intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì 1. Ôn tập với đề thi giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

  1. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 012 Câu 1: Quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển muộn nhất là A. Ăng-co. B. Viêng Chăn. C. Lan Xang. D. Pa-gan. Câu 2: Sự hình thành các quốc gia phong kiến “dân tộc” ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm nổi bật gì? A. Lấy tất cả tộc người làm nòng cốt để xác lập vương quốc. B. Các nước nhỏ sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. C. Các nước nhỏ không hình thành theo địa vực tự nhiên. D. Lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. Câu 3: Sự phát triển văn hóa thời Gúp-ta đưa đến tác động gì? A. Tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài. B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng ra toàn lãnh thổ. C. Đất nước bị phân tán nhưng vẫn phát triển cường thịnh. D. Mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và sắc thái riêng. Câu 4: Đất nước Campuchia được ví như A. một chiến hạm khổng lồ. B. một cánh đồng bất tận. C. một tiểu lục địa. D. một lòng chảo khổng lồ. Câu 5: Đâu là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn? A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Nho giáo. D. Hinđu giáo. Câu 6: Trong quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng, Lan Xang luôn thực hiện chính sách gì? A. Gây chiến tranh xâm lược. B. Hợp tác toàn diện. C. Quan hệ hoà hiếu. D. Bế quan toả cảng. Câu 7: Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm vào thế kỉ XI là A. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài. B. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn. C. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia. D. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi. Câu 8: Từ rất xa xưa, con người đã có mặt ở khu vực Đông Nam Á, vì A. vùng này có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa. B. điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. C. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người. D. vùng này có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Câu 9: Ngôn ngữ, văn tự trong văn hóa Ấn Độ thời phong kiến phát triển có tác dụng gì? A. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển. B. Tạo điều kiện để chuyển tải và truyền bá văn học, văn hóa ở Ấn Độ. C. Tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rỡ. D. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ. Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo? A. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức. B. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng. C. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ. D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình. Câu 11: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng? A. Du canh du cư. B. Sống ở những vùng thấp. Trang 1/4 - Mã đề 012
  2. C. Sống trên sông nước. D. Sống ở vùng đồi núi. Câu 12: Phát minh nào của Trung Quốc giúp các nước phương Tây có thể phát triển về quân sự và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa? A. Thuốc súng. B. Kỹ thuật in. C. La bàn. D. Giấy. Câu 13: Trong những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến, thành tựu nào có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn minh phương Tây? A. Kiến trúc. B. Kỹ thuật. C. Nho giáo. D. Văn học. Câu 14: Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kỳ A. hợp tác toàn diện. B. khủng hoảng, suy yếu. C. phát triển thịnh đạt. D. xây dựng nền văn hóa dân tộc. Câu 15: Văn hóa Ấn Độ phát triển như thế nào khi đất nước Ấn Độ rơi vào tình trạng bị chia rẽ, phân tán (thế kỉ VII)? A. Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á. B. Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi ở châu Âu. C. Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. D. Mỗi nước tiếp tục phát triển nền văn hóa riêng trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ. Câu 16: Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các A. làng bản. B. mường cổ. C. bộ lạc. D. thị tộc. Câu 17: Hãy sắp xếp dữ kiện sau theo trình tự thời gian về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến 1. Vương triều Hồi giáo Đê-li; 2. Ấn Độ bắt đầu bị thực dân Anh xâm chiếm; 3. Vương triều Mô-gôn; 4. Thời kì trị vì của A-cơ-ba; A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 1, 3, 4. C. 2, 3, 1, 4. D. 1, 3, 4, 2. Câu 18: Những chính sách của vua A-cơ-ba có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Ấn Độ? A. Làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, đất nước thịnh vượng. B. Làm cho đất nước lâm vào tình trạng chia rẽ và khủng hoảng. C. Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây. D. Đưa Ấn Độ ngày càng phát triển. Câu 19: Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được xem là A. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. B. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất. C. vương quốc phát triển nhất. D. vương quốc hùng mạnh nhất. Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li đối với nhân dân Ấn Độ? A. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu. C. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, đoàn kết tôn giáo. D. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội. Câu 21: Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là A. nông nghiệp. B. khai thác sản vật thiên nhiên. C. săn bắt thú trên rừng. D. thủ công nghiệp. Câu 22: Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Cam-pu-chia là A. chùa Keo. B. quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. C. chùa Vàng. D. khu đền tháp Bô-rô-bu-đua. Trang 2/4 - Mã đề 012
  3. Câu 23: Các quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam. B. Âu Lạc, Phù Nam. C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp. D. Chân Lạp, Champa, Phù Nam. Câu 24: Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á đã thể hiện A. ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Ấn Độ vào khu vực này. B. ảnh hưởng to lớn của kiến trúc Trung Quốc vào khu vực này. C. tài năng và sức sáng tạo của con người. D. lòng tôn sùng đức Phật, sự sợ hãi lực lượng siêu nhiên của con người. Câu 25: Vương triều Gúp-ta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ A. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo. B. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. C. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ. D. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ. Câu 26: Những công trình kiến trúc ở Campuchia chịu ảnh hưởng của văn hóa A. Hin-đu giáo và Hồi giáo. B. Hinđu giáo và Phật giáo. C. Hồi giáo và Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo và Hinđu giáo. Câu 27: Công trình kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo? A. Tháp Báo Thiên B. Thánh địa Mỹ Sơn. C. Chùa Bái Đính. D. Chùa Một Cột. Câu 28: Các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Đại Việt) đã tiếp thu một cách hòa bình, tự nguyện thành tựu văn hoá của quốc gia nào dưới đây để xây dựng nền văn hoá dân tộc mình? A. Trung Quốc. B. Anh. C. Pháp. D. Ấn Độ. Câu 29: “Thuế ngoại đạo” ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li là loại thuế gì? A. Thuế dành cho những người theo đạo Hinđu. B. Thuế dành cho những người không phải người Ấn Độ. C. Thuế dành cho những người không theo đạo Hồi. D. Thuế dành cho những người theo đạo Phật. Câu 30: Điểm chung trong sự phát triển văn hóa của Lào và Campuchia là đều A. tiếp thu, cải biến văn hóa phương tây cho phù hợp với dân tộc. B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. D. tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài, xây dựng nền văn hóa bản địa. Câu 31: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô-gôn là gì? A. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa. B. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ. C. Đều là hai vương triều ngoại tộc. D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ. Câu 32: Đầu Công nguyên, vương triều nào đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ? A. Vương triều Hậu Gúp-ta. B. Vương triều Hác-sa. C. Vương triều Gúp-ta. D. Vương triều A-sô-ca. Câu 33: Điều kiện tự nhiên của Vương quốc Campuchia không mang đặc trưng nào? A. Như lòng chảo khổng lồ, đáy chảo là Biển Hồ. B. Như hình tam giác ngược, hai bên giáp biển. C. Cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ ở vùng phụ cận. D. Xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc. Trang 3/4 - Mã đề 012
  4. Câu 34: Nguyên nhân chính khiến các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài là gì? A. Do quân đội Ăng-co hùng hậu nhất khu vực. B. Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội . C. Nhờ văn hóa có nhiều thành tựu mới. D. Do các nước trong khu vực còn non yếu. Câu 35: Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào đối với nền văn hóa thế giới? A. Hình thành song song quá trình xác lập các quốc gia dân tộc. B. Tiếp thu và chọn lọc nền văn hóa Ấn và Trung Quốc. C. Đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại. D. Văn hóa dân tộc hình thành song song với sự phát triển kinh tế. Câu 36: Phát minh về la bàn của Trung Quốc có tác dụng gì đối với các nước phương Tây thời hậu kỳ trung đại? A. Tìm hiểu về những vùng đất mới. B. Thực hiện các cuộc phát kiến địa lý. C. Có điều kiện giao lưu văn hóa. D. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Câu 37: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước B. định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. C. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu D. thống nhất toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Câu 38: Vì sao các vua dưới vương triều Hồi giáo Đê-li đã thực thi nhiều chính sách mềm mỏng nhưng vẫn không xóa tan được sự bất bình trong nhân dân Ấn Độ? A. Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội. B. Thi hành những chính sách phân biệt sắc tộc và tôn giáo. C. Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết các tầng lớp, quý tộc. D. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu. Câu 39: Đối với nước Lào, sông Mê Công không có vai trò nào dưới đây? A. Là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lí. B. Là cầu nối của nước Lào với biển. C. Là trục giao thông của đất nước. D. Là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào. Câu 40: Nội dung nào sau đây là chính sách thống trị dưới thời vua A-cơ-ba? A. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. B. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. C. Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội. D. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 012
  5. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 012 397 915 240 566 190 1 C C B C D B 2 D B C B D D 3 A D B C B A 4 D C C B D B 5 D A A C A C 6 C A B B C A 7 C B D B A A 8 C A C A C A 9 B C D B A B 10 C B A A A D 11 B C A B B A 12 A A B C D C 13 B C D A C D 14 C C A B B B 15 D A D A A B 16 B A C B C D 17 D C A B D A 18 A A C B C B 19 B A A B C B 20 C B A C C C 21 A C B A D C 22 B A D D B C 23 A A D C C B 24 C B B B B C 25 A B D C A C 26 B B B B A C 27 B A B B A C 28 D D B A B C 29 C C D A B A 30 D A A C B A 31 C D B A C D 32 C A D A D A 33 B D C C D A 34 B A A D C D 35 C D C C D C 36 B A C A D B 37 B B C A B B 38 B B C A A A 39 B C B A B B 40 A A A A C D 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2