intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân" cung cấp và phân tích các thành phần hóa thực vật và giá trị dược lý của các loại dược liệu được sử dụng để giảm cân như: Cây chó đẻ, lá bạc hà, lá sen,.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC -----  ----- ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG GIẢM CÂN MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Sinh viên thực hiện: Nhóm 5 – Lớp Dược 3 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi Hà Nội, 2022
  2. MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG GIẢM CÂN Nhóm 5 Mai Nhật Nam 19100164 Hồ Anh 19100107 Nhan Thị Thu Chang 19100113 Lê Hồng Thanh 19100182 Lưu Hoài thu 19100188 Đinh Đức Mạnh 19100161 Kiều Ngọc Khiêm 19100148 Đặng Trường Giang 19100121 Lâm Đức Hiếu 19100132
  3. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................5 1. Nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam ................5 2. Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam.................5 3. Nhu cầu sử dụng Đông y để giảm cân .............................................6 4. Tình hình nghiên cứu các cây thuốc có tác dụng giảm cân ..........7 5. Một số cây thuốc có tác dụng giảm cân ở Việt Nam ......................8 II. TỔNG QUAN ......................................................................................9 1. Cây chó đẻ ..........................................................................................9 1.1. Về thực vật.....................................................................................9 1.2. Về hóa học ...................................................................................10 1.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................11 1.4. Sản phẩm .....................................................................................12 2. Lá bạc hà ..........................................................................................13 2.1. Về thực vật...................................................................................13 2.2. Về hóa học ...................................................................................14 2.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................15 2.4. Sản phẩm .....................................................................................16 3. Lá sen ................................................................................................17 3.1. Về thực vật...................................................................................17 3.2. Về hóa học ...................................................................................19 3.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................19 3.4. Sản phẩm .....................................................................................20
  4. 4. Lá tía tô .............................................................................................21 4.1. Về thực vật...................................................................................21 4.2. Về hóa học ...................................................................................22 4.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................23 4.4. Sản phẩm .....................................................................................24 5. Rau má ..............................................................................................25 5.1. Về thực vật...................................................................................25 5.2. Về hóa học ...................................................................................26 5.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................27 5.4. Sản phẩm .....................................................................................28 6. Trà xanh ...........................................................................................30 6.1. Về thực vật...................................................................................30 6.2. Về hóa học ...................................................................................31 6.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................32 6.4. Sản phẩm .....................................................................................33 7. Hoa dâm bụt.....................................................................................34 7.1. Về thực vật...................................................................................34 7.2. Về hóa học ...................................................................................35 7.3. Về tác dụng sinh học ...................................................................36 7.4. Sản phẩm .....................................................................................37 CHÚ THÍCH...........................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................41
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam  Trên thế giới: - Ngày nay, ước lượng có khoảng 35000 – 70000 loài trong số 250000 – 300000 loài cây có được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nới trên thế giới. - Trong đó, Trung Quốc có trên 10000 loài, Ấn Độ có khoảng 7500 loài, Indonesia có khoảng 7500 loài, Malaysia có khoảng 2000 loài, Nepal có hơn 700 loài, Sri Lanka có khoảng 550 - 700 loài.  Ở Việt Nam: - Theo ước tính, Việt Nam có khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4 – 5% tổng số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đa biết ở châu Á. - Trong đó, có khoảng 4000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các cây thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam. 2. Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam - Kể từ năm 1975 khi thế giới có 13% người lớn bị béo phì thì con số này đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian gần đây. - Tình trạng béo phì đang tăng nhanh tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Song nếu tính trên tổng dân số thì tỷ lệ béo phì ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều các nước trong khu vực. 5
  6. - Theo dữ liệu được thu thập gần đây nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO ngày 26/3/2020, hiện đang có 1,9 tỷ người trên khắp thế giới đang ở trong tình trạng thừa cân, trong đó bao gồm 650 triệu người bị béo phì. - Theo WHO, đảo quốc Nauru hiện đang có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới với 61%. Nguyên nhân chính được cho là đến từ chính chế độ ăn uống của người dân nơi đây khi các món chủ yếu là mì, gạo và soda. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế bị suy thoái cũng khiến cho mọi người khó tiếp cận với các loại thực phẩm lành mạnh hơn. - Trái ngược với Nauru thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới với 2,1%. Song nước ta lại đang có một lượng lớn công dân ở trong tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu cân. Vì thế để con số này trở nên ý nghĩa hơn, Việt Nam đang phải tìm cách vừa làm giảm sự gia tăng số người béo phì và cũng phải giảm số người bị suy dinh dưỡng. - Theo báo cáo của Fitch Solutions Macro Research thì dù tỷ lệ béo phì ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới nhưng số người béo phì lại tăng nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây (tính đến 18/1/2021). Với mức tăng lên đến 38%, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về gia tăng lượng người béo phì, theo sau là Indonesia với 33%. 3. Nhu cầu sử dụng Đông y để giảm cân - Ngày nay, do điều kiện sống trên thế giới được cải thiện, mọi người tăng cường tiêu thụ đồ ăn dẫn đến tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh. Từ đó, nhu cầu giảm cân được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. - Với tỉ lệ người béo phì tăng rất nhanh trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Theo Khảo sát về chế độ giảm cân của người Việt (6/2015) trên trang qandme.net: 6
  7. + 79% người Việt quan tâm đến hình dáng cơ thể của họ và 53% nghĩ rằng họ hơi mập. + 5% người có kinh nghiệm trong việc giảm cân + 3-5 là số kí phổ biến nhất mà họ đã giảm + Bụng là phần mà mọi người muốn giảm nhất + Đàn ông Việt Nam giảm cân bằng cách tập thể dục trong khi phụ nữ VIệt Nam giảm cân bằng cách quản lý chế độ ăn uống. - Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những thuốc Tân dược và thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cân vẫn còn nhiều tác dụng phụ hoặc tác dụng rất ít, không đáng kể. Do đó, người ta dần chuyển sang phương pháp Đông y là dùng những cây thuốc trong tự nhiên, những bài truyền cổ truyền của dân tộc để giảm cân. 4. Tình hình nghiên cứu các cây thuốc có tác dụng giảm cân - Nắm bắt xu thế của thị trường, các công ty dược lớn trên thế giới đã và đang thực hiện các nghiên cứu về các cây thuốc, dược liệu có tác dụng giảm để cho ra đời những sản phẩm giảm cân có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và tác dụng tốt với mọi người. - Việt Nam chúng ta vẫn chưa tự sản xuất được những sản phẩm giảm cân có nguồn gốc thiên nhiên. Do đó, người dân vẫn thường sử dụng những bài thuốc cổ truyền của dân tộc để giảm cân. Đó là sử dụng những cây thuốc, dược liệu quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày mà chúng ta có thể dễ dàng tìm gặp. 7
  8. 5. Một số cây thuốc có tác dụng giảm cân ở Việt Nam (1) Cây chó đẻ: Cây chó đẻ là một trong những loại thuốc “đa năng” không những giúp chúng ta giảm cân mà còn có thể điều trị bệnh mỡ máu cao hay bệnh gan nhiễm mỡ. (2) Lá bạc hà: Lá bạc hà có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ nên có lợi trong việc kiểm soát cân nặng. (3) Lá sen: Lá sen chứa các thành phần chất xơ và vitamin làm giảm lượng cholesterol nhanh chóng, giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa dưới da. (4) Lá tía tô: Lá tía tô chứa nhiều chất xơ cùng các tinh dầu thiên nhiên, giúp đào thải độc tố trong cơ thể và làm săn chắc các vùng có mỡ thừa như eo, bắp tay, bắp chân,.... Theo Đông y, tía tô cũng là “kẻ thù” của mỡ thừa vì nó có thể hóa mỡ thừa dạng rắn thành lỏng nhờ tính ấm nóng của mình. (5) Rau má: Rau má có tác dụng giảm cân cực kỳ hiệu quả do các vitamin B, C, K có trong cây rau má có tác dụng giúp giảm căng thẳng, ức chế việc thèm ăn của bạn. Rau má còn có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, giúp giải độc cho gan. (6) Trà xanh: Trà xanh có chứa catechin là 1 chất chống oxy hóa. Điều này giúp đẩy nhanh được quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể ngăn được quá trình tích lũy mỡ thừa cũng như sản sinh nhiệt lượng đốt cháy mỡ. (7) Hoa dâm bụt: Cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, flavonoid, khoáng chất. Lượng chất chống oxy hóa cao thúc đẩy trao đổi chất nên dâm bụt có lợi cho việc giảm cân. Ngoài ra, cây còn làm giảm hấp thu chất béo và carbohydrat, thích hợp cho người muốn giảm cân. 8
  9. II. TỔNG QUAN 1. Cây chó đẻ 1.1. Về thực vật  Tên gọi: - Tên khoa học: Phyllanthus urinaria - Tên thường gọi: chó đẻ răng cưa, cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. - Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. - Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn)  Đặc điểm thực vật: - Diệp hạ châu là loài cây thân thảo, cao 20 – 30cm, đôi khi có thể phát triển đến 60 – 70cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi. - Lá Diệp hạ châu hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3 – 4mm, dài 1 – 1,5cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn. - Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành. - Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh. - Mùa hoa nở thường vào tháng 4 – 6; và cho quả vào tháng 7 – 9.  Phân bố: 9
  10. - Chi: Phyllanthus (ước tính chi này có tới 750 loài đến 1200 loài) - Chi Phyllanthus L. có nhiều loài, gồm những các cây bụi hay gỗ nhỏ đến cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á như Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Nam Trung Quốc. - Ở Việt Nam, có khoảng 40 loài thuộc chi này, trong đó 2 loài Phyllanthus niruri L. và P. urinaria L. có hình dáng tương tự giống nhau, sinh trưởng ở khắp nơi trừ những vùng núi cao có nhiệt độ thấp. - Diệp hạ châu là cây ưa sáng và ưa ẩm và có thể chịu bóng, thường mọc lẫn với các cây khác trong các bãi cỏ, nương rẫy, vườn nhà, ruộng cao (đất trồng màu) hoặc đôi khi ở vùng đồi núi.  Thu hái và chế biến: - Bộ phận sử dụng: toàn cây Diệp hạ châu bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô. - Thu hái: quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ và mùa thu. - Chế biến: có thể dùng Diệp hạ châu tươi sau khi rửa sạch hoặc phơi gần khô rồi bó lại, tiếp tục phơi trong bóng râm (phơi âm can) đến khô hoàn toàn. Khi dùng, rửa qua nước để loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn 5 - 6cm và phơi khô. Có thể ép lá thành từng bánh để dễ vận chuyển. - Bảo quản: để Diệp hạ châu ở nơi khô, tránh ẩm ướt và mốc mọt. 1.2. Về hóa học  Thành phần hóa học: - Lignan: Phyllanthin (thành phần chính) - Flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin. - Triterpen: stigmasterol, stigmasterol – 3 – 0 – b – glucosid, b – sitosterol, b – sitosterol glucosid, lup – 20 – en – 3b – ol. - Tanin: acid elagic, acid 3, 3′, 4 – tri – 0 – methyl elagic, acid galic. 10
  11. - Phenol: methylbrevifolin carboxylat. - Acid hữu cơ: Acid succinic, acid ferulic, acid dotriacontanoic. - Các thành phần khác: N-octadecan, acid dehydrochebulic methyl ester, triacontanol, phylanthurinol acton.  Chiết xuất, phân lập: Bằng các phương pháp sắc ký, phân lập được hợp chất phyllanthin và hypophyllanthin từ cây Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L.). Cấu trúc của hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ 1H-NMR, 13C-NMR và ESI- MS). Hợp chất này được tinh sạch (độ tinh khiết > 99,8%) bằng hệ thống sắc ký lỏng điều chế, được sử dụng để làm chất chuẩn phân tích hàm lượng phyllanthin và hypophyllanthin trong cây Diệp hạ châu bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LCMS/MS).1 1.3. Về tác dụng sinh học  Tác dụng dược lý: Các tác dụng dược lý bao gồm tác dụng chống ung thư, bảo vệ gan, chống đái tháo đường, kháng khuẩn và bảo vệ tim mạch  Độc tính: Diệp hạ châu có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan. Đặc biệt, không nên dùng Diệp hạ châu cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.  Theo y học cổ truyền: - Theo Đông y, Diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính bình, quy vào hai kinh Can, Phế. - Tác dụng: Sát trùng, tiêu độc, tiêu viêm, thông huyết mạch, tán ứ, lợi tiểu. - Người dân thường dùng cây Diệp hạ châu để chữa sản hậu ứ huyết gây đau bụng, đau họng, viêm họng, mụn nhọt, đinh râu, lở ngứa, viêm da, tưa lưỡi ở trẻ em (bôi 11
  12. nước cốt lấy từ cây giã nhuyễn), chàm má (đắp lá đã giã). Ngoài ra, Diệp hạ châu còn dùng trong chữa rắn rết cắn, bệnh gan, sốt với liều lượng không hạn chế. 1.4. Sản phẩm  Trong nước:  Trên thế giới: 12
  13. 2. Lá bạc hà 2.1. Về thực vật  Tên gọi: - Tên khoa học: Mentha Arvensis L - Tên tiếng anh: Mint - Tên gọi khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiếc hom.  Đặc điểm thực vật: - Bạc Hà là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây thường mọc bò dưới mặt đất, đôi khi mọc đứng, cây có mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu và ngào ngạt. - Lá cây bạc hà có dạng hình trứng, mép lá khía đều chứ không trơn, lá cây có màu xanh lục, có chiều dài từ 5-10cm, rộng từ 2-5cm. - Cây bạc hà có thể ra hoa, hoa của chúng thường có màu trắng, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hoa bạc hà có màu hồng, hoặc tím. 13
  14. - Loài thực vật này ưa ẩm và thích sinh trưởng dưới bóng râm của những loài thực vật khác.  Phân bố: - Có nguồn gốc từ các nước khu vực châu Âu và Trung Đông. Sau này loài cây bạc hà dần trở nên phổ biến và xuất hiện trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam  Thu hái và chế biến: - Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá - Thời gian thu hoạch: thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa. - Chế biến: lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng. Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô. - Vị thuốc: Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát. 2.2. Về hóa học  Thành phần hóa học: - Theo các nghiên cứu, Bạc hà có nhiều hoạt chất khác nhau như Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Menthenone, Rosmarinic acid… - Trong đó, hoạt chất chủ yếu là Menthol (tinh dầu). Đây là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như thuốc giảm đau tại chỗ và thành phần hương liệu. Quan trọng hơn, FDA cũng đã xác định rằng menthol an toàn và hiệu quả.  Chiết xuất, phân lập: Nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá các hoạt chất có hoạt tính sinh học từ thực vật là hướng nghiên cứu tiềm năng trong việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe 14
  15. con người. Cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) hiện đã được trồng nhiều tại Việt Nam, dùng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của tinh dầu cây Bạc hà trồng tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Thuận và An Giang. Kết quả cho thấy, hàm lượng tinh dầu trong các mẫu Bạc hà thu được đạt từ 0,69 đến 0,84%. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà bằng phương pháp sắc ký khí đã nhận diện được 29 chất với thành phần và hàm lượng khác nhau giữa các mẫu tinh dầu, trong đó menthol và menthone được xác định là 2 thành phần chính, tương ứng khoảng 53,62-62,61% và 18,81-21,06%. Đồng thời, các mẫu tinh dầu Bạc hà cũng được xác định đều có hoạt tính chống ôxy hóa in vitro được đánh giá thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH và hoạt tính kháng một số chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli. Trong đó, cây Bạc hà trồng tại Thái Bình có hàm lượng tinh dầu với thành phần menthol, menthone đạt cao nhất và biểu hiện hoạt tính sinh học mạnh nhất.2 2.3. Về tác dụng sinh học  Tác dụng dược lý: - Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Sử dụng liều lớn hơn bạc hà cho tác dụng kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. - Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella ... và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, Cadida albicans...  Độc tính: 15
  16. - Methyl salicylat có trong bạc hà lại có tác dụng phụ là gây xung huyết da, nên các sản phẩm có chứa chất này thường chỉ được dùng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp, băng dán giảm đau, không dùng để uống và bôi lên vết thương hở, không sử dụng cho người dị ứng aspirin hoặc salicylat. - Hơi dầu gió chứa tinh dầu có tác dụng thông mũi, nhưng nếu chứa methyl salicylat hàm lượng cao hoặc hít thường xuyên có thể làm tổn thương màng nhầy cơ quan hô hấp, triệu chứng đầu tiên là cảm giác khô, rát mũi họng.  Theo y học cổ truyền: - Công dụng: Làm ra mồ hôi, điều trị bệnh sợ nóng, sốt cao do cảm cúm, cảm lạnh,nhức đầu, chóng mặt, đau họng, thư giãn, long đờm, kích thích tiêu hóa… 2.4. Sản phẩm  Trong nước: 16
  17.  Trên thế giới: Trà bạc hà hữu cơ 3. Lá sen 3.1. Về thực vật  Tên gọi: - Tên khoa học: Folium nelumbinis. - Tên gọi khác: Hà diệp, liên diệp. - Họ: Sen (Nelumbonaceae), chi: Nelumbo  Đặc điểm thực vật: 17
  18. - Lá sen là bộ phận của cây mọc lên khỏi mặt nước, còn có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp. Phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Phiến lá có hình khiên, to, đường kính khoảng từ 60 – 70cm tùy thuộc vào thổ nhưỡng. - Phần mặt trên của lá hơi nhám, thường có màu lục tro. Còn phần mặt dưới thì nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá sẽ có từ khoảng 17 – 23 gân mọc tỏa tròn hình nan hoa. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.  Phân bố: - Sen là loại cây mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều tại các vùng đầm lầy, ao hồ ở nhiều nơi như các nước Đông Dương, Malaysia hay châu Đại Dương. - Riêng ở nước ta, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.  Thu hái và chế biến: - Bộ phận sử dụng: Lá của cây hoa sen là bộ phận được dùng làm vị thuốc. - Thu hái: Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa. - Chế biến: Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn. Hướng dẫn chi tiết một số cách bào chế thông dụng:  Lá sen khô đem phun nước cho hơi mềm ra. Sau đó dùng dao bén thái thành các dải dài hay miếng mỏng. Tiếp đến đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.  Lá sen thán sao: Phần lá sau khi được làm sạch thì đem thái thành dải dài. Sau đó cho vào nồi kín và tiến hành đun nóng rồi để nguội, lấy ra. 18
  19. - Bảo quản: Lá sen khi đã được phơi hoặc sấy khô cần được bảo quản trong túi kín ở những nơi khô thoáng. 3.2. Về hóa học  Thành phần hóa học: Phân tích ghi nhận lá sen có chứa một số thành phần quan trọng, bao gồm: - Tamin - Nuxifcrin - Roemerin - Nonuxiferin - Vitamin C - Acid hữu cơ  Chiết xuất, phân lập: - Chiết xuất alcaloid: + Phương pháp chiết alcaloid dưới dạng base bằng dung môi hữu cơ không phân cực + Phương pháp chiết alcaloid dưới dạng muối bằng dung môi nước, nước acid hoặc ethanol acid - Phân lập nuciferin từ alcaloid toàn phần bằng phương pháp sắc ký cột.3 3.3. Về tác dụng sinh học  Tác dụng dược lý: - An thần - Chống co thắt cơ trơn - Ức chế loạn nhịp tim - Chống choáng phản vệ 19
  20.  Độc tính: lá sen dùng nhiều hoặc dùng với liều cao có thể gây ngộ độc và mắc thêm bệnh do trong lá sen có nhiều hoạt chất gây rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, suy giảm chức năng sinh lý  Theo y học cổ truyền: - Công dụng: Thăng thanh tán ứ, băng trung huyết lỵ, thanh thử hành thũng, an thần, lợi thấp. - Chủ trị: Mất ngủ, tăng huyết áp, di tinh, sốt xuất huyết, chảy máu não, chảy máu cam, nôn ra máu, máu hôi không ra hết sau sinh. 3.4. Sản phẩm  Trong nước:  Trên thế giới: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0