Đề tài tiểu luận: Cạn Kiệt Nguồn Nước
lượt xem 23
download
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thế giới đương đại. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của trang thiết bị khoa học kỹ thuật, nhân loại dường như đang đứng trước những thách thức mới, điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề toàn cầu hóa. Phạm vi vấn đề toàn cầu hóa rất rộng lớn, trong bài tiểu luận này chúng tôi xin đề cập đến một trong những vấn đề mà đang được nhiều chuyên gia, các nhà quan hệ quốc tế quan tâm trong giai đoạn đầu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài tiểu luận: Cạn Kiệt Nguồn Nước
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Chủ đề: Cạn Kiệt Nguồn Nước Nhóm thực hiện 8: 1. Hoàng Thanh Phương 2. Nguyễn Tuấn Phương 3. Nguyễn Thanh Trọng 4. Lý Láo Tả
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thế giới đương đại. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của trang thiết bị khoa học kỹ thuật, nhân loại dường như đang đứng trước những thách thức mới, điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề toàn cầu hóa. Phạm vi vấn đề toàn cầu hóa rất rộng lớn, trong bài tiểu luận này chúng tôi xin đề cập đến một trong những vấn đề mà đang được nhiều chuyên gia, các nhà quan hệ quốc tế quan tâm trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI này: Cạn kiệt tài nguyên nước. Nước, thứ tài nguyên thiên nhiên vốn được coi là một tặng vật của thiên nhiên, là “cái lộc trời ban” không bao giờ cạn kiệt.Người ta đã nhầm khi quan niệm như vậy khi mà thứ “vàng xanh” này đang ngày một cạn kiệt dần đi. Trong thời đại toàn cầu hóa, cạn kiệt nguồn nước là vấn đề đáng báo động không chỉ ở quốc gia phát triển mà còn ở cả quốc gia đang phát triển, những nước giàu cũng như những nước nghèo. Điều này chứng tỏ đây là vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay, để làm được điều này cần sự nỗ lực chung của toàn thể các quốc gia trên thế giới, vì một thế giới tươi đẹp hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giải thích tại sao cạn kiệt nguồn nước lại là vấn đề toàn cầu Bài tiểu luận này gồm những nội dung như: nguyên nhân của vấn đề, thực trạng của vấn đề này ra sao, nó ảnh hưởng như nào đến quan hệ quốc tế, đồng thời cũng đưa ra một số hướng giải quyết. I/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC ( sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Phương ) 2
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nước đang là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, nhưng quan trọng hơn là mang tính khu vực và quốc gia. Uỷ ban tài nguyên thiên nhiên của Liên hợp quốc cho rằng 40% dân số thế giới hiện nay và khoảng 80 nước đang đứng trước vấn đề thiếu nước nghiêm trọng. Các chuyên gia hữu quan đánh giá rằng đến năm 2025 sẽ có khoảng 2/3 dân số thế giới sống trong điều kiện căng thẳng do thiếu nước. Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực thiếu nước nghiêm trọng nhất. Theo dự tính, 6 nước Trung Phi và 5 nước Bắc Phi là những quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Quốc tế lấy 1000m3 bình quân theo đầu người 1 năm làm “tuyến cảnh báo”. Hai phần ba của lục địa Phi châu, chín phần mười của lục địa Úc châu, hai phần ba lục địa Á châu và hai phần ba của lục địa Mỹ châu; các nguồn nước ngọt đã dần dần cạn kiệt. Nhiều nơi trên thế giới trong những thập niên qua đã chứng kiến cảnh sa mạc hóa đất đai nơi mà họ đã canh tác từ hằng nhiều thế kỷ qua. Trên thực tế, lượng nước bình quân theo đầu người của nhiều nước thấp hơn nhiều so với “tuyến cảnh báo”. Năm 1990, trong số 18 quốc gia Trung Đông và Bắc phi chỉ có 7 nước có lượng nước bình quân theo đầu người từ 100m3 trở lên, đến năm 2005, lượng nước bình quân của khu vực này thấp hơn 670m3. Lượng nước bình quân theo đầu người của các quốc gia như Angiêri, Burrundi, Tandania,...chỉ trong khoảng:600-700m3,các nước Ixraen, Tuynidi…khoảng 400-500m3,các nước Xyri, Ả Rập Xê Út, Gioócđani, Yemen chỉ có khoảng 100- 200m3. Châu Á vốn là khu vực có tài nguyên nước phong phú nhưng do sự tăng trưởng dân số và sự phát triển của kinh tế nên châu Á cũng sẽ trở thành châu lục thiếu nước nghiêm trọng. Báo cáo nghiên cứu của 1 số chuyên gia quốc tế về tài nguyên nước chỉ ra rằng, đến thế kỷ XXI, phần lớn các nước ở khu vực Châu Á sẽ phải đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Bắc Kinh gần đây cũng đã lo ngại rất nhiều cho các vùng đất đã sa mạc hóa của họ, tạo thành những cơn bão quét qua thành phố Bắc Kinh. Theo thống kê của Trung quốc, trong năm l950 chỉ có 5 trận bão cát thổi qua thành phố, nhưng đến năm 2000 thì con số đó đã lên đến 13 cơn bão! Nhiều vùng đất ở miền tây bắc Trung quốc đã sa mạc hóa rất nhanh, tạo ra sự khan hiếm nước ngọt rất trầm trọng. Sông Hoàng Hà, một trong hai con sông huyết mạch lớn ở Trung quốc, có đoạn hàng năm đã khô cạn đến ngàn cây số. Con sông này dài trên 3,400 dặm, và là cái nôi của Trung quốc. Sông nhiều đoạn đã bị khô hạn, bùn ở lòng sông bồi lên khi con nước cạn đi. Đến mùa nước lũ nước sông lại dâng lên rất mau làm vỡ cả đê điều, nước tràn ra hai ven sông làm ngập lụt những vùng dọc theo ven sông gây thiệt hại về mùa màng cùng nhân mạng khá lớn. Tình trạng hạn hán thường xuyên biến các dòng sông khô cạn trong đó dòng sông Hoàng Hà có nguy cơ khô cạn mau nhất. Từ năm cây số đến cửa khẩu của dòng sông này đã bắt đầu khô cạn trong những tháng mùa hè (theo bản tường trình gần đây nhất của ký giả Richard Hayes của dài BBC ở Bắc kinh) 3
