Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
lượt xem 1
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi ngang qua voi đi qua, năm ông thầy bói chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau Thầy sờ vòi của voi bảo: - Ttưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà voi thì lại phán: - Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè cái quạt thóc. Thầy sờ chân voi cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn. Năm ông, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành xa xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. (In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cười C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cổ tích Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Thuyết minh Câu 3: Văn bản trên được kể bằng lời của ai? A. Tác giả B. Thầy bói 1 C. Thầy bói 2 D. Thầy bói 3 Câu 4: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 5: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau C. Tình cảm gia đình thiêng liêng
- B. Tình yêu quê hương, đất nước D. Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu Câu 6: Xét về cấu tạo, từ “sun sun” thuộc loại từ gì? A. từ ghép B. danh từ C. từ láy D. từ đơn Câu 7: Từ “chung nhau” trong câu “Năm ông thầy bói chung nhau tiền biếu người quản voi.” được hiểu như thế nào? A. Sâu sắc, gắn bó C. Đoàn kết, hỗ trợ nhau B. Trìu mến, nhẹ nhàng D. Ganh ghét, đố kị Câu 8: Lý do khiến các ông thầy bói phải phàn nàn là gì? A. Các ông thầy bói chưa biết hình thù con voi B. Do các ông thầy bói nhàn rỗi C. Do các ông thầy bói ganh ghét nhau D. Do các ông thầy bói không hiểu ý nhau Câu 9: Qua văn bản thơ trên, tác giả đã gửi gắm tới người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Em hãy viết 1 đoạn văn (3-5 câu) nêu cảm nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 10: Hãy nêu hai việc em đã làm để thể hiện tình thần đoàn kết, tương trợ. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc đời mỗi con người.” Em hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU (6đ) 1 C 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25
- 8 A 0,25 9 * HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Hình thức: + trình bày đúng hình thức của một đoạn văn 0,5 + đủ dung lượng 0,5 - Nội dung: + Nêu được một thông điệp của văn bản (bài học về cách nhìn nhận sự việc một cách 0,5 tổng thể; biết lắng nghe ý kiến của người khác, không bảo thủ, cho là mình đúng...) + Nêu được cảm nhận và suy nghĩ riêng của bản thân đồng thời có những liên hệ phù hợp 0,5 với bản thân 10 HS nêu được 2 việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ. Gợi ý: 1đ/việc - Luôn sẵn sàng tham gia vào những công việc tập thể, không ngại khó ngại khổ, luôn làm nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim. đúng - Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. II VIẾT (4đ) a. Yêu cầu về hình thức: Đúng hình thức, bố cục bài văn (Mở bài – Thân bài – Kết bài), 0,25 diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không có lỗi sai chính tả và ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về “Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng to 0,25 lớn với cuộc đời mỗi con người.” c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: * Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận “Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc 0,5 đời mỗi con người.” và nêu quan điểm của bản thân về vấn đề * Thân bài: - Giải thích khái niệm tình yêu thương 0,5 - Nêu lý lẽ làm rõ được: Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc đời mỗi con 0,75 người. - Dẫn chứng 0,25 - Liên hệ bản thân 0,25 * Kết bài: Khẳng định lại ý kiến tán thành 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, độc đáo, mới lạ 0,5 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Phùng Thị Thư TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
- Đọc văn bản sau: HAI NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CON GẤU Có hai người bạn đương đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ, người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi… Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm gì với cậu điều gì đó?” “Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”. (In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, NXB Văn học, 2013) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cười C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cổ tích Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Văn bản trên được kể bằng lời của ai? A. Tác giả B. Người bạn 1 C. Người bạn 2 D. Con gấu Câu 4: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 5: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Cần nhận diện bạn tốt và bạn không tốt C. Đề cao tình cảm giữa con người B. Đề cao tình yêu quê hương, đất nước D. Phê phán sự ganh ghét, đố kị của con người Câu 6: Xét về cấu tạo, từ “lững thững” thuộc loại từ gì? A. từ ghép B. danh từ C. từ láy D. từ đơn Câu 7: Từ “hoạn nạn” trong cụm từ “trong cơn hoạn nạn” được hiểu như thế nào? A. Khen ngợi, đề cao C. Khó khăn, nguy hiểm
- B. Trìu mến, nhẹ nhàng D. Ganh ghét, đố kị Câu 8: Lý do khiến chú gấu bỏ đi là gì? E. Không thích ăn thịt người F. Tưởng người bạn kia đã chết G. Bụng chưa đói H. Để lại cho các con vật khác Câu 9: Qua văn bản trên, tác giả đã gửi gắm tới người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Em hãy viết một đoạn văn (3-5 câu) nêu cảm nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 10: Hãy nêu hai việc em đã làm để thể hiện tính siêng năng, kiên trì. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện quan điểm của em về ý kiến “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.”
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 2 Môn: Ngữ văn 7 Phầ Câ Nội dung Điểm n u I ĐỌC HIỂU (6đ) 1 C 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 9 * HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Hình thức: 0,5 + trình bày đúng hình thức của một đoạn văn 0,5 + đủ dung lượng - Nội dung: 0,5 + Nêu được một thông điệp của văn bản (trước tình huống cụ thể, cần nhận diện được bạn tốt, bạn chưa tốt; cách ứng xử thông minh trước các 0,5 tình huống nguy hiểm....) + Nêu được cảm nhận và suy nghĩ riêng của bản thân đồng thời có những liên hệ phù hợp với bản thân 10 * HS nêu được hai việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. 1,0đ/ Gợi ý: việc - Luôn làm bài tập về nhà đầy đủ làm - Chịu khó giúp bố mẹ làm việc nhà đúng
- II VIẾT (4đ) a. Yêu cầu về hình thức: Đúng hình thức, bố cục bài văn (Mở bài – Thân bài – Kết bài), diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không có lỗi sai chính 0,25 tả và ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về ý kiến “Tình cảm gia đình 0,25 là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.” c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: * Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh 0,5 phúc lớn lao của con người” và nêu quan điểm của bản thân về vấn đề. * Thân bài: - Giải thích khái niệm: tình cảm gia đình, hạnh phúc… 0,5 - Nêu lý lẽ làm rõ được: Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao 0,75 của con người 0,25 - Dẫn chứng 0,25 - Liên hệ bản thân 0,25 * Kết bài: Khẳng định lại ý kiến tán thành d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, độc đáo, mới lạ 0,5 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Tô Thị Phương Phùng Thị Thư Hường Dung
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: / /2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: THỎ VÀ RÙA Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ. Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời: - Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao. Rùa mỉm cười: - Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi. Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu. Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các bạn khác ở dọc đường cổ vũ. Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiếp vừa lẩm bẩm: - Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì! Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con rùa ì ạch bò tới. Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò náo nhiệt. Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng. (Truyện ngụ ngôn Aesop, NXB Văn học, 2022) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cười C. Khoa học viễn tưởng D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Thuyết minh Câu 3: Văn bản trên được kể bằng lời của ai? A. Tác giả B. Rùa C. Thỏ D.Thỏ và rùa Câu 4: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là gì? A. Liệt kê B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 5: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Cần mẫn tự tin sẽ làm nên chiến thắng C. Hành trình vượt thời gian
- B. Con người và loài vật D. Sự ganh ghét, đố kị của các loài vật Câu 6: Xét về cấu tạo, từ “chậm chạp” thuộc loại từ gì? A. từ ghép B. danh từ C. từ láy D. từ đơn Câu 7: Từ “xấu hổ” trong câu “Thỏ xấu hổ trốn vào rừng.” được hiểu như thế nào? A. Hổ thẹn khi có lỗi với người khác C. Đoàn kết, đồng lòng B. Yêu thương con người D. Ganh ghét, đố kị Câu 8: Lý do nào khiến Thỏ thua cuộc ? I. Chạy chậm J. Mải chơi K. Do mệt L. Chủ quan, coi thường Rùa nên thua cuộc Câu 9: Qua văn bản trên, tác giả đã gửi gắm tới người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Em hãy viết một đoạn văn (3-5 câu) nêu cảm nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 10: Hãy nêu hai việc em đã làm để thể hiện tính siêng năng, kiên trì. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện quan điểm của em về ý kiến “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.” TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU (6đ) 1 D 0,25
- 2 B 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 D 0,25 9 * HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo 0,5 những yêu cầu sau: 0,5 - Hình thức: + trình bày đúng hình thức của một đoạn văn 0,5 + đủ dung lượng - Nội dung: + Nêu được một thông 0,5 điệp của văn bản (sự chăm chỉ, cần mẫn, tự tin có thể làm nên chiến thắng; Chậm mà chắc, tự biết sức mình còn hơn nhanh mà ỷ lại, kiêu ngạo; cần phải biết người, biết ta.....) + Nêu được cảm nhận và suy nghĩ riêng của bản thân đồng thời có những liên hệ phù hợp với bản thân
- 10 * HS nêu được hai việc 1,0đ/ việc làm đúng làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Gợi ý: - Luôn làm bài tập về nhà đầy đủ - Chịu khó giúp bố mẹ làm việc nhà II VIẾT (4đ) a. Yêu cầu về hình thức: Đúng hình thức, bố cục bài văn (Mở bài – Thân bài – Kết bài), 0,25 diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không có lỗi sai chính tả và ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan 0,25 điểm về ý kiến “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.” c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo 0,5 nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: * Mở bài: Nêu vấn đề 0,5 cần nghị luận “Tình cảm 0,75 gia đình là nguồn hạnh 0,25 phúc lớn lao của con 0,25 người” và nêu quan 0,25 điểm của bản thân về vấn đề. * Thân bài: - Giải thích khái niệm: tình cảm gia đình, hạnh phúc… - Nêu lý lẽ làm rõ được: Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người - Dẫn chứng - Liên hệ bản thân * Kết bài: Khẳng định lại ý kiến tán thành
- d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, độc 0,5 đáo, mới lạ Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Phùng Thị Thư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 160 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn