intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nói chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi "

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

143
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển kinh tế ở mỗi nước là kết quả của việc sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý các nguồn nhân tài – vật lực và tài nguyên thiên nhiên trong chủ đề của đạI hội 9 nêu rõ :"Phát huy sức mạnh toàn dân tộc tiếp tục đổi mới,đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa va phát triển kinh tế xã hội đưa nhiệm vụ CNH-HĐH là nhiệm vụ hang đầu , đó là một phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội trong giai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nói chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi "

  1. TIỂU LUẬN NÓI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ CON DAO HAI LƯỠI
  2. “Chuyển giao công nghệ…” NÓI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ CON DAO HAI LƯỠI LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế ở mỗi nước là kết quả của việc sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý các nguồn nhân tài – vật lực và tài nguyên thiên nhiên trong chủ đề của đạI hội 9 nêu rõ :"Phát huy sức mạnh toàn dân tộc tiếp tục đổi mới,đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa va phát triển kinh tế xã hội đưa nhiệm vụ CNH-HĐH là nhiệm vụ hang đầu , đó là một phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết nhiệm vụ này không thể thiếu vai trò của công nghệ như là một phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành hàng hoá tiêu dùng và các yếu tố sản xuất có giá trị. Trước kia trong nền kinh tế quan liêu bao cấp công nghệ đưa vào nước ta chủ yếu bằng con đường viện trợ không hoàn lại trên tinh thần giúp đỡ ít dựa vào cơ sở thương mại công nghệ. Với tâm lý và quản lý của nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và lạc hậu chúng ta đón nhận công nghệ một cách máy móc thụ động. Nhiều công nghệ chỉ vì họ cho mà ta nhận thiếu sự tìm hiểu và điều tra, thiếu tính toán phân tích, thiếu cân nhắc chọn lọc, thiếu chú ý tới mục tiêu và hiệu quả.Chúng ta nghĩ rằng cứ có công nghệ mới(so với chúng ta) là được Hậu quả để lại là tồn tại một nền sản xuất với công nghệ đa dạng nhưng không đồng bộ, có tính chất chắp vá mà không có tính chiến lược, mặt khác đa số công nghệ nhập 1
  3. “Chuyển giao công nghệ…” là lạc hậu,xản xuất ra hàng hoá không có tính cạnh tranh,xản phẩm làm ra ngày càng khó tiêu thụ . Thời gian gần đây do chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, mặt khác đòi hỏi thị trường về thị hiếu, sở thích, chất lượng, chủng loại, giá cả luôn biến động trong bối cảnh hàng nhập theo con đường chính tắc và nhập lậu tràn lan nên càng đòi hỏi sự đổi mới về công nghệ. Tuy nhiên trong chuyển giao công nghệ có tính hai mặt, nhà nước phải có sự quản lý và điều chỉnh hợp lý phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó. Vì vậy có thể nói chuển giao công nghệ là con dao hai lưỡi Nội dung bài viết gồm: - Chuyển giao công nghệ và mặt tích cực của nó - Mặt trái của chuyển giao công nghệ và giải pháp Em xin phân tích một vài những nhận xét về vấn đề này 2
  4. “Chuyển giao công nghệ…” NỘI DUNG I - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ CÁC MẶT TÍCH CỰC Chuyển giao công nghệ được hiểu là quá trình truyền bá công nghệ từ nước này sang nước khác ngoài nước sản sinh ra nó hay nói cách khác đó là quá trình chuyển và nhận công nghệ qua biên giới quốc gia. Trong đó bao gồm: truyền bá tài liệu chuyên môn nghiệp vụ liên quan, toàn bộ thông tin đặc biệt là bí quyết liên quan, máy móc trang thiết bị, kinh nghiệm trong việc tổ chức khai thác điều hành và quản lý công nghệ. Trên thế giới có hai thái cực đối lập nhau, một bên là các nước phát triển nơi trình độ khoa học phát triển rực rỡ có nhiều công nghệ đã được áp dụng và khai thác, đến giai đoạn và thời điểm nhất định nó đã trở nên lỗi thời, lạc hậu; một bên là các nước đang phát triển có trình độ khoa học phát triển ở mức thấp, họ rất cần đến công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt của đời sống kinh tế xã hội, để phát triển và tăng trưởng bền vững. Do đó, luồng chuyển giao công nghệ chủ yếu hiện nay là từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Cụ thể là: Đối với bên công nghệ chuyển giao do có công nghệ chuyển giao mà hoàn thiện công nghệ bởi môi trường ở các nước được chuyển giao như dân trí, trình độ, điều kiện tự nhiên… làm bộc lộ yếu kém cả về phương pháp, nguyên tắc, nguyên lý công nghệ lẫn máy móc trang thiết bị công nghệ. Đó là cơ hội để tích cực đầu tư nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đó, mở rộng chuyển giao sang 3
  5. “Chuyển giao công nghệ…” các nước láng giềng. Hơn nữa do có chuyển giao công nghệ mà các nước phát triển có được nguồn thu nhập lớn đó là khoản thu trực tiếp từ việc bán công nghệ và khoản thu gián tiếp ,lâu dàI như:bí quyết ,thông tin ,tàI liệu ,phụ tùng thay thế ,bao tiêu sản phẩm. Chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho các nước phát triển mở rộng thị trường, mở rộng được khu vực ảnh hưởng mà bằng các biện pháp khác như: bao vây, cấm vận, chính trị, quân sự đều không thực hiện được. Hơn nữa các nước phát triển có khả năng độc quyền thị trường ở các nước nhận công nghệ, tận dụng được nguồn tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt ở các nước này và có thể tận dụng được những điều khoản có lợi trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Mặt khác nhờ nhung lợi nhuận thu được ma phía chuyển giao có cơ hội để hoàn thiện công nghệ hoặc sản xát công nghệ mới. Về phía bên tiếp nhận do tiếp nhận công nghệ mà đốt cháy được giai đoạn vì thế trong thời điểm này phải có sự tiếp thu nhanh chóng những thành công và hạn chế thất bại tiếp thu có phê phán, tránh tiếp thu một cách ồ ạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Tiếp thu được nhưng thanh công và tránh được những thất b ạI Mặt khác, tiếp nhận công nghệ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế ngành công nghệ cao sẽ thay thế các ngành nghề truyền thống hao phí nhiều vật tư sức lao động ở các nước 4
  6. “Chuyển giao công nghệ…” nhận chuyển giao. Hơn nữa nó tạo ra năng suất lao động cao hơn cùng với sự phong phú về chủng loại sản phẩm tiện ích cho quá trình sủ dụng trở thành vũ khí cạnh tranh của các nền kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Có đIều kiện giao lưu lam ăn với đối tác có kinh nghiệm.Có khả năng và khai thác chế biến tàI nguyên,tăng xuất khẩu,tăng giá trị lao động,đổi mới cơ cấu kinh tế,tạo việc làm,giảI quyết vấn đề thất nghiệp.Công nghệ được tiếp nhận còn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Quốc gia tiếp nhận công nghệ có điều kiện tiếp xúc với nền khoa học hiện đại, học hỏi được các kinh nghiệm của bên đối tác và mở rộng thị trường đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển.Đồng thời nó sẽ hỗ trợ hệ thống chính trị,văn hoá,pháp luật,tiền tệ.Qua đó tạo đIều kiện CNH-HĐH,dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. II.MẶT TRÁI CỦA CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Bên cạnh những mặt tích cực chuyển giao công nghệ cũng đem đến những mặt không thuận lợi cho các bên tham gia chuyển giao. Các nước chuyển giao công nghệ sẽ có nguy cơ mất vị trí dẫn đầu về khoa học công nghệ dẫn tới mất vị trí dẫn đâù vế thương mại và thị trường do sản phẩm ở các nước khác có thể cạnh tranh thậm chí nổi trội hơn về chất lượng công dụng ..chuyển giao công nghệ vô hình chung đã tạo ra những đối thủ 5
  7. “Chuyển giao công nghệ…” cạnh tranh mới làm mất đi vị thế độc quyền của các nước có công nghệ chuyển giao trên thị trường quốc tế. Nguy cơ lớn nhất đối với các nước có công nghệ được chuyển giao là có thể bị mất đi những cán bộ kỹ thuật, những chuyên gia giỏi của mình. NgoàI ra còn chịu các rủi do bất khả kháng như:vấn đề về chính trị,những chính sách pháp luật và nhưng vấn đề khác cần phảI cỏ trong quá trình chuyển giao. Phía các nước tiếp nhận công nghệ (các nước đang phát triển ) đang bị phụ thuộc nặng nề về công nghệ do chính sách của các nước phát triển. Các nước phát triển chỉ chuyển giao sang các nước đang phát triển những công nghệ có giá trị gia tăng thấp và cần nhiều lao động, những công nghệ hoặc không còn phù hợp do ô nhiễm môi trường hoặc không còn phù hợp. Họ còn tạo ra sự phụ thuộc kinh tế một cách tinh vi hơn từ tiêu dùng đến công nghệ rồi chuyển sang sự phụ thuộc về thông tin, bòn rút tài nguyên từ ở các nước đang phát triển thông qua các ngành công nghiệp dễ làm và giá chuyển giao không trung thực. Điều này dẫn đến sự lệ thộc về kĩ thuật, tài chính dẫn đến sự lệ thuộc về văn hoá-xã hộivà các mặt khác ở các nước tiếp nhận công nghệ đối với các nước có công nghệ chuyển giao. Mặt khác các nước phát triển tiến hành xây dựng các xí nghiệp với quy trình không hoàn chỉnh ở các nước đang phát triển khác nhau để duy trì ưu thế công nghệ, chuyển giao công nghệ không đầy đủ tạo ra sụ cạnh tranh giã các nước đang phát triển thông qua cơ chế đầu tư nhằm tạo lơị thế về đầu tư và chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển 6
  8. “Chuyển giao công nghệ…” buộc phải thoả hiệp với các nước phát triển để nhận đầu tư với những bất lợi về nhiều mặt như: giá nhân công rẻ mạt, đặc quyền cho bên nước ngoài, giảm thuế để tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, các nước phát triển còn tìm mọi cách để ngăn chặn các khả năng phát triển công nghệ nội sinh của các nước đang phát triển bằng cách tạo ra các nhu cầu về nhập công nghệ làm nản chí các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, triển khai của các nước đang phát triển và lái các nhà đầu tư trong nước đi theo hướng nhập khẩu, tiếp nhận công nghệ để gia công sản xuất và xuất khẩu những nguyên liệu thô sang các nước có công nghệ cao hơn. Các nước đang phát triển nếu như tiếp nhận công nghệ không tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng thì sẽ có nguy cơ tiếp nhận những công nghệ không phù hợp gây nên sự lãng phí rất lớn về sức người, sức của, thậm chí còn làm xói mòn niềm tin. Tiếp nhận công nghệ con gây nên sự phát triển không hài hoà cân đối giữa các vùng, khu vực kinh tế địa lý tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta không thể không xét đến những khía cạnh khác như:tạo nên sự đột biến ở một khu vực,khu vực kinh tế địa lýmà có thể nhà nước mất quyền kiểm soát,tạo khoảng cách giàu nghèo,không hàI hoà,cân đối giữa các khu vực địa lý kinh tế do 7
  9. “Chuyển giao công nghệ…” đó tạo mâu thuẫn trong nội bộ người dân.Việc chuyển giao còn phảI tính đến những vấn đề về khí hậu thời tiết,khu vực địa lý,đến trình độ dân trí của bên được chuyển giao ,về khả năng quản lý cũng như khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật. III.Ví dụ ở địa phương để minh hoạ quan đIểm nêu trên. Nhờ chuyển giao công nghệ từ chính phủ Pháp,một nhà máy xi măng với công suất lớn đã được xây dựng năm 1995 tạI Hà nam đó là nhà máy ximăng Bút sơn.Công nghệ sản xuất xi măng hiện đạI nhất Việt nam lúc bấy giờ vì vậy đem lạI rất nhiều lợi ích cho người dân như:giảI quyết viêc làm cho,nâng cao đời sống người dân ở một vùng nghèo. Những thành công của nhà máy dựa trên các yếu tố :Nhập được công nghệ mới,khai thác được nguồn tàI nguyên có sẵn,khai thác được nguồn lao động rẻ ,dư thừa,sản phẩm làm ra trong thời đIểm nhu cầu thị trường rất lớn. 8
  10. “Chuyển giao công nghệ…” KẾT LUẬN Trong bất cứ lĩnh vực nào từ công,nông,lâm,ngư nghiệp, vấn đề đổi mới và chuyển giao công nghệ đều hết sức cần thiết và quan trọng với công cuộc xây dựng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Song không phải lúc nào chúng ta cũng tiếp nhận được những công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao,phù với trình độ công nghệ của quốc gia. Trái lại, nhiều khi do chủ quan hoặc do thiếu trình độ hiểu biết ta đã tiếp nhận về những công nghệ không những đã quá cũ kỹ lỗi thời mà còn gây ra những hậu quả khác như tốn kém tiền của, thậm chí còn gây ra ô nhiễm môi trường. Điều đó đã gây ra sự tổn hại về tiền của Nhà nước, sự mất lòng tin của nhân dân . Không phủ nhận ưu điểm của chuyển giao công nghệ nhưng cũng không thể bỏ qua những nhược điểm của hoạt động này. Đối với đất nước Việt nam ta cũng như các nước đang phát triển khác do còn hạn chế về điều kiện kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật nên càng cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng khi quyết định tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Phải thấy rằng hoạt động chuyển giao công nghệ là một hoạt động phức tạp, không hề đơn giản dễ dàng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy ta có thể khẳng định một điều rằng .Chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2