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Thế giới chúng ta đang sống chỉ có 3% nước ngọt, còn lại 97% là nước mặn không thể dùng để uống hay canh tác được, mặc dầu gần đây đã có những quốc gia tiến bộ đã dùng nước biển chế tạo ra nước ngọt như Hoa Kỳ hoặc Do Thái, song giá thành của nước ngọt còn quá đắt và lại rất giới hạn. Trong số 3% nước chúng ta có trên địa cầu, thì đã có đến 68.7% là nước đá dưới dạng đóng băng, 30.1% nước nằm trong lòng đất, 0.9% nước đá trong lòng đất, và phần còn lại là 0.3% là nguồn nước sông hồ và đầm lầy. Trên một vài phần đất trên thế giới, nhu cầu nước ngọt đã vượt quá giới hạn cung cấp. Lý do rất dễ hiểu là vì một số lớn các cư dân đó đã ở vào những vùng đất khô hạn định kỳ hoặc thường xuyên. Theo thống kê của Viện nghiên cứu môi sinh Stockholm (The Stockholm Environment Institute) gần đây cho biết rằng một số rất lớn nhân loại đã ở vào những vùng đất khô hạn thiếu nước thường xuyên, và nhu cầu dùng nước hằng ngày đã cao gấp đôi hơn sự tăng trưởng nhân số. Những giếng nước đào thật sâu vào lòng đất cùng những hồ chứa nước có thể cung cấp nước cho nhân loại một cách tạm thời, song số lượng nước mưa và số lượng nước nằm trong lòng đất vẫn không thay đổi. Các chuyên viên khí tượng tiên đoán rằng trong vòng 25 năm tới, số lượng nước mà mỗi người trên thế giới đang dùng sẽ phải cắt đi một nửa. Trong khi đó một số nước trên thế giới đã làm ô nhiễm nguồn nước địa phương của mình trầm trọng, như ở Phần Lan chỉ có 5% nguồn nước sông rạch còn có thể dùng để uống, 75% bị ô nhiễm nặng cho dù để dùng cho kĩ nghệ cũng không được. Nhà máy cung cấp nước cho đô thị Mễ tây cơ, lớn đứng hàng thứ nhì trên thế giới, nguồn nước uống cung cấp gần 80% cho thị dân ở đây đã tụt xuống một cách đáng ngại. Bắc Kinh, thủ đô của Trung quốc cũng đang gặp phải nạn thiếu nước như trên. Lượng nước dùng đang trên đà tụt xuống 3 feet mỗi năm, và 1/3 các giếng nước cung cấp cho thành phố hầu như đã khô cạn. Hàm lượng nước vĩ đại Ogallala của Hoa Kỳ cũng đã dùng gần hết cho việc canh tác nông sản ở các miền Tây Bắc tiểu bang Texas, hiện đang co rút lại đến 1/3 vì thiếu nước để canh tác. Hai nước lớn là Trung Hoa và Ấn độ, đứng hạng nhì và ba trên đà sản xuất nông phẩm cũng đã khựng lại đối đầu với tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng. Tình trạng càng bi đát hơn vì các giòng sông lớn như sông Hằng (Ganges) bên Ấn độ đã không còn chảy ra đến biển vì dòng sông đã đổi chiều chảy, cũng giống như giòng sông Colorado ở Bắc Mỹ vậy. Cơ thể chúng ta rất cần nước sạch để đem các chất thải ra ngoài, thế nhưng lại không có đủ nước sạch để sử dụng. Con số người trên địa cầu hiện nay không có đầy đủ nước sạch để sử dụng đã gia tăng từ 2.6 tỉ người vào năm 1990 lên đến 2.9 tỉ người vào năm 1997 và từ đó đến nay chỉ có tăng. Con số đó chiếm 4
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 gần nửa dân số trên địa cầu, và điều kiện vệ sinh của nước là cả một vấn đề sinh tử. Để sản xuất thực phẩm cũng phải tùy thuộc vào nước. Để tưới cho hoa màu cây trái dĩ nhiên chúng ta cũng cần đến nước và nước mưa. Những thời gian gần đây “dẫn thủy nhập điền” trở thành một phương tiện chính để có thể cung cấp thực phẩm cho nhân số hoàn cầu càng ngày càng gia tăng. Ngày nay 36% mùa màng trên toàn thế giới đều dựa vào phương tiện “dẫn thủy nhập điền”. Tổng số các vùng đất canh tác hoa màu trên thế giới nhờ vào phương tiện dẫn thủy đó đã lên đến tột đỉnh khoảng hai mươi năm về trước, và bây giờ thì đang tụt xuống một cách từ từ. Nếu ta phải dùng rất nhiều nước để dội cầu cho mạnh, cho bồn rửa mặt và cho bồn tắm thật sạch, thật khó mà tin rằng thế giới chúng ta đang sống đã không cung cấp đủ nước cho chúng ta xài. Nên nhớ rằng đó là chỉ mới có là 20% những người hưởng thụ được những phương tiện xa xỉ trên mà thôi. Tại lục địa Phi châu hầu hết đàn bà phải mất mỗi ngày ít nhất là 6 tiếng đồng hồ để đi kiếm nước đặng dùng và thường thường thì họ chỉ tìm được nước dơ bẩn và ô nhiễm mà thôi. Dĩ nhiên là những người đàn bà đó hiểu thế nào là nước sạch, nhưng họ phải đối diện một thực tế phủ phàng rằng càng ngày nguồn nước càng cạn kiệt! Thế giới với kĩ thuật hiện đại có thể giải quyết vấn nạn này được không? Nước đã đi dâu hết ? Trong khi đó thì nhu cầu đòi hỏi nước càng ngày càng gia tăng. Khu vực Nam Á, hạn hán ngày càng trầm trọng, do khai thác nước ngầm bừa bãi nên tài nguyên nước ngầm của các nước Ấn Độ, Pakixtan, Banglađet…bị khô kiệt. Tổng lượng Tài nguyên nước của Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới, nhưng lượng nước tính theo bình quân đầu người chỉ có 2400m3, thấp hơn rất nhiều so với lượng nước bình quân đầu người trên Thế giới là 7700m3, chỉ đứng ở vị trí 109 và bị liệt vào 1 trong số các quốc gia thiếu nước trên thế giới. Lượng nước bình quân theo đầu người của 9 tỉnh miền bắc Trung Quốc chưa đến 500m3, thấp hơn tiêu chuẩn lượng nước ngọt thấp nhất thế giới. Diện tích