intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm khớp không còn là căn bệnh xa lạ đối với nhiều người. Nếu như trước đây, bệnh xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi thì ngày nay, phạm vi người mắc bệnh viêm khớp đang ngày càng nhân rộng và trẻ hóa. Khớp gối phải chịu nhiều áp lực chống đỡ cơ thể và hoạt động nhiều nên rất dễ bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng viêm. đề tài "Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp" cung cấp và phân tích các thành phần hóa thực vật và giá trị dược lý của các loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi Sinh viên thực hiện: Nhóm 3 - Lớp Dược 3 Thứ tự thành viên đóng góp cho bài tiểu luận 1 Nguyễn Đức Thuận 19100189 2 Nguyễn Thị Ngọc Mai 19100159 3 Phạm Tâm Giang 19100123 4 Nguyễn Gia Long 19100156 5 Lê Quang Hưng 19100140 6 Nguyễn Hải Yến 19100210 7 Trần Thùy Trang 19100202 8 Hà Minh Hiếu 19100131 9 Nguyễn Thảo Vy 19100208 10 Phạm Hoàng Linh 19100151 Hà Nội, 2022 2
  2. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Y Dược đã đưa môn học Tài nguyên cây thuốc vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – PGS. TS Vũ Đức Lợi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn Tài nguyên cây thuốc là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều chỗ có thể chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn! 3
  3. Mục lục TỔNG QUAN 10 I. HOÀNG CẦM 10 1. Về thực vật 10 1.1. Tên gọi 10 1.2. Đặc điểm 10 1.3. Phân bố 11 1.4. Bộ phận dùng 11 1.5. Dược liệu 11 2. Về hóa học 11 2.1. Thành phần hóa học 11 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 12 2.3. Định tính và định lượng 12 3. Về tác dụng sinh học 14 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 14 3.2. Độc tính 15 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền 15 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 16 II. THIÊN NIÊN KIỆN 18 1. Về thực vật 18 1.1. Tên gọi 18 1.2. Đặc điểm 18 1.3. Phân bố 19 1.4. Bộ phận dùng 19 1.5. Dược liệu 19 2. Về hóa học 19 2.1. Thành phần hóa học 19 4
  4. 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 20 2.3. Định tính và định lượng 20 3. Về tác dụng sinh học 20 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 20 3.2. Công dụng theo y học cổ truyền 20 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 21 III. DÂY ĐAU XƯƠNG 21 1. Về thực vật 21 1.1. Tên gọi 21 1.2. Đặc điểm 21 1.3. Phân bố: 22 1.4. Bộ phận dùng: 22 1.5. Dược liệu 22 2. Về hóa học 22 3. Về tác dụng sinh học 22 3.1. Tác dụng dược lý 22 3.2. Độc tính 23 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền 23 IV. ĐỘC HOẠT 23 1. Về thực vật 24 1.1. Tên gọi 24 1.2. Đặc điểm 24 1.3. Phân bố 24 1.4. Bộ phận dùng: 25 1.5. Dược liệu 25 2. Về hóa học 25 2.1. Thành phần hóa học 25 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 26 2.3. Định tính và định lượng 26 5
  5. 3. Về tác dụng sinh học 27 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 27 3.2. Độc tính 27 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền 27 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 28 V. NGẢI CỨU 29 1. Về thực vật 29 1.1. Tên gọi 29 1.2. Đặc điểm 30 1.3. Phân bố 30 1.4. Bộ phận dùng 30 1.5. Dược liệu 30 2. Về hóa học 31 2.1. Thành phần hóa học 31 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 31 2.3. Định tính và định lượng 32 3. Về tác dụng sinh học 33 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 33 3.2. Độc tính 33 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền 34 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 34 VI. PHÒNG KỶ 35 1. Về thực vật 35 1.1. Tên gọi 35 1.2. Đặc điểm 35 1.3. Phân bố 36 1.4. Bộ phận dùng 36 1.5. Dược liệu 36 2. Về hóa học 36 6
