Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường nghiêm trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 6)
lượt xem 51
download
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường nghiêm trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 6) giới thiệu về các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu ĐTM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường nghiêm trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 6)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 04 Chủ đề : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG TRẠM BƠM LƯU VỰC NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ Nhóm: 6 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Nguyễn Quang Minh 91202152 2 Đinh Thị Thu Hương 91202018 3 Đỗ Phan Cát Phương 91202177 4 Huỳnh Công Chánh 91202075 5 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 91202012 6 Nguyễn Thanh Tuấn 91202256 Nộp bài: 23g30 ngày 01/10/2014 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
- MỤC LỤC
- 1. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM 1.1. Phương pháp chập bản đồ Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác. - Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác. - Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án. 1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list) Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần đ ược đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động. - Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính. - Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng. Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất
- nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó. 1.3. Phương pháp ma trận (Matrix) Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê. Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt đọng của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhận – hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với việc cho điểm mức độ tác động theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Tổng số điểm phản ánh thành phần môi trường hoặc thông số môi trường nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng vẫn chưa lượng hóa được quy mô, cường đ ộ tác động. 1.4. Phương pháp mạng lưới (Networks) Phương pháp này dựa trên việc xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động được diễn giải theo nguyên lý nguyên nhân và hậu quả. Bằng phương pháp này có thể xác định được các tác động tr ực tiếp (sơ cấp) và chuỗi các tác động gián tiếp (thứ cấp). Phương pháp này đ ược thể hiện qua sơ đồ mạng lưới dưới nhiều dạng khác nhau. 1.5. Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment) Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập. 1.6. Phương pháp mô hình hóa (Modeling) Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian. Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Các mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng tác động môi trường gồm: Các mô hình chất lượng không khí: dự báo phát tán bụi, SO2, NOx, CO từ ống khói; Các mô hình chất lượng nước: Dự báo phát tán ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD) theo dòng sông và theo thời gian. Dự báo phát tán ô nhiễm dinh dưỡng (N, P) theo dòng sông và theo thời gian.
- Dự báo phát tán các chất độc bền vững (kim loại nặng, hydrocacbon đa vòng thơm) từ nguồn thải. Dự báo ô nhiễm hồ chứa (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa…). Dự báo xâm nhập mặt và phân tán chất ô nhiễm trong nước dưới đất. Dự báo xâm nhập mặn vào sông, nước dưới đất. Dự báo lan truyền ô nhiễm nhiệt trong sông, biển. Các mô hình dự báo lan truyền dầu; Các mô hình dự báo bồi lắng, xói lở bờ sông, hồ, biển; Các mô hình dự báo lan truyền độ ồn; Các mô hình dự báo lan truyền chấn động; Các mô hình dự báo địa chấn. Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là: phải lựa chon đúng mô hình có thể mô phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu; số liệu đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết quả dự báo với thực tế. 1.7. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường - Phương pháp chỉ thị môi trường: là một hoặc tập hợp các thông số môi trường đặc trưng của môi trường khu vực. Việc dự báo, đánh giá tác động của dự án dựa trên việc phân tích, tính toán những thay đổi về nồng độ, hàm l ượng, tải l ượng (pollution load) của các thông số chỉ thị này. Ví dụ: + Về các chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng nước: DO, BOD, COD (ô nhiễm hữu cơ; NH4+, NO2-, NO3-, tổng N, tổng P (ô nhiễm chất dinh dưỡng); EC, Cl - (nhiễm mặn)… + Về chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng không khí: Bụi, SO 2, CO, VOC (đốt nhiên liệu hóa thạch; CH4, H2S, mùi (bãi rác). - Phương pháp chỉ số môi trường (environmental index): là sự phân cấp hóa theo số học hoặc theo khả năng mô tả lượng lớn các số liệu, thông tin về môi trường nhằm đơn giản hóa các thông tin này. Chỉ số môi trường thường được sử dụng gồm: + Các chỉ số môi trường vật lý: chỉ số chất lượng không khí (AQI), chỉ số chất lượng nước (WQI), chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI); + Các chỉ số sinh học: Chỉ số ô nhiễm nước về sinh học (saprobic index); chỉ số đa dạng sinh học (diversity index); chỉ số động vật đáy (BSI);
- + Các chỉ số về kinh tế, xã hội: chỉ số phát triển nhân lực (HDI); chỉ số tăng trưởng kinh tế theo tổng thu nhập quốc nội (GDP); chỉ số thu nhạp quốc dân theo đầu người (GDP/capita). Ở Việt Nam năm 1999 đã đưa ra bộ chỉ thị về phát triển bền vững gồm 4 chỉ số về kinh tế, 15 chỉ số về xã hội và 10 chỉ số về môi trường. 1.8. Phương pháp viễn thám và GIS Phương pháp viễn thám dựa trên cơ sở giải đoán các ảnh vệ tinh tại khu vực dự án, kết hợp sử dụng các phần mềm GIS (Acview, Mapinfor, ...) có thể đánh giá được một cách tổng thể hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng thảm thực vật, cây trồng, đất và sử dụng đất cùng với các yếu tố tự nhiên và các hoạt đ ộng kinh tế khác. 1.9. Phương pháp so sánh Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; 1.10. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù h ợp và kinh nghiệm để ĐTM. 1.11. Phương pháp tham vấn cộng đồng Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân đ ịa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM. 1.12. Hệ thống định lượng tác động Phương pháp ma trận hiện đang được áp dụng có tính tổng hợp cao là Hệ thống định lượng tác động (impact quantitative system – IQS) được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn ĐTM của Tổ chức E&P Forum, UNEP và WB (VESDI, 2008). Trong hệ thống IQS, mỗi tác động sau khi xác định sẽ được đánh giá dựa trên các đặc điểm sau: Yếu tố Các thông số đại diện - Các tương tác vật lý, hóa học, sinh học - Cường độ, tần suất - Khả năng xuất hiện - Phạm vị tác động - Thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu - Quản lý - Pháp luật, chi phí, mức độ quan tâm của cộng đồng Các thông số đánh giá gồm: cường độ tác động (M); phạm vi tác động (S); thời gian phục hồi (R); tần suất xẩy ra (F); quy định luật pháp (L); chi phí (E) và
- mối quan tâm của cộng đồng (P). Các tác động sẽ được phân tích, đánh giá và cho điểm tương ứng theo Bảng 1.1. Hệ thống phân loại IQS Thông số Hệ thống xếp loại Mức độ Định nghĩa Điểm Tác động Tác động có thể làm thay đổi nghiêm lớn hoặc trọng các nhân tố của môi trường hoặc nghiêm tạo ra biến đổi mạnh mẽ về môi trọng trường. Tác động loại này có thể ảnh 3 (significant hưởng lớn đến môi trường tự nhiên impacts or hoặc KT-XH của một khu vực. major impact) Cường Tác độ tác Tác động Tác động có thể ảnh hưởng rõ rệt một động động trung bình số nhân tố của môi trường. Tác động loại này có thể ảnh hưởng không lớn (M) (medium or đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH 2 intermediate của một khu vực. impacts) Tác động Tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến nhẹ (small môi trường tự nhiên hoặc một bộ phận 1 impacts or nhỏ dân số. minor impacts ) Tác động Hoạt động của dự án không tạo ra các không đáng tác động tiêu cực rõ rệt. 0 kể hay không tác động (non – impacts ) Không đáng Phạm vi hẹp quanh nguồn tác động kể 0 Phạm vi tác Cục bộ Phạm vi tác động xung quanh nguồn động gây tác động (trong phạm vi xã, 1 phường)
- (S) Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi liên xã) Khu vực 2 Liên vùng Phạm vi tác động trên 2 huyện xung 3 Sự quanh nguồn gây tác động tương tác Quốc tế Phạm vi tác động ảnh hưởng đến lãnh thổ nước láng giềng 4 5 năm Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu 4 từ trên 5 năm. Rất hiếm Sự cố môi trường rất hiếm khi hoặc hoặc không không bao giờ xảy ra 0 xẩy ra Hiếm khi Sự cố môi trường có khả năng xảy ra 1 Sự xẩy ra nhưng được dự báo là hiếm cố Tần suất môi Nguy cơ Nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trườn (F) xẩy ra tương đối cao g 2 tương đ ối cao Nguy cơ Nguy cơ xảy ra sự cố môi trường cao 3 xẩy ra rất cao
- Không có Pháp luật không có quy định đối với tác 0 quy định động Luật pháp Quy định có Pháp luật quy định tổng quát đối với tác 1 tính tổng động (L) quát Quy định cụ Pháp luật quy định cụ thể đối với tác 2 thể động Quản Chi phí thấp Chi phí thấp cho quản lý và thực hiện 1 lý các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực Chi phí Chi phí trung bình cho quản lý và thực 2 Chi phí trung bình hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm (E) thiểu tác động tiêu cực Chi phí cao Chi phí cao cho quản lý và thực hiện 3 các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực Sự khó chịu hoặc quan tâm của cộng đồng đối với các vấn đề môi trường Mối Ít quan tâm 1 của dự án là ít hoặc không có quan tâm Mức độ Sự khó chịu hoặc quan tâm của cộng 2 của quan tâm đồng đối với các vấn đề môi trường cộng trung bình của dự án là ở khu vực tương đối hẹp đồng (xã, phường). (P) Mức độ Sự khó chịu hoặc quan tâm của cộng 3 quan tâm đồng đối với các vấn đề môi trường cao của dự án là trên phạm vi rộng (liên xã, phường). Các tác động sẽ được phân tích, đánh giá và cho điểm tương ứng dựa trên các đặc điểm của tác động. Tổng số điểm sẽ được tính toán dựa trên công thức sau: TS = (M+S+R) x F x (L+E+P) = Mức độ tác động tổng thể Các giá trị của mỗi thông số sẽ được chia làm 5 mức gồm: cực tiểu, thấp, trung bình, cao và cực đại và được thể hiện như Bảng 3.3.Tổng số điểm của mỗi giá trị liên quan đưa vào cũng được tính toán theo công thức trên. Bảng 1.3. Xếp hạng tác động theo thanh điểm
- Xếp M S R F L E P TS hạng Rất 0 0 1 0 0 1 1 0 thấp Thấp 1 1 1 0 1 1 1 9 Trung 2 2 2 2 2 2 2 72 bình Cao 3 3 3 2 2 3 3 144 Rất 3 4 4 3 2 3 3 264 cao Các tác động môi trường được phân ra 4 mức sau: Điểm Mức độ tác động 0-9 Không tác động hoặc tác động không đáng kể 9 - 72 Tác động nhỏ 72 – 144 Tác động trung bình 144 – 264 Tác động lớn (hoặc nghiêm trọng
- (Số điểm chỉ là ví dụ, có thể thay đổi tùy trường hợp) 1.13. Hệ thống đánh giá môi trường Battelle Phương pháp này dựa vào việc đánh giá từng thông số môi trường, sau đó cho điểm để định lượng tác động đối với từng thông số. Phương pháp này phù hợp cho việc ĐTM đối với dự án phát triển vùng hoặc dự án phát triển tài nguyên nước. Hệ thống đánh giá môi trường Battelle được sử dụng để dự báo chất lượng môi trường trong các phương án ‘có” và “không có” dự án. Giá trị tác động môi trường thể hiện các tác động môi trường tích cực khi EI>0 hoặc tiêu cực với FI0: Dự án có tác động tích cực. Giá trị EI tuyệt dối càng lớn thì tác động càng rõ nét.
- 2. BẢNG LIỆT KÊ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM Mức độ tác Hoạt động của trạm bơm Thành phần môi trường bị ảnh hưởng động 4 Không khí Khử mùi nước thải 3 Nước 3 Sinh vật Hoạt động của bơm chuyển tải 2 Không khí 1 Nước Xả nước sau xử lý sơ bộ 2 Đất 1 Sinh vật 2 Không khí Lược rác 3 Nước 3 Nước Chỉnh pH 2 Đất 1 Nước Pha loãng 2 Đất 1 Sinh vật 2 Nước Sinh hoạt của công nhân 2 Đất Ghi chú : Mức độ 1: ảnh hưởng rất xấu đến môi trường Mức độ 2: ảnh hưởng xấu đến môi trường Mức độ 3: ảnh hưởng tốt đến môi trường Mức độ 4: ảnh hưởng rất tốt đến môi trường Tác động do các hoạt động của Trạm bơm • Tác động đến kinh tế xã hội - Tác động tích cực: Tăng giá trị sử dụng nước Tạo cơ hội, giải quyết việc làm - Tác động tiêu cực: Tốn kém chi phí vận hành Tác động lên môi trường con người Cải thiện tình hình ngập nước ở khu vực bảy quận trung tâm TP, góp phần làm sạch kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tăng mỹ quan đô thị và là một nơi đi bộ, tập thể dục, câu cá cho người dân xung quanh • Tác động với môi trường tự nhiên Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và không khí ở kênh NL-TN. Tuy nhiên vào những thời điểm có mưa lớn, lượng nước thải vượt quá khả năng thu gom của giếng thu nên một lượng lớn chất thải theo cửa xả tràn chảy thẳng vào kênh.
- Lượng nước này làm xáo trộn lượng bùn đáy ô nhiễm ở kênh (chưa được nạo vét triệt để), làm tăng mức độ ô nhiễm nước, gây hiện tượng cá chết.
- 3. SƠ ĐỒ LƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM 3.1. Khái quát các tác động chính Việc xây dựng trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã có tác động ít nhiều đến môi trường xung quanh. Mỗi hoạt động của trạm đều có tác động đến các yếu tố môi trường về mặt tích cực cũng như tiêu cực, trong đó những ảnh hưởng đến môi trường được chia làm tác động sơ cấp và thứ cấp. 3.2. Các vấn đề môi trường quan trọng: Làm bẩn sông Sài Gòn Khoảng bảy năm nữa mới có nhà máy xử lý nước thải và khi đó nước thải ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mới được xử lý trước khi thải ra sông Sài Gòn. Hiện tại nước thải được thu gom qua trạm bơm trên và lược rác, sau đó pha loãng với nước sông bơm thẳng ra sông Sài Gòn mà không qua xử lý. Nguồn thu nước để cấp nước sinh hoạt cho TP là ở Bến Than - cách miệng xả ngầm khoảng 47km về phía thượng nguồn. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã khẳng định vấn đề pha loãng nước thải không gây tác động đối với chất l ượng nước sông Sài Gòn so với hiện trạng. Tuy nhiên GS.TS Lê Huy Bá, viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, nói việc bơm nước thải từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ra sông Sài Gòn là không nên, chẳng khác nào đưa ô nhiễm từ chỗ này đến chỗ khác. Điều này trái với nguyên tắc xử lý ô nhiễm là phải làm sao giảm thiểu ô nhiễm. Chưa kể khi nguồn nước ô nhiễm được đưa ra sông Sài Gòn thì mức độ ô nhiễm được mở rộng làm cho hệ sinh thái, nguồn nước trên sông Sài Gòn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. “Điều này đe dọa đến môi trường sinh thái, đặc biệt nguồn nước sông Sài Gòn hiện nay còn phục vụ việc cung cấp nước sạch của hàng triệu người dân TP.” Chống ngập úng Hiện tại, khoảng 200 km cống mới đã đưa vào sử dụng, qua đó giảm được gần 200 điểm ngập úng trên toàn TP. Hệ thống cống ngăn thủy triều tại khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã kiểm soát được tình hình ngập nước của 500ha vùng đất trũng trong tổng số 3.400ha tại các quận I, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Việc hoàn thành hệ thống cống kiểm soát ngăn triều chống ngập khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án cống thoát nước Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) cùng với cống ngăn triều Bình Triệu sẽ giảm tình trạng ngập úng do mưa hay triều cường trên quy mô 7 quận: 1, 3, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp. - TP đang tiếp tục thực hiện các dự án nhằm xóa giảm các điểm ngập do mưa và triều kết hợp như: 2 tuyến đê bao hai bờ tả, hữu sông Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 220 km; 13 cống kiểm soát, trong đó có dự án xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc-Thị Nghè với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng để giảm ngập cho khu vực hai bên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự kiến hoàn thành và vận
- hành vào cuối năm 2013. - Tiến hành lắp đặt 1.077 van ngăn triều trên các kênh rạch thường xuyên ngập nước, 290 công trình cấp bách (xây dựng tường tạm, đấu nối mở hướng thoát nước,…) đã góp phần kéo giảm tình trạng ngập nặng do triều từ 95 điểm (2008) còn 2 điểm (2013). Cuộc sống của người dân đang dần được cải thiện tốt hơn. Hàng loạt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nạo vét kênh rạch, xử lý môi trường nước, di dời và giải tỏa nhà ven kênh rạch… được đồng loạt triển khai, hoàn thành. Theo ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường l ưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 cho tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè với nguồn kinh phí hơn 8.600 tỷ đồng, được triển khai hơn 13 năm qua đã hoàn thành và hiện nay, giai đoạn 2 với nguồn v ốn 524 tri ệu USD đang được triển khai nhằm hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý rác thải kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn, hạ lưu sông Đồng Nai... Theo Sở GTCC, với diện tích lưu vực là 3.320 ha, dự án này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của khoảng 1,2 triệu người thuộc địa bàn 7 quận, trong đó hầu hết là những hộ nghèo sống dọc theo kênh và ở những vùng hay bị ngập úng. Ngoài ra, dự án còn hướng đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm chi phí y tế, cải thiện tình trạng môi trường… Là người sinh sống lâu năm bên dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, ông Nguyễn Văn Ba, 65 tuổi, cán bộ hưu trí, bày tỏ: "Đổi thay nơi dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã mang lại cho chúng tôi cuộc sống mới. Người dân sống hai bên bờ kênh đ ược thụ hưởng sự thư thái, an lành, mát mẻ, thưởng lãm vẻ đẹp sang trọng và những tiện ích như thể dục thể thao, vui chơi giải trí… Vấn đề cần làm hiện nay là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người dân trong việc giữ gìn môi trường, tổ chức các hoạt động văn hóa trên sông nhằm tạo nên những dòng sông của văn hóa, của du lịch...".
- 3.3. Sơ đồ lưới tác động của trạm bơm
- Hoạt động Xả nước Sinh hoạt của bơm Lược rác Chỉnh pH Pha loãng Khử mùi sau xử lý sơ của công chuyển tải bộ nhân Động vật - + - - Quan hệ + sinh thái Không khí - - - - Đất - - - Nước - + - - - - KT-XH + + + + 4. MA TRẬN TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM Dấu (–) : Ảnh hưởng tiêu cực Dấu (+) : Ảnh hưởng tích cực Qua đó ta có thể thấy hoạt động bơm chuyển tải và xả nước sau xử lý sơ bộ ảnh hưởng đến môi trường nhiếu nhất và yếu tố nước bị tác động nhiều nhất khi các hoạt động của dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè thi công. Các hoạt động chính: + Tác động đến môi trường không khí : Hoạt động xử lý mùi và khử mùi nước thải sẽ tác động tích cực đ ến không khí xung quanh khu vực làm việc. Hoạt động lược rác và song chắn rác sẽ giữ lại phần lớn rác thải, gây mùi khó chịu. Các hoạt động vận chuyển, thu gom rác có phát sinh ra bụi. + Tác động đến môi trường nước : Trong quá trình xử lý và khử mùi nước thải bằng hóa chất, có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước xung quanh. Sử dụng song chắn rác và lược rác trong môi trường nước có tác động làm giảm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải sinh hoạt của công nhân. Lượng nước thải sau pha loãng được thải trực tiếp ra sông Sài Gòn gây ảnh hưởng đến môi trường nước sông cũng như ảnh hưởng đến sinh vật xung quanh.
- + Tác động đến môi trường đất, sinh vật Rác sau khi được lược sẽ đem chôn lấp làm ảnh hưởng môi trường đất ở khu vực chôn lấp.
- 5. SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN 5.1. So sánh Phương pháp bảng liệt kê Phương pháp ma trận Phương pháp sơ đồ lưới - Giúp xác định rõ mức độ - Đánh giá được - Thể hiện các tác động và thành phần môi mức độ và thành phần mối quan hệ tương hỗ trường chịu tác động môi trường chịu ảnh giữa nguồn tác động và - Chỉ đánh giá được tác hưởng. các yếu tố môi trường bị động sơ cấp mà chưa đánh - Chưa đánh giá tác động kết hợp bằng giá được tác động thứ cấp được tác động thứ cấp, sơ đồ. Xác định rõ tác muốn đánh giá phải lập động sơ cấp- thứ cấp. ma trận khác. - Khó xác định - Khá phức tạp. được mức độ ảnh hưởng cao hay thấp 5.2. Kết luận - Với mục đích chống ngập cho 7 quận khu vực thành phố Hồ Chí Minh, trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè tuy chỉ mới xây dựng và đi vào hoạt động nhưng đã đem lại lợi ích đáng kể. - Các hoạt động của trạm bơm đã góp phần làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường từ nước thải của 7 quận khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. - Đem lại nguồn lợi khong nhỏ về cả Kinh tế và Xã hội. - Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để trạm bơm có thể đạt hiệu xuất cao nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Đánh giá tác động môi trường
17 p | 883 | 185
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường quan trọng (Nhóm 2)
12 p | 350 | 48
-
TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Đề Tài: "PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA"
17 p | 185 | 39
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM vào Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 7)
14 p | 256 | 23
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè (Nhóm 9)
17 p | 249 | 21
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề môi trường quan trọng
10 p | 160 | 20
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường quan trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 3)
7 p | 149 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
115 p | 43 | 16
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM vào Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 5)
15 p | 150 | 13
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 8)
10 p | 158 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thủy điện Xím Vàng 2, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
103 p | 44 | 11
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Khái quát tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè (Nhóm 1)
12 p | 146 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường, qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
30 p | 32 | 9
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định vấn đề môi trường nghiêm trọng ở dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 10)
5 p | 123 | 8
-
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Khái quát tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè (Nhóm 4)
8 p | 111 | 6
-
Lồng ghép tiêu chí đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: Một số thảo luận và khuyến nghị
8 p | 84 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
67 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn