Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng viết bài văn nghị luận để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 2 sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2020-2021 (Có đáp án)
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Phòng GD&ĐT Nam Trực
Câu 1: (1,0 điểm)
Phân biệt ca dao và tục ngữ.
Câu 2: (1,0 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt?
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
(Ngữ văn 7 - tập 2)
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b, Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn văn đó
Câu 4: (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a, Câu tục ngữ trên thuộc nhóm chủ đề nào?
b, Giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
c, Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu vừa được giải thích ở trên?
Câu 2. (3,0 điểm)
a, Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu?
b, Tìm câu rút gọn và nêu thành phần được rút gọn trong phần trích sau:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3. (5,0 điểm)
Lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường TH&THCS&THPT Việt Mỹ
I. ĐỌC HIỂU
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội...
(Theo Thu Hạnh/TTXVN)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình (Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD). (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 4: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Đề cao sự kiên trì nỗ lực đạt được thành công, nhân dân ta có câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên.
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Hoành Sơn
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lơi đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Hoa nở. C. Nắng to.
B. Tiếng sáo diều. D. Em học bài chưa?
Câu 2. Trong những câu sau đây, câu rút gọn là câu
A. Người ta là hoa đất. B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. D. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
Câu 3. Khi sử dụng câu rút gọn chúng ta cần chú ý điều gì nhất?
A. Mục đích, không gian giao tiếp. C. Nội dung, mục đích giao tiếp.
B. Đối tượng, thời gian giao tiếp. D. Hoàn cảnh, nội dung giao tiếp.
Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng.” là
A. câu bị động. C. câu rút gọn.
B. câu chủ động. D. câu đặc biệt.
Câu 5. Hàm ý đánh giá sự việc trong câu bị động có từ “được” là
A. khen ngợi. C. tích cực.
B. phê phán. D. tiêu cực.
Câu 6. Trong câu “Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi” có mấy trạng ngữ?
A. Một trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ.
B. Hai trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ.
Câu 7. Trạng ngữ trong trường hợp:“Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo báo Văn nghệ) tách thành câu riêng để
A. nhấn mạnh ý. C. bổ sung ý.
B. chuyển ý. D. nối kết các câu.
Câu 8. Trong các loại câu sau, loại câu được người nói (viết) sử dụng vừa để bổ sung thêm các khía cạnh mới vừa làm rõ nghĩa cho sự diễn đạt là
A. câu đặc biệt. C. câu rút gọn.
B. câu đơn. D. câu mở rộng thành phần.
PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Có một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày trống rỗng, cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn lại duy nhất một đồng. Nhưng, đó là tiền cậu hứa mua quà cho mấy đứa em ở nhà. Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một người phụ nữ trẻ đẹp. Cậu thấy bối rối và ngập ngừng nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước. Thấy dáng vẻ nghèo khổ của cậu bé, người phụ nữ đoán là cậu đang đói nên đem ra cho cậu một ly sữa lớn. Cậu bé chậm rãi nhấp từng ngụm sữa một cách ngon lành. Rồi rụt rè hỏi:
- Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?
- Cháu không nợ cô gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm ơn và bước đi. Cậu bé không những cảm thấy trong người khỏe khoắn mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.
Nhiều năm sau đó, người phụ nữ mắc phải căn bệnh lạ kì mà các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển bà lên bệnh viện trung tâm thành phố. Bác sĩ Howard Kelly được mời đến khám cho bà. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông, ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân và cuối cùng đã thành công. Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại và ông viết mấy dòng chữ vào biên lai. Nhận hóa đơn, bà lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà bà thì không có đủ. Bỗng nhiên có cái gì đó bên lề khiến bà chú ý và đọc được dòng chữ này: “Đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Kí tên BS Howard Kelly.
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. (0,5 điểm): Theo tác giả, vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không những cảm thấy trong ngươi khỏe khoắn mà còn thấy niêm tin vào con ngươi, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.”?
Câu 3. (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về lời của người phụ nữ: “Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiên trả cho lòng tốt.”
Nêu bài học mà em nhận được từ ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 4. (1,0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm “không bao giơ nhận tiên khi giup ai đó” không? Vì sao?
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Vốn là một học sinh chăm chỉ và nghiêm túc khi đến lớp, một người bạn của em không may vi phạm nội quy trường lớp hai lần và phải nhận hình thức kỉ luật. Bạn tỏ ra chán nản trước khuyết điểm mà mình mắc phải.
Em hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục bạn với chủ đề: Đừng sợ vấp ngã.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn Toán năm 2019-2020 có đáp án
38 p | 189 | 15
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
74 p | 47 | 7
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 47 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 43 | 5
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
56 p | 20 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
33 p | 39 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
95 p | 17 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
34 p | 23 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020 có đáp án
53 p | 84 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
56 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
59 p | 52 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
30 p | 50 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
62 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn