Tiểu luận: Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau
Chia sẻ: Nguyễn Trọng Tuyển Nguyễn Trọng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11
lượt xem 88
download
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên đã từng được coi là vô tận này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau
- Tiểu luận Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................. 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................... 3 PHẦN 2. NỘI DUNG TÌM HIỂU......................... 4 I. Cơ sở lý luận .................................................... 4 2.1. Ảnh hưởng của nước tưới tới năng suất cây trồng ................................................................. 4 1.2. Phạm vi ẩm độ thích hợp ........................... 5 1.3. Phương pháp tưới truyền thống và sự lãng phí nước............................................................ 5 II. Phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau 6 2.1. Phương pháp tưới nhỏ giọt........................ 7 2.2. Phương pháp tưới phun mưa..................... 9 PHẦN 3. KẾT LUẬN ......................................... 12
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên đã từng được coi là vô tận này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế của con người. Rau cung cấp cho con người những chất không thể thiếu và thay thế được như các chất: protein; vitamin; muối khoáng; các ãit hữu cơ và chất xơ. So với cây lương thực và các cây trồng ngắn ngày khác thì cây rau có giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích. Do vậy, phát triển rau không chỉ trực tiếp nâng cao thu nhập cho người trồng mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, yêu cầu và đòi hỏi phải áp dụng, phát triển các phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước đã được đặt ra một cách bức thiết và nó đã mở ra triển vọng lớn cho việc phát triển các cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Đó chính là biện pháp kỹ thuật tối ưu thích hợp nhất cho các loại cây trồng vì bên cạnh việc tiết kiệm nước tưới nó còn là phương pháp tưới mới cung cấp nước cho cây trồng rất hiệu quả, góp phần tăng năng suất và sản lượng một cách đáng kể. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành tìm hiểu về "Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau".
- PHẦN 2. NỘI DUNG TÌM HIỂU I. Cơ sở lý luận 2.1. Ảnh hưởng của nước tưới tới năng suất cây trồng Nước là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi cây không được cung cấp đủ nước thì sẽ làm hạn chế một số chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhiều thí nghiệm cho thấy cung cấp đầy đủ nước và cacbonic cho cây trồng có thể nâng cao khả năng đồng hoá lên 5 - 8 lần hoặc cao hơn. Thí nghiệm của trạm Excốp (Liên Xô) đã chứng minh: khả năng đồng hoá của cây trồng được tưới có thể tăng gấp đôi ngay cả khi trời âm u. Khi được cung cấp đủ nước cây trồng sử dụng đến mức tối đa các yếu tố dinh dưỡng, nhất là phân bón. Từ đó làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Theo viện sỹ L.I. Paracolop trên thế giới có 13% diện tích được tưới nước nhưng thu được 87% sản lượng nông nghiệp. Tác giả Salter và Giode (1967) cho rằng cây trồng đạt đến năng suất tiềm năng khi lượng nước của cây có thể sử dụng ở tầng rễ không bị giảm quá 25 - 40% giữa các lần tưới. Để làm rõ hơn những lý luận trên, Bộ môn Thủy nông – Canh tác, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm trên 3 loại cây trồng: Bảng 1. Ảnh hưởng của tưới nước đến năng suất cây trồng Lượng nước Năng suất Loại cây Công thức thí nghiệm % (m3/ha) (tạ/ha) Không tưới 16,9 100 Tưới 2 lần 740 24,3 144 Ngô Tưới 3 lần 1140 25,6 152 Tưới 4 lần 1320 27,4 163 Không tưới 100,0 100 Khoai lang Tưới 2 lần 700 160,0 160 Tưới 3 lần 1200 200,0 200 Không tưới 15,2 100 Lúa tưới ngập thường xuyên 38,0 250 Tưới ngập gián đoạn 30,0 200
