intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì kiểm tra giữa học kì 2 sắp diễn ra cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải “Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)” dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 9 Năm 2020-2021 (Có đáp án)

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường TH&THCS Bế Văn Đàn

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ:

A. Kí sinh                  B. Cạnh tranh                   C. Hội sinh                   D. Cộng sinh

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên                                                       C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy

B. Ốc sên, ếch, giun đất                                                            D. Ếch, lạc đà, giun đất

Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng                                                       C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng

B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên                                   D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng

Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản                                                       C. Nhóm tuổi sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản                                                           D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:

A. Từ 5°C đến 40°C                   B. Từ 5°C đến 39°C                   C. Từ 5°C đến 42°C                   D. Từ 5°C đến 45°C

Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn                                                          C. Cáo ăn thỏ

B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông                                                       D. Chim ăn sâu

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (1.5 điểm) Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Câu 2: (1.5 điểm) Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật?

Câu 3: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?

Câu 4 (3.0 điểm): Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?

c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Khoanh tròn phương án đúng nhất:

Câu 1: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa sáng:

A. Dơi                                                                                              B. Cú mèo

C. Chim chích chòe                                                                         D. Diệc

Câu 2: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm:

A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.

D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.

Câu 3: Nhóm động vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt:

A. Chó, mèo, cá chép                                                                         B. Châu chấu, dơi, chó

C. Cá heo, trâu, cừu                                                                           D. Cá sấu, ếch, châu chấu

Câu 4: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào biểu hiện quan hệ kí sinh - nửa kí sinh:

A. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.

B. Địa y sống bám trên cành cây.

C. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.

D. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Câu 5: Ví dụ dưới đây biểu hiện quan hệ hỗ trợ là:

A. Tảo và nấm sống với nhau.                                                       B. Rận và bét sống bám da trâu.

C. Cáo đuổi bắt gà.                                                                         D. Dê và bò cùng ăn cỏ trên cánh đồng.

Câu 6: Trong một cánh rừng, thỏ và chó sói biểu hiện mối quan hệ:

A. Cộng sinh                                                                                       B. Cạnh tranh

C. Kí sinh, nửa kí sinh                                                                         D. Sinh vật ăn sinh vật khác

Câu 7: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất:

A. Tỉ lệ giới tính                                                                          B. Thành phần tuổi

C. Mức sinh sản                                                                         D. Mật độ

Câu 8: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho biết:

A. Mật độ của mỗi giới                                                                         B. Số lượng cá thể mỗi giới

C. Tiềm năng sinh sản của loài                                                            D. Tuổi thọ của từng giới tính

Câu 9: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha

- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng:

A. Vừa phát triển, vừa ổn định                                                       B. Phát triển

C. Ổn định                                                                                       D. Giảm sút

Câu 10: Tháp dân số già có những đặc điểm:

A. Tháp có tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình thấp.

B. Tháp có tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình cao.

C. Tháp có tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.

D. Tháp có tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao.

Câu 11: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể:

A. cùng loài, sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

C. cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian và một thời điểm nhất định.

D. cùng loài và những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 12: Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao, trẻ em sinh ra hằng năm nhiều và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao là:

A. Nước có tháp dân số già.                                                       B. Nước có tháp dân số ổn định.

C. Nước có tháp dân số trẻ.                                                       D. Nước có tháp dân số giảm sút.

Câu 13: Trong quần xã sau, quần xã nào có độ đa dạng cao:

A. Quần xã hoang mạc                                                                         B. Quần xã rừng ngập mặn

C. Quần xã vườn trường                                                                      D. Quần xã đồi cát ven biển

Câu 14: Cân bằng sinh học trong quần xã xảy ra khi:

A. Số lượng cá thể của một quần thể tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường.

B. Số lượng loài của một quần xã tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường.

C. Số lượng loài của quần xã được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.

D. Số lượng cá thể ở mỗi quần thể được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.

Câu 15: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số:

A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung

B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung

C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung

D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Câu 2: (2 điểm) Vẽ và phân tích sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến +56°C, trong đó điểm cực thuận là +32°C?

Câu 3: (1 điểm) Hãy dùng dấu mũi tên để hoàn thành lưới thức ăn sau. Từ lưới thức ăn đó, viết một chuỗi thức ăn gồm 4 mắc xích?


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Kinh Bắc

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính.                   B. Thành phần nhóm tuổi.                   C. Mật độ.                   D. Đặc trưng kinh tế xã hội.

Câu 2: Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật.                                     B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.

C.Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.                                     D.Các thành phần cơ giới và tính chất lí-hoá của đất,nhiệt độ, độ ẩm, động vật.

Câu 3: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.                   B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.                      D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.

Câu 4: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?

A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.

B. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.

C. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.

D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.

Câu 5: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ?

A. Hội sinh.                   B. Cộng sinh.                   C. Ký sinh.                   D. Cạnh tranh.

Câu 6: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.                   B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.

C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.                     D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 7: Tầng cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.

D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 8: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Cộng sinh và cạnh tranh.                                                       B. Hội sinh và cạnh tranh.

C. Hỗ trợ và cạnh tranh.                                                             D. Kí sinh, nửa kí sinh.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

A. Đáy tháp rộng.                                                                         B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.

C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.                            D. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 10: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

A. Hội sinh.                   B. Cộng sinh.                   C. Kí sinh.                   D. Nửa kí sinh.

Câu 11: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây?

A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động.

B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm.

C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.

D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A.Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam Cực.                                     B.Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

C.Các cá thể rắn hổ mangsống ở ba hòn đảo cách xa nhau.                            D.Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?

Câu 2. (2,0 điểm) Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

Câu 3. (3,0 điểm) a. Thế nào là quần xã sinh vật?

b. Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết.

Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

- Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.

- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2