  6. 2.1. Thành phần hóa học 36 2.2. Định tính và định lượng 36 3. Về tác dụng sinh học 37 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 37 3.2. Công dụng theo y học cổ truyền 38 VII. THỔ PHỤC LINH 39 1. Về thực vật 39 1.1. Tên gọi 39 1.2. Đặc điểm 39 1.3. Phân bố 39 1.4. Bộ phận dùng 40 1.5. Dược liệu 40 2. Về hóa học 40 2.1. Thành phần hóa học 40 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 40 3. Về tác dụng sinh học 40 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 40 3.2. Công dụng theo y học cổ truyền 41 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 41 VIII. XẤU HỔ 41 1. Về thực vật 41 1.1. Tên gọi 41 1.2. Đặc điểm 42 1.3. Phân bố 42 1.4. Bộ phận dùng 43 1.5. Dược liệu 43 2. Về hóa học 43 2.1. Thành phần hóa học 43 3. Về tác dụng sinh học 44 7
  7. 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu 44 3.2. Độc tính 45 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền 45 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 8
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau nhức xương khớp là triệu chứng phổ biến thường có cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đặc biệt là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… đi kèm các biểu hiện đau, sưng và viêm khớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp như viêm khớp, tuổi tác, béo phì thừa cân, thường xuyên lao động nặng, sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế, thời tiết thay đổi thất thường… Trong đó viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau xương khớp. Thông thường có hai dạng viêm khớp chính là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (RA). Theo các nghiên cứu đối tượng của viêm khớp là những người trên 40 tuổi. Viêm khớp thường xuất hiện ở cổ tay, tay, hông, đầu gối,… Viêm khớp không còn là căn bệnh xa lạ đối với nhiều người. Nếu như trước đây, bệnh xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi thì ngày nay phạm vi người mắc bệnh viêm khớp đang ngày càng nhân rộng và trẻ hóa. Khớp gối phải chịu nhiều áp lực chống đỡ cơ thể và hoạt động nhiều nên rất dễ bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng viêm. Viêm khớp ảnh hưởng đến quá trình làm việc, lao động của người bệnh nếu để viêm khớp nặng thêm mà không có quá trình điều trị hợp lý thì sẽ dễ dẫn đến biến chứng. Sử dụng những cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Dưới đây là những cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp: 1. Hoàng cầm 2. Thiên niên kiện 3. Dây đau xương 4. Độc hoạt 5. Ngải cứu 6. Phòng kỷ 7. Thổ phục linh 8. Xấu hổ 9
  9. TỔNG QUAN I. HOÀNG CẦM 1. Về thực vật 1.1. Tên gọi - Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georg - Tên thường gọi: Hoàng cầm - Tên địa phương: Điều cầm, Túc cầm, Đồn vĩ cầm, Ấn dầu lục, Giang cốc thụ. - Tên nước ngoài: Baikal skullcap, Chinese skullcap - Họ: Lamiaceae Hình ảnh: Cây Hoàng cầm 1.2. Đặc điểm - Hoàng Cầm là một loài cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 20 - 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm bẻ ra có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. - Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hoặc không cuống; phiến lá hình mác hẹp, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm hoặc 1cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt. 10
  10. - Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm trong có hạt tròn màu đen. 1.3. Phân bố - Hoàng cầm là loài cây ưa sáng, ưa khí hậu mát ẩm thường gặp ở vùng núi cao như Sa Pa. Ở Việt Nam cây sinh trưởng và phát triển chậm nên vẫn chưa có vùng trồng. - Hiện vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc (Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Vân Nam, Nội Mông). - Có khoảng 360 loài Scutellaria baicalensis trong chi Labiatae, trong đó có khoảng 98 loài và 43 giống Scutellaria baicalensis ở Trung Quốc [1]. 1.4. Bộ phận dùng Rễ củ – Radix Scutellariae có hai loại: - Rễ già, trong rỗng đen, ngoài vàng gọi là khô cầm - Rễ non giữa cứng chắc, mịn, ngoài vàng trong xanh và vàng gọi là điều cầm 1.5. Dược liệu - Thời điểm thu hái: mùa xuân hoặc mùa thu. - Chế biến tạo dược liệu: đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hơi khô, cạo bỏ vỏ mỏng, phơi hoặc sấy khô. - Vị thuốc: vị đắng tính hàn 2. Về hóa học 2.1. Thành phần hóa học - Có tổng cộng 126 hợp chất phân tử nhỏ và 6 polysaccharid đã được phân lập từ rễ cây Hoàng cầm. Các phân tử nhỏ được xác định cấu trúc chia thành bốn loại: flavonoid tự do, glycosid flavonoid, glycosid phenylethanoid và các phân tử nhỏ khác [2]. 11
  11. - Các chất quan trọng bao gồm: Baicalin (C21H18O11), Baicalein (C15H10O5), Scutellarein (C15H10O6), Scutellarin (C21H18O2), Wogonin (C16H12O5). - Ngoài ra trong rễ Hoàng cầm còn có tanin thuộc nhóm pyrocatechic (2-5%), nhựa và không thấy có alkaloid, saponin và vitamin C. 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học - Các hợp chất sinh học từ rễ cây Hoàng cầm như Baicalein, Wogonin đã được phân lập và xác định bởi Soboleva (1944), Bukharov và cộng sự (1961) [3]. - Năm 1973, Popova và cộng sự sử dụng quang phổ UV và tín hiệu proton để xác định các cấu trúc hóa học của hợp chất và tìm ra các hợp chất mới [3]. - Ngày càng có nhiều nghiên cứu phân lập và tìm ra các hợp chất mới từ rễ cây Hoàng cầm như Baicalein, Wogonin, Oroxylin A [3]; Scutellarein [4]; Tenaxin II [5];... đến nay đã có hơn 120 hợp chất flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học [2]. - Ngày nay, các kỹ thuật sắc ký cột khác nhau và HPLC bán điều chế đã được sử dụng để phân lập các hợp chất từ rễ cây Hoàng cầm và cấu trúc hóa học của chúng được xác định bằng phân tích quang phổ HRESIMS và NMR [6]. 2.3. Định tính và định lượng Định tính A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min, lọc. Lấy dịch lọc tiến hành các phản ứng sau: Lấy 1 ml dịch lọc nhỏ thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch chì acetat 9,5 % sẽ có tủa màu vàng. Lấy 1 ml dịch lọc khác, cho thêm 1 ít bột magnesi (TT) và 3 giọt đến 4 giọt acid hydrocloric (TT) sẽ có màu đỏ. 12
  12. B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cặn trong 10 ml ethanol (TT). Lấy 3 ml dung dịch, nhỏ thêm 1 giọt đến 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT) xuất hiện màu lục xám sau chuyển thành màu nâu tía. C. Phương pháp sắc ký lớp mòng Bản mỏng: Silica gel G. Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - methanol - acid formic (10:3:1:2). Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30 ml hỗn hợp ethyl acetat - methanol (3:1), đun sôi hồi lưu trong cách thủy trong 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cặn trong 5 ml ethanol (TT) được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Hoàng cầm (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như mô tả ở phần dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mòng 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí rồi phun dung dịch sắt (III) clorid 1 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105℃ cho đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Định lượng Phương pháp sắc ký lỏng Pha động: Methanol - dung dịch acid phosphoric 0,5 % (47:53). Dung dịch chuẩn: Cân chính xác và hỏa tan baicalin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 25 μg/ml. Dung dịch thừ. Cần chính xác khoảng 0,3 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào bình nón nút mài, thêm 40 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy trong 3 giờ, để nguội, lọc. Chuyển dịch lọc vào bình định mức 100 ml, tráng rửa bình nón và cắn 3 lần bằng ethanol 70 % (TT), mỗi lần 10 ml rồi gộp dịch rửa 13
  13. vào binh định mức trên, thêm ethanol 70 % (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều. Lấy chính xác 1 ml dung dịch trên vào bình định mức 10 ml, thêm methanol (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đểu, lọc qua màng lọc 0,45 μm được dung dịch thử. Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C dùng cho sắc ký (5 μm). Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm. Tốc độ dòng: 1 - 2 ml/min. Thể tích tiêm: 10 μl. Cách tiến hành: Tiêm dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuyết không được dưới 2500 tính theo pic của baicalin. Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H18O11 của baicalin chuẩn, tính hàm lượng baicalin trong dược liệu. Hàm lượng baicalin trong dược liệu không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. 3. Về tác dụng sinh học 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu Có 3 hợp chất quan trọng có nhiều ứng dụng bao gồm: Scutellarein (C15H10O6), Scutellarin (C21H18O2), Wogonin (C16H12O5) - Scutellarein chưa có nhiều nghiên cứu trong bệnh viêm khớp nhưng Scutellarein có thể ức chế phức hợp IKKα/β và IκBα làm ngăn chặn sự biểu hiện của COX-2 và iNOS, những chất gây viêm nghiêm trọng [7]. - Scutellarin làm giảm quá trình viêm do IL-1β gây ra trong các tế bào xương khớp chuột và ngăn ngừa tiến triển viêm khớp [8]. Scutellarin còn làm tăng sự biểu hiện gen của collagen II và SRY box-9 đồng thời ngăn chặn sự biểu hiện của MMP-13 giúp cải thiện sự thoái hóa sụn trong viêm khớp [9]. Gần đây, 14
  14. Scutellarin được phát hiện điều chỉnh viêm khớp bằng cách ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT/mTOR trên in vitro [10]. - Wogonin ngăn chặn sự biểu hiện và sản xuất của các chất trung gian gây viêm bao gồm IL-6, COX-2, PGE-2, iNOS và NO trong các tế bào xương khớp được kích thích bởi IL-1β [11]. Wogonin có khả năng bảo vệ các tế bào chondrocytes mạnh mẽ bằng cách ức chế sự biểu hiện, sản xuất và hoạt động của các protease phân hủy chất nền bao gồm MMP-3, MMP-13, MMP-9, và ADAMTS-4 trong tế bào xương khớp [12]. Wogonin cũng làm tăng sự biểu hiện của các yếu tố đồng hóa sụn COL2A1 và ACAN trong tế bào chondrocytes [13]. 3.2. Độc tính - Bên cạnh các tác dụng dược lí vô cùng nhiều ứng dụng thì Hoàng cầm có thể gây ra độc tính nghiêm trọng [14]. - Có nhiều nghiên cứu cho rằng các loại thuốc thảo dược có tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm phổi kẽ và rối loạn chức năng gan [15]. - Liều cao Wogonin (40 mg/kg tiêm tĩnh mạch) làm tăng đáng kể trọng lượng chuột mang thai và sai lệch cấu trúc nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai [16]. - Baicalin ức chế sự gia tăng của tế bào gốc đích D3 và tế bào 3T3 gây độc tính phân hủy yếu [17] và kích hoạt các TB mast làm tăng mức kháng thể IgE và IgG gây phản ứng dị ứng [18]. - Baicalin kích hoạt đường truyền tín hiệu TGF-β/Smad để tăng tổng hợp collagen ở thận và biểu hiện protein liên quan đến xơ hóa để gây tổn thương thận và xơ hóa thận [19]. 3.3. Công dụng theo y học cổ truyền - Hoàng cầm là bài thuốc truyền thống có giá trị sử dụng cao do các hoạt tinh sinh học và dược lí rộng rãi [1]. Thường dùng trong y học cổ truyền để thanh nhiệt táo thấp, tà hòa giải độc, an thai. Chủ trị: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng 15
  15. họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chày máu. - Một số bài thuốc cổ truyền của Hoàng cầm [20]: ST Bài thuốc Công dụng T 1 Hoàng cầm, Hoàng Thanh nhiệt, trừ hỏa, giải độc, hóa đờm, cầm máu, trị viêm họng, viêm amidan, sưng lợi, liên, Đại hoàng táo bón 2 Hoàng cầm, Kim ngân Thanh nhiệt, thải độc và trị các loại phong nhiệt, cảm mạo thông thường, ho và viêm họng hoa, Liên kiều 3 Hoàng cầm, Địa đinh, Thanh nhiệt, loại bỏ độc tính, chống viêm nhiễm, tiêu viêm và điều trị mụn nhọt, phù Bản lam can thũng, quai bị, viêm họng và viêm amidan 4 Hoàng cầm, Liên kiều, Thanh nhiệt, thải độc và điều trị viêm họng hạt, Đại thanh diệp, Cam cảm cúm thảo 5 Hoàng cầm, Sài hồ, Tán phong nhiệt, thanh nhiệt, thúc đẩy tuần Bạc hà, Đương quy, hoàn máu, loại bỏ huyết ứ, điều trị bệnh nấm Hồng hoa, Xích thược da đầu, bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá 4. Sản phẩm chứa dược liệu trên Herbalife Joint Support Advanced, chiết xuất từ rễ Scutellaria baicalensis, Selen, mangan và đồng bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp, duy trì khả năng tái tạo sụn mòn, phòng chống, hỗ trợ điều trị các triệu chứng cho hệ xương khớp như: viêm xương khớp, thoái hóa cột sống, đau mỏi gối… UP466 là hỗn hợp chiết xuất tự nhiên của Hoàng cầm và Cây keo cao được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp, có thể cải thiện trình trạng đau nhức xương khớp trong vòng 7 ngày. 16