- Kết quả thu được cho thấy số lần tưới và thời điểm tới có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng; và giữa tưới hợp lý với không tưới cho kết quả sai khác là rất lớn. Nhìn chung, đối với các loại cây trồng khi được tưới đều cho năng suất tăng rõ rệt. 1.2. Phạm vi ẩm độ thích hợp Độ ẩm thích hợp là độ ẩm mà tại đó cây trồng có thể hút nước và dinh dưỡng từ đất trong quá trình sinh trưởng - phát triển tạo năng suất, thậm chí còn cho năng suất, chất lượng cao. Cây trồng cạn chỉ hút được nước hữu hiệu trong đất, tức là lượng nước được tính từ độ ẩm cây héo đến độ ẩm tối đa đồng ruộng. Theo đó thì sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng không giảm cho tới một độ ẩm nhất định. Giới hạn này khác nhau tuỳ thuộc vào loại đất (khả năng giữ nước của đất). Như vậy, khi tưới nước phải duy trì độ ẩm trong tầng đất có bộ rễ phân bố không giảm xuống quá một giới hạn nào đó để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao nhất mà số lần tưới ít. Độ ẩm giới hạn này gọi là độ ẩm tối thiểu thích hợp. Độ ẩm này có giá trị tối đa là độ ẩm đồng ruộng và giới hạn dưới tuỳ thuộc vào loại đất. Theo Nguyễn Duy Tân (1985) thí nghiệm xác định độ ẩm tối thiểu để bắt đầu tưới lấy như sau: Trên đất nặng: Ymin = Y0 + 2/3 (Ymax - Y0) Trên đất trung bình: Ymin = Y 0 + 1/2 (Y max - Y0) Trên đất nhẹ: Ymin = Y0 + 1/3 (Ymax - Y0) Khi duy trì lượng trữ nước trong đất ở trong khoảng độ ẩm thích hợp từ Ymin đến Ymax cây trồng sẽ được cung cấp nước thường xuyên, khoảng 15 - 40% thể tích khe rỗng, bảo đảm thoả mãn yêu cầu về ôxy cho bộ rễ và vi sinh vật cũng như loại trừ được cacbonic tạo ra bởi quá trình sinh lý trong đất. 1.3. Phương pháp tưới truyền thống và sự lãng phí nước Theo thống kê của cục quản lý tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước cho mục đích tưới trong nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhu cầu sử dụng nước. Ước tính, nhu cầu nước tưới năm 2000 là 76,6 tỷ m3, chiếm 84% tổng nhu cầu sử dụng nước toàn quốc. Nhu cầu này còn tiếp tục gia tăng khi mục tiêu đảm bảo tưới của Việt Nam đến năm 2010 là 12 triệu ha – tương ứng với lượng nước sử dụng là 88,8 tỷ m3. Tuy nhiên, con số này có thể là nhỏ hơn nếu các biện pháp tưới tiết kiệm nước được áp dụng sâu và rộng trong nông
- nghiệp; đồng thời hệ thống kênh mương được gia cố hợp lý, chống thất thoát nước trên đường vận chuyển. Thực tế cho thấy, một số nông dân ở một số vùng ở tỉnh Bắc ninh cho biết họ có thói quen là mực nước trong ruộng lúa lúc nào cũng phải đầy, không thể nhỏ hơn 5 - 7 cm (thường là 7-10 cm) và chỉ tháo nước làm khô ruộng khi chuẩn bị gặt. Một phép tính đơn giản từ thực tế trên là nếu thường xuyên giữ lớp nước tưới trong ruộng lớn hơn qui định khoảng 2-3 cm thì lượng nước cần cung cấp cho tưới đã tăng lên 200 - 300 m3/ ha/1lần và lượng nước tưới cả vụ sẽ tăng lên 1500 - 1800 m3/vụ. Nếu tính toán theo mức trên đối với diện tích được tưới trên 7 triệu ha thì lượng nước tưới đã sử dụng lãng phí khoảng trên 10 tỷ m3 (lượng nước này gấp 2 lần tổng dung tích hồ chứa hiện có trong cả nước) chiếm 15 - 16% tổng lượng nước yêu cầu. Để có được lượng nước này phải có trên 6000 tỷ đồng để xây dựng 20 -25 hồ chứa loại vừa trở lên có dung tích bình quân trên 500 triệu m3/ hồ. (Đăng Tạp chí TNT - WATER RESOURCES -Hội TLVN (VIWARDA) trang 45. Số 2-2005). TS. Vũ Thế Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuỷ nông và cải tạo đất (Viện Khoa học thuỷ lợi)- Theo NTNN - Ngày 22/2/2006, cho biết: "Do người nông dân vẫn còn sử dụng các phương pháp tưới truyền thống như tưới rãnh và tưới ngập, nên lượng nước sử dụng cho 1ha lúa trong một vụ hiện khá cao, lên đến 6.000-7.000m3. Trong đó, lượng nước thực mà cây trồng sử dụng để sinh trưởng, phát triển tăng sinh khối chỉ chiếm một phần nhỏ còn lại là nước bị thất thoát theo các con đường bốc hơi, dò rỉ qua bờ thửa, do thấm ngang qua bờ kênh ra mương tiêu…Điều này gây lãng phí một lượng nước rất lớn, đồng thời có thể gây bệnh cho cây trồng do nước chảy tràn mầm bệnh lan truyền nhanh, hoặc gây hiện tượng yếm khí lâu ngày gây độc cho cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tóm lại, với điều kiện khan hiếm nước sinh hoạt và nước tưới như hiện nay thì các phương pháp tưới truyền thống cần phải được cân nhắc và cải tiến trước khi áp dụng cho mỗi đối tượng cây trồng. Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước cho cây trồng nước cũng như cây trồng cạn. II. Phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau Hiện nay, ở trên thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều phương pháp tưới khác nhau được áp dụng để cung cấp nước cho cây trồng, có thể chia ra 2 loại chủ
- yếu là phương pháp tưới theo trọng lực (Phương pháp tưới truyền thống) như tưới rãnh, dải, tưới mặt đất… và tưới bằng áp lực (phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước) như tưới phun mưa, nhỏ giọt và tưới ngầm…Trong đó, các phương pháp tưới truyền thống dẫn đến sự lãng phí nước và làm hạn chế khả năng sinh trưởng của một số loại cây trồng như đã nêu ở trên; còn phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước với những tính năng ưu việt của chúng đã và đang được khuyến khích mở rộng phạm vi áp dụng. Các phương pháp tưới hiện đại được áp dụng phổ biến trong sản xuất rau: 2.1. Phương pháp tưới nhỏ giọt Đây là một phương pháp tưới tiết kiệm nước được phát triển vài chục năm gần đây trên thế giới. Hệ thống tưới được lắp các vòi nhỏ giọt cung cấp vào vùng rễ cây trồng dưới dạng các giọt liên tục. Đặc điểm của tưới nhỏ giọt là lưu lượng tưới nhỏ (2 - 10 lít.giờ), áp lực làm việc thấp (khoảng 1 atm), thời gian một lần tưới dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước, chất dinh dưỡng chính xác gần nhất với nhu cầu của cây trồng vào đất ở vùng hoạt động của rễ cây. Diện tích đất còn lại trong ruộng không được làm ẩm nên tiết kiệm nhiều nước tưới, hạn chế sự phát triển cỏ dại, tạo độ thoáng khí trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển mạnh. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể bố trí cố định, bán cố định hoặc di chuyển được. Tuy nhiên đa số ống tưới là ống mềm, đặt nổi trên mặt đất nên dễ di chuyển và lắp đặt. Khi nước nhỏ ra từ vòi lan truyền vào đất nhờ trọng lực và mao dẫn, theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang, tạo thành hình côn ẩm. Lõi của côn ẩm là vùng đất gần bão hoà nước, ngoài cùng là mặt viền ẩm. Rễ cây phát triển chủ yếu trong vùng côn ẩm. Kích thước và hình dạng côn ẩm phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng vòi nước, loại đất và thời gian tưới. Qua thực nghiệm người ta đã ước tính được khoảng cách bố trí vòi nhỏ giọt đối với các loại đất như sau:
- Bảng 2. Khoảng cách bố trí vòi nhỏ giọt đối với các loại đất Lưu lượng vòi (lít/giờ) Loại đất 2 4 8 Khoảng cách vòi (m) Đất nhẹ 0,4 x 0,4 0,8 x 0,8 1,2 x 1,2 Đất trung bình 0,8 x 0,8 1,2 x 1,2 1,6 x 1,6 Đất nặng 1,2 x 1,2 1,6 x 1,6 2,0 x 2,0 Như vậy, phương pháp này ngoài tiết kiệm nước tưới nó còn có tính thích nghi cao với đất tưới và điều kiện địa hình, có thể áp dụng cho các loại đất khác nhau, diện tích nhỏ, không cần san bằng đất tưới…đặc biệt, tốt đối với những vùng thấm nước lớn, khó khăn cho việc làm kênh mương; đồng thời giảm quy mô công trình đầu mối, tiết kiệm đất canh tác, tiết kiệm công sức lao động; có thể bón phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật với độ đồng đều cao qua hệ thống; không tạo thành dòng chảy bề mặt nên không gây xói mòn đất cục bộ, phá vỡ cấu tượng bề mặt đất canh tác; Và làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
- Theo Nguyễn Thị Hằng Nga, 2003, thí nghiệm trên cây khoai tây cho biết tưới nhỏ giọt làm tỷ lệ nảy mầm đạt 100%, năng suất đạt khoảng 25 tấn/ha, hiệu suất sử dụng nước đạt 0,119 m 3/kg củ khoai tây. Các kết quả đó đều cao vượt trội hơn so với kết quả thu được ở công thức tưới rãnh. Hay một dẫn chứng khác để lý giải cho lựa chọn phương pháp tưới nhỏ giọt là sáng suốt và hợp lý trong điều kiện hiện nay của nền nông nghiệp thế giới cũng như của nước ta, đó là ở Ixrael từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sự phát triển của công nghệ tưới nhỏ giọt có thể được coi là cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở những vùng đất khô cằn, cho phép tiết kiệm rất nhiều nước tưới (hiệu suất tưới đạt tới 80 - 95%), tăng lượng ôxy trong đất, cho phép tưới kết hợp bón phân, đồng thời có thể sử dụng nước tưới có chất lượng thấp