biển nước mặn Aran đã thu nhỏ lại còn không bằng một nửa trước đây. Khu vực Trung Á cũng đang đứng trước vấn đề thiếu nước, 5 quốc gia ven biển đã bắt đầu hành động để bảo vệ nguồn nước của khu vực này. Tài nguyên nước của khu vực Châu Mỹ rất phong phú nhưng do phân bố không đồng đều nên các bang miền Tây và miền Bắc Mêhicô vẫn thiếu nước, thành phố Mêhicô thường xuyên không đủ nước để cung cấp trong thời gian dài, do việc khai thác bừa bãi mạch nước ngầm đã làm cho thành cổ này mỗi năm tụt xuống 17cm. Xét ở góc độ toàn cầu, các khu vực như Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, tài nguyên nước ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến sức khoẻ người dân, với môi trường sinh thái, và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của những nước này 5
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 II/ NGUYÊN NHÂN CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC ( sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Phương ) Sự suy giảm mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng của nước trên toàn thế giới hiện nay là một thực tế nguy hiểm. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng số một. Nguy cơ thiếu nước là một hiểm họa lớn cho sự sinh tồn của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 ) Nguyên nhân “nhân tạo” Nguyên nhân của thảm cảnh về nước trên thế giới hiện nay có rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người nhằm đáp ứng những nhu cầu sống còn của một số dân tăng quá nhanh. Trong thế kỉ XX, nhu cầu của toàn thế giới về nước đã tăng lên gấp 7 lần và cũng trong thời gian đó dân số tăng lên gấp 3 lần. Từ năm 1975 đến năm 1990 lượng nước dùng trong nông nghiệp toàn cầu tăng 6 lần, trong công nghiệp tăng 21 lần, nước sinh hoạt của thành phố tăng 7,5 lần. Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế, kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất khiến cho khả năng đáp ứng của nguồn tài nguyên này giảm dần. Ở Việt Nam hiện nay, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm đã giảm từ 12.800 m3/người vào năm 1990 xuống còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m3/người vào khoảng 2020. Việt Nam có tài nguyên tương đối phong phú với tổng lượng dòng chảy của các con sông chiếm khoảng 2% của thế giới, trong khi diện tích đất liền chỉ chiếm khoảng 1,35%. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế, kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất khiến cho khả năng đáp ứng của nguồn tài nguyên này giảm dần. Sự tăng trưởng dân số ở các quốc gia đang phát triển nhưng thiếu nước ngày càng nổi bật, vì vậy một số nước đang đứng trước nguy cơ tài nguyên nước không thể nào đáp ứng được yêu cầu của việc tăng dân số Nguồn nước ngọt và sạch là nguồn tài nguyên không thể thay thế. Tuy nhiên nó đang ngày càng bị khan hiếm bởi sự khai thác quá mức, sự tiêu dùng lãng phí và cũng bởi do chúng ta không có biện pháp quản lý tốt tài nguyên này. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác, vơ vét tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên (trong đó có nguồn nước quý giá) để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại của chúng, miễn là thu được lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Một số công trình thủy lợi do không hợp lý trong thiết kế, 6
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 quản lý và sử dụng đã làm cho nước bị rò rỉ cháy thoát ra ngoài, gây ngập tràn lan, lãng phí một lượng nước rất lớn. Ước tính 60% nước dùng trong thủy lợi đã bị thất thoát qua các hệ thống tưới tiêu kém hiệu quả và 50% nước ở các vùng đô thị bị lãng phí do rò rỉ và bốc hơi. Cuộc khủng hoảng nước trên thế giới hiện nay, được nhận định, không chỉ do nước quá ít so với nhu cầu mà còn do quản lý nguồn nước quá kém. Báo cáo của Liên Hợp Quốc còn cho thấy: nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm. Hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn. Sự phá hoại môi trường sinh thái cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tài nguyên nước ngọt của đất liền. Bất chấp những lời cảnh báo, con người vẫn tiếp tục tác động ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn lên giới tự nhiên vì lợi ích riêng của mình. Cụ thể là rừng bị tàn phá ở nhiều nơi trên thế giới góp phần vào việc làm xói mòn đất và khan hiếm nước. Hàng năm có khoảng 11 triệu ha rừng bị chặt phá khiến cho đất đai bị thoái hóa, nguồn nước bị phá hủy, khả năng hấp thụ và giữ nước giảm đi, mùa mưa nước tràn ngập, mùa mưa thiếu nước lớn…v.v.. gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Nước trong lòng đất mà chúng ta đang dùng là nguồn nước cung cấp bởi các giếng. Ở Việt Nam, tình trạng khoan giếng tràn lan của dân cư là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm phèn, nhiễm mặn và cạn kiệt nguồn nước nghiêm trọng.Việc đào giếng tạo thành các phễu mực nước ngày càng dày đặc. Có nơi tốc độ hạ thấp phễu mực nước đến 2m/năm gây ra tình trạng tầng nước ngầm thấm nước dơ bẩn nhanh chóng hơn. Hiện nay ở TP HCM, tổng công suất khai thác tầng nước ngầm của thành phố đạt khoảng 520.000 m3/ngày và có thể đạt đến mức 570.000 m3/ngày trong 5 năm nữa. Thế nhưng theo nghiên cứu từ Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Nam thì lượng nước ngầm bổ cập tự nhiên chỉ đạt khoảng chưa tới 200.000 m3/ngày. Điều này có nghĩa trữ lượng nước ngầm không được bổ sung kịp thời và cần phải tăng cường bổ cập nhân tạo bằng nguồn nước mưa, nước sông... . Ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh… nhiều hộ nông dân và một số doanh nghiệp đã tự động khoan giếng lấy nước tưới cho cây trồng, phục vụ chế biến nông sản với khối lượng lớn đang làm cạn kiệt nguồn nước ngầm dẫn tới hiện tượng sạt lở đất kéo dài. Nạn khan hiếm nước chỉ là một mặt của vấn đề về nước hiện nay trên thế giới. Mặt khác của vấn đề này là “chất lượng nước” cũng đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Ô nhiễm nước theo nhận định của mọi người thì nó là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên Trái Đất gắn liền với nước Ở một số vùng trên thế giới nước đã bị ô nhiễm nặng nề đến mức không thể dùng 7
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 được, ngay cả cho nông nghiệp và công nghiệp.. Nguyên nhân là do nước đã sử dụng rồi (nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp có nhiều chất độc hại) đã không được xử lý. Các chất độc hại thẩm thấu xuống đất rồi đi vào các mạch nước ngầm mang theo nhiều chất gây ô nhiễm cho nước. Theo báo cáo của “Tổ chức quốc tế cứu trợ trẻ em của Liên hiệp quốc” thì nguồn nước trong đất là nguồn nước nguy hiểm vì không nhìn thấy được và rằng một nửa số nước đó đã dùng cho con người và cho việc canh tác. Cũng vì nước giếng là nước sạch và ít bị ô nhiễm hơn nước trên mặt đất, một số lượng lớn đã dùng cho con người sử dụng để uống, kể cả thành thị lẫn nông thôn. Nước ở các thành phố còn bị ô nhiễm bởi các chất độc hại phân hủy từ các bãi rác thành phố, nước thải từ các bệnh viện, các cơ sở y tế và các khu trại chăn nuôi …v..v.. Người ta ước tính rằng 90% nước đã được sử dụng trong các nước đang phát triển đã không được xử lý mà đổ trực tiếp vào môi trường. Nếu chúng ta dùng một cách có điều độ, nước trong lòng đất sẽ cung cấp đủ cho chúng ta, vì nước mưa sẽ thấm vào lòng đất sau mỗi cơn mưa và tồn trữ lại trong những hồ chứa dưới mặt đất. Nhưng trong nhiều thập niên qua, con người đã lạm dụng bằng cách đặt ống mang nước đến các nơi khác và tiêu dùng nhiều hơn khi thiên nhiên không tái tạo và tuần hoàn kịp. Kết quả là mực nước trong lòng đất càng ngày càng sâu hơn, khó có thể cho ta đào sâu đủ để lấy được nước. Khi mà nước các giếng đã cạn, thì hậu quả về kinh tế và con người khó mà lường trước được mức độ thiệt hại nặng nề. Việc thi công nhiều công trình thủy lợi, thủy điện có dung tích lớn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH , nhưng lại đang làm giảm diện tích rừng tự nhiên và ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sông suối cạn kiệt nước vào mùa khô và ngập úng trên diện rộng vào mùa mưa hàng năm. Việc gia tăng khai thác khoáng sản trên đất dốc cùng phần nào đang làm cho đất ngày càng bị xói mòn, rửa trôi làm bồi lấp sông suối, ao hồ, dẫn đến tài nguyên nước ngày càng mai một. Những hạn chế về mặt tiền vốn, kĩ thuật cũng phần nào dẫn đến tính trạng thiếu thốn nước sạch ở một số nơi. Vì không có đủ vốn, kĩ thuật để khai thác, bảo vệ và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt nên hơn ¼ dân số toàn thế giới thiếu nước sạch, nước an toàn, khoảng 1,8 tỉ người trong tình trạng không có bảo đảm y tế vệ sinh về nước. 2 ) Nguyên nhân “tự nhiên” Không chỉ kiệt quệ trước nhu cầu tăng lên của con người, nguồn nước còn có thể bị suy giảm do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, có mùa lượng mưa tập trung tạo thành lũ lụt, có mùa lại hạn hán. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu 8
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 cũng là một nguyên nhân làm giảm tài nguyên nước. Khuynh hướng nóng lên của nhiệt độ trên hành tinh kéo dài 15 năm qua đã báo động về mối đe dọa thiếu nước nghiêm trọng, đồng thời cũng kéo theo bệnh tật do vi trùng và côn trùng gây ra đang lan nhanh ở các khu vực trên thế giới. Báo cáo của Liên Hợp Quốc đầu tháng cho thấy, nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất khoảng 1/3 nguồn nước đang sử dụng của thế giới trong 20 năm tới. Ở Việt Nam, mức biến đổi lượng dòng chảy, được xác định, xảy ra mạnh nhất ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Sự phân bố tài nguyên nước trên toàn cầu hoàn toàn không theo ý muốn của con người, một số quốc gia và khu vực có nguồn tài nguyên nước rất lớn, trong khi một số quốc gia và khu vực khác lại đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Phần lớn tài nguyên nước lớn lại chảy qua các khu vực không có người hoặc ít người, trong khi ở những khu vực mật độ dân cư đông đúc lại thiếu nước nghiêm trọng. Sự phân bố tài nguyên nước không đồng đều không những gây lãng phí nước mà còn làm cho các quốc gia và các khu vực dễ xảy ra tranh chấp và mâu thuẫn. III/ TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ( sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Trọng) Như trên đã trình bày thì đây là một vấn đề có tính toàn cầu bởi nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như toàn thể các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tài nguyên nước ngày càng thiếu thốn, chất lượng nước ngày càng xấu đi, vai trò của nó đối với an ninh quốc gia và an ninh quốc tế ngày càng rõ nét, vì vậy, người ta cũng dự tính rằng nước cũng giống như những tài nguyên chiến lược khác như dầu lửa, năng lượng,… sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia. Tại diễn đàn Thế giới lần thứ 3 về nước họp ở Kyoto( Nhật Bản) tháng 3- 2003, các đại biểu đã cảnh báo nguy cơ nước sẽ trở thành nguyên nhân của những xung đột sắp tới, khi mà trạng thái thiếu nước ngọt và sạch ngày càng tiếp tục gia tăng. Liên hợp quốc cũng thừa nhận hiện nay trên thế giới đã và đang xảy ra xung đột dữ dội về nước trong gần 300 khu vực. Sự suy giảm một cách nhanh chóng cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng cuả nước dẫn đến những cuộc khủng hoảng về nước trên quy mô toàn cầu. 1. Nhân tố liên quan vấn đề an ninh tài nguyên nước Có thể nói rằng tình trạng thiếu hụt nước ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là khác nhau do lượng nước phân bổ không đồng đều nhau, do đó phạm vi ảnh 9
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 hưởng tài nguyên nước với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế là khác nhau. Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng tới vấn đề này? Thế giới đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn thiếu nước, do sự phân bố tài nguyên nước không đồng đều nên một số quốc gia và khu vực đang đứng trước nguy cơ thiếu nước một cách trầm trọng. Nếu lấy 1.000 m3 làm tuyến cảnh báo lượng nước bình quân tính theo đầu người, thì những nước có con số dưới 1000- 1600 m3 coi là quốc gia căng thẳng về thiếu nươc ngọt, là các quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Liên hợp quốc chia tình trạng sử dụng nước thành 4 loại: những quốc gia mà lượng nước sử dụng không đến 10% lượng nước có thể dùng được coi là những quốc gia căng thẳng về nước ở mức độ thấp, và không đứng trước vấn đề căng thẳng về nước. Những quốc gia có lượng nước sử dụng khoảng 10- 20% coi là những quốc gia căng thẳng về nước ở mức độ trung bình, tức là nước đang trở thành nhân tố ức chế sự phát triển của đất nước. Những quốc gia có lượng nước khoảng 20-40% được coi là quốc gia căng thẳng về nước ở mức độ cao, điều này dẫn đền sự tranh giành tài nguyên nước. Những quốc gia có lượng nước sử dụng quá 40% được coi là căng thẳng về nước ở mức độ quá cao. Điều này dẫn đến phải coi trọng ảnh hưởng của nước đối với an ninh. Như chúng ta cũng biết phần lớn những xung đột về nước nổ ra giữa các quốc gia có chung tài nguyên nước.Trên thế giới có khoảng hơn 200 con sông chảy qua hai hay nhiều quốc gia. Đơn cử ở đây như dòng sông Mêkông chảy qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Hay như sông Nil ở châu Phi chảy qua 10 quốc gia là: Burundi, Ruada, Uganda, Keenia, Aicap…. Do lợi ích kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau và việc tiêu thụ nước vào các lãnh vực là khác nhau nên việc quản lý nguồn nước rất dễ xảy ra xung đột. Một nhân tố nữa gây ra xung đột về nước là mức độ phụ thuộc vào nước và đặc điểm phân bố nước trong mỗi quốc gia là khác nhau. Hơn nữa với tốc độ tăng trưởng dân số quá cao như hiện nay dẫn đến nhu cầu về nước ngày càng tăng. Trong phạm vi một nước cũng có thể xảy ra tranh chấp về nước giữa các khu vực và giữa các quốc gia có thể dẫn đến những tranh chấp về nước. Vấn đề an ninh do nước gây ra có thể chia thành 2 loại : trong nước và quốc tế. 2. Ảnh hưởng của vấn đề cạn kiệt tài nguyên nước với cấp quốc gia Tài nguyên nước ảnh hưởng đến sự sinh tồn và khả năng phát triển liên tục của một quốc gia. Đây là vấn đề an ninh cơ bản nhất của một quốc gia hay một dân tộc. Với một quốc gia mà có tài nguyên phong phú thì vai trò của nước đối với an ninh không rõ nét, nhưng với một quốc gia thiếu nước nghiêm trọng thì đó là vấn đề chiến lược hàng đầu liên quan đền sự sinh tồn và phát triển của dân 10
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 tộc và quốc gia. Chẳng hạn như ở Trung Đông thiếu nước nghiêm trọng điều này ảnh hưởng đến an ninh trong quốc gia này. Hơn thế nữa, vấn đề có quan hệ mật thiết tới nước là vấn đề an ninh lương thực. Một quốc gia không thể sản xuất lương thực nếu không sử dụng nước bởi nông nghiệp là ngành dùng nhiều nước nhất(70- 80%) . Với sự gia tăng dân số như ngày nay thì nhu cầu về lương thực cũng tăng lên, nước dùng cho sinh hoạt cũng tăng lên. Một vấn đề mà có quan hệ mật thiết tới chính mỗi người dân đó là chất lượng nước. Nước có ảnh hưởng tới an toàn sức khỏe của người dân.Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, 20% dân số toàn cầu thiếu nước an toàn, 50% dân số thiếu nước sạch. Thiếu nước và uống nước không sạch sẽ gây ra các bệnh tật, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia. Nước gây ra sự mâu thuẫn giữa các quốc gia. Nước là thứ cơ bản nhất của cuộc sống, thiếu nước quan hệ xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn, tranh giành vì nước để sinh tồn và phát triển xảy ra ngày càng nhiều hơn. Nó có thể là giữa dân cư của thành phố, giữa những người nông thôn …Ví dụ như ở Trung Quốc vừa qua có xảy ra hạn hán ở Tứ Xuyên làm thiệt hại tới ản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng di cư hàng loạt, điều này gây ảnh hưởng đến trât tự xã hội. Có thể nói rằng vấn đề tài nguyên nước ảnh hưởng một cách rõ nét đối với an ninh trong phạm vi quốc gia. 3. Ảnh hưởng cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi quốc tế. Tranh chấp tài nguyên nước do lịch sử để lại. Ở các nước và khu vực thiếu nước các cuộc tranh chấp tài nguyên nước bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử. Ví dụ trong thời kì thống trị của thực dân Anh, để đảm bảo chắc chắn cho nguồn nước dùng ở Ai Cập, Anh đã ký hiệp định với các nước thượng nguồn sông Nil để xác định vị trí ưu tiên của Ai Cập trong việc sử dụng nước sông Nil. Một ví dụ khác là, biên giới giữa Xyri và Ixarel cho đến nay vẫn chưa xác định được là do giới hạn vạch ra trong thời kì Anh, Pháp thống trị liên quan đến sự phân phối tài nguyên nước. Mâu thuẫn tranh chấp tài nguyên nước của các quốc gia thiếu nước. Isaren là quốc gia thiếu nước nên nước là tài nguyên chiến lược được nước này chú ý nhất. Để giành được nhiều nguồn nước hơn Isaren đã áp dụng các thủ đoạn bành trướng về quân sự chiếm phần lớn lãnh thổ của Ả Rập khiến xung đột của Isaren và Ả Rập ngày càng phức tạp hơn. Thập kỷ 50-60 thế kỷ XX, Isaren đã đơn phương xây dựng công trình dẫn nước để lấy nước sông Gioocdan. Đối phó với tình thế này, Ả Rập cho xây dựng công trình chuyển đổi dòng nước, hai bên đã nhiều lần gây nên xung đột quân sự phá hoại công trình của nhau. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm nổ ra cuộc chiến tranh Trung đông lần thứ ba. Có người nói : vấn đề tài nguyên nước ở khu vự này là quả bom hẹn giờ, và cuộc 11
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 chiến tranh trong thế kỷ sau sẽ không phải là tranh giành dầu mỏ mà là tranh giành tài nguyên nước. Điều này được tổng thư ký Liên hợp quốc , ông Gali, từ những năm 82 đã cho rằng: " Nguyên nhân chính đe doạ hoà bình Trung đông là thiếu hụt nguồn tài nguyên nước". Nước cũng được coi là một công cụ gây ra những cuộc xung đột. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam đều diễn ra hoạt động quân sự phá huỷ hệ thống nước. Hay như năm 1986, việc Triều Tiên dự định xây dựng đập nước trên sông Hán Giang khiến cho Hàn Quốc phải lo lắng. Vì nếu xảy ra chiến tranh, đập nước có thể trở thành công cụ chiến tranh. Seoul có thể bị nhấn chìm. Vì vây, Hàn Quốc phải áp dụng biện pháp phòng thủ. Việt Nam xây đập ở Lào nhằm nhập năng lượng các con đập này . Một ví dụ khác là đập thuỷ điện Yali trên sống Sesan, chảy từ Việt Nam sang Campuchia, gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái hạ lưu của Campuchia. Nó khiến người dân nông thôn và cả người trong Chính phủ Campuchia giận dữ. Campuchia phản đổi nhưng vô hiệu. Uỷ ban sông Mêkông cố gắng thương lượng nhưng cũng không thành công. Điều này gây rất nhiều tranh cãi xung quanh việc xây dựng hệ thống đập nước. Xung đột do khai thác, quản lý và phân phối nước gây ra. Trong trường hợp một số quốc gia có chung nguồn nước, nếu một nước trong số đó xây dựng công trình thuỷ lợi hoặc thực thi kế hoạch phát triển công- nông nghiệp, thường có ảnh hưởng lớn tới các tài nguyên nước hoặc các mặt khác của nước khác trong vùng, từ đó dẫn đến xung đột. Khủng hoảng tài nguyên nước cũng dẫn đến vấn đề di dân. Những người dân phải di cư do môi trường xấu đi cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Công trình đập nước Axoan của Ai Cập không những làm cho hơn 100.000 người dân của nước này phải di cư mà còn làm cho rất nhiều người dân của Xuđăng phải di cư. Những tị nạn môi trường cũng gây nên nhiều vấn đề về xung đột, do xung đột về lợi ích. IV/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ( sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Phương, Lý Láo Tả) Với những hậu họa và đe dọa sinh thái như ngày nay, vấn đề bảo vệ nguồn nước đang thực sự trở thành một trong những vấn đề bức xúc, phức tạp và nan giải nhất. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tính toàn cầu, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết cần 12
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 đặt ra bây giờ là phải có những phương cách, biện pháp để giữ gìn nguồn tài nguyên thực sự quý giá này. Cuộc khủng hoảng về nước hiện nay chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở chung sức của cả loài người trên Trái đất, đó là sự chia sẻ bình đẳng và trách nhiệm giữa người và người, giữa các quốc gia, dân tộc. Các giải pháp về nước có thể được thực thi là kinh tế, khoa học, công nghệ, quản lý hành chính, luật pháp ..v.v… nhưng quan trọng hơn cả là biết sử dụng hợp lý yếu tố xã hội, nhân văn, văn hóa. 1) Áp dụng các biện pháp kĩ thuật và quản lý : - Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia coi trọng vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý hợp lý tài nguyên nước. Những biện pháp về mặt này chủ yếu gồm khống chế tăng dân số, tiết kiệm sử dụng nước, giảm lãng phí, làm ngọt nước biển, bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm. - Tiết kiệm nước, giảm lãng phí là biện pháp các nước hiện nay tích cực áp dụng mở rộng. Ví dụ : nhiều quốc gia đang áp dụng kĩ thuật tưới tiêu mới để thay thế cách tưới tiêu