Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc
lượt xem 3
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc
- TRƯỜNG THCS KIM NGỌC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/3/2023 Đề gồm có 03 trang I. PHẦN ĐỌC - KHÁM PHÁ VĂN BẢN ( 10,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: - Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm... Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: - Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi.... Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác... Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần... bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan... (Theo: Truyện cổ tích chọn lọc). Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểuđạt chính của văn bản trên? A. Thuyết minhB. Tự sự C. Biểu cảmD. Nghị luận Câu 2 (0.5 điểm): Ngôi kểtrong văn bản. A. Thứ nhấtB. Thứ hai C. Thứ baD. Cả thứ nhất và thứ ba Câu 3 ( 0.75 điểm): Tác dụng của phép điệp ngữ trong câu văn " Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan...” là gì? A. Diễn tả sựtrôi đi ngày một xa dần của muổi Bé theo dòng nước mưa.
- B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vàodòng nước của muối To giống như muốnBé. C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối của muốiTo vì trước đây đã không lựa chọn giống muối Bé và niềm khát khao của muỗi To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 4 ( 0.75 điểm): Các câu văn sau liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? “Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé ti ti đầy khinh khỉnh” A. Phép thế, phép nốiB. Phép thế, phép liên tưởng C. Phép lặp, phép thếD. Phép lặp, phép nối Câu 5 (0.75 điểm): Thông điệp nào đượcgợi ra từ văn bản trên? A. Phải luôn thể hiện cái tôi bản sắc riêng của bản thân. B. Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực, hòa nhập, cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội. Không nên sống ích kỉ, cổ hữu giữ lấy giá trị riêng của mình. C. Phải biết chia sẻ, yêu thương, đoànkết để tạo nên sức mạnh trong cuộcsống. D. Đề cao lối sống tự do. Câu 6 ( 0.75 điểm): Trước việc hòa tan vào đại dương muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm” bởi vì : A. Vì nó thích tự do muốn được đi rong chơi khắp nơi không phải sống quanh quẩn trong nhà nữa. B. Vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân thành mây chu du khắp nơi, rồi trở thành mưa rơi xuống đất để từ đó cống hiến giá trị của mình cho Trái Đất... C. Vì nó ghét muối To, không muốn sống cùng với muối To nữa. D. Vì nó được gặp nhiều bạn mới khi hòatan vào đại dương. Câu 7. (2,0 điểm): Nêu ý nghĩa biểutượng của hình ảnh Muối To và Muối Bé trong câu chuyện trên? Câu 8 (4,0 điểm): Từ văn bản “Muối To, muối bé” em hãy viết đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lối sống cống hiến II. PHẦN VIỆT ( 10,0 điểm) Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ “ Lời ru của mẹ” của nhà thơXuân Quỳnh. Lờiru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát
- Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. ( Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Hết TRƯỜNG THCS KIM NGỌC HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 7 Hướng dẫn chấm có 04 trang Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
- I. PHẦN ĐỌC – KHÁM PHÁ VĂN BẢN 1 B. Tự sự 0,5 2 C. Thứ ba 0,5 3 C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối của muối To vì trước đây đã 0,75 không lựa chọn giống muối Bé và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống. 4 C. Phép lặp, phép thế 0,75 5 B. Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống 0,75 tích cực, hòa nhập, cổng hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội. Không nên sống ích kỉ, cố hữu giữ lấy giá trị riêng củamình. 6 B. Vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân thành mây chu du khắp 0,75 nơi, rồi trở thành mưa rơi xuống đất để từ đó cống hiến giá trị của mình cho Trái Đất... 7 - Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau để nêu ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng: Muối To và Muối Bé nhưng phải đúng với nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trên; đồng thời phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý: + Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ 1,0 lấy giá trị riêng của mình. + Muối Bé : Hình ảnh của con người sống hòa nhập, hiểu rõ và trân trọng giá trị của mình, luôn muốn cống hiến giá trị tốt đẹp 1,0 của bản thân cho cộng đồng, xã hội
- 8 -Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu thể thức của một đoạn văn; 0,25 dung lượng đúng yêu cầu của đề bài; viết đúng ngữ pháp, chính tả. - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của 3,75 lối sống cống hiến ở nhiều góc độ khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Học sinh có thể triển khai theo hướngsau: + Cống hiến là lối sống tích cực thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi ích chung, vì sự phát triển chung. + Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bảnthân và phát huy hết vai trò của bản thân + Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáotrẻ,...). (Học sinh lấy ví dụ minh họa phù hợp để đoạn văn có sức thuyếtphục cao.) + Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỉ, chỉ muốn cầu lợi ích cá nhân...) cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ. + Cần cố gắng, cần xác định vị trí, khả năng đóng góp của mình cho xã hội, cho cộng đồng II. PHẦN VIẾT a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị 0,25 luận văn học. b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận. 0,25 c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn. Có thể viết bài văn theo hướng sau:
- 1 . Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: 1,0 - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam. Thơ bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, như tình mẹ con, bà cháu, tình quê hương, đất nước... biểu lộ những rung cảm và khát khao của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. -Tác phẩm: Đọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ. 2. Cảm nhận về bài thơ: 7.0 a. Nội dung : 5.0 * Lời ru của mẹ theo con trên khắp hành trình dài rộng của 2,75 cuộc đời, từ khi con vừa ra đời lời ru đã ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm. - Lời ru yêu thương gắn với tuổi thơ con. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say: Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru vềmẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ra thành giấc mộng - Lời ru cònbiết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuốngruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống" lúc mẹ làm việc: Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống => Qua lời ru hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương,
- nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động * Lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao, yêu thương 2,75 đong đầy, lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua bao khó khăn, ghềnh thác. - Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học... Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con - Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời : Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. => Từ suối nguồn yêu thương của mẹ qua lời hát ru ầu ơ, ngọt ngào của mẹ con khôn lớn và trưởng thành, từ đó con biết trân quý tình mẹ, biết ơn, kính yêu mẹ! b. Đặc sắc nghệ thuật: 1.5 - Thể thơ 5 chữ thuận lợi cho nhân vật trữ tình bộc lộ tâm lý cảm về lời ru của mẹ. - Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu bài thơ tâm tình, thiết tha thấm sâu vào tâm hồn người đọc - Sử dụng các biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao như: Điệp ngữ, so sánh, nhân hoá, liệt kê....góp phần thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ. - Viết về đề tài muôn thuở trong tình cảm con người nhưng
- những lời thơ của Xuân Quỳnh vẫn luôn tươi mới, ngọt ngào. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. c. Đánh giá: Bài thơ “Lời ru của mẹ” (Xuân Quỳnh) đã mang 1.0 đến cho người đọc tình mẫu tử thiêng liêng, khơi dậy trong lòng bạn đọc những tình cảm cao đẹp với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ đã đi vào lòng người bởi tình cảm ấm nồng, tình yêu thương con vô bờ của mẹ. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa Tiếng Việt. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên bài làm của thi sinh cần được đánh giá linh hoạt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. I. Dàn ý tham khảo * Mở bài: - Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh – một nữ sĩ đã dành nhiều trang thơ cho thiếu nhi (hoặc giới thiệu về đề tài “lời ru” trong văn học Việt Nam). - Giới thiệu bài thơ “Lời ru của mẹ” và trích dẫn những đoạn thơ cần nêu cảm nhận. * Thân bài: - Giới thiệu khái quát về những lời ru trong đời sống và văn học: lời ru là lời ru con ngủ của mẹ; bài hát hát ru là những bài ca dao về con cò, cái bống; tiếng ru đã trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát… - Cảm nhận về những đoạn thơ đề bài đã dẫn:
