intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM vào Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 5)

Chia sẻ: Nguyễn Quang Minh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM vào Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 5) giới thiệu về các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu ĐTM. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM vào Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 5)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 05 Chủ đề : ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐTM CHO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN “TRẠM BƠM NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ” Nhóm: 05 STT Sinh viên MSSV 1 Lê Thị Trúc Linh 91202137 2 Lê Diệu Linh 91202136 3 Lê Thị Thu Thanh 91202201 4 Trịnh Khắc Tuấn 91202063 5 Lê Hoàng Tuấn 91301183 6 Trần Thanh Vy 91202272 Nộp bài: 23g30 ngày 1/10/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
  2. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM Nhóm phương pháp hệ thống, đơn giản: Các phương pháp thuộc nhóm hệ thống đơn giản gồm 3 phương pháp chính thường sử dụng trong đánh giá ĐTM là phương pháp ma trận, phương pháp bảng liệt kê và phương pháp sơ đồ lưới. Là các phương pháp xác định định tính tác động.  Phương pháp ma trận: Ma trận tương tác có thể là loại đơn giản mô tả tương tác giữa hoạt động của dự án và tác động của chúng đối với các thành phần môi trường bị ảnh hưởng, ma trận bước nghiên cứu tương quan giữa các yếu tố tác động. Bao gồm ma trận tương tác, ma trận Leopold, ma trận bước và ma trận bậc 3, nhưng phương pháp đơn giản và dễ áp dụng là phương pháp ma trận tương tác. Phương pháp ma trận tương tác đơn giản là trình bày hoạt động của dự án trên trục hoành và các thành phần môi trường trên trục tung. Khi một hoạt động có thể tác động làm thay đổi thành phần môi trường, tác động này được ghi lại trên ma trận và có thể mô tả bằng các khái niệm đ ặc trưng bởi độ lớn riêng biệt hoặc liên kết và các cân nhắc quan trọng. Cách xây dựng một ma trận:
  3. • Liệt kê các hoạt động của dự án và nhóm chúng tùy theo phân đoạn như xây dựng, vận hành và sau vận hành. • Liệt kê các thành phần môi trường và nhóm chúng theo loại hóa lí, sinh học, văn hóa hay kinh tế xã hội hoặc dựa trên không gian bố trí như vị trí khu vực, thượng nguồn, hạ lưu… • Thảo luận ma trận ban đầu với các thành viên nhóm nghiên cứu. • Quyết định về sơ đồ trình bày mức tác động: số, chữ hoặc màu sắc. • Thảo luận kĩ ma trận, cho các giá trị, ghi chú xác định tóm tắt tác động.  Phương pháp bảng liệt kê: Loại đơn giản là liệt kê các yếu tố môi trường cần nghiên cứu ( có khả năng nhận tác động) hay loại mô tả liệt kê thành phần môi trường và các tiếp cận cụ thể bao gồm cả thông tin đo đạc, dự đoán và tương quan thay đổi giữa các yếu tố. Liệt kê có định lượng bao gồm sử dụng điểm số, chữ cái hoặc tỷ lệ thuận. Loại phức tạp nhất bao gồm cả đánh giá các mức độ tác động tới môi trường và định lượng. Xây dựng bảng liệt kê: • Cân nhắc tổng quan các hoạt động của dự án • Phân loại các thành phần môi trường có khả năng nhận, chịu tác động • Dùng phương pháp chuyên gia liệt kê tất cả các thành phần có khả năng bị tác động lớn và nhỏ • Sơ bộ nhận xét và loại bỏ các tác động không đáng kể • Sắp xếp các tác động theo nhóm, theo thời gian ( trước, trong và sau vận hành)  Phương pháp sơ đồ lưới: Phương pháp thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và yếu tố môi trường bị tác động kết hợp bằng sơ đồ. Sơ đồ lưới hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp.
  4. Xây dựng sơ đồ lưới: • Chọn nội dung tương quan giữa các cột ( cột 1 là hoạt động, cột 2 là tác động sơ cấp, cột 3 là tác động thứ câp). • Chọn các hoạt động chính yếu • Thảo luận tác động sơ cấp • Thảo luận tác động thứ cấp • Liên kết các tương quan • Viết báo cáo Nhóm phương pháp trợ giúp: Bao gồm các phương pháp: Chồng bản đồ, Phương pháp chỉ thị, trọng số; Phương pháp đánh giá nhanh, Mô hình hóa môi trường…  Phương pháp chồng bản đồ: Kĩ thuật này sử dụng nhiều bản đồ chồng lớp chứa những thành phần môi trường hay các bản đồ đơn tính khác nhau như bản đồ địa hình, đặc tính cảnh quan… Phương pháp này hiệu quả cho lựa chọn phương án và xác định kiểu, dạng tác động. Hạn chế là không định lượng tác động hoặc xác định tác động thứ cấp, tam cấp.. Nguyên tắc: sử dụng nhiều bản đồ đơn tính có cùng tỷ lệ trên giấy trong như bản đồ dự án, địa hình, tài nguyên nước, phân bố dân cư, thảm thực vật,..  Phương pháp chỉ thị và trọng số: Phương pháp dựa trên đánh giá từng thông số môi trường ( chỉ thị), sau đó cho điểm ( trọng số) để định lượng tác động đối với từng thông số. Dùng để dự báo chất lượng môi trường trong các phương án “ có và không có dự án” . Nếu Ei >0 tác động môi trường tích cực, nếu Ei
  5.  (Vi)1 giá trị chất lượng môi trường phương án có dự án  (Vi)2 gí trị chất lượng môi trường phương án không có dự án  Wi Hệ số định lượng tương đối tầm quan trọng của thông số i  m tổng thông số Xây dựng hệ thống đánh giá: • Xác định các tác động có thể xảy ra, cho điểm thể hiện tầm quan trọng của từng thông số ( chỉ số) trong vùng dự án. • Xác định các hệ số ( trọng số) thể hiện mức độ thay đổi từng thông số môi trường trong các phương án. Giá trị này trong khoảng 0-1, giá trị càng nhỏ tác động đến môi trường càng mạnh. • Xác định các đơn vị tác động môi trường ( EiU) với mỗi thông số • Xác định Ei và đưa ra nhận xét.  Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này xuất pháp từ cách phỏng đoán của các chuyên gia dựa trên kết quả khảo sát của hàng ngàn nhà máy kiểu dạng khác nhau người ta đưa ra cách đánh giá gần đúng loại, tải lượng của một nguồn.  Phương pháp mô hình hóa môi trường: Là phương pháp mô phỏng các quá trình xảy ra trong tự nhiên và xã hội bằng các phương trình toán học, vật lí hay sinh học. Xây dựng phương pháp: • Xác định mục tiêu • Mô phỏng tương quan bằng các phương trình: xác định hàm mục tiêu, hàm hệ thống, tìm giải thuật. • Giải bài toán: Thu thập dữ liệu biên, tạo giả thiết, giải bài toán mô phỏng • Kiểm chứng: thể hiện, kiểm chứng với kết quả đã có xác nhận • Chỉnh sửa mô hình • Phân tích, đánh giá kết quả
  6.  Ngày nay, có nhiều phương pháp để hổ trợ cho việc thực hiện ĐTM, các phương pháp đơn giản như ma trận, liệt kê, sơ đồ lưới vẫn được dùng rộng rãi và mang lại kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng có các phương pháp trợ giúp ngày càng trở nên đơn giản nhờ vào sự hổ trợ của công cụ toán học, tin học,..như phương pháp đánh giá nhanh, mô hình môi trường,..cũng là những phương pháp không thể thiếu trong đánh giá ĐTM ngày nay. PHƯƠNG PHÁP BẢNG LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM VÀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG CÓ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG Bảng liệt kê Bảng liệt kê đơn giản của dự án “Trạm bơm Nhiêu Lộc-Thị nghè” Mức độ: +, ++, +++ Hoạt động của Mức tác động Thành phần môi trường chịu tác dự án động Tích Tiêu cực cực Lắp đặt hệ thống ống ++ Môi trường đất nước Bơm nước về trạm bơm ++ Môi trường đất + + Môi trường nước Môi trường kinh tế-xã hội ++ + • Ngập úng + + • Đời sống người dân Lược rác trong nhà lược +++ + Môi trường nước rác ++ Môi trường khí Môi trường kinh tế-xã hội + • Sức khỏe công nhân Thu khí thải trong nhà ++ + Môi trường không khí lược rác ++ ++ Môi trường kinh tế- xã hội Chỉnh độ pH trong nước + Môi trường nước thải ++ Sinh vật trong nước
  7. Khử mùi nước thải +++ Môi trường không khí ++ Môi trường nước ++ Sinh vật trong nước + + Kinh tế - xã hội Xả nước đã xử lí vào ++ + Môi trường nước sông Sài Gòn ++ + Môi trường không khí + + Kinh tế xã hội Sinh hoạt của công nhân ++ Môi trường nước Vận chuyển rác lược ra +++ Môi trường đất bãi chôn lấp ++ Môi trường nước ++ Môi trường không khí + +++ Kinh tế- xã hội Nhận xét:  Nhìn chung các hoạt động tại trạm bơm vừa có tác động tích cực vừa có tiêu cực nhưng mức độ tác động tiêu cực của trạm bơm cao hơn so với tác động tích cực. o Tác động tích cực chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế-xã hội: giảm tình trạng ngập úng vào mùa mưa và giảm lượng nước thải đổ vào hệ thống sông ngòi trong khu vực. o Đa số các hoạt động còn lại đều có tác động tiêu cực nhưng với mức độ khác nhau mà thôi. • Hoạt động lược rác tuy giữ rác trong nước thải lại nhưng vẫn phát sinh khí thải ( H2S, CH4..) gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khỏe công nhân làm việc trong khu vực này. Rác lại được vận chuyển trong băng tải đến thùng chứa rác và phải tích lũy đầy rác mới vận chuyển đi  tích tụ mùi hôi và phát sinh ruồi nhặng.. • Hoạt động bơm chuyển nước về trạm bơm phải qua cửa bơm, tại đây mùi hôi từ nước thải theo cửa bơm phát tán vào môi trường gây ô nhiễm không khí, các rác được giữ lại tại đây sẽ gây tắc nghẽn đường ống và
  8. hư hỏng thiết bị, máy bơm nước tại đây, có thể làm rò rỉ nước thải ra môi trường đất, nước ngầm và gây ô nhiễm đất.. • Hoạt động khử mùi nước thải chỉ loại bỏ được mùi hôi và khí độc trong nước thải còn các chất ô nhiễm khác ( chất hữu cơ, kim loại, dầu mỡ,..) trong nước không được xử lí triệt để, đồng thời để xử lí mùi cần sử dụng các loại hóa chất ( NaOH, NaClO..) làm tăng thêm chất ô nhiễm cho nước thải xử lí. • Hoạt động thu khí trong nhà lược rác đảm bảo không có khí độc thoát ra môi trường nhờ hệ thống máy quạt li tâm nhưng khi hư hỏng sẽ tốn chi phí cao cho việc sửa chữa và bảo trì. • Tại trạm bơm chưa có biện pháp xử lí rác thải lược từ nước thải nên phải vận chuyển đến nơi chôn lấp  ành hưởng chất lượng đất khu vực chôn lấp, gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm nếu kiểm soát nước rỉ rác không tốt,.. • Nước tại trạm bơm chỉ loại bỏ được một phần rác lớn trong nước thải, mùi hôi và khí độc còn các chất ô nhiễm khác thì vẫn còn trong nước nên khi xả vào sông Sài Gòn thì có thể một số chất ô nhiễm trong sông sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong nước.  Hoạt động khử mùi, bơm nước thải về trạm bơm và vận chuyển rác từ nhà lược rác có tác động tiêu cực cao nhất tới các thành phần môi trường.
  9. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ LƯỚI Sơ đồ lưới: Sơ đồ lưới mối tương tác giữa hoạt động của dự án trạm bơm và các tác động mà nó gây ra cho thành phần môi trường. Hoạt động của dự án Tác động sơ cấp Tác động thứ cấp
  10. Nhận xét: Nước thải từ 7 quận trong thành phố sẽ theo hệ thống ống thông nhau về trạm bơm, vào hệ thống bơm qua 2 cửa SG1 và SG2, tại đây không có hệ thống kiểm soát mùi mà nước thoát qua do áp lực dòng chảy  phát sinh mùi hôi và gây ô nhiễm không khí khu vực này  ảnh hưởng sức khỏe công nhân làm việc tại khu vực này, nhưng đồng thời giảm tình trạng ngập úng và giảm lượng nước thải đổ trực tiếp vào sông ngòi,.. Tại 2 cửa thu, một phần rác được giữ lại, trong thời gian mùa lũ, lượng nước về trạm lớn  lượng rác lớn  Gây tắc nghẽn đường ống và thiết bị  tốn chi phí phục hồi, bảo trì. Sau đó lượng nước được điều chỉnh về lưu lượng và pH  tăng lượng hóa chất điều chỉnh pH vào nước thải  không xử lí triệt để nước thải. Tại nhà lược rác, nước thải được lược rác một lần nửa  giảm đáng kể lượng rác trong nước thải, nhưng lượng rác này được thu gom vào phễu và đem tới hệ thống bãi chôn lấp  tăng áp lực đến diện tích xây dựng bại chôn lấp  ô nhiễm đất và thay đổi mục đích sử dụng đất ( đất nông nghiệp thành đất chôn lấp, thổ cư,..) Khử mùi nước thải chỉ giảm được lượng khí độc trong nước thải ( H2S, CH4..) mà không xử lí được lượng hóa chất dùng cho việc xử lí mùi, và các chất ô nhiễm khác trong nước thải  khi xả nước đã xử lí vào nước sông vẫn gây ô nhiễm nước ( giảm một phần ô nhiễm).  Hoạt động tại trạm bơm vừa có tác động tích cực: giảm tình trạng ngập úng, giảm lượng rác thải vào sông Sài Gòn, giảm lượng nước thải sinh hoạt trong 7 quận vào sông ngòi, kênh rạch, giảm mùi phát sinh từ nước thải,…Đồng thời cũng có những tác động tiêu cực: Xử lí nước thải không triệt để, chỉ giảm lượng rác và mùi hôi còn các chất ô nhiệm hòa tan, vi lượng khác không thể xử lí  nước nguồn tiếp nhận vẫn bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sinh vật trong nước…
  11. Nhìn chung trạm tác động nhiều nhất đến môi trường nước, do nước thải sau khi xử lí cuối cùng đều thải ra nước sông Sài gòn do các hoạt động chủ yếu là xả nước thải đã xử lí, bơm nước thải về trạm bơm, lược rác. Các hoạt động này gây ra nhiều tác động đến các thành phần môi trường. PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM Ma trận: Ma trận thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của trạm bơm và các thành phần môi trường: Hoạt động Chuyển Điều Lượ Gom Thu Khử Xả Vận trạm nước chỉnh c rác rác khí mùi nước chuyể thải về pH, từ vào tại nước đã n rác bơm trạm lưu nước phễu nhà thải xử lí thải Thành bơm lượng thải thu lượ tới bãi rác c chôn phần rác lấp môi trường Môi trường _ + _ đất • Thay đổi _ _ + _ mục đích sử dụng đất • Đặc tính
  12. của đất Môi trường + _ + + + _ _ nước • Nước _ _ + mặt • Nước _ _ + _ ngầm Môi trường _ không khí • Tiếng ồn _ _ + + _ _ • Chất lượng không khí Môi trường + _ + + + _ _ sinh vật + + • Cá + _ + + + _ _ • Sinh vật + + trong nước _ + + _ • Cây, cỏ Môi trường _ _ _ + + _ kinh tế xã hội • Đời sống + _ + _ + + _ _ công _ + nhân + _ _ • Dân cư
  13. khu vực - _ lân cận • Giảm + + + + ngập úng • Giao thông • Phát triển kinh tế Tác động tích cực: + Tác động tiêu cực: - Nhận xét: Có một số hoạt động tại trạm bơm vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực tới các thành phần tự nhiên: Xả nước thải đã xử lí vừa có tác dụng pha loãng với nước sông Sài gòn đồng thời cũng làm tăng một số chất ô nhiễm trong nước sông do chưa xử lí triệt để, vừa làm tăng lượng nước cho nhu cầu sử dụng vừa tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho người dân khu vực, vừa làm giảm một số chất ô nhiễm cũng đồng thời tăng những chất ô nhiễm khác trong nước ( chưa xử lí hết) ảnh hưởng đến sinh vật trong nước; hay hoạt động khử mùi vừa làm giảm lượng khí độc trong nước đồng thời lại phát sinh các hóa chất xử lí mùi chưa xử lí thải vào nước sông, ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nước và người dân lân cận sông… Một số hoạt động có tác động tiêu cực tới các thành phần tự nhiên: Vận chuyển rác tới bãi chôn lấp: làm thay đổi chất lượng đất  ảnh hưởng sinh vật trong đất  thay đổi mục đích sử dụng đất ( làm nơi chứa rác), ảnh hưởng đến nước mặt, nước ngầm nếu kiểm soát không tốt ( nước rỉ rác theo nước mưa chảy tràn vào nước sông, thấm vào nước ngầm.. Một số hoạt động có tác động tích cực: Thu khí độc trong nhà lược rác: giảm lượng khí độc phát sinh ra không khí  hạn chế ảnh hưởng sức khỏe người dân và công nhân,..; hoạt động lược rác trong nước thải  giảm đáng kể những rác có trong nước  làm cho nước tiếp nhận sạch hơn, có lợi cho sinh vật trong nước; hoạt động bơm nước về trạm bơm: giảm tình trạng nhập úng cho thành
  14. phố nhất là vào mùa mưa, giảm lượng nước thải đổ trực tiếp vào hệ thống sông ngòi.. Nhìn chung tác động của trạm bơm lên thành phần môi trường nước và khí là nhiều nhất. SO SÁNH 3 PHƯƠNG PHÁP: MA TRẬN, LIỆT KÊ VÀ SƠ ĐỒ LƯỚI Phương pháp Ma trận Sơ đồ lưới Bảng liệt kê Đặc điểm Giống nhau Đều nêu lên được tác động tích cực và tiêu cực tại trạm bơm Mang tính hệ thống cao Nêu được mối quan hệ giữa hoạt động của trạm bơm và các thành phần môi trường Khác nhau • Chỉ nêu được • Hình ảnh • Cụ thể các tác động trực quan , mức độ tác sơ cấp ( tác dễ quan sát động cao động lên thành • Cho thấy hay thấp, phần môi tác động đơn giản trường) tiềm năng dễ theo dõi • Mức độ tác theo các và đánh giá động chưa cụ mức sơ các tác thể cấp, thứ động tới • Cho hình ảnh cấp, tam các thành tương đối toàn cấp,.. phần môi diện về tác • Cho thấy trường động mối quan • Nêu rõ các • Nêu các hoạt hệ giữa tự thành phần động nào tích nhiên và xã chịu tác cực, tiêu cực hội ( sơ động, tránh đối với thành cấp và thứ bỏ sót phần môi cấp) • Dễ dàng trường • Không sửa đổi, đánh giá thêm bớt được mức các thành độ tác phần
  15. động cao • Không nêu hay thấp được tác động thứ cấp • Chỉ là đánh giá định tính tác động lên các thành phần môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Đánh giá tác động môi trường _ cơ sở và ứng dụng_ Vương Quang Việt Bài thu hoạch “ Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị nghè”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1