hơn….Còn nhiều các mô hình khác về việc áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho các đối tượng cây trồng cụ thể trên thế giới nhưng trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể liệt kê ra hết được, tuy nhiên đa số các mô hình này đều phản ánh khi cây trồng được tưới theo phương pháp tưới nhỏ giọt thì sinh trưởng phát triển đồng đều hơn, năng suất ổn định hơn và phẩm chất nông sản được nâng cao vì chủ động (kiểm soát) được lượng nước, phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật đưa vào. Vì vậy, phương pháp này được đánh giá rất cao trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. 2.2. Phương pháp tưới phun mưa Tưới phun mưa xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 ở Ý, Đức và phát triển rất nhanh. Năm 1939 nó mới được sử dụng để tưới cho 100 000 ha, năm 1960 đã tăng 2,5 triệu hecta. Mỹ có diện tích tưới phun lớn nhất thế giới, năm 1963 đã đạt 1,8 triệu hecta. Các nước Châu Âu đã dần thay thế các phương pháp tưới khác bằng tưới phun mưa. Đặc biệt ở Israel, diện tích tưới phun đến nay đã đạt gần 95% vì ở đây đất tơi vụn và nguồn nước cực hiếm, nên phải hạn chế thất thoát nước. Nhờ phương pháp tưới này, nhiều vùng đất thiếu nước nghiêm trọng đã trở thành những vùng nông nghiệp trù phú, màu mỡ với nhiều loại cây trái. Tưới phun mưa là kỹ thuật sử dụng thiết bị thích hợp tạo và phân phối nước tưới cây trồng, mặt đất dưới dạng những hạt mưa. Phương pháp tưới phun mưa đã được kết luận là hoàn thiện, hiện đại và được áp dụng phổ biến tưới cho cây trồng cạn. Phương pháp này có những ưu điểm như:
- - Tiết kiệm nước do chỉ hơi trong quá trình tưới, tổn thất nước trong quá trình vận chuyển là không đáng kể. Hệ số sử dụng nước cao, đạt 80 - 85% trong khi tưới rãnh chỉ đạt 60 - 70%, điều này có ý nghĩa to lớn đối với khu vực khan hiếm nước. - Có thể thực hiện được trong mọi địa hình, không cần thực hiện sâu bộ nào đối với mặt đất tưới. Sử dụng trên đất có tính thấm lớn mà các phương pháp khác không thực hiện được. - Bảo đảm mức tưới chính xác, phân phối khá đồng đều. Ngoài ra tưới phun mưa còn làm mát cây, chống sương muối cho cây trồng vào thời gian lạnh giá, cải tạo tốt tiểu khí hậu trang trại. Có thể cung cấp các loại dinh dưỡng hoà tan, thuốc trừ sâu một cách đồng đều, chính xác cho cây trồng, tạo điều kiện cho tự động hoá hệ thống tưới. Với những ưu điểm nêu trên năm 1994, phương pháp tưới này bắt đầu được lắp đặt và thử nghiệm tại Việt Nam. Hiện nay, phương pháp này đã được nhân rộng và áp dụng ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó, đã có nhiều nghiên cứu, sáng chế ra các loại đầu phun phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế của nước ta. Câu lạc bộ rau an toàn ở ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp – huyện Xuân Lộc – Đồng Nai có diện tích gần 30 hécta với 35 hộ thành viên. Hội viên CLB nhận được nhiều sự giúp đỡ trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như mô hình bón phân vi sinh, mô hình tưới nước phun mưa, quy trình chăm sóc rau sạch. Nhờ vậy, năng suất rau tăng, đã nâng mức thu nhập bình quân 1 hécta đạt trên 300 triệu đồng/năm, nhiều hộ trong CLB rau an toàn đã trở nên khá giả. (http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin_nongnghiep-nongthon)
- Tưới phun mưa cho rau trong nhà lưới Tuy nhiên, công nghệ này có giá thành rất cao, nên chưa được ứng dụng phổ biến vào sản xuất. TS. Vũ Thế Hải cho biết: "Trung bình để đầu tư cho một hệ thống tưới như phun mưa, sẽ tốn hết khoảng 60-70 triệu đồng/ha, nên công nghệ này chỉ phù hợp cho các trang trại trồng hoa cây cảnh và cây công nghiệp". Ngoài ra, nó mang nhiều nhược điểm hơn phương pháp tưới nhỏ giọt, cụ thể như: - Các hệ thống phun mưa lưu lượng lớn, áp lực lớn thường gây nên sự nén chặt đất khi hạt mưa rơi xuống và toàn bộ mặt đất được làm ẩm nên cỏ dại dễ dàng phát triển. Mức độ lệ thuộc vào điều kiện gió (tốc độ và hướng gió) lớn, khi tốc độ gió lớn hơn 6m/s thì phải tạm ngừng tưới - Cần sự cung ứng thuận lợi linh kiện, chi tiết thay thế để duy trì hoạt động liên tục và tuổi thọ của hệ thống, do đó cần có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp như cơ khí, hoá chất dẻo. Và thường phương pháp được áp dụng nhiều trong các nhà lưới sản xuất rau an toàn Tóm lại, trước tình hình khan hiếm nước như hiện nay thì các giải pháp tiết kiệm nước nêu trên thật sự cần thiết cho ngành nông nghiệp. Đặc biệt trong xu hướng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, có sản phẩm nông sản chất lượng cao, tăng giá trị hàng hoá của nông sản thì việc áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước vào trong sản xuất nông nghiệp là một thực tế không thể không thực hiện.
- PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Cùng với các yếu tố giống, phân bón, đất đai thì nước là một yếu tố không thể thiếu đối với đời sống mỗi chủng loại cây trồng, cây trồng hút nước để sinh trưởng phát triển và tạo sinh khối. Nếu thiếu nước cây trồng phát triển kém, dễ bị sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. 2. Phương pháp tưới truyền thống đã dần bộc lộ những mặt hạn chế của chúng trong điều kiện hiện nay như gây tổn thất một lượng nước rất lớn, gây xói mòn cục bộ, rửa trôi dinh dưỡng và làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm, trong một chừng mực nào đó còn làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Vì vậy, phương pháp tưới này cần phải được cải tiến hoặc thay thế bằng các phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu năng suất đặt ra. 3. Các phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước lần lượt được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó có phương pháp tưới nhỏ giọt và phương pháp tưới phun mưa được sử dụng nhiều trong sản xuất rau mà đã được khẳng định qua lượng nước tiết kiệm cũng như năng suất cây trồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Ứng dụng phương pháp 5 Whys và ma trận SWOT trong phân tích chè xuất khẩu của Việt Nam
36 p | 947 | 330
-
TIỂU LUẬN:SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN VI KHUẨN LAO ( Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium bovis)
23 p | 404 | 69
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường nghiêm trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 6)
19 p | 429 | 51
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường quan trọng (Nhóm 2)
12 p | 350 | 48
-
Tiểu luận: Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên theo phương pháp hồi quy đơn biến
43 p | 277 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 49 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin ở các trường cao đẳng và đại học tỉnh Thái Nguyên
210 p | 117 | 14
-
TIỂU LUẬN:SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC THIẾT LẬP BẢNG DỮ LIỆU MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ VÀ TỐI ƯU
0 p | 92 | 13
-
Tiểu luận học phần Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học: Thừa kế theo pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
33 p | 66 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi
127 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Sử dụng phương pháp chuyển gene làm tăng khả năng tổng hợp nhựa sinh học ở chủng vi khuẩn Bacillus megaterium
74 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính thông qua dạy học một số chủ đề trong chương trình hóa học vô cơ lớp 9 giáo dục thường xuyên
113 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Sử dụng phương pháp tương đồng lượng tử để đánh giá phổ điểm tốt nghiệp phổ thông của một trường trung học phổ thông
84 p | 25 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện sử dụng phương pháp biến đổi wavelet & áp dụng vào truyền tải điện của Công Ty Truyền Tải Điện 4 quản lý
108 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Sử dụng phương pháp Bogoliubov trong đánh giá năng lực học sinh qua phổ điểm các môn học
90 p | 10 | 5
-
LUẬN VĂN:Dùng phương pháp dóy số thời gian để phân tích sự biến động tổng
40 p | 89 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vai trò của gen stuA ở nấm sợi Aspergillus niger sử dụng phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
96 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn