Đề tài nghiên cứu khoa học: Tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm tổ chức khảo sát, phỏng vấn, trao đổi nhằm thu thập dữ liệu, mô tả, phân tích thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV; đề xuất một số biện pháp phát triển tiêu dùng văn hóa của SV và một số gợi ý cho việc dạy học tại ĐHNV dựa trên hiểu biết về tiêu dùng văn hóa của SV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTCT.2022.13 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Hương Hà Nội, tháng 6 năm 2022 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 15 5. Phương pháp nghiên cứu 16 6. Bố cục của đề tài 18 CHƯƠNG 1 19 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU DÙNG VĂN HÓA 19 1.1. Một số khái niệm về tiêu dùng văn hóa 19 1.1.1. Tiêu dùng văn hóa .............................................................................. 19 1.1.2. Nhu cầu tiêu dùng văn hóa ................................................................ 23 1.1.3. Nội dung tiêu dùng văn hóa ............................................................... 24 1.1.4. Phương thức tiêu dùng văn hóa ........................................................ 25 1.1.5. Phương tiện tiêu dùng văn hóa ......................................................... 26 1.2. Đặc điểm tiêu dùng văn hóa 27 1.3. Vai trò của tiêu dùng văn hóa 29 1.3.1. Đáp ứng nhu cầu giải trí .................................................................... 29 1.3.2. Thúc đẩy năng lực thưởng thức nghệ thuật và năng lực sáng tạo.. 31 1.3.3. Định hướng lối sống và kiến tạo bản sắc .......................................... 32 1.3.4. Thúc đẩy quá trình sản xuất văn hóa ................................................ 33 1.4. Các yếu tố tác động đến tiêu dùng văn hóa của sinh viên 34 1.4.1. Bối cảnh toàn cầu hóa ....................................................................... 34 1.4.2. Sự phát triển của internet và truyền thông ....................................... 36 1.4.3. Thị trường sản phẩm văn hóa ........................................................... 38 Tiểu kết chương 1 41 CHƯƠNG 2 43 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN 43 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 43 2.1. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 43 2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ............................................................. 43 2
- 2.1.2. Định hướng nghề nghiệp ................................................................... 45 2.2. Nội dung tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 47 2.2.1. Một số nhận xét chung ....................................................................... 47 2.2.2. Tiêu dùng các sản phẩm điện ảnh ..................................................... 52 2.2.3. Tiêu dùng các sản phẩm âm nhạc ..................................................... 55 2.2.4. Tiêu dùng các sản phẩm sách, báo, tạp chí ...................................... 58 2.2.5. Tiêu dùng các sản phẩm trò chơi điện tử .......................................... 62 2.3. Các phương thức tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 66 2.4. Tiêu dùng văn hóa, thị hiếu và lối sống 68 2.4.1. Tiêu dùng văn hóa: phương thức giải trí phổ biến của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................... 68 2.4.2. Xu hướng tiêu dùng số và sự hình thành thế hệ tiêu dùng mới ...... 70 Tiểu kết chương 2 73 CHƯƠNG 3 75 PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN 75 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆC DẠY HỌC 75 3.1. Phát triển tiêu dùng văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 75 3.1.1. Giáo dục nghệ thuật cho sinh viên .................................................... 75 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở thiết chế văn hóa trong trường học ...... 79 3.1.3. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực số cho sinh viên ........................... 83 3.2. Tiêu dùng văn hóa và một số hàm ý cho việc dạy học 85 3.2.1. Quan tâm đến đời sống tinh thần của người học ............................. 85 3.2.2. Sử dụng các sản phẩm văn hóa trong dạy học ................................. 86 Tiểu kết chương 3 89 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 98 PHỤ LỤC 99 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHNV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội GV Giảng viên SV Sinh viên CLB Câu lạc bộ CTĐT Chương trình đào tạo 4
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Mức sinh hoạt phí hàng tháng của SV Biểu đồ 2 Mức chi cho các sản phẩm văn hóa trong 1 tháng Biểu đồ 3 Tác động của phim ảnh tới SV Biểu đồ 4 Lý do các sản phẩm âm nhạc cuốn hút SV Biểu đồ 5 Tác động của sản phẩm âm nhạc tới SV Biểu đồ 6 Các loại sách SV thường đọc Biểu đồ 7 Sách báo tác động đến SV Biểu đồ 8a, 8b Chơi game tác động tới SV Biểu đồ 9 Lý do trò chơi điện tử hấp dẫn SV Biểu đồ 10 Phương thức tiêu dùng văn hóa của SV Biểu đồ 11 Thời gian SV thường sử dụng các sản phẩm văn hóa 5
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới trẻ nói chung và sinh viên (SV) nói riêng là một đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu bởi đây là thế hệ chủ nhân tương lai, là nguồn lao động chủ chốt của đất nước. Thuộc nhóm xã hội khá đặc biệt, trong độ tuổi thanh xuân, nhiều năng lượng, khát khao sáng tạo và cống hiến, giới trẻ luôn là những người tìm kiếm, khai phá và kiến tạo nên nhiều xu hướng, trào lưu trong đời sống. Đây cũng là giai đoạn được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm tâm sinh lý, định hướng nghề nghiệp, sự chuẩn bị, tích lũy kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm để phục vụ cho công việc, trở thành những công dân độc lập. Bên cạnh hoạt động học tập và nghiên cứu mang tính hướng nghiệp, đời sống tinh thần của SV là một mảnh ghép quan trọng góp phần kiến tạo và định hình nên bản sắc cá nhân. Trong độ tuổi từ 18 - 25, đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, ngoài việc tham gia hoạt động chủ đạo là học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (ĐHNV) còn xoay quanh nhiều nhu cầu, sở thích khác nhau. Cùng với mối quan tâm về ngành học, phương pháp học, rèn luyện kĩ năng mềm, công việc bán thời gian để có thêm thu nhập phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, các mối quan hệ tình bạn, tình yêu,... SV còn thường xuyên tiêu dùng nhiều sản phẩm văn hóa để thư giãn, tăng tính kết nối cùng với bạn bè, để cập nhật xu hướng giải trí mới trong nước và trên thế giới. SV tìm kiếm các sản phẩm văn hóa phù hợp với mình như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, trò chơi điện tử..., chủ động chi trả để sở hữu và thưởng thức cho phù hợp với ngân sách được cung cấp bởi cha mẹ hoặc từ một vài nguồn thu khác đến từ các công việc làm thêm bán thời gian. Thuộc về nhóm chủ thể tiêu dùng khá độc lập, hiện đại, tiêu dùng văn hóa ảnh hưởng tới lối sống, sự định hình nhân cách của SV. Hơn thế, hoạt động tiêu dùng của nhóm xã hội chiếm số lượng đông đảo này cũng đang tác động mạnh mẽ tới quá trình sản xuất sản phẩm văn hóa của các ngành công nghiệp văn hóa - vốn đang vươn lên trở thành ngành trụ cột, mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Các cơ sở giáo dục đại học, ở những mức độ khác nhau, đều quan tâm đến đời sống tinh thần, phát triển tiêu dùng văn hóa cho người học như một phần quan trọng, hướng đến mục tiêu đào tạo con người toàn diện “đức - trí - thể - mĩ”. Tùy thuộc vào đặc thù của ngành học, người học cũng như định hướng đào tạo, mỗi trường sẽ có 6
- những kế hoạch, biện pháp khác nhau để thúc đẩy hoạt động tiêu dùng văn hóa, tạo điều kiện cũng như không gian thuận lợi giúp người học phát huy được năng lực, sở thích của cá nhân. Để có cơ sở cho những giải pháp đó, nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa ở những chiều kích như nhu cầu tiêu dùng, nội dung tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, phương tiện tiêu dùng... là thực sự cần thiết. Một số phản ánh trên các phương tiện truyền thông gần đây cho thấy nhiều hành vi tiêu dùng văn hóa của người trẻ bị đánh giá là lệch lạc, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục truyền thống. Liệu những nhận định đó có hoàn toàn phù hợp khi viết về người trẻ hay chỉ là cách nhìn của người ngoài cuộc với quan điểm, hệ giá trị và gu thẩm mĩ khác và không phản ánh đúng suy nghĩ, lối sống của một thế hệ lớn lên trong một bối cảnh xã hội rất khác với các thế hệ trước đây. Thực tiễn đời sống khẳng định sự cần thiết phải có những khám phá sâu hơn về tiêu dùng văn hóa, vai trò kiến tạo lối sống, bản sắc cá nhân cũng như những yếu tố tác động đến tiêu dùng văn hóa của SV. Thực hiện nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn gần hơn tới nhu cầu, suy nghĩ của sinh viên ĐHNV về tiêu dùng văn hóa, qua đó có thêm một “kênh” để tìm hiểu, khám phá, hiểu sâu hơn về đời sống tinh thần cũng như hình dung một cách tổng thể về đời sống của SV. Dạy học là quá trình tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy giữa người dạy với người học dựa trên những hiểu biết sâu sắc về người học. Ngoài đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các con đường kiến tạo tri thức, định hướng nghề nghiệp,... thì đời sống tinh thần của người học là một nội dung quan trọng mà người dạy cần hiểu rõ. Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV cũng chính là nỗ lực để hiểu về thế giới tinh thần, xu hướng, phong cách, bản sắc của SV trong bối cảnh hiện đại, từ đó có những định hướng và lựa chọn các chiến lược dạy học phù hợp cũng như thiết lập mối quan hệ gần gũi, tiến gần hơn tới sự “thấu cảm“ giữa người dạy và người học. Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài Tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội làm chủ đề nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tiêu dùng là chủ đề được nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau. Ngành kinh tế học quan tâm đến những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng như văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý… để có những hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng nhằm thực hiện chiến lược marketting hiệu quả, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Ngành xã hội 7
