trình tự động hoá trở nên thông minh hơn và tự động hoá ở diện rộng hơn.
Ở những doanh nghiệp mà cách mạng công nghiệp 4.0 đi qua, tự động hoá sản xuất và tự động
hoá điều hành sản xuất sẽ được triển khai trên cơ sở số hoá, trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở ứng dụng hệ
thống cảm biến, hệ thống thực tế ảo và khả năng kết nối vạn vật. Hệ thống dây truyền tự động hoá
hoàn toàn với sự tham gia làm việc kể cả tham gia vận hành bởi hệ thống bốt. Hệ thống đó cần
rất ít sự can thiệp, điều kiển của con người. Khi cần con người thể tham gia điều khiển với
khoảng cách rất xa (bất kể nơi đâu trên thế giới) thông qua sự trợ giúp của công nghệ thông tin và tự
động hoá. Sẽ xuất hiện những nhà máy thông minh trong các doanh nghiệp thông minh nhờ sự cộng
hưởng của cách mạng công nghiệp cách mạng công nghệ thông tin. Hệ thống kết nối chuỗi các
doanh nghiệp các nhà cung ứng sẽ hoạt động một cách thuận lợi linh hoạt trong phạm vi toàn cầu.
những sở giáo dục nghề nghiệp thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 được
ứng dụng, hầu hết các chương trình đào tạo sẽ được chuyển qua phương thức đào tạo trực tuyến
(E-Learning) kết hợp ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thực hành, thực tập công việc, thực tập
nghề nghiệp. Quá trình giảng dạy trực tiếp của giảng viên thể chuyển qua quá trình thiết kế bài
giảng trực tuyến ứng dụng những công nghệ tự động, công nghệ số hoá công nghệ thực tế ảo. Quá
trình học tập của người học sẽ chuyển qua quá trình tự học với hệ thống mạng, máy tính khả năng
tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trình độ cao. Học tập trong bối cảnh thực tế áo, người
học không tiếp xúc trực tiếp với giảng viên nhưng có cảm nhận thực sự như tiếp xúc với giảng viên,
không xuống doanh nghiệp nhưng như đang ở doanh nghiệp và được thực hành ở doanh nghiệp.
những quốc gia, những địa phương cách mạng công nghiệp 4.0 được tiếp nhận sẽ
sự xuất hiện của chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giao thông thông minh, kinh tế chia
sẻ, chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu... Chính phủ điện tử chính phủ tăng cường kết nối với
người dân dựa trên nền cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình tiếp xúc giải quyết các nguyện
vọng của người dân, giải quyết các vấn đề phát sinh trở nên nhanh hơn, minh bạch hơn thông qua
sự hỗ trợ của hệ thống mạng quy trình số hoá thông tin, tự động hoá quá trình xử cung cấp
dữ liệu. Chính phủ điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và
các tổ chức khác. Chính phủ điện tử cũng tạo điều kiện để người dân, các tổ chức, doanh nghiệp
giám sát tốt hơn hoạt động của mình. Chính phủ điện tử nhờ ứng dụng cách mạng công nghiệp
và cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao hiệu quả hoạt động quản ở địa
phương, quốc gia.
383
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
2. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Quản trị nhân lực quá trình thiết kế chính sách triển khai các hoạt động chức năng về
thu hút, đào tạo phát triển và duy trì nguồn nhân lực để đạt được hiệu quả tốt nhất cho cả tổ chức
nhân viên. Quản trị nhân lực liên quan đến các chức năng cơ bản về tổ chức bộ máy – phân tích
công việc; hoạch định nguồn nhân lực; tuyển dụng nhân lực; sử dụng nhân lực, lãnh đạo, phân
công, ủy quyền, hỗ trợ, khích lệ, động viên quản hiệu suất công tác; đào tạo phát triển nhân
lực; quản trị thù lao lao động; an toàn và sức khỏe người lao động; quan hệ lao động.
Những thách thức mới trong quản trị nhân lực thời 4.0 được chú ý tới gồm:
Thách thức từ phía người lao động: từ nhân lực chất lượng cao đó là khả năng nhảy việc cao,
nhu cầu thời gian nơi làm việc linh hoạt, nhu cầu cân bằng công viêc cuộc sống; đối với nhân
lực khả năng bị thay thế đó các vấn đề phát sinh mới trong quan hệ lao động, phản ứng từ các
hoạt động cắt giảm nhân sự, rô bốt và tự động hóa sản xuất. “Khi doanh nghiệp triển khai tự động
hóa, bốt thay thế cho con người, dẫn tới giảm nhu cầu nhân lực. Vấn đề này dẫn tới tình trạng sa
thải nhân sự, sa thải không mong đợi sẽ thể dẫn tới đình công, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp” (Senthur Pandian (2018)[5].
Thách thức từ phía doanh nghiệp: Yêu cầu quản lý và định hướng sự thay đổi; Đào tạo nhân
lực cũ cho nhu cầu công việc mới trong bối cảnh 4.0 (năng lực vận hành thiết bị thông minh, năng
lực tiếp cận phân tích hệ thống dữ liệu lớn, năng lực nhận biết nguy đảm bảo an ninh
mạng,..); Yêu cầu tích hợp năng lực quản trị nhân lực và công nghệ thông tin để phục vụ chuyển
đổi thống nhất phương thức, công cụ quản lý trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Thách thức từ bên ngoài: Xung đột các nhu cầu bảo mật thông tin nhân sự nội bộ vấn đề cung
cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu lớn về thị trường lao động theo yêu cầu của Chính phủ; Cạnh tranh
về nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt hơn; Yêu cầu kết nối hệ thống quản trị doanh nghiệp
với quản trị xã hội trong bối cảnh chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và thành phố thông minh.
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến các nghiệp vụ quản trị nhân lực cơ bản:
Hình 1: Đánh giá của Doanh nghiệp Việt Nam về tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 đến thực hiện các nghiệp vụ QTNL
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả thực hiện trong quý 1/2019[1]
384 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Quản lý thông tin & Hoạch định nhân lực: HRIS & E-Planning: Hệ thống thông tin nhân sự được
xây dựng bởi phần mềm quản lý thông tin có phân cấp quyền, cổng truy cập. Nhân sự có thể báo cáo,
cập nhật trực tuyến thông tin bản thân, quản quyền cập nhật, bổ sung, trích báo cáo. Hệ thống
thông tin nhân sự có kết nối, cập nhật, lưu trữ kết quả xử lý các nghiệp vụ đánh giá nhân viên, quản lý
hiệu suất công tác, thù lao lao động, đào tạo nhân lực… sẽ là cơ sở tin cậy để xuất báo cáo cung nhân
lực nội bộ; Hệ thống kết nối dữ liệu lớn, phân tích thị trường lao động và kết nối thông tin chiến lược
kinh doanh cơ sở tin cậy cho báo cáo cầu nhân lực. Hệ thống tự động hóa đề xuất ứng viên nội bộ
trên cơ sở dữ liệu nhân sự cũng sẽ hỗ trợ cho hoạch định các phương án, chính sách nhân sự từng giai
đoạn. Việt Nam, kết quả khảo sát cũng cho thấy: tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến quản
thông tin nhân lực là cao nhất so với các nghiệp vụ khác. Mức độ đánh giá trung bình (Mean) đạt: 4,31
Cao đến Rất cao. Ở cấp độ thấp nhất, các doanh nghiệp sẽ sử dụng Microsoft Excell để quản lý thông
tin nhân sự, phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng các phần mềm tự chế hoặc phần mềm đặt mua ngoài,
phần mềm kế thừa từ hệ thống toàn cầu trong quản thông tin nhân sự (phần mềm quản toàn cầu _
BAAN, phần mềm Vn Resource, Erp..). Đối với công tác hoạch định nhân lực, nhiều doanh nghiệp ở
Việt Nam “chưa ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, chủ yếu dựa vào phân tích số liệu các báo cáo
kỳ trước định hướng sản xuất kinh doanh để dự báo xu hướng lao động”[1].
Tuyển dụng nhân lực: E-Recruitment trên nền tảng xây dựng áp dụng trang web tuyển dụng,
mạng xã hội, kết nối dữ liệu ứng viên... Từ năm 2000, khảo sát của Cober, Doverspike (USA) đã cho
biết tuyển mộ trực tuyến giúp cắt giảm 25% thời gian quy trình thực hiện, tăng số lượng chất lượng
ứng viên, tiếp cận nguồn ứng viên rộng toàn cầu, thiết lập, kết nối và mở rộng nhận diện thương hiệu
tuyển dụng; Năm 2010, kết quả khảo sát của CedarCreston (USA) cho thấy có 75% doanh nghiệp sử
dụng công nghệ hỗ trợ cho tuyển mộ nhân lực. E-Selection: được thực hiện thông qua kiểm tra trắc
nghiệm trên máy tính tự động chấm kết quả, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua hội nghị
truyền hình –video, thẩm tra thông tin dựa trên mạng xã hội, trên kho dữ liệu lớn, dùng thiết bị thông
minh (trí tuệ nhân tạo) để kiểm chứng một số loại năng lực cụ thể ứng viên. Kết quả khảo sát của
Alkhadher (1994) cho biết nhờ E-Selection thời gian thực hiện tuyển chọn thể giảm từ 25% tới
75%[5]. Các doanh nghiệp Việt Nam [1] cho biết họ sẽ tận dụng tối đa các trang mạng hội trong
tuyển dụng (Facebook, Twitter, Linkedin, Zalo, Viber, Instagram …), ngoài ra họ có tiếp cận các dịch
vụ thuê ngoài trong tuyển dụng, các trang tuyển dụng trực tuyến sử dụng các phần mềm hỗ trợ tuyển
dụng (Vietnamworks, careebuilder, Base, Jobhop, Zoho Recruit (https://www.zoho.com).
Hình 2. Các kênh tuyển dụng trực tuyến được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất
Nguồn: Khảo sát nhà tuyển dụng của VietnamWorks[3]