  16. 17
  17. II. THIÊN NIÊN KIỆN 1. Về thực vật 1.1. Tên gọi - Tên khoa học: Homalomena occulta - Tên đồng nghĩa: Homalomena aromatica - Tên khác: Sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục, vắt vẻo, vạt hương. - Họ: Ráy (Araceae) Hình ảnh: Cây Thiên niên kiện 1.2. Đặc điểm - Thiên niên kiện là 1 cây sống lâu năm, có thân rễ mập, màu xanh, đường kính 1-2cm. - Lá mọc so le, có cuống dài từ 18-25cm, màu xanh, mềm, nhẵn, phía dưới cuống nở rộng thành bẹ, có màu vàng nhạt; phiến lá hình đầu mũi tên, dài 11- 15cm, rộng 7-11cm, đầu nhọn, phía dưới hình cánh tên, mép nguyên, mặt trên lá có màu đậm hơn, hai mặt đều nhẵn, gân ở hai mép đều hướng về phía đỉnh lá - Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3- 4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn, nở vào tháng 3-4. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. 18
  18. 1.3. Phân bố - Ở Việt Nam: + Cây Thiên niên kiện mọc hoang rất nhiều ở các miền rừng núi của ta + Cây ưa những nơi ẩm ướt, cạnh suối hay dọc theo suối + Thu hái tại nước ta: khai thác quanh năm, một năm có thể thu mua tới 3000 tấn - Trên thế giới: + Cây Thiên niên kiện có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia 1.4. Bộ phận dùng Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. 1.5. Dược liệu 2. Về hóa học 2.1. Thành phần hóa học - Trong thiên niên kiện của ta có từ 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô - Tinh dầu thiên niên kiện có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng nhạt, mùi thơm - Tinh dầu có tỉ trọng ở 30°C: 0,8868 (loại 1) hoặc 0,8920 (loại 2) - Tan trong 4 thể tích cồn 70° ở nhiệt độ 30°C - Tỉ lệ andehit và xeton 15-20% (định lượng bằng phương pháp bisunfit) - Phản ứng phenol bằng clorua sắt III: âm tính - Tìm phản ứng andehit bằng dung dịch fehling: dương tính - Trong tinh dầu có chừng 40% linalola, một ít tecpineola và chừng 2% este tính theo linalyl axetat; ngoài ra còn sabinen, limonen, α tecpinen, axetandehit, andehit propionic. 19
  19. 2.2. Phân lập và xác định các thành phần hóa học 2.3. Định tính và định lượng - Định tính: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ether (TT), lắc trong 30 min, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, bốc hơi dung môi ở nhiệt độ phòng đến cắn. Thêm vào cắn 1 giọt đến 2 giọt dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuríc (TT). Xuất hiện màu đỏ tía. Độ ẩm Không quá 14,0 %. Tro toàn phần Không quá 4,0 %. - Định lượng: Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu”. Dùng bình câu 1L, 50 g dược liệu đã được tán thành bột thô, 300 ml nước, cất trong 4 h. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không ít hơn 0,5 % tính theo dược liệu khô kiệt. 3. Về tác dụng sinh học 3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu - Tinh dầu trong thiên niên kiện có tác dụng diệt nhiều loại trực khuẩn và ức chế virus gây mụn rộp loại I ( Herpes simplex virus type I) - Nước sắc thiên niên kiện có tác dụng thúc đẩy lưu thông huyết dịch, giảm đau và chống đông máu tương đối mạnh - Cồn thuốc thiên niên kiện có tác dụng chống viêm , giảm đau và kháng histamin, chống dị ứng 3.2. Công dụng theo y học cổ truyền - Thiên niên kiện có vị đắng, cay, hơi ngọt và tính ôn, vào 2 kinh can và thận - Có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, tê dại. - Hiện nay thiên niên kiện là một vị thuốc nhân dân dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức, dùng cho người già bị đau người, đau dạ dày, đau xương khớp, kích thích giúp sự tiêu hóa. Một số bài thuốc dân gian: + Thiên niên kiện 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Sao vàng rồi sắc, uống ngày một 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2