- học, vượt ra phạm vi sự hợp lý của quy luật cung - cầu trong ngành kinh tế, coi tiêu dùng là trung tâm của đời sống hàng ngày của mỗi người qua đó phân loại xã hội, làm sáng tỏ tư cách thành viên nhóm, địa vị xã hội. Ngành nghiên cứu văn hóa khám phá các thực hành tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng như một phương cách để con người thời hiện đại kiến tạo ý nghĩa, định vị bản sắc. Nghiên cứu về tiêu dùng nói chung, vì vậy có sự nở rộ, cả trong nước và nước ngoài. Tiêu dùng văn hóa đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự nổi lên của xã hội tiêu dùng do vậy cũng là một dạng thức tiêu dùng gắn với đối tượng là các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa như một phương thức thể hiện bản sắc Tiêu dùng là chủ đề được nghiên cứu khá rộng rãi trong hầu hết các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới. Các nghiên cứu đều thể hiện rõ sự đồng thuận về tầm quan trọng của tiêu dùng trong xã hội hiện đại. Nhiều ý kiến cho rằng đó là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, những ý kiến khác lại xem đó là mối bận tâm cốt lõi của người dân trên toàn thế giới. Các thực hành tiêu dùng nói chung và tiêu dùng văn hóa nói riêng không đơn thuần chỉ thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mà còn là hành vi mang tính biểu tượng, thể hiện và kiến tạo “gu thẩm mĩ”, phong cách và bản sắc. “Taste classifes, and it classifies the classifier” (Thị hiếu phân biệt, và nó phân biệt người phân biệt), “gu khác biệt” hay “thị hiếu khác biệt” (taste of distinction) là luận điểm quan trọng của Pierre Bourdieu (1930-2002) bàn về sự phân biệt thị hiếu dựa trên những khác biệt về nền tảng văn hóa. Pierre Bourdieu được biết đến như một trí thức công có nhiều đóng góp và giữ vị trí đặc biệt trong ngành xã hội học Pháp với những nghiên cứu về vốn văn hóa, vốn xã hội, sự thống trị của nam giới,… Trong cuốn sách Distinction: a social critique of the judgment of taste (1984) (Sự khác biệt: một phê phán xã hội về thị hiếu) khi bàn về vấn đề tiêu dùng, câu hỏi mà Bourdieu đặt ra là kinh tế và xã hội, yếu tố nào quyết định đến thị hiếu của con người, một câu hỏi mà các nhà kinh tế không mấy quan tâm hoặc thường bỏ qua khi mặc nhiên thừa nhận câu trả lời tất nhiên là kinh tế. Tại sao người ta lại lựa chọn thứ này mà không phải thứ khác? Ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu căn bản của con người, còn yếu tố nào chi phối đến các quyết định tiêu dùng? Trong lời mở đầu của cuốn sách, ông viết: “Thị hiếu thẩm mĩ có tính phân biệt, nó phân biệt người phân biệt. Các đối tượng xã hội được phân loại theo sự phân loại của họ, tự phân biệt mình 8
- bằng sự phân biệt họ tạo ra, giữa đẹp và xấu xí, giữa sang trọng và thô tục, qua đó vị thế xã hội của họ được tạo dựng hoặc bị hủy hoại. Những phân tích thống kê cũng thực sự cho thấy điều đó được tìm thấy trong thực tiễn văn hóa cũng như xuất hiện trong thói quen ăn uống” [48]. Bourdieu cho rằng “thị hiếu không phải là một sự tùy tiện, nó dựa trên quyền lực và vị thế xã hội” [48]. Những diễn giải sau đó tác giả tập trung phân tích nét khác biệt của thị hiếu thẩm mĩ hay “gu” thẩm mĩ thể hiện trong sự lựa chọn. Nó cho chúng ta nhận thấy, khẩu vị trong ăn uống hay thị hiếu thẩm mĩ trong việc lựa chọn mỹ phẩm, quần áo, cách thức trang trí nhà cửa… đều là cơ hội để trải nghiệm và khẳng định vị thế của con người trong không gian xã hội, để duy trì một địa vị, một khoảng cách với những đối tượng khác. Thị hiếu hay cách thức tiêu dùng hàng ngày vì vậy chính là một chỉ dẫn để nhận diện và giải mã vị thế xã hội của con người. Sự phân biệt khẩu vị, thị hiếu thẩm mĩ không đơn giản phản ánh một lối sống, cách thức tiêu thụ mà còn là yếu tố hình thành nên vị thế xã hội, ẩn chứa các mối quan hệ về quyền lực. Trong nhiều trường hợp, người ta muốn và lựa chọn những thứ để tỏ ra khác biệt, để tự phân biệt với số đông còn lại, để không giống ai khác. Nó giống như một tín hiệu để định vị mình thuộc nhóm người này chứ nhất định không phải nhóm người kia. Lý thuyết về thị hiếu khác biệt hay “gu khác biệt” (taste of distinction) của Bourdieu đã được nhiều tác giả vận dụng vào thực tiễn tiêu dùng văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu sau này cũng tìm hiểu, xác định địa vị xã hội, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn và thu nhập có liên quan như thế nào đến tiêu dùng văn hóa như Tally Katz Gerro (1999) trong Cultural Consumption and Social Stratification: Leisure Activities, Musical Tastes, and Social Location (Tiêu dùng văn hóa và phân tầng xã hội: hoạt động giải trí, thị hiếu âm nhạc và vị thế xã hội) [54]; Arthur S.Alderson – Azamat Junisbai – Isaac Heacock (2007) với Social status and curtural consumption in the United State (Vị thế xã hội và tiêu dùng văn hóa tại Mỹ) [46]; Erzsebet Bukodi (2007), Social stratification and cultural consumption in Hungary: book readership (Phân tầng xã hội và tiêu dùng văn hóa ở Hungary: độc giả) [49]… Tác giả John Storey (1999), từ góc nhìn của ngành nghiên cứu văn hóa đã xuất bản cuốn Cultural Consumption in Everyday Life (Cultural Studies in Practice) (Tiêu 9
- dùng văn hóa trong đời sống hàng ngày) [51] - một công trình quan trọng về tiêu dùng văn hóa. Nghiên cứu đã phác thảo các quan điểm lý thuyết, nhìn lại các cuộc tranh luận về chủ nghĩa hậu hiện đại, về tiêu dùng và bản sắc, coi tiêu dùng văn hóa là một phần trong cuộc sống hàng ngày, nó có thể nói lên chúng ta là ai hoặc chúng ta muốn trở thành ai. Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa như một giai đoạn của quy trình sáng tạo và phân phối các ngành công nghiệp văn hóa Tiêu dùng văn hóa là một chủ đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu văn hóa nói riêng nhất là trong bối cảnh công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo đang trở thành một trong những ngành kinh tế trụ cột của mỗi quốc gia. Dưới góc nhìn của ngành kinh tế học văn hóa và quản lý văn hóa, nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa đồng nghĩa với việc nghiên cứu một công đoạn quan trọng trong quy trình vận hành của các ngành công nghiệp văn hóa, nhằm phát triển khán giả, thúc đẩy việc sản xuất và tái sản xuất các sản phẩm văn hóa. Sự nổi lên của công nghiệp văn hóa nhấn mạnh vai trò của thị trường văn hóa, nơi các sản phẩm và dịch vụ văn hóa được lưu thông theo nguyên lý cung cầu. Trong thị trường văn hóa, tiêu dùng văn hóa, hay cụ thể hơn là người tiêu dùng văn hóa trở thành một trong 3 trụ cột quan trọng trong mối quan hệ người sản xuất văn hóa - sản phẩm văn hóa - người tiêu dùng văn hóa. Trong cuốn A textbook of cultural economics (Một cuốn sách về kinh tế văn hóa), Ruth Towse (2019) [53] trong chương 6 đã đề cập đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ văn hóa. Về phương diện kinh tế, người tiêu dùng trong trường hợp này là khán giả, du khách, người xem, người đọc… khi họ mua một vé xem phim, tham quan di tích hay mua một cuốn sách. Tác giả cũng đã đề cập và phân tích 2 khía cạnh của việc tiêu dùng các sản phẩm văn hóa: mô hình tiêu dùng được bộc lộ khi người tiêu dùng mua hàng hóa/dịch vụ văn hóa và lý thuyết về nhu cầu để giải thích cách lựa chọn của người tiêu dùng. Chi tiêu của người tiêu dùng trong trường hợp này chính là đem lại nguồn thu cho người sản xuất. Tại Việt Nam, trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 cũng đã xác định phát triển thị trường, nâng cao năng lực hưởng thụ văn hóa của công chúng là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp 10
- văn hóa, trong đó nhấn mạnh: “Từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng”. Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Tác giả Phạm Bích Huyền (2009) trong Giáo trình Các ngành công nghiệp văn hóa [20]; tác giả Lương Hồng Quang (2018) [32] trong cuốn sách chuyên khảo Các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đặt tiêu dùng sản phẩm văn hóa như một giai đoạn của quy trình sản xuất và phân phối của các ngành công nghiệp văn hóa. Các tài liệu này đã chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của tiêu dùng văn hóa so với tiêu dùng sản phẩm vật chất thông thường. Ngoài việc sản phẩm không bị hao mòn về giá trị qua tiêu thụ, các tác giả đều nhấn mạnh tiêu thụ sản phẩm văn hóa mang nặng tính tâm lý hơn là vật lý, ở đó quá trình tiêu thụ sản phẩm văn hóa mang đến những trải nghiệm tinh thần, cảm xúc, rung động, tình cảm cho người tiêu dùng. Đặt trong quy trình vận hành của các ngành công nghiệp văn hóa, tiêu dùng dù là giai đoạn cuối cùng (phát triển ý tưởng – sáng tạo/sản xuất – phân phối – tiêu dùng/bảo quản) nhưng lại là khởi đầu cho một quy trình khác mang tính vòng lặp như vậy, nói cách khác tiêu dùng văn hóa sẽ thúc đẩy sáng tạo văn hóa. Nhấn mạnh vai trò của hoạt động tiêu dùng, các tài liệu cũng đã chỉ ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong chính sách của nhà nước, đó là vừa đầu tư, chú trọng vào hoạt động sản xuất, sáng tạo (bên cung) vừa đồng thời phát triển khán giả - người tiêu dùng (bên cầu). Sản phẩm văn hóa làm ra cuối cùng là phục vụ cho khán giả, hướng tới khán giả, vì thế nhiều nước tập trung nguồn lực để phát triển công chúng có hiểu biết, có nhu cầu hưởng thụ văn hóa và xem đó như là cách để gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất, sáng tạo. Nghiên cứu Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Thanh Thủy (2014) đã đưa ra một số nhóm giải pháp về quản lý nhà nước; cải tổ năng lực sáng tạo, sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa và năng lực vận hành thương mại. Bài viết cũng đề cập tới việc tập trung nâng cao năng lực tiêu dùng, tiếp thu của công chúng đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Theo đó, sự chủ động trong tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp văn hóa phụ thuộc vào năng lực tiếp thu, cảm nhận, sự hiểu biết về văn hóa cũng như thói quen tiêu dùng, tham dự vào các hoạt động văn hóa [38]. Vì thế các chương trình phát triển công chúng, phát triển khán giả nên chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về văn hóa nghệ thuật cũng như 11
- giáo dục tiêu dùng có trách nhiệm. Đây cũng chính là nhóm giải pháp tập trung cho bên “cầu” trong mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ giữa người sản xuất (bên cung) với người tiêu dùng (bên cầu) như đã đề cập đến ở trong các nghiên cứu trước. Trong Hội thảo “Mối quan hệ giữa kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Tiến Mạnh (2013) đã gợi mở nhiều vấn đề tại tham luận “Tiêu dùng văn hóa – một lĩnh vực cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay”. Bài viết đề cập khái quát một số nội dung của tiêu dùng văn hóa đặt trong mối quan hệ với những vấn đề cơ bản của kinh tế văn hóa như: khái niệm tiêu dùng văn hóa, sự phát triển của tiêu dùng văn hóa, đặc điểm tiêu dùng văn hóa, cơ cấu tiêu dùng văn hóa và các xu hướng tiêu dùng văn hóa hiện nay. Cũng đặt trong quy trình sáng tạo, phân phối, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa, tác giả cho rằng tiêu dùng không phải là công đoạn kết thúc của quy trình mà thực chất là sự khởi đầu cho những quy trình tiếp theo, thúc đẩy sự sáng tạo diễn ra không ngừng [27]. Như vậy, kể từ khi công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo được xem là hướng đi mới nhằm khai thác sự sáng tạo, tạo thu nhập và việc làm, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, thì vấn đề tiêu dùng văn hóa cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đa phần các nghiên cứu đều đặt tiêu dùng văn hóa trong quy trình vận hành của các ngành công nghiệp văn hóa, là một trong bốn giai đoạn quan trọng bao gồm: phát triển ý tưởng – sáng tạo/sản xuất – phân phối – tiêu thụ và bảo quản. Dù là giai đoạn cuối trong quy trình nhưng tiêu thụ hay tiêu dùng văn hóa lại là động lực để thúc đẩy việc mở ra những quy trình tiếp theo, tạo ra những vòng lặp liên tiếp với quy mô ngày càng rộng mở hơn. Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa ở những nhóm đối tượng cụ thể Ngoài những vấn đề lý thuyết chung như đã đề cập đến ở trên, một số nghiên cứu tại Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu tiêu dùng văn hóa ở những nhóm đối tượng cụ thể, tại các địa phương cụ thể. Trong bài viết Sử dụng thời gian tự do vào tiêu dùng văn hóa, tác giả Chu Khắc (1983) đã xem tiêu dùng văn hóa trong thời gian tự do là một cách thức để kiến tạo lối sống xã hội chủ nghĩa mà ở đó con người được phát triển toàn diện và hài hòa. Bài viết đã coi “hình thức sử dụng thời gian tự do quan trọng nhất là tham gia các hoạt động văn hóa” [22]. Tuy nhiên các hình thức còn tương đối 12
- hạn hẹp trong điều kiện khó khăn của xã hội lúc bấy giờ, phần lớn chỉ xoay quanh việc đọc báo, xem tivi trong gia đình, xem kịch, ca nhạc hay các hoạt động thể thao, xem triển lãm, đến các bảo tàng. Bài viết cũng đã sơ đồ hóa các yếu tố tác động đến tiêu dùng văn hóa, bao gồm yếu tố bên ngoài (truyền thống gia đình, môi trường sống), yếu tố bên trong (trình độ giáo dục, nghề nghiệp, mức sống, thu nhập) và yếu tố bổ sung (giới tính, tuổi tác) [22]. Thuật ngữ “tiêu dùng văn hóa” chưa được đề cập đến trong bài viết một cách rõ ràng, trực diện mà ngầm ẩn trong các hình thức sử dụng “thời gian tự do”. Trong bối cảnh xã hội còn nhiều khó khăn lúc bấy giờ, việc quan tâm và đề cập đến tiêu dùng văn hóa, thời gian rỗi đã cho thấy ý thức sâu sắc về vai trò của tiêu dùng văn hóa đối với việc xây dựng con người mới, lối sống mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Lê Như Hoa (2001) Tiêu dùng văn hóa trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [14] đặt vấn đề tiêu dùng văn hóa trong bối cảnh mới với nhiều thuận lợi và thách thức. Từ việc nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa của cư dân đô thị và nông thôn ở một số lĩnh vực văn hóa tiêu biểu, đề tài đưa ra những hướng dẫn tiêu dùng văn hóa và những giải pháp giúp cho cơ quan lãnh đạo văn hóa trong việc điều hành tiêu dùng văn hóa. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Thị Thúy Hằng (2015) đề cập đến tiêu dùng văn hóa như một phương diện biểu hiện thực trạng đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án đã nhận diện, mô tả và phân tích về phương tiện tiêu dùng văn hóa, nhu cầu, mức độ, nội dung tiêu dùng văn hóa [12]. Tiêu dùng các sản phẩm văn hóa như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, tạp chí,... có ý nghĩa quan trọng với mọi lứa tuổi trong xã hội. Các nghiên cứu của Đinh Việt Hà như Văn hóa giải trí của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (2017) [6], Một số nội dung nghiên cứu về văn hóa giới trẻ (2018) [7], Hâm mộ thần tượng: một thực hành tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam hiện nay (2020) [8] đã chỉ ra rằng riêng với giới trẻ, tiêu dùng văn hóa vừa là hình thức giải trí tiêu biểu vừa là phương thức để họ tạo dựng và thể hiện bản sắc cá nhân. Việc người trẻ nhanh nhạy tiếp cận với sản phẩm, các trào lưu, xu hướng hay lựa chọn thưởng thức loại sản phẩm văn hóa nào cũng là cách để nói lên cái tôi cá nhân, phong cách và cá tính. 13