- - “Lời ru ẩn nơi nào … Lời ru về mẹ hát”: Nguồn gốc của lời ru. Lời ru có ở khắp nơi: “ẩn” “giữa mênh mang trời đất”. Lời ru ra đời cùng với sự ra đời của con: “Khi con vừa ra đời / Lời ru về mẹ hát”. - Lời ru theo con suốt cuộc đời, in dấu và chở che mỗi bước con đi: - Lúc đường xa – lời ru là bóng mát. Lúc con lên núi thẳm – lời ru cũng gập ghềnh. Lúc con ra biển rộng – lời ru thành mênh mông. -> “Lời ru” được lặp lại tạo nên giọng điệu tha thiết, gợi sức sống, sự bền bỉ của lời ru. - Ý nghĩa hình ảnh “lời ru”: đó là tình mẫu tử – tình mẹ thiêng liêng và cảm động. - Tình mẫu tử có ở khắp nơi, được ấp ủ trong những tháng ngày mẹ hoài thai và dần lớn lên cùng với sự ra đời của con. - Tình mẫu tử che chở đời con, dõi theo mỗi bước con đi, giúp con vững bước trên đường đời. -> “Lời ru” là một hình ảnh ẩn dụ đầy cảm động về tình mẹ. - Những biện pháp nghệ thuật nổi bật: ẩn dụ, phép điệp từ, thể thơ năm chữ, thơ giàu hình ảnh. * Kết bài: - Những đoạn thơ đã dẫn là những đoạn thơ tha thiết và cảm động về tình mẫu tử; thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Đoạn thơ gợi những niềm rung động sâu xa trong lòng người đọc. Đoạn văn tham khảo Mỗi người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong sự đùm bọc, yêu thương và đặc biệt là những tiếng ru của bà, của mẹ, của chị…Đọc Lời ru của mẹ của nữ sĩ Xuân Quynh, chúng ta lại một lần nữa được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kì, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình yêu thương bao la của mẹ. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời, bay về trú ngụ: “ Khi convừa ra đời/Lời ru về mẹ hát”. Lời ru thật diệu kì như có phép thần tiên. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp bên vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành. Và điều kì diệu lời ru còn biết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống”. Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc. Từ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ. Rồi khi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua lời qua từng lời nói yêu thương, nhân hậu, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa
- thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân lon ton. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ với 7 dòng thơ miên man cảm xúc. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường trên đường xa nắng gắt lúc con qua, đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể, hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệ kì, nhân hậu biết bao. Sử dụng thể thơ năm chữ, với lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo nên thi phẩm đằm sâu trong trái tim người đọc về lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ đong đầy cảm xúc và chuyên chở con người đến với thế giới kì diệu của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành cùng con. Cảm ơn thi sĩ đã cho ta được sống trong thế giới yêu thương của mẹ, được sống trong những câu hát ru neo đọng lại trong tâm hồn con theo năm tháng. Bài văn tham khảo 1 Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo. Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Ðọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” nổi tiếng của chính tác giả: “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Ðể bế bồng chăm sóc”. Quả lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm. Trước hết, lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành: “Lúc con nằm ấm áp/ Lời ru là tấm chăn/ Trong giấc ngủ êm đềm/ Lời ru thành giấc mộng”. Ý vị nhất là khổ thứ ba bởi sự bất ngờ trong cảm xúc tác giả. Lâu nay, thơ ca viết về lời ru của bà, của mẹ thường gắn với giấc ngủ trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về…”; hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm”. Ðến Xuân Quỳnh, lời ru còn biết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống”. Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ:
- “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống”. Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học: “Và khi con đến lớp/ Lời ru ở cổng trường/ Lời ru thành ngọn cỏ/ Ðón bước bàn chân con”. Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che ấm áp. Mai này lớn khôn, đời con rồi sẽ ra sao? Khổ thơ cuối bài được tác giả dùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Giọng thơ, hơi thơ ở đây cũng trải dài ra, khi trục trặc với nhiều thanh trắc được gieo ở các vần “gắt”, “mát”, “thẳm” để rồi kết thúc là câu thơ toàn thanh bằng đi liền nhau: “Lời ru thành mênh mông” như chính cuộc đời mỗi người qua hết gian truân sẽ được thành danh, hiển đạt. Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao: “Mai rồi con lớn khôn/ Trên đường xa nắng gắt/ Lời ru là bóng mát/ Lúc con lên núi thẳm/ Lời ru cũng gập ghềnh/ Khi con ra biển rộng/ Lời ru thành mênh mông”. “Lời ru của mẹ” khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la: “Dẫu con đi trọn cuộc đời/ Vẫn không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Bài văn tham khảo số 2 Xuân Quỳnh là một nữ sĩ đã dành nhiều trang thơ cho thiếu nhi. Thơ của bà là tiếng ca ngọt ngào, sâu lắng. Hình ảnh người mẹ tảo tần, dịu dàng hiện lên ở rất nhiều bài thơ. Tâm hồn và tình yêu sâu nặng của người mẹ dành cho con được gửi gắm vào những lời ru. Tiếng ru đã trở thành đề tài cho rất nhiều bài thơ, bài hát. Có ai lớn lên mà không chăng còn đọng mãi trong lòng tiếng ngọt ngào của mẹ ru con. Mẹ ru bé, nâng giấc ngủ con êm đềm. Trong câu hát ấy là những con cò, con bống, là cái ngủ la đà… Và Xuân Quỳnh cũng có những dòng thơ thật hay: “Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất …
- Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông” Con ra đời và lời ru về mẹ hát ầu ơ. Con chưa biết con cò con vạc, con chưa biết cái bống cái bang,… Lời ru của mẹ mang chúng đến bên con, khiến chúng thân thuộc với con, con ngủ ngon và bắt đầu làm quen với hiện thực cuộc đời. Lời ru có ở khắp nơi, “ẩn” “giữa mênh mang trời đất”, và đến cùng với sự xuất hiện của con, vì con mà ngân lên tha thiết. Lời ru sẽ theo con suốt cuộc đời, in dấu và chở che mỗi bước con đi: “… Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông”. Điệp từ “lời ru” được lặp đi lặp lại tạo nên giọng điệu tha thiết, gợi sức sống, sự bền bỉ vỗ về. Lời ru không chỉ nâng giấc con khi thơ bé, mà khi con lớn, vẫn ở bên con. Trên đường đời gian khó, mỗi lúc con nao núng mỏi mệt, hay thất bại, lời ru sẽ an ủi con, giúp cho con thêm sức mạnh. Bởi lời ru chính là tình mẹ thiêng liêng và cảm động. Tình mẹ có ở khắp nơi, được ấp ủ trong những tháng ngày mẹ hoài thai và dần lớn lên cùng với sự ra đời của con. Tình mẹ che chở đời con, dõi theo mỗi bước con đi, giúp con vững bước trên đường đời. Bằng những lời giản dị và biện pháp điệp từ, đoạn thơ gợi những niềm rung động sâu xa trong lòng người đọc về tình mẹ tha thiết, thiêng liêng. Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Ðọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ. Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Ðoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy: “Lời ru ẩn nơi nào/ Giữa mênh mang trời đất/ Khi con vừa ra đời/ Lời ru về mẹ hát”. Bài văn tham khảo số 3 Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài thơ, ca dao, hò vè trong trẻo.
- “Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. … Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông” Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta. Bài văn tham khảo số 4 Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai ai cũng từng được nghe những lời ru của bà, của chị, của mẹ. Đó có thể là những làn điệu dân ca hay những câu ca dao ngọt ngào, sâu lắng. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Ý thức được điều đó, nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết rất hay về lời ru của mẹ qua những câu trong bài thơ. Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp /…/
- Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa còn Là lời yêu thương : chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. Lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo : chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. Không quên hết những lời mẹ ru : không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy, đó là : tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. Là cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày ấu thơ. Niềm vui của con là khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung. Bài văn tham khảo số 5 Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là những câu thơ, câu hát yêu thương góp phần bồi đắp tâm hồn , tình cảm cho mỗi con người. Trong lời ru chứa đựng cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con. Trước hết đó là lời của yêu thương, là
- tình yêu vô bờ bế không tài nào đong đếm được mà mẹ dành cho con. Xuân Quỳnh một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng cũng có tác phẩm về lời ru hay: “ Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp /…/ Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông”. Lớn lên trong lời ru ngọt ngào yêu thương của mẹ, chắc hẳn đứa trẻ sẽ mang trong mình 1 trái tim biết rung động, đồng cảm ở đời. Đó còn là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo mà người mẹ đã rất ý nhị nhắn nhủ đén đứa con bé bỏng của mình. Trong đó là trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về cách đối nhân xử thế. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Như vậy có thể khẳng định lời ru có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần, với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Bài văn tham khảo số 6 Ai cũng có một quê hương để từ đó ta lớn thành người. Quê nội và quê ngoại của Xuân Quỳnh nằm ở hai bên bờ sông Nhuệ hiền hòa, một vùng đất nổi tiếng với nghề ươm tơ, dệt lụa. Đấy là một làng quê cổ truyền với những vườn cây, sân gạch, những mái chùa cong cong, cổ kính, những con đường lát gạch nghiêng nghiêng bên những bờ ao và những luỹ tre già bao bọc. Cũng như bao đứa trẻ, Xuân Quỳnh lớn lên trong những tiếng ru hời nhưng không phải tiếng ru hời của mẹ, mà đó là tiếng ru được tạo ra bởi tiếng lách cách thoi đưa, bởi tiếng hát của những người thợ dệt và những tiếng dế đêm như những khúc dương cầm, … “và chúng đã in mãi trong tâm hồn Xuân Quỳnh như một bản nhạc dạo đầu của những ngày thơ ấu”. Tất cả những không gian ấy, như nhuốm mùi phây phẩy của những nong tằm, mùi khăm khắm của phân trâu và cả những cây rơm khô cháy muộn. Cái vùng đất ấy, dù quê mùa lam lũ, nhưng cũng vô cùng đầm ấm đã che chở cho tâm hồn ngây thơ, trong trẻo và bất hạnh của Quỳnh từ thuở nhỏ. Thật vậy, người mẹ là kì quan đẹp nhất trong cuộc đời này, mẹ đã vực dậy những yêu thương trìu mến mang đem đến cho con bao nhiêu hạnh phúc. Ngay tiếng ru hời kia, sẽ mãi mãi không bao giờ xuất hiện nếu không có mẹ,và nó sẽ im lặng khi con không cất tiếng giữa cuộc đời – của mẹ… Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời
- Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp /…/ Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. Tiếng ru là sự mềm mại, là một thức mùi vi diệu mà tạo hóa đã để mẹ ban tặng cho con. Giữa cái mênh mang đến vô tận vô cũng của vũ trụ, khi con trở về – như một sự hồi sinh trong mẹ, con đến với mẹ – và lời ru cũng văng vẳng chao nghiêng theo cánh võng nhịp nhàng, yên ả. Với trẻ thơ, gần gũi nhất và thân thiết nhất là người mẹ. Mẹ là nơi chúng ta trở về sau một ngày thơ thẩn, vui chơi, là nguồn kiến thức vô tận, thỏa mãn những điều chúng thắc mắc…Xuân Quỳnh yêu trẻ bằng tình yêu của một người mẹ và hiểu trẻ thơ bằng tâm lí của người nghệ sĩ. Với sự thúc giục của trái tim phụ nữ, chị truyền vào tâm hồn các em tình mẫu tử thiêng liêng bằng ý thơ qua sự so sánh rất sáng tạo. Bài văn tham khảo số 8 Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa… Bà được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà. “Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất /…/ Lời ru thành mênh mông” Hai khổ thơ đã thể hiện tình yêu thương con tha thiết của người mẹ qua lời ru ngọt ngào, trìu mến. Lời ru ngọt ngào ấy nuôi dưỡng con từ thuở con còn nằm trong nôi cùng với sự âp ủ, che chở của mẹ và lời ru ấy đã vỗ về, nâng giấc con trong những năm tháng tuổi thơ. Lời ru của mẹ theo con suốt của đời, ở mọi nơi, mọi lúc, đi cùng con khi con trưởng thành: làm dịu mát tâm hồn con trong những ngày hè, nâng đỡ con khi con lên núi cao, ra biển rộng. Hình ảnh so sánh và điệp ngữ “lời ru” góp phần khẳng định: lời ru ấy chính là tình yêu thương tha thiết mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời, là khát vọng mong ước con khôn lớn, có thể vượt mọi khó khăn để hướng tới tương lai rộng mở. Cùng với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ bình dị, nhịp điệu thiết tha, trìu mến. Hai khổ thơ đã bày tỏ khát vọng của một người mẹ mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Lời ru ấy làm đẹp thêm tình cảm gia đình, tình mẹ con, làm đẹp thêm tình cảm thiêng liêng nhưng cũng rất thân thuộc và gần gũi ấy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm 2013 - 2014 môn Toán lớp 11 - Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An
1 p | 591 | 46
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 8 năm học 2013 - 2014
4 p | 240 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 6 năm học 2013 - 2014
5 p | 419 | 21
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa khối 9 năm học 2013 - 2014
5 p | 351 | 17
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 368 | 16
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 201 | 15
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 7 năm học 2013 - 2014
4 p | 204 | 11
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 162 | 9
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 129 | 5
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Long An
2 p | 22 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
2 p | 16 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
1 p | 23 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (Chuyên) lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
6 p | 14 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
1 p | 10 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
2 p | 9 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
1 p | 11 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
7 p | 2 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
2 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn