intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp" cung cấp và phân tích các thành phần hóa thực vật và giá trị dược lý của các loại dược liệu được sử dụng để bình thường hóa bệnh tăng huyết áp như: Sophora Jabonia L. (cây hòe), Morinda Citrifolia L. (cây nhàu), Chrysanthemun indicum L. (cúc hoa vàng).... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Sinh viên thực hiện: nhóm 1-lớp Dược 3 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC STT Họ tên Mã SV 1 Lê Thị Kim Chi 19100115 2 Đào Thị Dịu 19100116 3 Hà Thị Thùy Dung 19100117 4 Bùi Thị Mỹ Hằng 19100127 5 Định Thị Huyền 19100138 6 Phạm Thị Thu Hương 19100146 7 Lê Thị Hường 19100147 8 Phan Thị Ngọc Lan 19100150 9 Trần Hoàng Mai 19100160 10 Nguyễn Thị Phượng 19100177 11 Nguyễn Thị Phương Thảo 19100186 *Sự đóng góp của các thành viên trong nhóm là như nhau
  3. MỤC LỤC A. Cây thuốc cổ truyền ............................................................................................. 1 1. Cúc hoa vàng .................................................................................................... 1 1.1. Về thực vật.................................................................................................. 1 1.2. Thành phần hóa học.................................................................................... 3 1.3. Tác dụng sinh học ....................................................................................... 5 1.4. Sản phẩm chứa dược liệu ........................................................................... 8 2. Cần tây .............................................................................................................. 8 2.1. Về thực vật.................................................................................................. 8 2.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 10 2.3. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 11 2.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 13 3. Cây nhàu ......................................................................................................... 14 3.1. Về thực vật................................................................................................ 14 3.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 16 3.3. Tác dụng sinh học..................................................................................... 23 3.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 24 4. Cây hoa hòe .................................................................................................... 25 4.1. Về thực vật............................................................................................... 25 4.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 28 4.3. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 30 4.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 31 5. Cây tỏi ............................................................................................................. 32 5.1. Về thực vật................................................................................................ 32 5.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 33 5.3. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 36
  4. 5.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 40 B. Cây thuốc mới ................................................................................................... 42 1. Thì là đen ........................................................................................................ 42 1.1. Về thực vật................................................................................................ 42 1.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 43 1.3. Tác dụng sinh học. .................................................................................... 45 1.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 47 2. Trà ................................................................................................................... 48 2.1. Về thực vật................................................................................................ 48 2.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 50 2.3. Tác dụng sinh học..................................................................................... 53 2.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 55 3. Atiso Đỏ .......................................................................................................... 55 3.1. Về thực vật................................................................................................ 56 3.2. Thành phần hóa học.................................................................................. 57 3.3. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 64 3.4. Sản phẩm chứa dược liệu ......................................................................... 70
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ mắc tăng huyết áp (THA) gia tăng trên phạm vi toàn cầu và là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tàn tật và tử vong cao nhất. Theo y học hiện đại, tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, dùng thuốc hạ huyết áp theo bậc thang điều trị của Tổ chức Y tế thế giới để duy trì mức huyết áp trong khoảng lý tưởng. Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin... Tuy nhiên, mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ chế nhưng để lại vô vàn tác dụng phụ khôn lường đến người sử dụng như: nhờn thuốc, mệt mỏi, yếu sinh lý, ho, đau đầu... Trước những khó khăn trong điều trị tăng huyết áp, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao để tìm được giải pháp an toàn, thân thiện với cơ thể mà hiệu quả nhanh, bền vững, tiện dụng mọi lúc mọi nơi và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bị tăng huyết áp. Theo WHO, các loại thảo mộc, cây bụi tự nhiên được sử dụng ngày càng rộng rãi để điều trị hầu hết các bệnh trên cơ thể con người. Trong thực vật có chứa các thành phần hóa học, chúng được sử dụng như chất tăng cường miễn dịch để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, để chống lại các vấn đề sức khỏe khác nhau. Các loại thuốc thảo dược và thực phẩm cũng vậy. 80% dân số trên thế giới (khoảng 5,6 tỷ người) tiêu thụ các loại thuốc từ thực vật tự nhiên. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dược liệu rất phong phú và đa dạng. Cho đến nay đã ghi nhận được 5.117 loài thực vật và nấm lớn, nhiều loài động vật và khoáng vật có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016). Chính nguồn tài nguyên dược liệu này sẽ cung cấp nguyên liệu để nghiên cứu và tạo ra các sản
  6. phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, nguyên liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội. Bài tổng quan này cung cấp và phân tích các thành phần hóa thực vật và giá trị dược lý của các loại dược liệu được sử dụng để bình thường hóa bệnh tăng huyết áp như: Sophora Jabonia L. (cây hòe), Morinda Citrifolia L. (cây nhàu), Chrysanthemun indicum L. (cúc hoa vàng)....
  7. TỔNG QUAN A. Cây thuốc cổ truyền 1. Cúc hoa vàng 1.1. Về thực vật a. Định danh Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Tên thường gọi: Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc, Cam cúc, Cúc vàng nhỏ, Khổ ý. Tên nước ngoài : Indian chrysanthemum (Anh), chrysanthème d’automne (Pháp). Tên địa phương: Bioóc kim (Tày). Họ: Cúc (Asteraceae). b. Đặc điểm thực vật  Cây thân thảo, sống hằng năm hay sống dai, cao từ 20-50cm.  Thân mọc thẳng, nhẵn, có khía dọc.  Lá mọc so le, hình bầu dục, chia nhiều thùy sâu, mép lá có răng cưa nhọn không đều, mặt trên màu lục đen sẫm, mặt dưới nhạt, cuống lá ngắn, có tai ở gốc.  Cụm hoa hình đầu mọc trên một cuống dài ở ngọn thân hoặc kẽ lá, đường kính từ 1-1.5cm, hoa ở ngoài hình lưỡi nhỏ, màu vàng, hoa ở giữa hình ống, không có mào lông, tràng hoa hình ống ngắn hơn tràng hình lưỡi, có thùy tam giác nhọn và cũng có màu vàng.  Quả bé.  Mùa hoa quả: tháng 10-tháng 1 năm sau. 1
  8. c. Phân bố, sinh thái  Cúc hoa vàng có nguồn gốc ở vùng Đông Á: Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm thuốc và làm cảnh ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.  Ở Việt Nam, cúc hoa vàng được trồng từ lâu đời. Ngày nay có nhiều ở vùng Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.  Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở vườn hoặc công viên hoặc trên cánh đồng với mục đích sản xuất dược liệu.  Cây ra hoa nhiều hằng năm, hiếm có hạt. Mùa đông có hiện tượng rụng lá hoặc hơi tàn lụi. Chính lúc này người ta thường cắt bỏ phần thân cành, giữ lại gốc để tái sinh hoặc làm giống trồng vào mùa xuân năm sau. d. Bộ phận dùng Hoa  Cụm hoa (Flos Chrysanthemi indici) đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây cúc hoa vàng.  Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu, đôi khi còn dính cuống, đường kính 0,5- 1,2 cm.  Có 2 loại hoa: Hoa hình lưỡi nhỏ một vòng, đơn tính, không đều ở phía ngoài và hoa hình ống, đều, mẫu năm, lưỡng tính ở phía trong. e. Đặc điểm bột dược liệu  Bột hoa màu vàng nâu, mùi thơm, vị hơi đắng.  Thành phần gồm: Mảnh cánh hoa màu vàng, tế bào đa giác dài, vách mỏng, hơi nhăn nheo. Mảnh chỉ nhị tế bào hình chữ nhật hay đa giác. Mảnh bao phấn tế bào đa giác hẹp và dài, vách có răng. Mảnh đầu nhụy nạc có nhiều tế bào dài nhô ra ở đầu. Mảnh mô mềm noãn tế bào đa giác nhỏ. Hạt phấn hoa hình cầu 2
  9. màu vàng, có gai. Lông che chở bị gãy. Mảnh lá bắc tế bào vách mỏng và tế bào vách dày hơi lượn, có lỗ khí.  Thời điểm thu hái, chế biến tạo dược liệu, vị thuốc: Hoa thu hái vào đầu tháng 10 đến tháng 1-2 năm sau. Hoa hái về đem đổ rồi phơi 3-4 nắng đến khô. Nếu trời râm phải sấy than hoặc lửa nhẹ. 1.2. Thành phần hóa học Cúc hoa vàng chứa:  Carotenoid (chrysanthemoxanthin).  Tinh dầu trong đó có 𝝰-pinen, ß-pinen, sabinen, myrcen, 𝝰-terpinen, p-cymen, cineol, 𝝰-thuyon, chrysanthenon, borneol, linalyl acetat, bornyl acetat, ß- farnesen, germacren D, 𝝰-selinen, γ-cadinen, nerolidol, caryophyllen oxyd, muurolol, cadinol, chrysanthetriol.  Sesquiterpen: angeloyl cumambrin B, arteglasin A, angeloylajadin, yejuhua lacton, handelin, chrysetunon, tuncfulin, cumambrin A.  Flavonoid: Luteolin-7- β- D-glucopyranosid, acaciin, galactopyranosid, chrysanthemin,acacetin-7-O-β-D-galactopyranosid.  Acid amin: adenin, cholin, stachydrin  Các thành phần khác gồm indicumenon, ß- Sitos -terol, 𝝰- amyrin, ß-amyrin, friedelin, sesamin, vitamin A.  Hạt chứa 15,8% dầu béo. 3
  10. BArteglasin A Angeloyl cumambrin Yejuhua lacton Cumambrin A Acaciin 4
  11. Thành phần hóa học của cúc hoa vàng có thể được phân tích bằng GC / MS và HPLC. Một số thành phần đã được chiết xuất và phân lập như flavonoid trong đó chủ yếu là luteolin, apigenin sử dụng hệ dung môi eutectic hay chiết xuất với tác động của siêu âm, vi sóng, chiết suất siêu tới hạn. 1.3. Tác dụng sinh học a. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu Cúc hoa vàng có tác dụng tốt trên động vật thí nghiệm (chó) tăng huyết áp cũng như có tác dụng tốt trên bệnh nhân tăng huyết áp. Hoạt tính của cúc hoa vàng làm hạ huyết áp có thể là hiệu quả của tác dụng ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc trung tâm và tác dụng ức chế adrenalin. Lưu lượng tim và sự dẫn truyền thần kinh ở hạch không bị ảnh hưởng. Cúc hoa vàng có tác dụng chống viêm thực nghiệm trên chuột cống trắng. Cao lỏng của hoa cúc vàng gây hạ huyết áp thỏ, nhưng tác dụng không bền vững. Đồng thời, cao này có tác dụng làm tăng độ bền mao mạch ruột thỏ và kháng khuẩn đối với Bacillus mycoides và Escheria coli. Tinh dầu cất từ nụ hoa cây cúc hoa vàng, đã được thử trên các chủng vi khuẩn Diplococcus pneumoniae, Streptococcus hemolyticus, Streptococcus faecalis, Staphylococcus aureus 209P, Shigella shigae, S. flexneri, Bacillus subtilis, 5
  12. Bacillus pyocyaneus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae. Kết quả cho thấy tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh. Một bài thuốc gồm cúc hoa vàng và 5 vị thuốc khác đã được thử lâm sàng trên những bệnh nhân bị cảm phong hàn. Thuốc đã có tác dụng làm hết sốt ở 80% số bệnh nhân sau ngày điều trị thứ nhất, làm giảm bệnh ở 12% số bệnh nhân và không tác dụng ở 8% số bệnh nhân còn lại. Arteglastin A có trong cúc hoa vàng có hoạt tính gây phản vệ trên da chuột lang và gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở người. Hoa cúc vàng thể hiện hoạt tính ức chế in vitro sự kết tập tiểu cầu của máu động vật thí nghiệm gây bởi những vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn Subtilis và trực khuẩn mủ xanh. Để điều trị cho bệnh nhân suy nhược thần kinh loại hưng phấn tăng, đa số có nguyên nhân do sang chấn tinh thần, cúc hoa vàng và 5 dược liệu khác, phối hợp với châm cứu đã đạt kết quả tốt. b. Tính vị, công năng Cúc hoa vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Thường được dùng để chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh, mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt. c. Công dụng theo y học cổ truyền Hoa cây cúc hoa vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, hoa mắt, sốt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu. Một nhóm bệnh nhân bị viêm thoái hóa hoàng điểm, thị lực còn 1/10 tới 3/10 đã được điều trị bằng bài thuốc gồm cúc hoa vàng, thục địa, chi tử, hoàng cầm, kỳ tử, đại táo, long nhãn, viễn chí, hạt thảo quyết minh, thương truật, xác ve sầu. Sau 6
  13. thời gian điều trị từ 1-2 tháng, các bệnh nhân không còn triệu chứng đau đầu, mất ngủ, thị lực tăng từ từ, có bệnh nhân trở lại bình thường, đa số có thị lực từ 5/10 đến 7/10. Sau 6 năm trên một số bệnh nhân có điều kiện theo dõi thấy vẫn tốt, thị lực ổn định. Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, cúc hoa vàng được cho là có tác dụng làm dễ tiêu, nhuận tràng. d. Theo y học hiện đại Dịch chiết của cúc hoa vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, cúc hoa vàng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần của cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp trên người và động vật: như chiết xuất từ hoa cúc giàu Buddleoside có tác dụng có lợi đối với chuột tăng huyết áp trao đổi chất bằng cách ức chế con đường LPS / TLR4 có nguồn gốc từ ruột. e. Độc tính Cúc hoa vàng được đánh giá là tương đối an toàn. Một thí nghiệm được thực hiện trên chuột để đánh giá độ an toàn của tinh dầu cúc hoa vàng cho thấy tinh dầu hoa C. indicum không tạo ra bất thường vị nhân tủy xương, gây đột biến hoặc sai lệch nhiễm sắc thể, và do đó có thể được coi là một loại thực phẩm chức năng hoặc dược liệu. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng khi sử dụng trà hoa cúc chỉ nên sử dụng tối đa 3 tách một ngày, không nên dùng trà hoa cúc khi bụng đói, chưa ăn gì, vì khi đó nếu uống trà sẽ tác động làm giảm nồng độ acid dạ dày xuống mức thấp, cản trở tiêu hóa và có thể gây hiện tượng“say trà” với các biểu hiện như: hoa mắt, tim đập loạn nhịp, cơ thể khó chịu…Tránh uống trà hoa cúc nếu đang dùng thuốc 7
  14. chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel, ticlopidine hay pentoxifylline… 1.4. Sản phẩm chứa dược liệu Bài thuốc ứng dụng: Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g sao thơm, lá dâu 6g, hòe hoa 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày. 2. Cần tây 2.1. Về thực vật a. Định danh Tên khoa học: Apium graveolens L. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Tên thường gọi: Rau cần tây. b. Đặc điểm thực vật Cây thảo, sống dai, thân mọc thẳng đứng cao tới 1.5m, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, phân nhánh nhiều. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng, hình thuôn hay ba cạnh, hơi có dạng năm cạnh, xẻ ba hay chia ba thùy cho tới phía giữa phiến, các thùy hình ba cạnh dạng mắt 8
  15. chim, tù, có khía lượn tại bèo. Lá giữa và lá ngọn không cuống, chia ba hoặc xẻ ba hoặc không chia thùy. Cụm hoa gồm nhiều tán dài, ngắn không đều, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên. Không có tổng bao và tiểu bao. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt. Cán chia đôi, mang hai quả hình cầu, dạng trứng, nhẵn, có cạnh lồi chạy dọc, không nổi rõ lắm. c. Phân bố Nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp. Chi Apium L. có khoảng 40 loài phân bố ở vùng ôn đới ấm và vùng núi cao nhiệt đới. Hiện nay, vị thuốc này thường được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quảng Ngãi, Bình Định,... d. Bộ phận dùng Toàn thân cần tây được ứng dụng để làm thuốc điều trị bệnh. Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu và làm gia vị. e. Thời điểm thu hái, sơ chế Cần tây được thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác. Có thể thu hái về phơi hoặc sấy khô. Cần tây rất dễ bảo quản. Sau khi thu hái chỉ cần để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, muốn để cây tươi lâu người dùng nên bảo quản cây ở nhiệt độ 5-12°C. 9
  16. Rau cần tây 2.2. Thành phần hóa học Toàn cây rau cần tây có chứa tinh dầu 0.1%, trong đó có 3-isovalidin 3⍺, 4- dihydrophtalid, 3-isobutidinphtalid, 3-isovalidenphtalid, cis-3-hexen-1-yl pyruvat, ⍺-limonen, myrcen, anhydrid sedanonic, neral. Ngoài ra, cần tây còn chứa saccarose, glucose, fructose, vitamin C. Hạt chứa tinh dầu 2%, trong đó d-limonen (khoảng 60%), selinen (khoảng 10%), phtalid (khoảng 3%). Tinh dầu còn có santalol, ⍺ và β-eudesmol, dihydrocarvon, acid béo (acid palmitic, acid petroselinic, acid oleic,...). Phtalid là chất tạo ra mùi thơm trong đó chủ yếu có 3-n-butylphtalid, sedanenolid (3n-butyl- 4,5-dihydrophtalid), sedanolid, anhydrid sedanoic. Tuy nhiên, sự có mặt của anhydrid sedanoic và sedanolid đang còn trong giai đoạn bàn cãi. Hạt còn có nhựa - dầu, nhiều hoạt chất có mùi thơm và các chất terpen hơn, coumarin và coumarin glycosid trong đó bergaptenm apiumosid, velein, celereoin, nodakenin, celereosid, proralen, bergapten ( 5-methoxypsoralen), xanthotoxin (8- methoxypsoralen),isopimpinellin (5,8-dimethoxypsoralen); 4,5,8-trimethylpsoralen. 10
  17. Các flavonoid có trong hạt là apigenin, luteolin, apiin (apigenin-7-apiosyl glucosid), luteolin - 3- methylether 7-apiosyl glucosid. Rễ non chứa acid citric, acid isocitric, acid fumarie, amin, cholin, aloxanbase, glutamin 1,6%, acid cafeic, vitamin C, tinh dầu. 2.3. Tác dụng sinh học a. Tính vị: cần tây có vị chát, mùi nồng. b. Tác dụng dược lý  Cần tây chứa nhiều calci, sắt, phospho, giàu protid có thể tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ trí não. 11
  18.  Cần tây có tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị nhiều đàm, đầy ngực, lao hạch,...  Hóa chất lưu hóa trong cần tây có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả các loại vi khuẩn biến đổi gây sâu răng.  Cần tây giúp làm giảm hàm lượng cholesterol có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, điều trị thiếu máu.  Cảm cúm ăn cần tây có thể cải thiện các triệu chứng. c. Công dụng Trong y - dược:  Ở Ấn Độ, quả khô của cần tây được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, gây trung tiện và bổ. Nước sắc quả là thuốc trị thấp khớp.  Ở Trung Quốc, cần tây được dùng làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp. Với tác dụng hạ huyết áp: mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi, thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Tác dụng hạ huyết áp có thể do tác dụng lợi tiểu của vị thuốc tạo nên. Dùng thấy có kết quả nên thôi ngay, không nên kéo dài.  Ở Philippin, nước cần tây để lợi tiểu và điều kinh.  Theo kinh nghiệm cổ truyền của châu u, rễ cần tây có tác dụng lợi tiểu, gây trung tiện và là thực phẩm cung cấp vitamin C. Trong kỹ nghệ hương liệu  Tinh dầu cần tây làm hương liệu trong nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa. Trong thực phẩm  Cây cần tây được sử dụng phổ biến làm rau ăn. Tinh dầu quả cần tây được sử dụng rộng rãi làm hương liệu trong thực phẩm… d. Độc tính 12
  19. Trong cây cần tây có chứa apigenin có thể có tác dụng làm hỏng việc xuất tinh trùng ở nam giới dẫn đến việc giảm khả năng sinh sản khi tiêu thụ nó với liều lượng cao. Cần tây có chứa hóa chất psoralen, hóa chất này phản ứng với ánh sáng mặt trời do vây nếu tiêu thụ cần tây hay các loại thực phẩm chứa nhiều psoralen có thể làm tăng độ nhạy cảm của da dưới ánh nắng mặt trời làm da dễ bị cháy nắng, tổn thương. Việc tiêu thụ thường xuyên với số lượng nhiều cần tây chưa được nấu chín có khả năng gây ra bệnh bướu cổ. Điều này là do trong cần tây có chứa chất goitrogen có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của iod trong tuyến giáp làm tăng nguy cơ thiếu hụt iod và gây bướu cổ. Đối với những phụ nữ khó thụ thai hoặc thai phụ xuất hiện một số dấu hiệu sảy thai, cần tây là loại thức ăn tuyệt đối phải tránh xa. Loại rau này sẽ kích thích tử cung co lại, gây bất lợi với cả mẹ và con. 2.4. Sản phẩm chứa dược liệu Trong nước Nước ngoài 13
  20. 3. Cây nhàu 3.1. Về thực vật a. Định danh Tên khoa học: Morinda Citrifolia L Tên gọi khác: Nhàu núi, Cây ngao, Nhàu rừng Thuộc họ: Cà phê (Rubiaceae) b. Đặc điểm thực vật Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, nhẵn, chiều cao trung bình từ 6-8m. Cây thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông, suối. Cây phân chia thành nhiều cành to. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở đầu, rộng 5-7cm, dài 12-15cm. Hoa mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành và có màu trắng, nở vào tháng 1, 2. Quả chín vào tháng 7-8. Quả tụ lại do có nhiều quả đơn dính sát nhau. Quả hình bầu dục hơi thon dài, dài khoảng 5-7cm, rộng 2,5-5cm, mặt ngoài xù xì, có màu xanh nhạt khi non và chuyển sang màu trắng hồng khi chín, mùi nồng và cay. Bên trong quả có nhân cứng ở giữa, thịt mềm (ăn được), mọng nước, trắng và thơm, có hai ngăn chứa một hạt nhỏ mềm. Rễ từng đoạn rễ dài ngắn, to nhỏ không đều, mặt ngoài màu vàng nâu, hạt có nhiều nếp nhăn dọc và lớp bần bong ra. Mặt bẻ lởm chởm không đều, mặt cắt ngang có màu vàng. Cũng có thể phiến mỏng màu vàng sẫm. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0