- Cũng nghiên cứu về giới trẻ, tác giả Đặng Thị Tuyết (2020) bàn về tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế (qua khảo sát tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại thương). Dưới lăng kính lý thuyết tiếp nhận, mô hình mã hóa/ giải mã (encoding/decoding) của Stuart Hall, luận án sử dụng thuật ngữ “tiếp nhận văn hóa” với nghĩa là “sự lựa chọn có chủ đích của chủ thể (cá nhân, nhóm xã hội) đối với sản phẩm văn hóa thông qua các phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình” [44]. Trên cơ sở khảo sát thực trạng tiếp nhận văn hóa đại chúng của SV đang học tập tại 3 trường đại học (Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), trên 3 phương diện (chủ thể tiếp nhận, nội dung tiếp nhận, phương thức tiếp nhận), trong phạm vi 3 lĩnh vực của văn hóa đại chúng (điện ảnh, âm nhạc, thời trang), luận án đã chỉ ra rằng đây là nhóm đối tượng đang trong quá trình định hướng và hình thành kĩ năng nghề nghiệp, cũng là nhóm nhanh nhạy với công nghệ, được tiếp cận rộng rãi với sự du nhập của các khuynh hướng và ý tưởng mới mẻ từ thế giới. Cũng vì thế, tiếp nhận văn hóa của sinh viên khá đa dạng, bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, có tác động lớn đến đời sống tinh thần như giúp cân bằng cuộc sống, trang bị tri thức, kĩ năng, định hình hệ giá trị. Luận án cũng phân tích 3 khuynh hướng tiếp nhận với những đặc điểm riêng biệt: tiếp nhận thụ động, tiếp nhận phủ định và chiếm số đông nhất là tiếp nhận thương lượng. Với tư cách là những chủ thể năng động, hào hứng với cái mới, SV chủ động lựa chọn, thu nhận, gạn lọc và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận để phù hợp với lứa tuổi và để định hình nên bản sắc cá nhân [44]. Như vậy, có thể thấy các vấn đề lý thuyết về tiêu dùng văn hóa cũng như thực tiễn tiêu dùng văn hóa ở các nhóm đối tượng cụ thể đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khác nhau trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Cho đến nay, đây vẫn là chủ đề đang tiếp tục được khám phá dưới các quan điểm tiếp cận, các đối tượng, các lĩnh vực văn hóa khác nhau. Hơn nữa, bối cảnh xã hội với nhiều thay đổi liên tục tác động, chi phối đến việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương tiện tiêu dùng văn hóa. Sự tác động này tới các nhóm xã hội cũng hoàn toàn theo những cách thức riêng biệt. Do vậy, tiêu dùng văn hóa vẫn luôn là chủ đề mở ngỏ cho các nghiên cứu. Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV đặt ra trong đề tài này không có tham vọng mô tả và phân tích một cách toàn diện các vấn đề về tiêu dùng văn hóa 14
- (các loại sản phẩm/ hàng hóa văn hóa như các chương trình truyền hình, phim ảnh, sách báo, tạp chí, trò chơi điện tử…; các phương tiện phục vụ tiêu dùng văn hóa như ti vi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tai nghe, loa đài…; các thiết chế văn hóa phục vụ hoạt động tiêu dùng như thư viện, rạp chiếu phim, rạp hát, nhà văn hóa, bảo tàng, triển lãm…). Đề tài này chỉ đặt ra vấn đề cơ bản để tìm hiểu là: Tiêu dùng văn hóa của sinh viên ĐHNV hiện nay đang diễn ra như thế nào? Xoay quanh câu hỏi chính này là một số câu hỏi khác như: 1. SV ĐHNV quan tâm và tiêu dùng loại sản phẩm văn hóa nào, sử dụng những phương thức nào để tiêu dùng văn hóa? 2. Tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV phản ánh xu hướng tiêu dùng nào đang diễn ra? 3. Làm thế nào để phát triển tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm pháp triển tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tiêu dùng văn hóa nhằm mang lại cái nhìn khái quát về tiêu dùng văn hóa như khái niệm, nhu cầu, nội dung, phương thức, đặc điểm tiêu dùng văn hóa. Thứ hai, tổ chức khảo sát, phỏng vấn, trao đổi nhằm thu thập dữ liệu, mô tả, phân tích thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV. Thứ ba, đề xuất một số biện pháp phát triển tiêu dùng văn hóa của SV và một số gợi ý cho việc dạy học tại ĐHNV dựa trên hiểu biết về tiêu dùng văn hóa của SV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiêu dùng văn hóa của SV. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 15
- - Đề tài tập trung tìm hiểu tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV ở 4 ngành học: Quản lý văn hóa, Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thông, Quản trị nhân lực. SV được khảo sát bao gồm SV năm thứ nhất đến SV năm thứ tư. - Nội dung tiêu dùng văn hóa được giới hạn trong đề tài này bao gồm: tiêu dùng sách báo, tạp chí; tiêu dùng sản phẩm phim ảnh, tiêu dùng sản phẩm âm nhạc và tiêu dùng các sản phẩm trò chơi điện tử. Các sản phẩm văn hóa mà SV tiêu dùng trong thực tế còn đa dạng, phong phú hơn nhiều, gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, 4 loại sản phẩm được giới hạn trong đề tài là những sản phẩm tương đối “phổ thông”, thu hút sự quan tâm của đại đa số SV nói chung và SV ĐHNV nói riêng. - Thời gian: nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được xác định là một nghiên cứu định tính có sử dụng các phương pháp định lượng trong việc khảo sát và thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích tài liệu: Để làm rõ các vấn vấn đề lý luận về tiêu dùng văn hóa, đề tài sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm tài liệu về tiêu dùng văn hóa đã xuất bản trên tạp chí và sách, các luận án tiến sĩ. Một số tài liệu viết bằng tiếng Anh, còn lại chủ yếu là tiếng Việt. Những nghiên cứu đi trước này đã phác họa và gợi mở nhiều vấn đề về tiêu dùng văn hóa đang diễn ra hiện nay ở các nhóm đối tượng khác nhau. Phân tích nguồn tài liệu thứ cấp cũng được sử dụng để làm cơ sở cho những bình luận về xu hướng tiêu dùng văn hóa của SV. - Phương pháp điều tra xã hội học: để hiểu được thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV, đề tài sử dụng bảng hỏi để khảo sát, theo hình thức khảo sát online qua công cụ google form. Đối tượng khảo sát chính là SV thuộc bốn ngành học: Quản lý văn hóa, Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thông, Quản trị nhân lực. Độ tuổi của SV được khảo sát từ 18-24, bao gồm SV năm thứ nhất đến SV năm thứ tư của các khóa đào tạo được tuyển sinh từ năm 2018 đến năm 2021. Đề tài đã khảo sát 200 sinh viên, cụ thể: TT SV ngành Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Quản trị nhân lực 68 34 16
- 2 Quản lý văn hóa 20 10 3 Văn hóa du lịch 64 32 4 Văn hóa truyền thông 48 24 Số lượng sinh viên năm thứ nhất là 60 SV (30%), năm thứ hai là 41 SV (20.5%), năm thứ ba là 50 SV (25%) và năm thứ tư là 49 SV (24.5%). Tổng số SV nữ được khảo sát là 132 (chiếm 66%), số SV nam là 68 (34%). Thời gian khảo sát từ tháng 11/2021 đến hết tháng 5/2022. Đề tài chọn SV các ngành Quản lý văn hóa, ngành Văn hóa học (chuyên ngành Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thông), Quản trị nhân lực vì những lý do sau: + So với các ngành học khác hiện đang được đào tạo tại trường, các ngành Quản lý văn hóa, ngành Văn hóa học (chuyên ngành Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thông), nội dung đào tạo có những nội dung đặc thù gắn liền với thực tiễn hoạt động văn hóa, ít nhiều đều liên quan đến các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Một số môn học cung cấp cho người học kiến thức về nghệ thuật, rèn luyện khả năng thưởng thức cũng như sáng tạo nghệ thuật, liên quan trực tiếp với việc tiêu dùng văn hóa. SV vì thế sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các sản phẩm văn hóa ở nhiều loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, văn học... Hơn nữa SV các ngành này, về sau thường làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các trung tâm văn hóa, các tổ chức văn hóa nghệ thuật… do vậy tiêu dùng văn hóa khi là SV sẽ góp phần làm dày thêm vốn hiểu biết trong lĩnh vực công tác sau này. + Ngành Quản trị nhân lực với đặc trưng là thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý, không có nhiều học phần về văn hóa nghệ thuật trong CTĐT được lựa chọn để khảo sát nhằm mang lại cái nhìn khái quát về tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV cũng như để so sánh với mức độ tiêu dùng văn hóa của các nhóm ngành liên quan đến văn hóa. Đây là ngành học mà SV được đánh giá là khá năng động, có kiến thức nền tảng tốt, sáng tạo, thích ứng cao với bối cảnh. Phương pháp điều tra xã hội học có ưu điểm là cung cấp một cái nhìn trên diện rộng về tiêu dùng văn hóa tuy nhiên lại chưa khai thác và thể hiện được hết những câu chuyện cá nhân về sở thích, xu hướng, gu thẩm mĩ của người học. - Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc: được sử dụng để bổ khuyết cho những hạn chế trên nhằm tìm hiểu và khai thác kĩ hơn nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư 17
- của người học khi tiêu dùng các sản phẩm văn hóa. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu với các SV. Các cuộc phỏng vấn dưới dạng cuộc trò chuyện cá nhân, SV có thể thoải mái, dễ dàng chia sẻ. Hơn nữa, với vai trò là cố vấn học tập, giảng viên dạy một số học phần cơ sở ngành và chuyên ngành của các ngành học trên, người nghiên cứu đã có nhiều cơ hội được tiếp xúc và chia sẻ với SV. Sự gần gũi này mang đến nhiều thuận lợi, thiết lập được sự tin cậy và cởi mở để SV có thể chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện cá nhân liên quan đến tiêu dùng văn hóa. - Phương pháp thảo luận nhóm: đề tài đã tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 SV. Trong các cuộc thảo luận nhóm, SV tương tác khá tốt, cởi mở và chia sẻ nhiều thông tin về tiêu dùng văn hóa của cá nhân. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu dùng văn hóa Chương 2: Thực trạng tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Phát triển tiêu dùng văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số hàm ý cho việc dạy học 18
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU DÙNG VĂN HÓA 1.1. Một số khái niệm về tiêu dùng văn hóa 1.1.1. Tiêu dùng văn hóa Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Ngôn ngữ học giải thích “tiêu dùng” là sử dụng của cải vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống [45]. Chữ “tiêu thụ” đôi khi cũng được dùng thay thế với nghĩa sử dụng cái gì vào việc gì (ngoài một nghĩa khác để chỉ việc hàng hóa được bán ra thị trường). Tiêu dùng được hình thành từ quyết định mua của người tiêu dùng để sở hữu sản phẩm và là hành vi hướng đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Theo nghĩa chung nhất thì tiêu dùng là việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là từ để chỉ các cá nhân/ hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống. Từ góc độ kinh tế học, tiêu dùng gắn với sự sở hữu, đáp ứng nhu cầu, là một phần trong quy trình sản xuất - phân phối - bảo quản - tiêu dùng của các ngành công nghiệp. Tiêu dùng dù là giai đoạn cuối cùng của một quy trình này nhưng lại cũng là khởi đầu cho một quy trình vận hành tiếp sau, chính vì vậy, tiêu dùng là động lực cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất. Cũng cần nói rõ thêm về nội hàm của chữ “nhu cầu”. Nhu cầu được hiểu là thứ tồn tại hiển nhiên đối với con người mà khi thỏa mãn nó khiến con người có cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Ngược lại, nhu cầu khi không được đáp ứng sẽ tạo nên trạng thái buồn bã, đau đớn, bí bách, khó chịu. Con người có các nhu cầu về tâm lý, sinh lý, văn hóa và xã hội khác nhau. Tất cả các hoạt động nhằm đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào trong số này đều được coi là tiêu dùng. Tuy nhiên về sau, các nghiên cứu từ góc nhìn xã hội học, nghiên cứu văn hóa, đặt trong bối cảnh sự phát triển của tiêu dùng đại chúng (mass consumtion), chuyển đổi từ tiêu dùng quý tộc sang tiêu dùng hàng loạt đều coi tiêu dùng là một phần quan trọng của đời sống. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn là sự đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu. Tiêu dùng còn có ý nghĩa biểu tượng, qua tiêu dùng để phân biệt mình với người khác, nhóm người khác, thể hiện vị thế, đẳng cấp xã hội, góp phần hình thành bản sắc cá nhân, bản sắc xã hội. 19
- Tiêu dùng được xem là một hoạt động căn bản của con người, tồn tại song hành cùng với nhiều hoạt động khác của con người. Tuy vậy các thuật ngữ “xã hội tiêu dùng”, “tiêu dùng đại chúng” hay “tiêu dùng văn hóa” lại được xuất hiện trong những bối cảnh cụ thể. Manh nha của xã hội tiêu dùng được cho là xuất hiện từ thế kỉ 17 [31] và trở nên phổ biến ở thế kỉ 20 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng. Với sự hậu thuẫn cực kì mạnh mẽ của công nghệ, sản xuất theo dây chuyền đã tạo ra hàng loạt hàng hóa giá rẻ để đại chúng có thể tiếp cận. Chủ nghĩa tư bản cùng đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất và người tiêu dùng bằng động cơ lợi nhuận, bằng tài sản cá nhân, chủ quyền của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được đặt ở vị trí tối thượng. Việc sản xuất cái gì, như thế nào đều bị chi phối và cũng để phục vụ cho nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và cuối cùng là hướng đến tối đa hóa lợi nhuận. Bối cảnh xã hội tư bản, vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa tiêu dùng và hiện tượng tiêu dùng hàng loạt. Khái niệm “tiêu dùng văn hóa” được nói đến nhiều trong bối cảnh đó, nhất là khi văn hóa đại chúng được hình thành, công nghiệp văn hóa phát triển tạo ra sản phẩm văn hóa hàng loạt, phổ biến trên phạm vi rộng rãi. Văn hóa đại chúng ra đời dựa trên 2 tiền đề quan trọng: sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông cũng như sự hình thành của nền sản xuất đại công nghiệp. Sản phẩm văn hóa cũng giống như sản phẩm thông thường khác ở điểm đều là kết quả của quá trình sản xuất, tuy nhiên đây là loại sản phẩm đặc biệt vì chứa đựng giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu tượng. Trong khi sản phẩm thông thường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vật chất thì sản phẩm văn hóa hướng tới thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho con người. Sản phẩm thông thường có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong khi sản phẩm văn hóa còn có giá trị biểu tượng, chứa đựng ý tưởng, góp phần kiến tạo lối sống và bản sắc cá nhân. Sản phẩm văn hóa mang tính phi vật thể. Dù tồn tại dưới vỏ vật chất nhất định (tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng cuốn sách, tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng cuốn phim, tác phẩm hội họa hiện hữu trong một khung tranh…) tuy nhiên khi tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, khán giả có thể có hoặc không sở hữu một vật thể vật chất mà quan trọng nhất là được “sở hữu” nội dung, ý tưởng, thông điệp, tình cảm… của tác phẩm. Hơn nữa nếu như các sản phẩm hàng hóa thông thường thể hiện rõ tính hữu ích (sử dụng cho một mục đích cụ thể, như ô tô để phục vụ mục đích di chuyển, áo quần để mặc, tủ lạnh để lưu trữ thức ăn…) thì sản phẩm văn hóa lại khó đánh giá, đo đếm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5308 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1034 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 699 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 270 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 132 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn