intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

51
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" có mục tiêu là luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ----------o0o---------- NGUYỄN XUÂN THÀNH TRUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - THỰC TIỄN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ----------o0o---------- NGUYỄN XUÂN THÀNH TRUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - THỰC TIỄN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÍ THỊ THANH TÂM BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thành Trung i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phí Thị Thanh Tâm, Cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn và dành nhiều thời gian hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong Ban cao học Luật Kinh tế, PGS.TS Bành Quốc Tuấn – Giám đốc Chương trình đào tạo cao học ngành Luật Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một, viện đào tạo SĐH Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành tốt luận văn. Xin cảm ơn BGH, thầy cô giáo Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để người viết hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thành Trung ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 9 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 11 8. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ................................................... 12 1.1. Khái quát về đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp ............. 12 1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường .............................................. 12 1.1.2. Ý nghĩa của quá trình đánh giá tác động môi trường ............................ 13 1.2. Khái quát pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp .............................................................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm pháp luật đánh giá tác động môi trường .............................. 15 1.2.2. Đặc điểm pháp luật về đánh giá tác động môi trường ........................... 16 1.2.3. Vai trò của pháp luật về đánh giá tác động môi trường......................... 17 1.2.4. Nội dung của pháp luật về đánh giá tác động môi trường ..................... 20 1.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp .......................................................................................................... 21 iii
  6. 1.4. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................................................... 24 1.4.1. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................................... 24 1.4.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................ 30 2.1. Thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường đối với các khu công nghiệp ................................................................................................................... 30 2.1.1. Các quy định pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi trong các khu công nghiệp ............................................................................................... 30 2.1.2. Một số đánh giá về thực trạng pháp luật đánh giá tác động môi trường 42 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......................................................... 51 2.2.1. Một số ưu điểm đạt được trong việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....... 51 2.2.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....................... 53 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......................................................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................... 65 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường .......................................................................... 65 iv
  7. 3.1.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................ 65 3.1.2. Quan điể m hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................... 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 71 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ......... 71 3.2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương . 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 87 PHỤ LỤC ........................................................................................................... viii v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CCN Cụm công nghiệp 3 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 4 EIS Báo cáo đánh giá tác động môi trường 5 KCN Khu công nghiệp 6 HVVP Hành vi vi phạm 7 KT-XH Kinh tế - xã hội 8 QLNN Quản lý nhà nước 9 TN&MT Tài nguyên và môi trường 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật vi
