intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho" nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức về bảo tồn nền Y học cổ truyền với mục đích cao nhất là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ tuyến cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ✰✰✰✰✰ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 - Lớp Dược 3 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi
  2. Hà Nội, tháng 04 năm 2022
  3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ✰✰✰✰✰ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho STT Họ và tên SV Mã số SV 1 Đỗ Thị Quỳnh Hương 19100141 2 Ngô Thị Bích Ngọc 19100166 3 Đỗ Thị Phương Thủy 19100190 4 Trần Thị Hiền Thương 19100193 5 Bùi Quỳnh Trang 19100195 6 Mai Kiều Trang 19100197 7 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 19100201 8 Nguyễn Thị Tươi 19100205 9 Nguyễn Thị Thu Uyên 19100206 10 Trần Thị Vân 19100207
  4. Hà Nội, tháng 04 năm 2022
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 4 TỔNG QUAN ................................................................................................... 6 I. GỪNG....................................................................................................... 6 II. XUYÊN TÂM LIÊN .............................................................................. 16 III. HÚNG CHANH ..................................................................................... 35 IV. XẠ CAN ................................................................................................ 42 V. BÁCH BỘ .............................................................................................. 54 VI. KHA TỬ ................................................................................................ 63 VII. HẸ .......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77 3
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng các loại thực vật tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh. Những kinh nghiệm quý báu về cách thức sử dụng cây cỏ làm thuốc đã được lưu truyền và tích lũy qua nhiều thế hệ. Đây chính là nguồn tri thức bản địa vô cùng quý báu cần khai thác, bảo tồn và phát triển. Nước ta may mắn nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của châu Á, với 3/4 diện tích phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Những điều kiện tự nhiên như vậy đã thực sự ưu đãi cho đất nước ta một hệ thống sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên toàn thế giới). Không chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hệ thực vật rừng còn mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ ―Nam Dược Thần Hiệu‖ viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ ―Lĩnh Nam Bản Thảo‖ gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Xã hội dù phát triển, phương pháp y học hiện đại, chữa trị được nhiều căn bệnh hiểm nghèo nhưng không thể phủ nhận vai trò của Y học Cổ truyền. Y học Cổ truyền đã đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của xã hội cũng như công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ xưa tới nay. Với những cây thuốc quý phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, những bài thuốc hay đã và đang từng ngày phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. 4
  7. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển ngày càng tiến bộ của Y học hiện đại, một lượng lớn các bài thuốc dân gian đã bị mất đi. Công tác nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp tiến hành của Y học cổ truyền còn chậm và kém hiệu quả. Nhiều bài thuốc hay, nhiều cây thuốc quý nhất là của đồng bào các dân tộc ít người còn chưa được đầu tư để thu thập sưu tầm, đang có nguy cơ thất truyền. Có thể thấy, bệnh ho là một bệnh khá phổ biến và dễ mắc phải. Trong thực tế, dân gian ta có vô vàn các bài thuốc trị ho với các nguyên liệu tự nhiên, vừa hiệu quả lại an toàn. Xuất phát từ truyền thống vốn có của dân tộc về sử dụng thuốc Nam ―Nam dược trị nam nhân‖, xuất phát từ tình hình thực tại trong nước ―Thầy thuốc tại chỗ, thuốc tại nơi‖, nhằm không ngừng nâng cao và bảo tồn nền Y học cổ truyền với mục đích cao nhất là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành đề tài: ―Tổng quan về các cây thuốc chữa ho‖ với hai mục tiêu: 1. Thống kê các loài thực vật điều trị ho. 2. Một số bài thuốc dân gian. 5
  8. TỔNG QUAN I. GỪNG 1. Về thực vật 1.1. Tên - Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe 1807. - Tên tiếng Anh: Ginger, Ginger root, Zingiber. - Tên gọi khác: Can khương (vị thuốc), Sinh khương (vị thuốc). - Theo Hệ thống phân loại APG III (2009) Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae) Ngành (Phylum): Thực vật có hoa (Angiosperms) Lớp (Class): Một lá mầm (Monocots) Phân lớp (Subclass): Thài lài (Commelinids) Bộ (Order): Gừng (Zingiberales) Họ (Family): Gừng (Zingiberaceae) Chi (Genus): Gừng (Zingiber) Loài (Species): Zingiber officinale 1.2. Đặc điểm thực vật Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 80 cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài 15 - 20 cm, rộng 2 cm, không cuống, có bẹ nhẵn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Cụm hoa dài 5 cm, mọc từ gốc trên một cán dài khoảng 20 cm do nhiều vảy lợp hình thành. Những 6
  9. vảy phía dưới ngắn, càng lên trên càng dài và rộng hơn; lá hình trái xoan, màu lục nhạt, mép viền vàng; đài có 3 răng ngắn, tràng có ống dài gấp đôi đài, 3 thuỳ bằng nhau, bẹp và nhọn; 1 nhị, nhị lép không có hoặc tạo thành thuỳ bên của cánh môi, cánh môi màu vàng, có viền tía ở mép, dài 2 cm, rộng 1,5 cm, chia thành 3 thùy tròn, các thuỳ bên ngắn và hẹp hơn; bầu nhẵn. Quả nang (rất ít gặp). Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm, vị cay nồng. Mùa hoa quả: tháng 5 - 8. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng (gừng trâu). Cây trồng thường có hoa ở năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt [25]. 1.3. Phân bố, số loài cây thuộc chi Chi Gừng (Zingiber) có khoảng 100 loài. Riêng ở Trung Quốc hiện đã thống kê khoảng trên 20 loài. Nước ta có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật đa dạng và phong phú đặc biệt là các cây tinh dầu và cây thuốc. Riêng với chi Gừng, Phạm Hoàng Hộ (1993) đã thống kê gồm 12 loài [12]. Trong những năm gần đây phát hiện thêm một loài Gừng nữa có tên Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade) [23]. Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỉ XI TCN. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài hải đảo. Gừng trồng trong nhân dân hiện nay cũng có nhiều giống. Loại ―gừng trâu‖ có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang,… Loại ―gừng gié‖ có thân và củ đều nhỏ, nhưng rất thơm. Loại này cũng gồm 2 giống. Giống củ nhỏ có màu hồng tía ở phần củ non, thường được đồng bào dân tộc trồng ở vùng núi cao, như ở các huyện phía bắc tỉnh Hà Giang; Sìn Hồ (Lai Châu); Sapa, Bát Xát 7
  10. (Lào Cai),... Theo dân địa phương, giống gừng này chịu được khí hậu lạnh kéo dài trong mùa đông. Cây trồng trên nương ít cần chăm sóc. Còn giống gừng củ nhỏ màu vàng ngày, được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở phía nam [25]. 1.4. Bộ phận dùng Thân rễ, thu hái vào mùa đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sêm vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thân khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính). Có thể cất tinh dầu gừng với hiệu suất 1 - 2,7% hoặc điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng khô với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4,2 - 6,5% [25]. 1.5. Thời điểm thu hái Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè - thu nóng và ẩm. Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1 - 2) đến cuối vụ xuân (tháng 4 - 5). Cuối năm khoảng từ tháng 10 - 11 - 12 hàng năm ta có thể thu hoạch gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8 - 10 tháng tùy từng giống. Gừng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. 2. Về hoá học 2.1. Thành phần hoá học Đã có khá nhiều các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài về chi Zingiber. 8
  11. Gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β- farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol [25]. Tomi và các cộng sự (1995) đưa ra các thành phần chính của tinh dầu gồm: Zingiberen (27,2%), camphen (7,9%), limonen (6,0%), - bisabonlen (5,9%) và (E,E)-- farnesen (5,4%) [12]. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và gingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất [25]. Phân tích cặn H chiết từ cây gừng Zingiber bằng phương pháp GC – MS đã xác định được thành phần hóa học trong cặn chiết. Một số chất có hàm lượng cao là: Linalool: 55,96%; α-Terpineol: 12,14%; elemol: 6,03%; trans-asarone: 5,37%; 1-Borneol: 4,82%; 1,8- cineole: 1,27%; endobornyl: 1,10%; elemen: 1,24%; germacrene: 5,72%; betabisabolen: 3,34%; deta-cadinene: 1,24%; zingiberene: 1,2%; gamma- elemene: 1,39%; valencene: 2,7%; ethyl hexadecanoate: 1,02% [23]. 2.2. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng Trong tinh dầu gừng có khoảng 35 - 48 thành phần hoá học khác nhau. Trong đó có khoảng 24 chất chiếm tỷ lệ đáng kể với thành phần chính là các hợp chất như là: zingiberene, -bisabolene, -sesquiphellandrene, curcumene, camphene. Quy trình thực hiện: 9
  12. - Xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước với dụng cụ Clevenger. Phần bã sau khi đã lấy tinh dầu được trích bằng ethyl acetat (EtOAc) trong 3 giờ, cô loại dung môi dưới áp suất kém còn 152 g cao (G). Cao G được cho thêm nước và một ít EtOAc để được dịch hơi sệt. Dịch này được lắc bằng petroleum ether (PE). Pha nước được lấy ra và tiếp tục quy trình lắc cho đến khi dịch trong thì ngừng lắc, phần cặn thu được là cao ethyl acetate GA (40g). - Từ cao GA (40 g), tiến hành sắc ký nhanh trên cột silicagel với hệ dung môi giải ly (PE, EtOAc) có độ phân cực tăng dần. Kết quả thu được 12 phân đoạn (GA1, GA2,…, GA12). - Tại phân đoạn GA9 được tiếp tục tiến hành sắc ký cột silicagel lần 2 với hệ dung môi giải ly có độ phân cực tăng dần là (PE, EtOAc). Kết quả thu được 4 phân đoạn (GA9-1, GA9-2,…,GA9-4). - Tại phân đoạn GA9-2 (dung môi giải ly PE : EtOAc = 6:4) thu được cặn màu vàng nâu có vết chính với Rf = 0,31 (chloroform : methanol = 9:1). Kết tinh lại trong methanol thu được tinh thể dạng bột trắng, mp = 283 - 284°C, ký hiệu là GA9-2 (31 mg) [16]. 3. Tác dụng sinh học 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu - Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt. - Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột. - Giảm đau và giảm ho. - Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này. - Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng. 10
  13. - Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó. - Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này. - Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hoá. - Tác dụng chống viêm. - Ức chế sự tổng hợp PGE2, ức chế co bóp dạ dày. - Cường tim: thành phần có vị cay của gừng có tác dụng ức chế men ATPase. - Chất Zingerone trong gừng có hoạt động chống trực khuẩn Escherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy.. 3.2. Độc tính Dùng quá nhiều có thể dẫn tới những triệu chứng có liên quan đến hệ thống tiêu hóa như: ợ nóng, tiêu chảy, các rắc rối ở dạ dày, tình trạng kích ứng ở miệng và ợ hơi. Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như: tình trạng khó thở, tắc nghẽn đường thở, sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào những hợp này, cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn. Sử dụng gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát. Tiêu thụ nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, những người có xu hướng dễ bị mắc triệu chứng kể trên không nên ăn gừng để tránh gây hại cho mắt. 11
  14. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng những sản phẩm chiết xuất từ gừng mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, bởi chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em. Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ gừng dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim nếu uống quá nhiều. Trà gừng là một thức uống thơm ngon được nhiều người yêu thích. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ. Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức. Bởi vì sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật. Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Khi có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng, chúng sẽ đẩy thân nhiệt tăng cao [22]. 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết, sát trùng, hành thuỷ, giải độc ngứa do bán ha, cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4 - 12
  15. 8g, dạng thuốc sắc uống. Còn dùng làm thuốc xoa bóp và đáp ngoài chữa sưng phù và vết thương. Gừng khô, gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Ngày dùng 4-20 g đang thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Gừng nướng chữa đau bụng. lạnh dạ, đi ngoài. Gừng than chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bạt, bàng huyết, ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc. Kiêng kỵ đối với gừng: âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng. Vỏ gừng có vị cay mát chữa phù thũng. Theo kinh nghiệm cổ truyền gừng được dùng ở Trung Quốc làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh tả (phối hợp với nhiều được liệu khác), thấp khớp mãn tính, nhức đầu kiểu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, buồn nôn, nóng, viêm phế quản. Thân rẻ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Rẻ gừng khô làm tăng trí nhớ, gừng phối hợp với mới số dược liệu khác được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp. Dùng rễ tươi dạng thuốc hãm. Rễ khô được dùng dạng nước sắc với liều 4 - 12 g cho một lần, dạng bột với liều 2 - 3 g cho một lần. hoặc cao lỏng, cồn thuốc. Ở Ấn Độ, gừng được dùng dưới dạng phơi sấy khô và dạng tươi được bảo quản để giữ lâu. Nó được dùng rộng rãi để làm gia vị, sản xuất oleoresin và cất tinh dầu gừng. Gừng bảo quản để giữ lâu là gừng tươi gọt vỏ, ngâm trong siro hay mật ong, hoặc chế biến thành gừng trộn đường kính là một thứ mứt ngon. Nó cũng được dùng làm đồ uống. Trong y học, gừng được dùng làm thuốc tống hơi, kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng và đau bụng. Cao gừng được dùng làm chất hỗ trợ cho nhiều thuốc bổ và kích thích. Gừng được dùng ngoài làm thuốc 13
  16. kích thích và gây sung huyết tại chỗ. Nó được xếp vào những thuốc chống trầm cảm và là một thành phần của một số chế phẩm chống tác dụng của thuốc ngủ. Gừng có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền Ayurveda dùng rộng rãi ở Nepal để chữa các chứng bệnh cúm, cảm lạnh, kém ăn, khó tiêu, tiêu chảy, viêm khớp và để làm thuốc giảm tiết acid dịch vị, chống co thất, làm hồi tỉnh. Nhân dân Indonesia dùng gừng uống để chữa đau bụng, ho và dùng làm thuốc bôi ngoài da cho phụ nữ và trẻ em. Ở Bungari, gừng được dùng đang chè thuốc để chữa cảm lạnh, ho, sổ mũi, sốt, viêm họng [25]. 3.4. Bài thuốc dân gian chữa ho có chứa gừng - Chữa ho lâu ngày và ợ: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một. - Chữa hen: Nước gừng sống, nước chanh, sữa người, đồng tiện, đều 1 chén. Hâm ấm và uống, cho đến khi khỏi. - Chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng, đánh khắp người vào chỗ đau mỏi. - Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho đờm: Gừng sống, hành trắng, mỗi vị 15 - 20 g. Sắc lấy nước uống nóng và xông cho ra mồ hôi. - Chữa ho do lạnh: Tía tô 12 g, gừng 8 g, bạch chỉ 6 g, bách hộ 12 g, trần bì 8 g, sả 10 g, húng chanh 10 g. Sắc uống ngày một thanh trong 5 ngày liền. - Chống khô họng, viêm họng, viêm mũi đối với công nhân lặn: Kẹo ngậm chứa hỗn hợp các tinh dầu: bạc hà, hương nhu, gừng, quế và menthol, vitamin C, acid citric. - Viên ngậm trị ho và hen: Cao lá táo 5/1 20mg, cao cà độc dược 1mg, cao gừng 0,5mg, cao trần bì 2mg, tá dược vừa đủ làm thành một viên kẹo ngậm 0,4g. 14
  17. - Chữa lao phổi có kèm theo sốt ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính, viêm ruột non và viêm ruột kết: Gừng, nhân sâm, hoàng liên, hoàng cầm, mỗi vị 6 g. Sắc với 600 ml nước, đun sôi trong 1 giờ. Chia 3 lần uống trong ngày. - Chữa lao phổi ở những giai đoạn đầu: Gừng 10 g, cam thảo 4 g, nhân sâm 6 g, táo chua (quả) 4 g. Sắc với 600 ml nước, còn 300 ml. Chia 3 lần uống nóng trong ngày. Nhân dân Indonesia dùng gừng uống để chữa đau bụng, ho và dùng làm thuốc bôi ngoài da cho phụ nữ và trẻ em. Ở Bungari, gừng được dùng đang chè thuốc để chữa cảm lạnh, ho, sổ mũi, sốt, viêm họng [25]. 4. Sản phẩm chứa gừng 4.1. Trong nước Dầu nóng Mặt trời Trà gừng Viên ngậm trà gừng mật ong 4.2. Trên thế giới 15
  18. Turmeric Curcumin 95% Standardized Trà gừng mật ong cô đặc Original with BioPerine and Ginger 2600mg Ginger Honey Crystals II. XUYÊN TÂM LIÊN 1. Về thực vật 1.1. Tên - Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees. - Tên thường gọi: Xuyên tâm liên - Tên địa phương: Công cộng, Khổ đởm thảo, Cây lá đắng, Nhất kiến kỷ, Khô đảm thảo,… - Theo Hệ thống phân loại APG III (2009) Giới: Plantae Bộ: Lamiales Họ: Ô rô (Acanthaceae) Chi: Andrographis Loài: A. paniculata 1.2. Đặc điểm thực vật 16
  19. Xuyên tâm liên là cây ưa sáng. Cây thường sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng đất có khí hậu ẩm mát. Nhiệt độ từ 22 - 25°C, lượng mưa 1500 - 2500 mm/ năm rất thích hợp cho cây sinh trưởng. Dược liệu có thân thảo thẳng đứng, chiều cao khoảng 0,3 - 0,8 m, có cây lên đến 1m. Tuổi thọ trung bình của dược liệu này khoảng 1 - 2 năm. Thân cây vuông, dọc thân có nhiều đốt và các rãnh nhỏ, từng nhánh phân tách rõ rệt mọc theo 4 hướng. Hoa cây thuốc màu trắng, điểm màu hồng ở giữa, thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cành. Mùa hoa: tháng 9 - 12, mùa quả: tháng 1 - 2. Khi cây sắp ra hoa lá nhỏ dần và rụng sớm. Hoa nở từ các cành phía dưới trước, sau dần lên các cành ở ngọn. Ngược lại khi cây tàn úa vàng lụi lại bắt đầu từ các cành ở ngọn trước. Lá xuyên tâm liên mọc đối xứng nhau, từng lá có hình mũi mác hoặc hình trứng dài khoảng 4 - 6 cm, phần cuống ngắn rõ rệt. Lá cây tù ở giữa, 2 đầu nhọn, bề mặt nhẵn và mang màu xanh lục. Quả dạng nang dài, kích thước chiều rộng 3,5 mm, chiều dài 16 mm. Khi già tự mở cho hạt thoát ra ngoài. Chú ý khi thu quả cả để lấy hạt giống cần tiến hành khi cây bắt đầu vàng úa lá chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Nếu thu hái chậm quả khô để tách ra rơi mất hạt. Hạt cây thuốc hình trụ, thuôn dài và mang màu từ vàng nhạt đến nâu nhạt. Hạt xuyên tâm liên có tỉ lệ nảy mầm khá cao khoảng 70 đến 80% thời gian nảy mầm thường sau 7 ngày kể từ ngày gieo [26]. 17
  20. 1.3. Phân bố, sinh thái Chi Andrographis Wall. có khoảng 40 loài. Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonesia và Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ là những nước trồng nhiều xuyên tâm liên nhất ở châu Á. Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng nhiều ở khu vực vùng núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung. Điển hình là các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An…[26]. 1.4. Bộ phận sử dụng Tất cả cây. 1.5. Thời điểm thu hái Lá thu lúc cây bắt đầu ra nụ, toàn cây thu lúc cây bắt đầu nở hoa. 1.6. Chế biến dược liệu Có thể dùng tươi hoặc phơi hay sấy nhẹ đến khô để dùng dần [26]. 1.7. Vị thuốc Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn. 2. Về hóa học 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2