ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ II- VẬT LÍ 11 –SỐ 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án. (3,00 điểm)
Câu 1: Điện trường là trường lực được tạo ra bởi
A. nam châm. B. các vật có khối lượng. C. điện tích. D. dòng điện.
Câu 2: Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường
khi
A. đặt điện tích q tại điểm đang xét. B. điện tích q tại nơi có điện thế bằng 0.
C. điện tích q di chuyển trong điện trường. D. đặt điện tích q tại điểm ở vô cực.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cường độ dòng điện?
A. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
B. Cưng đ dòng đin đưc xác đnh bng đin lưng chuyn qua tiết din thng ca vt dn trong mt đơn v thi gian.
C. ờng đng điện có chiều đlớn luôn thay đi theo thi gian.
D. Cường độ dòng điện được kí hiệu là I có đơn vị là ampe.
Câu 4: Trong hệ SI điện lượng có đơn vị coulomb (C). Vậy 1C bằng
A. 1A.s. B. 1A.m. C. 1A.kg. D. 1A/s.
Câu 5: Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại cường độ 1(A). Số electron chuyển qua tiết
diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s bằng
A. 6,25.1018 electron. B. 3,15.1018 electron.
C. 6,25.1019 electron. D. 1,25.1019 electron.
Câu 6: Trong hệ SI, 1 Ω điện trở của một dụng cụ điện, khi hiệu điện thế hai đầu 1V thì dòng
điện
A. 1 A chạy qua. B. 1 mA chạy qua. C. 0,1 A chạy qua. D. 10 A chạy qua.
Câu 7: Với một vật dẫn ở nhiệt độ không đổi, cường độ dòng điện qua vật dẫn
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với điện lượng chạy qua vật dẫn.
Câu 8: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn LED 4,0 V thì cường độ dòng điện đi qua 20 mA.
Điện trở của đèn LED bằng
A. 1,5 Ω. B. 15 Ω. C. 100 Ω. D. 200 Ω.
Câu 9: Suất điện động được xác định bằng công của
A. nguồn điện dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.
B. điện trường dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.
C. nguồn điện dịch chuyển một điện tích dương q theo một vòng kín của mạch điện.
D. điện trường dịch chuyển một điện tích dương q theo một vòng kín của mạch điện.
Câu 10: Năng lượng điện mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua được đo bằng
A. công của lực điện làm các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. công của nguồn điện làm các điện tích dịch chuyển bên trong nguồn.
C. năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
D. năng lượng điện mà nguồn điện cung cấp cho mạch trong một đơn vị thời gian.
Câu 11: Năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian gọi là
A. công suất điện.
B. độ giảm thế trong.
C. hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
D. suất điện động.
Câu 12: Nối điện trở R với hai cực của pin để dòng điện chạy qua R. Hiệu điện thế giữa hai cực của
pin 1,0 V khi R = 1 Ω 1,2 V khi R = 2,0 Ω. Suất điện động điện trở trong của pin giá trị lần
lượt là
A. 1,5 V và 1 Ω. B. 2 V và 1 Ω. C. 1,5 V và 0,5 Ω. D. 2 V 0,5
Ω.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM CHỌN ĐÚNG - SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a),
b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (2,00 điểm)
Câu 1: Một điện tích điểm Q đặt trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm M cách Q một đoạn r
do Q gây ra độ lớn E = 50000 V/m hướng về điện tích Q. Đặt thêm tại M một điện tích điểm
dương q thì nó tác dụng lên điện tích Q một lực điện có độ lớn F = 0,06 N.
A. Q là điện tích âm.
B. Lực điện F nói ở trên là lực hút.
C. Điện tích q có độ lớn là 2.10-6C.
D. Nếu M càng ra điện tích Q thì độ lớn lực điện F nói trên càng giảm.
Câu 2. Một bóng đèn pin đang sáng với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 4,5 V điện trở của
bóng đèn là 12 Ω. Biết dòng điện chạy qua đèn không đổi trong suốt quá trình.
A. Chiều dòng điện chạy qua bóng đèn ngược chiều chuyển động có hướng của electron qua đè
B. Cường độ dòng điện trong bóng đèn 0,375 A.
C. Công suất cung cấp điện cho bóng đèn là 1,4 W
D. Năng lượng điện mà nguồn cung cấp cho bóng đèn trong 1,0 giờ là 2700 J.
PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. (2,00 điểm)
Câu 1: Hai bản phẳng song song tích điện trái dấu, cách nhau nhau d = 2,5 cm. Biết hiệu điện thế giữa
hai bản là 11 kV. Cường độ điện trường tại điểm M trong không gian giữa hai bản phẳng song song có độ
lớn x.105 V/m. Tìm x (làm tròn đến chữ số phần chục).
Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế 8 V vào 2 bản tụ của một tụ điện mà trên vỏ tụ có ghi 160
μF10 V
thì
độ lớn điện tích trên một bản tụ là x.10-3C. Tìm x (làm tròn đến chữ số phần chục).
Câu 3: Tốc độ dịch chuyển hướng của các electron dẫn trong một dây kim loại 6,5.10-4 m/s khi
cường độ dòng điện 2,0 A. Tiết diện của dây kim loại 4.10-6 m2. Số electron dẫn trên một đơn vị thể
tích dây dẫn là n = x.1027 electron/m3. Tìm x (làm tròn đến chữ số phần chục).
Câu 4: Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở
R1, R2
trong hình bên. Giá trị của điện trở R2 bằng bao nhiêu?
PHẦN IV. TỰ LUẬN (3,00 điểm)
Câu 1: (1,00 điểm) Cường độ điện trường do điện tích Q rây ra tại điểm M cách một điện tích 0,50 m
độ lớn 8.105 V/m, hướng ra xa điện tích. Tìm độ lớn và dấu của điện tích. Vẽ hình minh họa.
Câu 2: (1,00 điểm) Một tia sét truyền dòng điện từ đám mây xuống mặt đất với cường độ trung bình
25 kA và kéo dài 2,8 ms. Tính điện lượng truyền qua không khí trong quá trình này.
Câu 3: (1,00 điểm) Một pin suất điện động 6 V điện trở trong 0,50 Ω. Tính công suất tối đa
mà pin có thể cung cấp cho mạch ngoài. Trong trường hợp nào nó cung cấp công suất tối đa này?
MQr