  9. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 2.1. Khảo sát ý kiến cộng đồng về việc tham gia tham vấn ....................... 58 Hình 2.2. Khảo sát ý kiến cộng đồng về môi quan tâm về hoạt động ĐTM ........ 59 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhờ vào đó kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Về cơ cấu nền kinh tế Việt Nam năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83% 1. Qua tỷ lệ cơ cấu nền kinh tế ta có thể thấy, Việt Nam vẫn đang tập trung vào công cuộc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Sự phát triển của ngành công nghiệp được thể hiện thông qua việc ngày càng hình thành nhiều và mở rộng quy mô của các KCN trên khắp cả nước. Theo báo cáo của vụ quản lý kinh tế, tính đến cuối năm 2021 Việt Nam có 395 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 123.000 ha. Trong đó, tỉnh Bình Dương cũng là một trong những khu vực kinh tế được chú trọng hình thành và phát triển nhiều KCN. Tính đến cuối năm 2021, Bình Dương có 31 KCN với tổng diện tích 12.721ha, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2.965 dự án, bao gồm 2.309 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ đô la Mỹ và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng2. Qua đó, nhờ vào sự mở rộng và phát triển của các KCN mà Bình Dương hiện tại là một tỉnh có tốc độ phát triển tương đối mạnh, nhưng bên cạnh việc phát triển công nghiệp (phát triển kinh tế) thì sự phát triển này cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố môi trường, do tính chất của ngành công nghiệp là các ngành có tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên như đất, 1 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2020 và năm 2021. Trang thông tin điện tử tổng cục thống kê, từ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa- hoi-quy-iv-va-nam-2021/ 2 Tin tức sự kiện “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, nguồn: https://www.binhduong.gov.vn/tin- tuc/2021/12/271-day-manh-xuc-tien-dau-tu-vao-cac-khu-cong-nghiep-khu-kinh-te-cua-viet-nam 1
  11. nước, không khí, hệ sinh thái,… Vì vậy, muốn phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng thì chúng ta cần phải gắn sự phát triển này với việc duy trì, BVMT và một trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong sự phát triển đó chính là quan điểm “phát triển bền vững”. Đảng và Nhà nước đã chủ động ghi nhận vấn đề BVMT trong quá trình phát triển công nghiệp thông qua việc quy định về hoạt động ĐTM và đây là một công cụ có khả năng kiểm soát các tác động của các KCN một cách hiệu quả nhất. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật BVMT từ năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho thấy sự tiến bộ của hệ thống pháp luật cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trải qua 27 năm pháp luật về môi trường được hình thành, phát triển, đặc biệt Luật BVMT năm 2020 được ban hành (có hiệu lực ngày 01/01/2022) có nhiều điểm mới đã cho thấy được sự tiến bộ và trách nhiệm của Việt Nam trong công cuộc BVMT. Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng pháp luật về BVMT nói chung, ĐTM nói riêng vẫn còn nhiều vướng mắt, hạn chế; hiện tượng vi phạm pháp luật về ĐTM và BVMT trong các KCN vẫn diễn ra phổ biến với tính chất và mức độ khác nhau; các văn bản pháp luật về môi trường, trong đó bao gồm các quy định về ĐTM cũng đã sửa đổi, bổ sung, song ở một số nơi việc thực thi vẫn chưa đạt hiệu quả. Trước những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu từ việc phát triển các KCN, thì yêu cầu bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với BVMT, đảm bảo tiến bộ xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu càng trở nên quan trọng, cấp thiết. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần có cơ chế, biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN về BVMT nói chung, ĐTM nói riêng và đề xuất các giải pháp phù hợp, phản ánh được thực trạng và mang tính dự báo cho xu hướng phát triển của Việt Nam trong tương lai. Chính vì vậy, với sự phát triển kinh tế, phát triển KCN trên địa bàn cả nước nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng đối với hoạt động ĐTM trong các KCN, phải đảm bảo hiệu quả công tác ĐTM trên thực tế. Với vai trò và tầm quan trọng nêu trên, thông qua việc đánh giá các 2
  12. quy định pháp luật cũng như thực trạng thực hiện tại tỉnh Bình Dương để có thể phát hiện những vướng mắc, hạn chế trong chính quy định pháp luật cũng như trong quá trình thực hiện pháp luật ĐTM trên thực tế, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về ĐTM là việc làm cấp thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường - thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ĐTM là một vấn đề được các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây trên phương diện lý luận, pháp lý, kỹ thuật, QLNN. ĐTM là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường của các KCN. Do đó, các công trình nghiên cứu gồm các lĩnh vực lý luận, kỹ thuật và pháp lý. 2.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động môi trường Giáo trình “Đánh giá tác động môi trường” của Trường Đại học Huế (2020). Giáo trình giúp cho người học hiểu được các khái niệm cơ bản về quản lý môi trường và bước đầu tiếp cận với công tác ĐTM. Ngoài ra, giáo trình cũng góp phần nâng cao nhận thức của con người trong việc BVMT và sức khỏe cộng đồng, sử dụng một cách tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình phát triển. Ngô Thị Mai (2019), bài viết “Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018”, Luận văn thạc sỹ Khoa học môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Luận văn tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ… Qua đó thấy được những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác ĐTM và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3
  13. Thiện Hải (2020), bài viết “Tầm quan trọng của báo cáo đánh giá tác động môi trường”, Báo Sóc Trăng (12/2/2020). Tác giả khẳng định: Báo cáo ĐTM là một trong những thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa là những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Do đó, báo cáo ĐTM có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển KT-XH nhằm góp phần giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ các dự án đầu tư và sức khỏe con người. Tô Tuấn Anh (2021), bài viết “5 bài học kinh nghiệm trong kiểm toán đánh giá tác động môi trường”, báo Kiểm toán số 27/2021. Tác giả nhấn mạnh: ĐMT mang nặng tính kỹ thuật, đòi hỏi hiểu biết sâu rộng, đa dạng về môi trường và đặc thù của từng ngành nghề. Do đó, quá trình kiểm toán rất cần sự hỗ trợ của chuyên gia môi trường để có thể đưa ra các đánh giá phù hợp, xác định được vấn đề còn rủi ro, từ đó có kiến nghị tương ứng. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật đánh giá tác động môi trường Lê Thị Hồng (2010),“Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích khái niệm, quy trình, vai trò ĐTM; đánh giá ưu điểm, hạn chế pháp luật về ĐTM, từ đó đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về ĐTM. Phạm Thanh Sơn,“Pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường”, Luận văn Thạc sỹ, Viện Đại học Mở Hà Nội. Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ĐTM, đánh giá các quy định hiện hành về ĐTM để tìm ra những ưu điểm, những nội dung còn bất cập và thực thi các quy định về ĐTM và đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM của Việt Nam. Nguyễn Trương Nguyệt Sương (2019), “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường qua thực tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ Luật Kinh tế, Trường đại học Luật, Đại học Huế. Luận văn đã phân tích cụ thể, rõ ràng cơ sở lý luận chung về ĐTM và pháp luật về ĐTM, phân tích đánh giá một số hạn chế, yếu kém trong công tác ĐTM từ đó khuyến nghị những giải pháp 4
  14. hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐTM. Trần Linh Huân, Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”. Bài viết tập trung phân tích những điểm hạn chế trong quy định pháp luật về hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM, từ đó đề ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện đối với hoạt động này. Phan Đình Minh (2020), Bài viết “Những bất cập trong quy định pháp luật về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Công Thương số 29+30, tháng 12/2020. Bài viết tập trung phân tích những bất cập trong quy định của pháp luật BVMT đối với hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật. 2.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật đánh giá tác động môi trường trong khu công nghiệp, dự án đầu tư Nguyễn Ánh Tuyên,“Pháp luật về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ luật học. Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật, vai trò của pháp luật về ĐTM của các dự án đầu tư; phân tích thực trạng các quy định pháp luật về ĐTM qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình; đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐTM đối với các dự án đầu tư. Lê Thanh Tùng (2013), “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học , Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích các vấn đề lý luận về ĐTM, thực trạng pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư. Mai Thế Toản, Hoàng Thanh Nguyệt (2016), bài viết “Thực trạng và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá tác động môi trường trong quá trình xét duyệt dự án đầu tư”, Tạp chí Môi trường số 8/2016. Bài viết đánh giá thực trạng về hệ thống ĐTM của Việt Nam, những thành tựu và thách thức trong công tác ĐTM, các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống ĐTM. Trong đó các tác giả nhấn mạnh cần tiến hành nghiên cứu tổng thể về thực trạng ĐTM của 5
  15. Việt Nam thông qua hoạt động rà soát, đánh giá hệ thống các VBQPPL; đánh giá các điều kiện, nguồn lực thực hiện. 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài mà học viên tham khảo được ít có công trình nghiên cứu nào chuyên biệt pháp luật về ĐTM trong các KCN trên một địa bàn cụ thể mà chủ yếu là các công trình nghiên cứu pháp luật về BVMT, thực hiện ĐTM đối với các lĩnh vực cụ thể, địa bàn cụ thể. Tiêu biểu là các công trình sau đây: Quản lý môi trường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khu công nghiệp ở Trung Quốc; world bank Hàn Quốc. Bài viết trình bày những vấn đề và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các KCN ở Trung Quốc. Bài viết chỉ ra những chiến lược mang tính thực tiễn để khuyến khích sản xuất thân thiện với môi trường và giảm thiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra ở KCN Trung Quốc. Bài viết rút ra bài học từ dự án quản lý môi trường ở các khu công nghiệp được thực hiện tại Trung Quốc từ năm 2004 nằm trong Chương trình hợp tác quản lý môi trường. Khánh Phương (2016), “Những nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược trên thế giới”, báo Điện tử Xây Dựng. Bài báo nghiên cứu, phân tích về tác động của Nhà máy nhiệt điện đến môi trường không khí tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nghiên cứu phân tích các biện pháp xử lý ô nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản. Từ đó thấy được môi trường đang thực sự bị đe dọa và chứng minh tầm quan trọng và độ tin cậy của ĐTM và ĐMC. Pháp luật BVMT ở EU và áp dụng ở Vương quốc Anh (EU Envinronmental Legislation and UK Implementation, 2015): Công trình nghiên cứu này nói về các hướng dẫn, quy định, chính sách về môi trường của EU và Vương quốc Anh và việc áp dụng chúng trên toàn khối EU nói chung và ở Vương quốc Anh nói riêng (bao gồm Anh, xứ Wale, Scotland, Bắc Ailen). PaulKrause (2012), “Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và BVMT ở nước Anh; vai trò của chính sách”; đăng trên surrey.ac.uk. Trong bài viết này, tiến sỹ Frank Schiller đã chỉ ra các yếu tố có tác động đến mối quan hệ 6
  16. này, mà tập trung ở khu vực Humber đang phát triển năng động của nước Anh. Bài viết giới thiệu về hiện trạng môi trường bị tác động của khu vực và những biện pháp đã, đang và sẽ được áp dụng ở đây, đồng thời nêu lên câu hỏi làm cách nào phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống chính sách để thích nghi với các vấn đề về môi trường mà vẫn tăng tính cạnh tranh kinh tế của khu vực. 2.3. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua kết quả của các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài cho thấy, các công trình đều có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong luận văn. Từ đó, có thể nêu lên một vài vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất, về những công trình nghiên cứu ngoài nước: Tất cả những quy định trong pháp luật BVMT của các nước, kinh nghiệm BVMT ở Anh, Hàn Quốc; phát triển bền vững các KCN ở Trung Quốc… đều là những gợi mở để học viên tham khảo, tiếp thu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật BVMT nói chung, hoàn thiện pháp luật ĐTM nói riêng. Thứ hai, những tài liệu nghiên cứu về vấn đề ĐTM ở Việt Nam một cách tổng quan, cung cấp cho độc giả những vấn đề cơ bản nhất về ĐTM như quy trình và hướng dẫn kỹ thuật, các phương pháp kỹ thuật sử dụng để ĐTM, các nội dung cần chú ý trong xây dựng EIS,... Những tài liệu này đã đặt nền tảng cho việc xây dựng và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về ĐTM. Thứ ba, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu quy định pháp luật và giải pháp hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về BVMT, ĐTM ở Việt Nam theo Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014. Đặc biệt, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật BVMT mới. Luật BVMT năm 2020 có nhiều quy định mới về BVMT, trong đó có ĐTM. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đa phần đều thực hiện trước thời gian Luật BVMT năm 2020 được ban hành nên chưa thể cập nhật những quy định mới của Luật. 7
  17. Thứ tư, các công trình trên chủ yếu tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu quy định pháp luật về BVMT và ĐTM từ thực tiễn ở Việt Nam và một số tỉnh mà chưa có công trình nào nghiên cứu từ thực tiễn ở tỉnh Bình Dương. Hơn nữa, hiện nay hệ thống các VBQPPL đã có nhiều thay đổi, cần phải có một đề tài khoa học nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ thực trạng pháp luật ĐTM và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bình Dương dưới góc độ chuyên ngành Luật Kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn có mục tiêu là luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu đã đề ra, phải hoàn thành một số mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ về mặt lý luận của hoạt động ĐTM thông qua việc nghiên cứu những khái niệm, đặc điểm, vai trò để hiểu rõ, nắm rõ bản chất một cách cụ thể làm tiền đề cho cơ sở lý luận của hoạt động ĐTM. Bên cạnh đó phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về hoạt động ĐTM thông qua các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động này. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng thực hiện ĐTM cũng như quá trình áp dụng quy định về ĐTM tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thứ ba, phân tích, đánh giá những nguyên nhân làm phát sinh những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về ĐTM, từ đó đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động ĐTM, nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các quan điểm, lý thuyết về BVMT, ĐTM; quy định của Hiến pháp và pháp luật về BVMT nói chung, ĐTM nói riêng; các công trình nghiên cứu khoa học về BVMT, ĐTM trong và ngoài nước; các số liệu, thông tin của cơ quan QLNN về BVMT, cơ quan truyền thông 8
  18. về các vấn đề liên quan đến ĐTM trong các KCN. Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về ĐTM trong các KCN do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh Bình Dương ban hành và thực tiễn thực hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định liên quan đến hoạt động ĐTM, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động ĐTM theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành (luật, văn bản luật….), nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về ĐTM tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương để làm rõ những lợi ích cũng như những tồn tại, hạn chế. Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động ĐTM theo pháp luật Việt Nam và tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện hoạt động ĐTM, áp dụng các quy định của pháp luật trong việc thực hiện ĐTM tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phạm vi về thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về ĐTM từ ngày 01/01/2015 (từ khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực) đến nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM. Ngoài ra, luận văn sẽ nghiên cứu tình hình thực hiện hoạt động ĐTM, ưu điểm, những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về ĐTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ 2017 – 6/2022. 5. Câu hỏi nghiên cứu Liên quan đến vấn đề ĐTM, để làm rõ vấn đề trên cần tìm hiểu và giải đáp một số câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Bản chất của ĐTM là gì và pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động ĐTM gồm những nội dung gì và được quy định như thế nào? - Thực trạng việc thực hiện ĐTM cũng như việc áp dụng các quy định liên quan đến ĐTM đang diễn biến như thế nào tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương? - Các quy định của pháp luật về ĐTM cũng như việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn có thực sự đạt hiệu quả? 9
  19. - Những giải pháp nào góp phần thực hiện tốt và quản lý chặt chẽ hoạt động ĐTM nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ĐTM cả trên hình thức pháp lý và trên thực tế. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và quy định pháp luật về BVMT nói chung và hoạt động ĐTM nói riêng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát đối với một số đối tượng trên địa bàn về các nội dung liên quan đến ĐTM để có thể thu thập những thông tin phục vụ quá trình đánh giá thực trạng. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để tiến hành thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp tại tỉnh Bình Dương. Các số liệu về tài nguyên đất đai, môi trường, tình hình quản lý môi trường, tình hình thực thi pháp luật liên quan đến các vấn đề môi trường, ĐTM qua các năm của tỉnh Bình Dương liên quan đến các KCN được thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo từ các cơ quan như: Thanh Tra Sở TN&MT Bình Dương; Sở TN&MT; Ban quản lý các KCN;… Các tài liệu khác được thu thập từ kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khác từ các Viện, các trường Đại học, thông tin công bố trên mạng internet, các tạp chí trong nước và nước ngoài,… Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến ĐTM trải qua từng thời kỳ. 10
  20. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Sử dụng để phân tích các bài báo khoa học, luận văn, luận án, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành, các quy định trong VBQPPL có giá trị trong việc đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn để nghiên cứu và đưa ra kết luận về những vấn đề lý luận của hoạt động ĐTM. Phương pháp phân tích, đánh giá, chứng minh, tổng hợp, quy nạp: Sử dụng để đánh giá tình hình thực tế thực hiện ĐTM và việc áp dụng các quy định pháp luật về ĐTM, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần quản lý chặt chẽ ĐTM và nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động ĐTM (được sử dụng tại chương 2 và chương 3). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động ĐTM theo quy định của pháp luật Việt Nam. Từ thực trạng thực hiện ĐTM cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật về ĐTM, qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, làm rõ tính khả thi, phù hợp và đánh giá những khó khăn, hạn chế trong hoạt động ĐTM tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay, trên cơ sở đó có thể đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thời gian tiếp theo. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về ĐTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm tiền đề cũng như cơ sở trong việc làm sáng tỏ hoạt động ĐTM trên thực tế. Góp phần nhỏ trong việc làm cơ sở và kinh nghiệm cho cho các địa phương khác trong việc tham khảo, học hỏi từ thực trạng tỉnh Bình Dương. 8. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn, ngoài phần phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2