intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Sinh học 10 ĐỀ SỐ 1 A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Vi sinh vật sau đây trong hoạt động sống tiết ra acid làm giảm độ pH của môi trường là: A. Xạ khuẩn B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn lactic D. Vi khuẩn lưu huỳnh Câu 2: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là : A. Hoá tổng hợp B. Hoá phân li C. Quang tổng hợp D. Quang phân li Câu 3: Thể thực khuẩn là virut có cấu trúc: A. Dạng xoắn B. Dạng khối C. Dạng phối hợp D. Dạng que Câu 4: Môi trường mà thành phần có cả các chất tự nhiên và các chất hóa học: A. Tự nhiên. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Bán tự nhiên. Câu 5: Nhóm virus có khả năng dùng cả hai chu trình tan và tiềm tan trong cùng tế bào vật chủ gọi là: A. Phage ôn hòa B. Virus trung tính C. Virus trung hòa D. Virus độc Câu 6: Thời gian tính từ lúc bắt đâu cho vi sinh vật vào môi trường nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng gọi là: A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừaC. Pha cân bằng D. Pha suy vong Câu 7: Chu trình tan là: A. Lắp nucleic acid vào protein vỏ B. Bơm nucleic acid vào chất tế bào. C. Đưa cả nucleocapsid vào chất tế bào. D. Virus nhân lên và phá vỡ tế bào. Câu 8: Trong công nghiệp sản xuất bột giặt người ta sử dụng một số loại vi sinh vật tạo enzyme. Vậy những vi sinh vật này có đặc tính gì? A. Vi khuẩn ưa acid B. Vi khuẩn ưa base C. Vi khuẩn ưa acid và ưa trung tính D. Vi khuẩn ưa trung tính Câu 9: Nhờ những quá trình nào mà bộ NST đặc trưng của loài hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ? A. Giảm phân B. Thụ tinh C. Nguyên phân D. Cả 3 quá trình Câu 10: Virus nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? A. Thể thực khuẩn B. H5N1 C. HIV D. Virus của E.coli Câu 11: Pha tối quang hợp xảy ra ở: A. Trong chất nền của lục lạp B. Trong các hạt grana C. Ở màng của các túi tilacoid D. Ở trên các lớp màng của lục lạp Câu 12: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là: A. Quang dị dưỡng B. Hoá dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hoá tự dưỡng B. Phần tự luận (7 điểm): Câu 1 (4 điểm): a. Thế nào môi trường nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục? 1
  2. b. Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục? Câu 2 (3 điểm): Ở người cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao? -------------------------------------------------------- Đề số 2 A. Phần trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm vi sinh vật nhân sơ? A. Nấm đơn bào. B. Vi nấm. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn. Câu 2: Phân chia nhân trong quá trình nguyên phân thực chất là A. phân chia các gene nằm ở ti thể. B. phân chia vật chất di truyền DNA và nhiễm sắc thể. C. phân chia các bào quan. D. phân chia vật chất di truyền ở tế bào chất. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình phân bào? A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân. B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động. C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I. D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi. Câu 4: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là A. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang. B. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành. C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể. D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng? A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. B. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được. C. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư D. Virus không thể gây bệnh ung thư. Câu 6: Virus có thể sống kí sinh ở các nhóm sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn. B. Thực vật. C. Động vật. D. Tất cả các nhóm sinh vật trên. Câu 7: Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trong trường hợp này, muỗi vằn được gọi là A. vật chủ. B. phổ vật chủ. C. vật trung gian. D. tác nhân gây bệnh. Câu 8:Ngành nghề nào sau đây có liên quan rất lớn đến công nghệ vi sinh vật? A. Công nghệ thực phẩm.B. Nuôi trồng thủy sản. C. Quản lí đất đai. D. Công nghệ thông tin. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật đối với con người? 2
  3. A. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa. B. Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. C. Vi sinh vật tự dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp. D. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học giúp bảo vệ các đường ống, các thiết bị công nghiệp. Câu 10: Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học chủ yếu nào sau đây? A. Vi sinh vật có sự đa dạng về di truyền. B. Vi sinh vật có phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng. C. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất nhanh. D. Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh. Câu 11: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên? A. Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng. B. Tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng. C. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài đó. D. Ứng dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin. Câu 12: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là A. vi sinh vật có khả năng vận chuyển chất thải, chất độc hại và kim loại nặng xuống tầng sâu của địa chất. B. vi sinh vật có khả năng sinh nhiệt để đốt cháy tất cả các chất thải, chất độc hại và kim loại nặng. C. vi sinh vật có khả năng tạo ra màng sinh học ngăn chặn chất thải, chất độc hại và kim loại nặng gây hại cho môi trường. D. vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng. B. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1 (2 điểm): Nếu đựng sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao? Câu 2 (2 điểm): Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus. Câu 3 (3 điểm): Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích. --------------------------------------------------- 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2