intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

53
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học "Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ" được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục HS ở trường THPT, đề tài đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục HS góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

  1. lOMoARcPSD|16991370 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY PHƢƠNG SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THANH BA - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16991370 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY PHƢƠNG SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THANH BA - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60.14.01.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hà Thị Kim Linh THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16991370 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Phƣơng XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA TRƢỞNG KHOA CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Phùng Thị Hằng TS. Hà Thị Kim Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16991370 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo – Tiến sĩ Hà Thị Kim Linh – Giảng viên khoa Tâm lí – Giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Tâm lí – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trên con đường khoa học và đã cho em nhiều ý kiến quý báu, để em hoàn thành tốt luận văn này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô và các bạn học sinh trường THPT Thanh Ba và THPT Yển Khê đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo,cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16991370 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các từ viết tắt................................................................................... iv Danh mục bảng biểu.......................................................................................... v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................3 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................4 8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT ......................................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................6 1.1.1. Trên thế giới .........................................................................................6 1.1.2. Trong nước ...........................................................................................6 1.2. Khái niệm cơ bản .....................................................................................7 1.2.1. Kỷ luật ..................................................................................................7 1.2.2. Kỷ luật tích cực.....................................................................................9 1.2.3. Phương pháp kỷ luật tích cực ............................................................ 10 1.3. Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh THPT ..... 12 1.3.1. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông ............................................ 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16991370 1.3.2. Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh THPT................................................................................................. 15 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƢỜNG THPT HUYỆN THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ .................. 40 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .......................................................... 40 2.1.1. Mục tiêu khảo sát............................................................................... 40 2.1.2. Nội dung khảo sát .............................................................................. 40 2.1.3. Đối tượng khảo sát............................................................................. 40 2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 40 2.2. Kết quả khảo sát.................................................................................... 41 2.2.1. Thực trạng nhận thức về sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ. ............................... 41 2.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ.................. 52 2.3. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ ...................... 64 2.3.1. Những ưu điểm và kết quả chính ...................................................... 64 2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế của thực trạng............................................ 64 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 66 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƢỜNG THPT HUYỆN THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ ................... 67 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông 67 3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 67 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ ....................................................................... 67 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa......................................................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16991370 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................... 68 3.2. Biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh trường THPT ... 68 3.2.1. Tổ chức HS cùng tham gia xây dựng nội quy học tập môn học và tổ chức thực hiện nội quy môn học................................................... 68 3.2.2. Bồi dưỡng GV về sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS .................. 70 3.2.3. Sử dụng PPKLTC trong tổ chức HS cùng tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động tập thể của lớp chủ nhiệm ....................................... 71 3.2.4. Tận dụng, xây dựng tình huống giáo dục sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS. ...................................................................................... 72 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 74 3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp KLTC trong giáo dục HS .................................................................... 74 3.3.1. Mục tiêu ............................................................................................. 74 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ...................................................................... 74 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 77 1. Kết luận .................................................................................................... 77 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16991370 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông KLTC Kỷ luật tích cực PPKLTC Phương pháp kỷ luật CBQL Cán bộ quản lý GD – ĐT Giáo dục đào tạo NXB Nhà xuất bản QTGD Quá trình giáo dục KL Kỷ luật PPGD Phương pháp giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16991370 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng khách thể điều tra ............................................................ 40 Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết của sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS .. 41 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về KLTC ................................................. 42 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về PPKLTC............................................. 44 Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về KLTC trong giáo dục .......................... 46 Bảng 2.6. Nhận thức của GV về đặc điểm PPKLTC trong giáo dục HS....... 48 Bảng 2.7. Nhận thức của GV về biểu hiện của PPKLTC trong giáo dục HS . 51 Bảng 2.8. Thực trạng cách thức sử dụng PPKLTC của GV ........................... 53 Bảng 2.9. Ý kiến của HS về cách thức sử dụng PPKLTC của giáo viên ...... 54 Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS ......................... 57 Bảng 2.11. Ý kiến HS về việc sử dụng PPKLTC của GV chủ nhiệm lớp ...... 58 Bảng 2.12. Ý kiến HS về việc sử dụng KNPPKLTC của GV bộ môn ........... 59 Bảng 2.13: Nội dung giáo dục học sinh có sử dụng phương pháp KLTC ...... 61 Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực ............................ 62 Bảng 2.15. Thực trạng khó khăn của GV khi sử dụng PPKLTC .................... 63 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của việc sử dụng các biện pháp KLTC trong giáo dục HS .................................................................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16991370 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường đã chứng minh giáo dục có vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, quan điểm của chủ nghĩa Mác đã khẳng định giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của HS theo chiều hướng đó. Thực tiễn giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của dạy học và giáo dục. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân”. Theo Luật giáo dục tháng 12 năm 1999 quy định ở điều 2 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩ xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều 23 Luật giáo dục năm 1999 cũng nêu rõ: “PPGD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Không có trẻ em hư, chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công trong công tác giáo dục mà thôi. Điều đó cho thấy PPGD có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục. Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc giáo dục HS ở nhà trường đang ngày càng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với nhà giáo dục. Đa số phụ huynh và giáo viên đều mong muốn HScó ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, tự tin chủ động học giỏi…Tuy nhiên làm thế nào để đạt 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16991370 được điều đó luôn là câu hỏi nhiều GV trăn trở, đặc biệt đối với những em thường được coi là bướng bỉnh, hay mắc lỗi. Trong nhiều trường hợp HS mắc lỗi GV thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, trách mắng để mong muốn các em thay đổi, sửa chữa. Nhưng kết quả lại không như mong muốn, thay vì làm theo ý của GV thì các em trở nên khó bảo hơn, chống đối, khép mình hơn hoặc trầm cảm, thiếu tự tin. Kết quả các em thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất và tinh thần. Mối quan hệ giữa HS và GV ngày càng trở nên căng thẳng. Nhiều khi các em bị dồn ép gây tâm lý chống đối, bỏ học. Từ thực tiễn những chú trọng gần đây của ngành Giáo dục và Đào tạo về sự quan tâm đến PPGD cũng như đi tìm kiếm PPGD học sinh hiệu quả. Thì việc giáo dục HS bằng phương pháp kỷ luật trách phạt không còn phù hợp nữa khi mà nó không tạo ra kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho HS mà chỉ làm các em thiếu tự tin vào giá trị bản thân mình. Thực tế hiện nay trong nhà trường đã có một số HS nảy sinh những hành vi tiêu cực mà nhà giáo dục cần có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vậy phải làm thế nào để giáo dục HS một cách toàn diện mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành giáo dục. PPKLTC có thể là một giải pháp tốt phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục, quy định về đạo đức nhà giáo, chuẩn GV phổ thông. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để HS tự giác sửa chữa khuyết điểm và tự giác rèn luyện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ” . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS ở trường THPT, đề tài đề xuất biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục HS trường THPT huyện Thanh 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16991370 Ba - tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình vận dụng sử dụng các PPKLTC trong giáo dục HS ở trường THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Mối quan hệ giữa các phương pháp KLTC và sự hình thành phát triển nhân cách học sinh ở trường THPT, 3.3. Khách thể điều tra: Quá trình giáo dục học sinh là một quá tình lâu dài, phức tạp việc nghiên cứu, phát hiện thực trạng sử dụng các phương pháp, phương pháp KLTC trong giáo dục học sinh sẽ góp phần hoàn thiện những căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất được biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh ở trường THPT huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ. 4. Giả thuyết khoa học Nếu phát hiện và đánh giá được thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS, sẽ đề xuất được biện pháp sử dụng KLTC trong giáo dục HS, góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục HS ở trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng PPKLTC cực trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 5.3. Đề xuất biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh THPT. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16991370 Việc tổ chức khảo sát được tiến hành trên 92 GV và 225 HS trường THPT Thanh Ba và THPT Yển Khê - tỉnh Phú Thọ. 7. Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài và làm cơ sở định hướng nghiên cứu thực trạng của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát hoạt động tập thể được tổ chức trong phạm vi nhà trường, quan sát người học trong quá trình trao đổi trò chuyện với các em. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng anket Chúng tôi xây dựng anket đóng và anket mở nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS, biện pháp sử dụng KLTC trong giáo dục HS. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với GV, HS trường THPT để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi sử dụng các phương pháp toán học để xử lý các số liệu định lượng thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong những phương pháp trên, phương pháp điều tra bằng anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác đóng vai trò hỗ trợ. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua ba chương: 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16991370 Chương 1: Cơ sở lý luận của sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT. Chương 2: Thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16991370 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Chủ nghĩa Mác – Lênin coi kỷ luật là hiện tượng xã hội đặc biệt; các yêu cầu về kỷ luật của xã hội và các tổ chức là khách quan; song mức độ giáo dục và duy trì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng giai cấp. Phương pháp kỷ luật tích cực - tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, xuất bản năm 2009, bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam. Các tác giả đề cập nghiên cứu về trẻ em, tâm lư lứa tuổi, tác dụng tiêu cực của việc trừng phạt trẻ em và trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục, kỷ luật trẻ em một cách tích cực và hiệu quả. Và đề ra các cách thức giúp phụ huynh, GV làm thế nào để con em, HS của mình trở nên ngoan ngoãn, học giỏi mà không phải dùng tới các hình phạt. Tác giả Maria Montessori đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Ở đây tác giả tập trung nghiên cứu phương pháp tôn trọng sự khám phá độc lập, thử nghiệm ở trẻ tạo điều kiện cho trẻ tự do trong học tập và bình đẳng. Bà coi đây là nguyên tắc chỉ đạo trong PPGD vì nó vận dụng sự sáng tạo của trẻ chính là sự bổ sung cho hoạt động tổ chức của người lớn. Nhìn chung các tác giả nghiên cứu các PPGD dành cho lứa tuổi trẻ em từ 1 đến 6 tuổi. Họ đều đưa ra các kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục trẻ một cách hiệu quả mà không sử dụng kỷ luật trừng phạt. Coi trọng việc học qua hành động và tôn trọng sự khám phá độc lập của trẻ. 1.1.2. Trong nước Tác giả Nguyễn Kỳ, phương pháp giáo dục tích cực - NXB giáo dục, 1994. Được coi là cuốn sách thực nghiệm về PPGD mới. Ông tập trung nghiên cứu về các PPGD tích cực và triển vọng của các PPGD tích cực trong 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16991370 giáo dục HS. Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT cũng đã bàn về vấn đề này và được nhấn mạnh trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2012 – 2013, Bộ trưởng bộ GD – ĐT chỉ thị về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đã nêu “Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”. Các tài liệu tập huấn dành cho tập huấn viên các trường phổ thông. Như chuyên đề “giáo dục kỷ luật tích cực” của phòng GD – ĐT, Quận Bình Thạnh nhằm giúp GV ở từng bậc học nắm bắt các PPGD học sinh tích cực nhất. Luận bàn về vấn đề KLTC trong giáo dục HS, có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với các góc độ và phương diện khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là nghiên cứu trên đối tượng trẻ em nhỏ tuổi. Việc sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh THPT thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dưới góc độ khoa học giáo dục. Mà chủ yếu là tập trung vào các dự án Plan tập huấn, do đó đây là mảng trống cần phải nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những lý do đó trong luận văn của mình, chúng tôi nghiên cứu làm sáng tỏ việc sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS THPT. 1.2. Khái niệm cơ bản 1.2.1. Kỷ luật Có nhiều quan điểm khác nhau về kỷ luật Tiếp cận khái niệm kỷ luật theo hướng kỷ luật là những quy định mang tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân: Theo từ điển tiếng Việt trung tâm Từ điển học – NXB Đà Nẵng – 2000 thì kỷ luật có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Kỷ luật là “tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16991370 để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức đó”; nghĩa thứ hai: Kỷ luật là hình thức phạt đối với người hoặc tổ chức vi phạm kỷ luật. Kỷ luật là “những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người. Tính chất của kỷ luật là bắt buộc nếu có ai đó không tuân theo, vi phạm thì sẽ bị phạt” [6]. Kỷ luật là “Những quy định của một tập thể, cơ quan, xã hội mà mọi người phải làm theo, nếu sai trái bị trừng phạt” [21]. Kỷ luật lao động: “Những quy định được đặt ra trong khi làm công việc nào đó, buộc mọi người phải chấp hành nghiêm túc và đúng để tạo ra sự hài hòa trong lao động sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất” [10]. Phạm trù kỷ luật với nội hàm đề cập đến sự thúc đẩy, yếu tố hỗ trợ để cá nhân tự rèn luyện và trưởng thành: Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý chí của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao”. [22]. Kỷ luật là “sự tự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ, hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn” [23]. Sybil Stamtom đã viết: “kỷ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh bạn, khích lệ bạn. Khi hiểu rằng, kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó”. [18]. Nhìn chung các tác giả đều thống nhất kỷ luật là những quy định, quy ước mang tính pháp chế của một tổ chức xã hội, nhóm xã hội nhằm tạo sự gắn kết tập thể (nhóm xã hội) trong hoàn thành công việc, đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện công việc. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16991370 Theo chúng tôi: Kỷ luật là những quy định được đặt ra trong một tổ chức, trong tập thể mà mọi người phải chấp hành, tuân theo nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức,mục tiêu của tập thể đề ra . 1.2.2. Kỷ luật tích cực Kỷ luật tích cực là kỷ luật theo hướng tạo ra cơ hội tốt nhất có thể có được để học sinh tự nhận thấy lỗi và chủ động sửa chữa, tìm ra hướng phát triển tích cực của mình. (Theo TS Phùng Khắc Bình – chuyên gia tư vấn giáo dục nguyên vụ trưởng vụ công tác HSSV – Bộ GD và ĐT). Theo Nguyễn Dục Quang thì “Lâu nay “kỷ luật” khiến người ta liên tưởng đến “hình phạt”, những lời quở trách nặng nề, thậm chí là những trận đòn roi vì còn nặng quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Thường khi nói đến kỷ luật là người ta nghĩ tới những cái xấu là tiêu cực, cần phải có những biện pháp trừng phạt thích đáng. [25] Giữa kỷ luật và KLTC có mối liên hệ mật thiết với nhau. KLTC là kỷ luật, nhưng sau kỷ luật sẽ làm HS tiến bộ. Nó hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền thống theo kiểu “đòn roi”. KLTC là động viên, khuyến khích, hỗ trợ nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tự tin của HS vào GV. KLTC nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt, theo tư duy nguyên nhân và hậu quả. Là cách giúp HS tự kiểm điểm bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời xây dựng cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác phi bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán. Thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của HS. So với kỷ luật tiêu cực thì HS chưa ngoan (hoặc HS mắc lỗi) cảm thấy được tôn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu cực với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội. Tâm lý của các em cũng có những biểu hiện tốt hơn, không còn mặc cảm, tự ti, chủ động thay đổi bản thân, phát huy các giá trị tích cực của mình. KLTC không phải là luôn chú ý kỷ luật HS hoặc hình phạt nặng hơn 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16991370 trước mà cần có quan niệm rằng việc mắc lỗi của HS được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để HS nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, nội quy... Như vậy người GV là người phân tích đúng, sai đối chiếu các quy định của những hành vi không đúng để HS nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sửa đổi, để bản thân đạt được những tiến bộ nhất định. Dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài là những phương pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính KL tự giác của HS. Quá tình này thể hiện rõ những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ, xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa GV và HS. Giúp các em có được những kỹ năng sống, tăng sự tự tin, khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và trong cuộc sống; các em biết cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, biết cảm thông và tôn trọng quyền lợi của người khác. 1.2.3. Phương pháp kỷ luật tích cực Theo Nguyễn Dục Quang, PPKLTC là phi bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy lựa chọn của trẻ. Từ đó hình thành cho trẻ những hành động đúng đắn, phù hợp. Đối nghịch với KLTC là KL tiêu cực, sử dụng hình phạt bằng trừng phạt thân thể như đánh, bạt tai… trừng phạt tinh thần như chửi mắng, sỉ nhục, lăng mạ… những cách này ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ, ảnh hưởng lâu dài với trẻ. [25]. Tác giả Nguyễn Thị Tính cho rằng: PPKLTC là GV dựa trên cơ sở nắm vững đặc điểm của từng HS, lựa chọn biện pháp giáo dục nhằm tập trung khuyến khích mặt tích cực và ngăn chặn sự không tích cực. Việc này đòi hỏi GV trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho học HS, giúp HS luôn tự nhận thức đúng về bản thân, đánh giá đúng ưu, nhược điểm của mình. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16991370 Tác giả Tạ Thúy Hạnh phản đối việc trừng phạt HS bằng hình thức đuổi học vì biện pháp này thể hiện sự bất lực của nhà giáo dục. Vô tình chúng ta “đẩy” ra ngoài xã hội những “sản phẩm kém chất lượng” vì đó chính là “mầm mống” của các hiện tượng tiêu cực gây rối loạn trật tự xã hội. Quan điểm sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS thì việc mắc lỗi của HS được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để HS nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ. Khi HS mắc lỗi, GV phải là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha - chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Ngược lại, sự trừng phạt về thân thể hay tinh thần đều không phải là kỷ luật tích cực. Trừng phạt làm đánh mất sự tự tin của HS, suy giảm ý thức KL và khiến cho HS không thích, thậm chí căm ghét thầy cô giáo, trường học. Trừng phạt về thân thể và việc làm mất danh dự của HS có thể để lại những vết sẹo trong tâm hồn các em, khiến các em luôn có thái độ thù địch. [20]. Phát huy tính KL tự giác của HS, thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ. Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa GV và HS. Dạy cho HS những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời. Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và trong cuộc sống của các em. Dạy cho HS cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực có sự tôn trọng quyền của người khác. Đây là PPGD hữu hiệu, cung cấp cho các em thông tin cần thiết để được giáo dục toàn diện và hỗ trợ cho sự phát triển của các em. [19]. Dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS, có sự thỏa thuận giữa GV và HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS, tạo điều kiện tốt nhất để các em tự sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn luyện. Cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, PPKLTC đối lập hoàn toàn với biện pháp kỷ luật lấy trừng phạt để răn đe, 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2