intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng bổ sung Estrogen tự nhiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng quan về cây thuốc có tác dụng bổ sung Estrogen tự nhiên" cung cấp và phân tích các thành phần hóa thực vật và giá trị dược lý của các loại dược liệu được sử dụng để giảm cân như: Cỏ ba lá đỏ, sâm tố nữ, tinh dầu hoa anh thảo, trinh nữ Châu Âu,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng bổ sung Estrogen tự nhiên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BỘ MÔN DƢỢC LIỆU VÀ DƢỢC CỔ TRUYỀN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG BỔ DUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN Thực hiện: Sinh viên Nhóm 8 - Lớp Dƣợc 3 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi
  2. Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BỘ MÔN DƢỢC LIỆU VÀ DƢỢC CỔ TRUYỀN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG BỔ DUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN Học phần: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Mã học phần: SMP2257 Thực hiện: Sinh viên Nhóm 8 - Lớp Dƣợc 3 STT Họ và tên SV Mã số SV 1 Nguyễn Thị Lan Hương 19100144 2 Vũ Thị Thuý Kiều 19100149 3 Lương Hoài Linh 19100152 4 Trần Việt Linh 19100154 5 Nguyễn Thị Hiền Minh 19100162 6 Nguyễn Hồng Trà My 19100163 7 Nguyễn Thuý Ngân 19100165 8 Trần Thị Ánh Nguyệt 19100170 9 Nguyễn Thị Oanh 19100173 10 Nguyễn Đức Phú 19100174 11 Nguyễn Thị Mai Trang 19100200 12 Trần Thanh Tùng 19100204 * Sự đóng góp của các thành viên trong nhóm là như nhau.
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI CẢM ƠN 2 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về thực vật dƣợc liệu 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thực vật dược liệu trên thế giới. 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực vật dược liệu tại Việt Nam 4 1.2. Các ứng dụng trong dân gian, công dụng về các cây thuốc vị thuốc. 6 Phần 2: TỔNG QUAN 7 2.1. Cỏ ba lá đỏ 7 2.1.1. Về thực vật 7 2.1.2. Về hoá học 9 2.1.3. Về tác dụng sinh học 10 2.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu 12 2.2. Sâm tố nữ 13 2.2.1. Về thực vật 13 2.2.2. Về hoá học 15 2.2.3. Về tác dụng sinh học 21 2.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu 24 2.3. Tinh dầu hoa anh thảo 25 2.3.1. Về thực vật 25 2.3.2. Về hoá học 26 2.3.3. Về tác dụng sinh học 30 2.3.4. Sản phẩm chứa dược liệu 32
  5. 2.4. Trinh nữ Châu Âu 33 2.4.1. Về thực vật 33 2.4.2. Về hoá học 34 2.4.3. Về tác dụng sinh học 40 2.4.4. Sản phẩm chứa dược liệu 45 2.5. Bạch đồng nữ 45 2.5.1. Về thực vật 45 2.5.2. Về hoá học 47 2.5.3. Về tác dụng sinh học 53 2.5.4. Sản phẩm chứa dược liệu 55 2.6. Mầm đậu nành 55 2.6.1. Về thực vật 55 2.6.2. Về hoá học 57 2.6.3. Về tác dụng sinh học 59 2.6.4. Sản phẩm chứa dược liệu 62 2.7. Đƣơng quy 62 2.7.1. Về thực vật 62 2.7.2. Về hoá học 64 2.7.3. Về tác dụng sinh học 67 2.7.4. Sản phẩm chứa dược liệu 69 2.8. Thiên môn chùm 70 2.8.1. Về thực vật 70 2.8.2. Về hoá học 72 2.8.3. Về tác dụng sinh học 76 2.8.4. Sản phẩm chứa dược liệu 79
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Trifolium pratense L (Cỏ ba lá đỏ) 7 Hình 2.2. Chiết xuất Cỏ ba lá đỏ 10 Hình 2.3. Hoa cỏ ba lá khô 12 Hình 2.4. Sâm tố nữ (Pueraria mirifica) 13 Hình 2.5. Sắc ký đồ khí và biểu đồ thơm (FD-factor) của tinh dầu từ P. mirifica 21 Hình 2.6. Oenothera biennis L (Anh thảo) 25 Hình 2.7. Vitex agnus-castus (Trinh nữ Châu Âu) 33 Hình 2.8. Cấu trúc phân tử của một số thành phần hóa học trong cây Vitex agnus - castus H 36 Hình 2.9. Clerodendrum fragrans (Bạch đồng nữ) 45 Hình 2.10. Các hợp chất phân lập của C. chinense 52 Hình 2.11. Mầm đậu nành 55 Hình 2.12. Angelica sinensis (Đương quy) 63 Hình 2.13. Asparagus racemosus (Thiên môn chùm) 70 Hình 2.14. Hợp chất phytoestrogen phân lập được từ Thiên môn chùm 75 7
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần hóa học của tinh dầu từ P. Mirifica 14 Bảng 2.2. Các hợp chất có hoạt tính tạo mùi trong tinh dầu P. Mirifica 20 Bảng 2.3. Thành phần các acid béo có trong dầu hoa anh thảo 28 Bảng 2.4. Phân tích GLC USM VÀ SM của lá và quả cây Vitex-agnus castus 39 Bảng 2.5. Amino acid của cây Chaste 40 Bảng 2.6. Tác dụng dược lý và các thành phần hóa học của cây Vitex-agnus castus dựa trên nghiên cứu in vivo và in vitro 41 Bảng 2.7. Nghiên cứu về hiệu quả giảm prolactin của Vitex agnus-castus so với thuốc bromocriptine 42 8
  9. Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, sự mở mang của kiến thức y học ngày càng kéo theo nhu cầu phát hiện ra các hợp chất mới, nguồn tài nguyên dược liệu mới. Tri thức sử dụng của loài này vẫn còn mơ hồ do thiếu nhiều nghiên cứu, ngoài những lợi ích mang lại chúng còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, vì vậy việc tìm hiểu và đánh giá tác dụng của loài cây này là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng văn minh, con người ngày càng phát triển. Đi đôi với đó là bệnh tật cũng ngày càng gia tăng. Các nhà khoa học đã phải mất nhiều công sức để tìm ra các phương thuốc chống lại bệnh tật. Nhưng không đâu xa lạ đó chính là những thực vật ở xung quanh chúng ta mà có thể chưa biết hết công dụng của chúng. Là sinh viên Dược Đại Học, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu học tập tại trường cũng như cho công việc của một Dược sĩ tương lai, nhóm sinh viên chúng em làm bài tiểu luận “Tổng quan về cây thuốc có tác dụng bổ sung Estrogen tự nhiên”. Hi vọng những gì chúng em tìm được sẽ mang lại cái nhìn tổng thể và chính xác cho những người đang tìm hiểu tác dụng bổ sung estrogen, hỗ trợ thêm một phần kiến thức cho các bạn sinh viên ngành Dược nói riêng, cũng như các sinh viên cùng ngành Y khác. 1
  10. Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã đưa học phần Tài Nguyên Cây Thuốc vào chương trình đào tạo giúp chúng em hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của tài nguyên cây thuốc của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Giảng viên giảng dạy học phần Tài Nguyên Cây Thuốc, Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, truyền đạt tri thức hay bổ ích giúp chúng em, hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2
  11. Chương 1: Đặt vấn đề Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về thực vật dƣợc liệu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thực vật dƣợc liệu trên thế giới [1] - Từ xưa đến nay, thực vật luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với con người và động vật. Thực vật là nơi ở và sinh sản của nhiều loài động vật, cung cấp oxy, đem lại bầu không khí trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm lương thực, thực phẩm, làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp, làm cảnh…Đặc biệt một số loài thực vật mang lại lợi ích về sức khỏe cho con người, ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn kiêng thì còn được phát hiện và sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh. - Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. + Bên cạnh việc thu hái dược liệu từ tự nhiên, chế biến tại địa phương và sử dụng kết hợp với các truyền thống địa phương thì xu hướng phát triển trong việc trồng thương mại các loại cây thuốc, chiết xuất quy mô lớn các hợp chất hoạt động, cùng với chế biến và tiếp thị dưới dạng thực phẩm chức năng ngày càng phát triển. + Hơn nữa, một số hợp chất hóa học có phương thức hoạt động cụ thể trong cơ thể con người đã được phát hiện, thử nghiệm và sản xuất dưới dạng thuốc. + Xu hướng này đã được thúc đẩy bởi việc chia sẻ thông tin trên toàn cầu, tạo động lực để nghiên cứu hướng tới khám phá các loại thuốc có khả năng chữa bệnh. - Hiện trên thế giới, đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn 3
  12. Chương 1: Đặt vấn đề hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Những hoạt chất từ dược liệu đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm như taxon chữa ung thư từ thông đỏ; acid shikimic chữa cúm từ hồi; vinblastin và vincristin chữa ung thư từ dừa cạn… Vì vậy, những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này. - Nhu cầu sử dụng dược liệu có thể ước tính lên đến 15 tỷ USD/năm, trong đó ở Mỹ lên đến 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2.4 tỷ USD/năm, Nhật Bản là 2.7 tỷ USD/năm, các nước châu Á khác khoảng 3 tỷ USD/năm. + Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu có thể kể đến như Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ… + Những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc với 2 tỷ USD/năm, Thái Lan là 47 triệu USD/năm. + Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường của Mỹ có thể kể đến như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, đương quy, ma hoàng, bạch quả,... 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực vật dƣợc liệu tại Việt Nam [2] - Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: + Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. + Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. 4
  13. Chương 1: Đặt vấn đề - Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013- 2015, hiện có khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: diếp cá, cẩu tích, lạc tiên, rau đắng đất…). Đặc biệt, Việt Nam đang sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: sâm Ngọc linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng… - Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. - Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân. - Với điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên, một trong những nguyên nhân là vì thiếu các công trình nghiên cứu quy mô để khai thác một cách triệt để nguồn tài nguyên này. - Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất dược liệu có tính chuyên canh. Theo quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam 5
  14. Chương 1: Đặt vấn đề sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loại dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên [2]. Đến năm 2030 chúng ta cần hoàn thành 4 mục tiêu: + Mục tiêu thứ nhất: Phát triển bền vững + Mục tiêu thứ hai: Gắn dược liệu vào sản xuất công nghiệp + Mục tiêu thứ ba: Phải có đầu tư của nhà nước về chính sách nghiên cứu cây trồng, bảo tồn, bảo tàng + Mục tiêu thứ tư: Xã hội hóa để các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước tham gia 1.2. Các ứng dụng trong dân gian, công dụng về các cây thuốc vị thuốc - Nhiều loài cây thuốc được nghiên cứu và sử dụng để điều trị các bệnh [3]: + Các cây thuốc vị thuốc để giải cảm, trị ho, sốt: Gừng, tỏi, hành, quả chanh, rau diếp cá, lá tía tô. + Cây thuốc, vị thuốc giúp trị chứng mất ngủ: Tâm sen, củ gừng, cây trinh nữ, hoa tam thất, dây và lá cây lạc tiên. + Cây thuốc, vị thuốc trị ho: Xuyên tâm liên, cải cúc, mật ong, lá thường xuân. + Nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng để chiết tách các hoạt chất làm thuốc, trong đó, có nhiều loại hoạt chất quan trọng… đều phải chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp hóa học. - Bên cạnh đó, dựa vào cấu trúc của các hoạt chất, người ta cũng có thể bán tổng hợp ra nhiều loại thuốc có hiệu lực mạnh hơn: Từ các opiat trong cây thuốc phiện (morphin, codein, thebain) tổng hợp ra hydromorphon, hydrocodon, oxycodon, oxymorphon, desomorphin, diacetylmorphin (heroin), nicomorphin….. 6
  15. Chương 2: Tổng quan Chƣơng 2: TỔNG QUAN 2.1. Cỏ ba lá đỏ 2.1.1. Về thực vật Hình 2.1. Trifolium pratense L (Cỏ ba lá đỏ) - Tên khoa học: Trifolium pratense [42]. - Tên nƣớc ngoài: Beebread, Clovone, Cow Clover, Daidzein, Genistein, Isoflavone, Meadow Clover, Miel des Prés, Phytoestrogen, Purple Clover, Trebol Rojo, Trèfle Commun, Trèfle des Prés, Trèfle Pourpre, Trèfle Rouge, Trèfle Rougeâtre, Trèfle Violet, Trefoil, Trifolium, Trifolium pratense, Wild Clover [42]. - Tên khác: chẽ ba đỏ, đậu chẽ ba hoa đỏ [42]. - Đặc điểm thực vật [42]: + là loại thảo mộc có hoa, thuộc họ đậu Fabaceae. + Hoa của cây có màu đỏ tím, đầu hình cầu. Hoa của cỏ ba lá đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, thiamine (vitamin B1), canxi, magiê, crom, 7
  16. Chương 2: Tổng quan kali, phốt pho, niacin và là nguồn Isoflavone phong phú. Từ mùa hè đến mùa thu, một đầu hoa được gắn vào đầu cuống và 30 đến 100 bông hoa nở theo hình đầu tròn. Những bông hoa có màu từ đỏ đậm đến tím, hiếm khi trắng. Những bông hoa khác được thụ tinh bởi một môi trường côn trùng, nhưng do hoa hình cánh bướm dài của ống cánh hoa, việc thụ phấn rất khó khăn với một con ong mật ngắn và giao phối với một con ong mật dài là cần thiết để gieo hạt. + Các lá mọc xen kẽ trên thân cây tạo thành cổ là những lá kép gồm ba lá nhỏ có hoa văn dài. + Tờ rơi có hình bầu dục và chóp phẳng hoặc hơi rỗng. Các tờ rơi thường có bạch biến hình chữ V. + Cành mọc ra từ gốc của từng chiếc lá lần lượt và chiều cao khoảng 30- 90cm. + Thông thường, có một hạt trong vỏ. Hạt có hình bầu dục hơi phẳng với chiều dài khoảng 2mm và có màu vàng. + Rễ chính kéo dài thẳng và dài, nhưng có nhiều rễ hỗ trợ gần bề mặt. + Nó phát triển tốt trên vùng đất hơi ẩm ướt - Phân bố [43]: + Có nguồn gốc từ phần phía tây của châu Á đến Trung Đông và được truyền đến Nam Âu vào thế kỷ XIII, nhưng nó đã trở nên phổ biến khắp châu Âu chỉ trong thế kỷ XVIII. Nó được giới thiệu đến Nhật Bản từ Hà Lan vào thế kỷ XVIII, nhưng nó được trồng làm đồng cỏ kể từ khi được giới thiệu từ thời Meiji đầu tiên ở Hoa Kỳ. + Chúng chủ yếu sinh sống ở các khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, nhưng, giống như nhiều chi khác của khu vực ôn đới, chúng cũng sống ở các khu vực miền núi thuộc miền nhiệt đới. 8
  17. Chương 2: Tổng quan - Loài cây này thuộc [43]: họ đậu Fabaceae. - Bộ phận dùng [43]: + Trong chiết xuất cỏ ba lá đỏ chỉ chứa phần hoa và lá. + Hoa của cỏ ba lá đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, thiamine (vitamin B1), canxi, magiê, crom, kali, phốt pho, niacin và là nguồn Isoflavone phong phú. 2.1.2. Về hoá học Thành phần hóa học [44] - Thành phần chính: Isoflavones, Biochanin AB, Formononetin, Daidzein, Genistein, Sission, Ononin, Daidzin - Cỏ ba lá đỏ chứa flavonoid, thành phần như protein, axit amin, đường và vitamin,… - Cỏ ba lá đỏ chứa nguồn isoflavone phong phú. Một dẫn xuất của cỏ ba lá đỏ với hàm lượng isoflavone đậm đặc (mỗi viên 500mg chứa 40mg isoflavone) - Hàm lượng isoflavone O -metyl hóa, formononetin và biochanin A cao hơn đáng kể. Isoflavonoid và coumestan này được cho là nguyên nhân gây ra các tác dụng giống như estrogen. - Hoa của cỏ ba lá đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, thiamine (vitamin B1), canxi, magiê, crom, kali, phốt pho, niacin và là nguồn Isoflavone phong phú. Tương tự như nội tiết tố estrogen, Isoflavone là hợp chất hoạt động như một nội tiết tố thực vật phytoestrogen. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng [50]: - Phần được sử dụng: Hoa và lá 9
  18. Chương 2: Tổng quan - Chiết Xuất Isoflavones Cỏ ba lá đỏ tự nhiên, chiết xuất cỏ ba lá đỏ chứa biochanin A, flavonoid,formononetin, daidzein,genistein, sission, ononin, daidzin, v.v. Isoflavone phytoestrogen - có tác dụng chống ung thư. Hình 2.2. Chiết xuất cỏ ba lá đỏ 2.1.3. Về tác dụng sinh học Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trên cỏ ba lá đỏ chỉ ra rằng, chúng có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như: - Trong một thử nghiệm, phụ nữ dùng chất bổ sung isoflavone chẽ ba đỏ cho thấy họ giảm mật độ xương ít hơn đáng kể so với phụ nữ dùng giả dược [48]. - Trong một nghiên cứu được báo cáo trong „‟Gynecological Endocrinology‟‟ cho thấy, bổ sung cỏ ba lá đỏ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và giảm lượng chất béo trung tính [44]. - Một nghiên cứu trên động vật được báo cáo trong „‟Phytotherapy Research‟‟, cỏ ba lá đỏ có thể giúp hỗ trợ chống lão hóa da bằng cách tăng mức độ collagen và tác động đến các điều kiện mãn kinh như teo mô âm đạo [45]. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu [49]: 10
  19. Chương 2: Tổng quan - Giảm triệu chứng mãn kinh: Cỏ ba lá đỏ chứa isoflavones, giúp giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh: Mất ngủ, bốc hoả, mệt mỏi, suy giảm ham muốn tình dục, loãng xương... - Duy trì sức khoẻ xương: Isoflavones trong cỏ ba lá đỏ giúp bổ sung nội tiết tố nữ an toàn, qua đó làm giảm nguy cơ loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. - Cải thiện sức khoẻ tim mạch: Cỏ ba lá đỏ có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu thông, quản lý lượng cholesterol tốt - xấu và giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành. - Phòng chống ung thư: Isoflavones giúp kìm hãm sự phát triển, gia tăng của các tế bào ung thư và kích hoạt quá trình chết tế bào ung thư theo chương trình (apoptosis), nhất là với ung thư gây ra bởi thay đổi nội tiết tố (ung thư vú ở nữ hay ung thư tuyến tiền liệt ở nam). - Hỗ trợ điều trị viêm da: Thúc đẩy sản xuất collagen, giúp dưỡng ẩm cho da, làm chậm quá trình lão hóa da, cũng như giảm tình trạng viêm da như: Vây nến, eczema, phát ban.. - Chống nhiễm trùng đường hô hấp : Giúp long đờm, giảm các triệu chứng khó chịu, ngủ ngon, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: Ho gà , cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản... - Hoa cỏ ba lá đỏ: + Cải thiện hội chứng phụ nữ; + Cải thiện sức khỏe, chống co thắt, được biết đến với đặc tính chữa bệnh; + Điều trị các bệnh về da (như chàm, bỏng, loét, vẩy nến); + Điều trị khó chịu đường hô hấp (như hen suyễn, viêm phế quản, ho không liên tục); + Hoạt động chống ung thư và phòng chống bệnh tuyến tiền liệt; 11
  20. Chương 2: Tổng quan + Duy trì mật độ khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh. Hình 2.3. Hoa cỏ ba lá đỏ khô Độc tính [49]: - Phụ nữ mang thai hoặc mắc các bệnh tăng sinh estrogen không nên sử dụng - Rối loạn xuất huyết: cỏ ba lá đỏ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu - Những người ở nhóm nguy cơ cao hoặc đang bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng cũng không nên dùng loại thảo dược này. - Không sử dụng cỏ ba lá chung với thuốc tránh thai. - Không sử dụng cỏ ba lá với các thuốc làm loãng máu. Công dụng theo y học cổ truyền [49]: - Hỗ trợ giảm các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh - Hỗ trợ cải thiện mật độ xương cho phụ nữ tiền- mãn kinh. ... - Hỗ trợ giảm lượng mỡ trong máu. ... - Chiết xuất cỏ ba lá đỏ hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 2.1.4. Sản phẩm chứa dƣợc liệu [48] STT Tên sản phẩm Link chi tiết về sản phẩm https://chietxuat.com/san-pham/chiet-xuat-co-ba-la- 1 Chiết xuất cỏ ba lá đỏ do/ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2