truyền thống làm lãng phí lượng nước lớn. Các quốc gia Trung Đông hầu như đều đã áp dụng kĩ thuật tưới phun, cách làm này tiết kiệm được 30-50% lượng nước so với cách làm trước kia. Hơn nữa một loạt kĩ thuật mới-tưới nhỏ đang được áp dụng, kĩ thuật này có thể tiết kiệm 30% nước so với cách tưới phun. Dẫn thủy không đúng cách chúng ta đã phung phí đến 60% nước trước khi nước đến cho hoa màu. Dẫn thủy đúng phương pháp – như sử dụng các kĩ thuật hiện đại – có thể hạn chế bớt việc phí phạm nước trong kĩ nghệ đến một nửa, và nước sử dụng trong thành phố cũng sẽ cắt bớt được đến 30% nếu các ống dẫn nước bị bể được sửa chữa cấp thời. - Các quốc gia thiếu nước ở Trung Đông đã bắt đầu được xây dựng các công trình ngọt hóa nước biển. Nhiều quốc gia xây dựng mới nhiều xưởng làm ngọt nước biển. Điều này đã giải quyết một phần vấn đề thiếu nước của các nước này. - Ô nhiễm nước làm cho lượng nước lớn không sử dụng được, càng làm nghiêm trọng thêm sự thiếu hụt tài nguyên nước. Nhiều quốc gia đã đạt được hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ tài nguyên nước và xử lý ô nhiễm nước. Ví dụ : sông Missisipi của Mĩ, sông Thêm và sông Ranh của Châu Âu từng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nay qua xử lý và bảo vệ, tình hình đã được cải thiện cơ bản, 99% đoạn trên sông Thêm nước có thể uống được, 85% lượng nước đạt tiêu chuẩn nước chất lượng tốt, một số loại cá biến mất từ lâu nay xuất hiện trở lại. 2 ) Áp dụng các biện pháp thị trường : 13
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 - Do nước phân bố không đều, một số quốc gia và khu vực có nguồn nước phong phú trong khi một số quốc gia và khu vực khác lại thiếu nước nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến việc mua bán nước. Ví dụ : Theo người dân ở những khu vực khan hiếm nước vào mùa nóng tại TP HCM, mới tháng 4 mà nhiều giếng đã không thể dùng nước được. Nhiều hộ buộc phải đi mua nước ngọt với giá 20.000 đồng/thùng 200 lít, thậm chí 40.000- 50.000 đồng. Một số muốn tránh tình trạng mua nước đã buộc phải đầu tư để khoan thêm giếng, nhưng rốt cục vẫn không có nước Mĩ là quốc gia có nguồn nước dồi dào nhưng các bang ở miền Tây lại thiếu nước, mức nước của sông Colorado giảm xuống, vì vậy khu vực này thực hiện luật về nước và chế độ phân phối nước, nâng giá nước lên. - Nước là hàng hóa có giá trị, căn cứ vào quan hệ cung-cầu của thị trường để phân phối lại nước, nâng cao hiệu suất sử dụng nước, chính phủ cũng dùng biện pháp khống chế giá nước để bảo vệ và tiết kiệm nước. - Các quốc gia thiếu nước mua nước của các quốc gia nhiều nước, đây là một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề thiếu nước ( ví dụ : Gioócdania mua nước của Irắc, Ixraen mua nước ngọt của Thổ Nhĩ Kì ….v.v. ). Tuy nhiên biện pháp này trong một số trường hợp mất tác dụng, đặc biệt là khi quan hệ quốc tế căng thẳng, việc mua nước bị các nhân tố chính trị chế ước. 3 ) Áp dụng các biện pháp hợp tác và thương lượng - Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Vì đây là vấn đề toàn cầu nên toàn cộng đồng quốc tế phải bắt tay nhau cùng nhau giải quyết, ở đây cụ thể là chính phủ của mỗi quốc gia cần có những biện pháp thiết thực và tính tổng thể trong việc giải quyết vấn đề nước toàn cầu. Ngoài sự chung sức của các quốc gia thì các tổ chức quốc tế cũng đóng một vai trò rất quan trọng như: Liên hợp quốc (United Nations), UNICEF ( United Nations International Children’s Emergency Fund), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…tất cả các tổ chức trên có vai trò gắn kết các quốc gia lại với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu trong đó tiêu biểu là Liên hợp quốc. Một mặt phòng ngừa được mâu thuẫn xung đột về nước vốn đã gay gắt không bị nghiêm trọng thêm, mặt khác, phòng ngừa sự xấu đi trong quan hệ giữa các nước, từ đó tránh được xung đột do vấn đề nước gây nên hoặc việc dùng “vũ khí nước”. - Trong cuộc tìm kiếm những giải pháp có tính tổng thể cho vấn đề nước toàn cầu, Liên minh châu Âu có thể được xem như một hình mẫu trong việc hợp tác quốc tế về bảo vệ tài nguyên nước với những Hiệp định 14
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 khung có hiệu lực cho tất cả 27 nước thành viên. Trong Liên minh châu Âu, những nghiên cứu cũng như những thành quả thực tế trong quản lý nước và hợp tác khoa học và kĩ thuật cũng như Trợ giúp công cộng và phát triển đa phương của Pháp đã được nhiều tổ chức quốc tế thừa nhận và áp dụng: mô hình quản lí nước toàn bộ lưu vực sông, sự liên kết và nhượng bộ giữa các đơn vị quản lí và sử dụng nước, cơ cấu phối hợp quản lí và cung ứng dịch vụ phối hợp công – tư, mạng thông tin quốc gia về tài nguyên nước và hệ thống đào tạo nghề nước với Trung tâm quốc gia đào tạo nghề nước ở Limoges-La Souterraine. Có thể nói, tính đặc sắc của kinh nghiệm Pháp thể hiện ở tính liên kết và thỏa hiệp giữa các đơn vị tiêu thụ nước, hệ thống quản lí hiện đại và hữu hiệu tài nguyên nước, thương mại hóa các dịch vụ liên quan đến nước, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến nguồn tài nguyên nước và sử dụng nước. - Như chúng ta biết sự ấm lên toàn cầu, sự biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn nước, do vậy các quốc gia cần phải hạn chế sự ấm dần lên toàn cầu đó là : Các quốc gia cần phải hạn chế và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và những khí nhà kính khác. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những loại nhiên liệu sạch mới thân thiện môi trường như nhiên liệu hydrogen cũng như nhiều nhiên liệu xanh và nhiên liệu tái sinh khác. Quản lý và bảo tồn rừng, đất nông nghiệp, nguồn nước và những hệ sinh thái là động thái quan trọng cho phát triển bền vững bảo vệ hành tinh thoát khỏi tình trạng nguồn nước cạn kiệt. 4 ) Áp dụng các biện pháp pháp luật : Luật pháp về tài nguyên nước rất phổ biến, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều nhận thức được rằng phải xây dựng và hoàn thiện luật pháp về vấn đề tài nguyên nước, thông qua pháp luật bảo vệ và giải quyết tranh chấp tài nguyên nước một cách có hiệu quả. Các luật tương đối phổ biến như luật tài nguyên nước, luật chống ô nhiễm nước, luật sông ngòi…. Trên thế giới hiện nay, luật quốc tế về nước vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi song cộng đồng quốc tế trong thực tiễn giải quyết mâu thuẫn đã xây dựng được các điều ước, thông lệ, nguyên tắc có liên quan mang tính quốc tế. Những nguyên tắc chủ yếu gồm có : nguyên tắc giải quyết xung đột quốc tế bằng con đường hòa bình, nguyên tắc sử dụng tài nguyên nước công bằng, nguyên tắc không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia khác, nguyên tắc cùng trao đổi thông tin về tài nguyên nước, nguyên tắc cùng quản lý sông ngòi quốc tế, nguyên tắc thông báo trước việc làm của mình. Những nguyên tắc này nói chung nhận được sự đồng tình của quốc tế và được sử dụng trong các cuộc đàm phán. 5 ) Áp dụng các biện pháp khác : 15
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Ngoài những giải pháp trên còn một số giải pháp như: - Tiết kiệm cũng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nước, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước. Ví dụ :Từ thập niên 80, Nhật bản đã là nước đi tiên phong một phần trong việc tiết kiệm và tái sử dụng nước dơ trong thành phố bằng cách đặt chậu rửa mặt trên bồn cầu vệ sinh cá nhân. Nước đã sử dụng trên chậu rửa mặt sẽ được giữ lại trong hộp cầu của bồn cầu vệ sinh để tái xử dụng khi giật nước dội bồn cầu. - Cần tích cực cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ống cấp nước, giảm thất thoát và góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước. Các đô thị lớn cần có những nhà máy xử lý nước thải thành nước sạch. Tiến hành lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước. - Trước những thực tế trên, một cuộc khủng hoảng nước có tính toàn cầu trong khoảng hai mươi năm tới hoàn toàn không phải là một sự cường điệu nếu không có những cái thiện thực sự có tính cách mạng hệ thống khai thác và tiêu thụ nước. Cần phải làm sao để sử dụng ít nước đi nhưng vẫn bảo đảm được nước tưới tiêu, công nghiệp cũng như sinh hoạt. Điều này đòi hỏi cùng với việc nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới làm giảm thiểu thất thoát nước, tái chế, chống ô nhiễm và đặc biệt một nỗ lực đáng kể trong việc giáo dục và thay đổi hành vi, cần có những giải pháp có tính tổng thể và dài hạn về vấn đề nước, trong đó sự hợp tác quốc tế là rất cần thiết để có thể hỗ trợ được các nước nghèo. Lời kết 16
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Có thể nói rằng, trước vấn đề cấp bách như hiện nay, cạn kiệt nguồn nước đang là vấn đề toàn cầu. Tất cả mọi người đều đồng ý phải coi bảo vệ nước, khai thác và tái tạo nó như là một trong những lĩnh vực, đối tượng của sự quản lý toàn cầu, nó phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia trong cộng đồng xã hội và toàn thế giới. Tôi nhớ có một bài hát về hành tinh xanh của chúng ta trước những vấn đề toàn cầu là: " đất nước Việt Nam có đẹp được mãi hay không điều, đó tùy thuộc vào bạn và chỉ có bạn mà thôi". Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta hãy chung tay xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, khang trang hơn. Mỗi cá nhân , quốc gia hãy nâng cao nhận thức trước những vấn đề không chỉ của riêng ai này. Trên đây là những gì chúng em nhận thức được vấn đề cạn kiệt nguồn nước . Bài tiểu luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong cô có những đóng góp và những lời đánh giá cho bài tiểu luận này. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 17
- Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 1. Gs. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006. 2. Vương Dật Châu (Chủ biên), An ninh Quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004. 3. Thời báo kinh tế Việt Nam. 4. Tài liệu của tạp chí Awake và BBC. 5. Báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường. 6. http://vietnamnet.vn/chinhtri 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
14 p | 767 | 215
-
TIỂU LUẬN đề tài “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta”
17 p | 445 | 162
-
Tiểu luận: Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau
11 p | 418 | 88
-
Tiểu luận nhóm 8:Cạn Kiệt Nguồn Nước
19 p | 169 | 18
-
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp tư nhân Hồng Quyển
72 p | 98 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn