TRƯNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra gồm có 04 trang)
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
Năm học 2023 – 2024
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên: …………………………………....... Lớp 12 Mã Đề: 101.
I. Phần trắc nghiệm (8,0 điểm): Hãy điền đáp án đúng vào các ô trả lời
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; K=39; Mg
= 24;Ca = 40; Ba= 137; Al=27; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.
Câu 1. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp
A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.
Câu 2. Chất nào dưới đây không tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Ala-Gly-Val. B. Lòng trắng trứng. C. Gly-Val. D. Anbumin.
Câu 3. Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+.B. Cu2+.C. Au3+.D. Fe2+.
Câu 4. Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH. B. natri kim loại. C. quỳ tím. D. dung dịch HCl.
Câu 5. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH) B. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Glyxin (CH2NH2-COOH) D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 6. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chỉ chứa nhóm amino. B. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 7. Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 8. Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. Ca + 2HCl CaCl2 + H2.B. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
C. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.D. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2.
Câu 9. Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?
A. 6 chất. B. 3 chất. C. 5 chất. D. 4 chất.
Câu 10. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Mg, Al. B. Fe, Al, Mg. C. Al, Mg, Fe. D. Mg, Fe, Al.
Câu 11. Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:
(a) 1s22s22p63s1(b)1s22s22p3 (c) 1s22s22p63s23p5
(d) 1s22s22p63s23p6(e) 1s22s22p63s23p64s2 (g) 1s22s22p63s23p1
Số cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố kim loại là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 12. Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.
Câu 13. Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. NaOH, NH3.B. Na2CO3, HCl. C. HCl, NaOH. D. HNO3,
CH3COOH.
Câu 14. Trong các chất dưới đây, chất nào là Alanin?
A. H2N–CH2-CH2–COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH
C. H2N-CH2-COOH D. HOOC-CH2CH(NH2)COOH
Mã đề 101 Trang 1
Câu 15. Tên gọi của polime có công thức –(–CH2–CH2–)n– làx:
A. poli(metyl metacrylat). B. polistiren.
C. polietilen. D. poli(vinyl clorua).
Câu 16. Trong số các loại sau: tằm, visco, nilon 6,6, axetat, capron những loại nào
thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ nilon – 6,6. B. Tơ visco và tơ axetat.
C. Tơ tằm và tơ visco D. Tơ nilon 6,6 tơ capron.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
D. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
Câu 18. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl2.D. Fe + dung dịch FeCl3.
Câu 19. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. B. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
Câu 20. Glyxin không tác dụng với
A. CaCO3.B. H2SO4 loãng. C. C2H5OH. D. NaCl.
Câu 21. 0,01 mol aminoaxit (A) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng được 1,835 gam muối khan. Khối lượng phân tử của A là
A. 117. B. 89. C. 103. D. 147.
Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol đipeptit Ala-Gly trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được m
gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 22,3. B. 25,1. C. 23,7. D. 21,9.
Câu 23. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α amino axit cùng
công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy
phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 8,25. B. 5,06. C. 6,53. D. 7,25.
Câu 24. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường
kiềm là
A. Na, Ba, K. B. Na, Fe, K. C. Na, Cr, K. D. Be, Na, Ca.
Câu 25. Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được
8,208 gam kim loại. Vây % khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 72,92%. B. 62,50%. C. 63,542%. D. 41,667%.
Câu 26. Ngâm một Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy Fe ra rửa nhẹ làm
khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?
A. 9,6 gam. B. 8,2 gam. C. 12,8 gam. D. 6,4 gam.
Câu 27. X là một α-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 10,3 gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. NH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. NH2CH2CH2COOH
Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính oxi hóa của các ion sau đây tăng dần : Na+ < Al3+ < Fe2+ < Cu2+ < Ag+.
B. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
C. Tính cứng của kim loại gây nên bởi các electrong tự do trong tinh thể kim loại.
D. Kim loại Au, Fe, Cr đều phản ứng với trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 29. Hòa tan hết 4,8 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2
(đktc). Kim loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Ba. D. Mg.
Câu 30. Trong các chất sau: etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp
để tạo ra được polime ?
A. stiren, propen. B. Glyxin, stiren. C. propen, benzen. D. propen, benzen.
Mã đề 101 Trang 2
Câu 31. Hoà tan 11,2 gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí H2 (ở
đktc). Giá trị của V là
A. 11,2. B. 2,8. C. 5,6. D. 4,48.
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
II. Phần tự luận (2,0 điểm)
Câu 33 (1,0 điểm): Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu
được 3,36 lít khí H2 (đktc).
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu 34 (0,5 điểm): Nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1. Thả một viên Mg vào dung dịch HCl;
Thí nghiệm 2. Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
Câu 35: (0,5 điểm) Hỗn hợp X gồm 2 chất công thức phân tử C3H12N2O3 C2H8N2O3. Cho 3,40
gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất
và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam
muối khan. Tính giá trị của m.
------ HẾT ------
Mã đề 101 Trang 3