intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Xuân Đỉnh

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Xuân Đỉnh sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Xuân Đỉnh

  1. Trường THPT Xuân Đỉnh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA KHỐI 11. CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO A. Kiến thức: Ankan: công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng. B. Một số bài tập tham khảo I. Bài tập tự luận: Bài 1. a) Viết CTCT các chất có CTPT: C4H10; C5H12 và gọi tên. b) Viết công thức cấu tạo của các chất có tên gọi sau đây: +) 3,3- đimetylpentan +) 2,3-đimetylbutan. Nếu cho mỗi chất trên tham gia phản ứng thế clo (askt) với tỉ lệ mol 1:1 sẽ thu được bao nhiêu sản phẩm monoclo? cho biết sản phẩm chính. Bài 2. Đốt cháy 16,4g hỗn hợp 2 hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 48,4g CO2 và 28,8g H2O. a, Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon. b, Tính % V và % m của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp đầu. Bài 3. Chất A là một ankan thể khí. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít A cần dùng vừa hết 6,0 lít oxi lấy ở cùng điều kiện. a) Xác định công thức phân tử chất A. b) Cho chất A tác dụng với khí clo ở 25oC và có ánh sáng. Hỏi có thể thu được mấy dẫn xuất monoclo của A ? Bài 4. Ankan A khi thế clo (tỷ lệ số mol 1:1, askt) tạo ra sản phẩm hữu cơ B có chứa 45,223% clo về khối lượng. Xác định CTCT và đọc tên của A, B. Bài 5: Hai chất hữu cơ A và B có cùng công thức phân tử C5H12. Khi cho A và B tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thì A chỉ tạo ra một dẫn xuất còn B tạo ra 4 dẫn xuất. Xác định công thức cấu tạo của A, B và viết phương trình phản ứng II. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng phân huỷ. Câu 2: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 . C. CnH2n-2, n≥ 2. D. CnH2n+1, n≥ 1. Câu 3:Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. Câu 5: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là: A. 3,3-đimetylhecxan. C. isopentan. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .1
  2. Trường THPT Xuân Đỉnh B. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3-trimetylpentan Câu 6: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan. C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2,4,4,4-tetrametylbutan. Câu 7: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là: A. 18,52% ; 81,48%. B. 45% ; 55%. C. 28,13% ; 71,87%. D. 25% ; 75%. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là: A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan. Câu 9: Khi tiến hành crakinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là: A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp 2 hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp nhau, sản phẩm cháy từ từ cho qua bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng KOH dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam và bình 2 tăng 22 gam. CTPT và V có giá trị là A. C2H6 và C3H8 ; 6,72 lít . B. CH4 và C2H6 ; 6,72 lít . C. CH4 và C2H6 ; 4,48 lít . D. C2H6 và C3H8 ; 4,48 lít . CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO A. Kiến thức 1. Đồng đẳng, đồng phân, cấu tạo, danh pháp và CT tổng quát của anken, ankađien và ankin. 2. Tính chất (vật lí và hoá học), điều chế và ứng dụng của anken, ankađien và ankin. 3. So sánh cấu tạo và tính chất của hiđrocacbon không no với hiđrocacbon no. Mối quan hệ giữa hiđrocacbon không no và hiđrocacbon no. B. Một số bài tập tham khảo I. Bài tập tự luận: Bài 1. a) Viết các công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10. Gọi tên các đồng phân đó. Cho biết cấu tạo nào có đồng phân hình học ? b) Hiđro hóa hiđrocacbon X (Ni, t0) mạch hở thu được isopentan. Hãy xác định CTCT có thể có của X. Viết PTHH. Bài 2. Cho ba chất khí: but -2-en, propin, butan. Hãy phân biệt ba chất đó bằng phương pháp hoá học. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Bài 3. Trong số các chất sau: metan; but-2-en; axetilen. a) Chất nào làm mất màu dd brom. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. b) Chất nào tác dụng với dd AgNO3/NH3. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. c) Chất nào làm mất màu dd kali pemanganat. Bài 4. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7g. Tính thành phần phần % về thể tích của hai anken ? Bài 5. Cho hỗn hợp X gồm etilen và hiđro có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng ( Hpư = 75%), thu được hỗn hợp Y. Tính tỉ khối của Y so với H 2. Các thể tích đo ở đktc. Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 g một ankadien liên hợp X, thu được 5,6 lít CO 2 (đktc). Khi X cộng H2 tạo thành isopentan. Xác định CTCT và tên của X. Bài 7. Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thấy còn 1,68 lít khí không bị hấp thụ và khối lượng bình đựng dd brom tăng 6,1g. Các thể tích khí đo ở đktc. a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích và khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .2
  3. Trường THPT Xuân Đỉnh Bài 8: Hỗn hợp khí A gồm một ankan và một anken (điều kiện thường ở thể khí). Chia 6,72 lít hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: dẫn qua dung dịch brom dư, thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng. - Phần 2: đốt cháy hoàn toàn thu được 10,08 lít khí CO2. (các khí đo ở đktc) 1. Tìm công thức hai hiđrocacbon 2. Tính thành phần % về thể tích hỗn hợp A. II. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en. Câu 2: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? CH3CH = CH2 (I); CH3CH = CHCl (II); CH3CH = C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V). A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V). Câu 3: Khi cho but-1-en tác dụng với HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3. B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . D. CH3-CH2-CH2-CH2Br. C. 2,3- điclobut-2-en. D. 2,3- đimetylpent-2-en. Câu 4: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là: A. (-CH2=CH2-)n . B. (-CH2-CH2-)n . C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n . Câu 5: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là: A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12. Câu 6: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong hỗn hợp X là: A. 20% B. 50% C. 25% D. 40% Câu 8: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80 C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng o là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 9: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 10: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3) A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 11: Cho phản ứng : C2H2 + H2O  A . Hãy cho biết A là chất nào dưới đây ? A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 12: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .3
  4. Trường THPT Xuân Đỉnh Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là A. có kết tủa đen. B. dung dịch Br2 bị nhạt màu. C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa vàng. Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? A. NH4Cl + NaOH t0 NaCl + NH3 + H2O. B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) t0 NaHSO4 + HCl. C. C2H5OH H2SO4 đ, t0 C2H4 + H2O. D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) CaO, T0 Na2CO3 + CH4. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđocacbon mạch hở liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 44g CO2 và 12,6g H2O. Hai hiđrocacbon đó là: A. C3H8, C4H10 B. C2H4, C3H6 C. C3H4, C4H6 D. C5H8, C6H10 Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn V lít ( đktc) một ankin thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được 45g kết tủa. 1) V có giá trị là: A . 6,72 lít B . 2,24 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít 2) CTPT của ankin là: A . C2H2 B . C3H4 C . C4H6 D . C5H8 Câu 16. Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và môt anken. Cho 1680 ml X lội chậm qua dung dịch Br 2 thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 4g Br2 và còn lại 1120 ml khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 ml X rồi cho sản phảm cháy đi vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12,5g két tủa. CTPT các hiđrocacbon là: A . CH4, C2H4 B . CH4, C3H6 C . C2H6, C2H4 D . C3H8, C3H6 Câu 17. Có bao nhiêu anken ở thể khí (đktc) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 18. Cho 1,12 lít khí (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4 và C2H2 tác dụng với dung dịch brom, lượng brom đã tham gia phản ứng là 11,2g, thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là : A. 60% và 40% B. 55% và 45% C. 59% và 41% D. 70% và 30% Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .4
  5. Trường THPT Xuân Đỉnh Câu 19. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Câu 20. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2. B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2