intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: LỊCH SỬ - Lớp: 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm A. TRẮC NGHIỆM: (7đ). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Sau chiến tranh Anh - Bô ơ, Anh chiếm được vùng nào? A. Đài Loan. B. Nam Phi. C. Mãn Châu. D. Triều Tiên. Câu 2. Hội nghị nào sau đây ghi nhận các nước đế quốc đã kí kết thỏa thuận phân chia quyền lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị hòa bình Vécxai - Oasinhtơn. C. Hội nghị hòa bình Véc - xai. D. Hội nghị hòa bình Oa – sinh - tơn. Câu 3. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội Quốc liên. C. Hội Liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Liên hiệp tư bản. Câu 4. Chủ trương cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất là A. Vua Quang Tự. B. Tôn Trung Sơn. C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. D. Hồng Tú Toàn. Câu 5. Chính sách cai trị thâm độc nhất của thực dân Anh là A. chia để trị. B. hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp. C. nhượng bộ tầng lớp có thế lực. D. chính phủ Anh cai trị trực tiếp. Câu 6. Sự kiện đánh dấu thời kì giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị là A. Đảng Quốc đại thành lập. B. xuất hiện “ phái cực đoan”. C. khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ. D. tổng bãi công của công nhân Bom-bay. Câu 7. Năm 1933, diễn ra sự kiện quan trọng nào trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Liên Xô? A. Mĩ và Liên Xô kí hiệp ước về quan hệ đối ngoại. B. Mĩ và Liên Xô chấm dứt quan hệ đối ngoại. C. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. D. Mĩ và Liên Xô bình thường hóa quan hệ đối ngoại. Câu 8. Lãnh đạo phong trào đấu tranh 1905 - 1908 là A. công nhân. B. một bộ phận giai cấp tư sản. C. qúi tộc phong kiến. D. trí thức tư sản. Câu 9. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của A. giai cấp vô sản. B. giai cấp nông dân. C. giai cấp địa chủ. D. giai cấp tư sản. Câu 10. Cách mạng Tân Hợi chấm dứt khi A. thông qua Hiến pháp. B. Trung Hoa Dân quốc thành lập. C. khởi nghĩa thắng lợi ở Vũ Xương. D. Viên Thế Khải lên làm Đại Tổng thống. Câu 11. Cách mạng Tân Hợi mang tính chất A. tư sản. B. dân chủ tư sản. C. dân tộc dân chủ. D. dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 12. Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm gì từ Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết năm 1921? A. Chú trọng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. Tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. C. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước. D. Thực hiện nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt. Câu 13. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia là cuộc khởi nghĩa của A. Hoàng thân Si-vô-tha. B. A-cha Xoa. C. Pu-côm-pô. D. Ong Kẹo và Com-ma-đam. Câu 14. Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven kéo dài 30 năm là của A. Pu-côm-pô. B. Hoàng thân Si-vô-tha. C. Ong Kẹo và Com-ma-đam. D.Pha-ca-đuốc. Câu 15. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là Kiểm tra HK1 - Môn LỊCH SỬ 11 - Mã đề 01 1
  2. A. cách mạng tư sản. B. cách mạng văn hóa. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 16. Sự khác nhau trong chủ trương đấu tranh của Cách mạng tháng Hai so với Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là A. đấu tranh hòa bình. B. đấu tranh chính trị. C. đấu trang nghị trường. D. biểu tình, bãi công chính trị. Câu 17. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 A. biểu tình thị uy. B. khởi nghĩa từng phần. C. tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 18. Làm chủ phần lớn Công-gô là A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Bỉ Câu 19. Các đế quốc có hệ thống thuộc địa rộng là A. Anh. B. Pháp. C. Anh, Pháp. D. Mĩ, Pháp. Câu 20. Các đế quốc phát triển mạnh mẽ về kinh tế nhưng có ít thuộc địa là A. Mĩ B. Đức. C. Nhật. D. Mĩ - Đức - Nhật. Câu 21. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược A. Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga - Nhật. C. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Triều Tiên. D. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga- Nhật. Câu 22. Vào đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng vì A. đế quốc Nga suy yếu. B. giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành. C. có liên minh công nông vững chắc. D. chế độ Nga hoàng lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Câu 23. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Cách mạng tháng Mười Nga là A. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại. B. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. C. mở đường cho phong trào cách mạng thế giới. D. làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người Nga. Câu 24. Cách mạng tháng Mười Nga đã giải quyết nhiệm vụ nào mà Cách mạng tháng Hai còn tồn tại? A. Lật đổ chế độ Nga hoàng. B. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. C. Giải phóng giai cấp nông dân Nga. D. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Câu 25. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là A. Lâm Tắc Từ. B. Hồng Tú Toàn. C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu. Câu 26. Những khủng hoảng về mọi mặt ở đầu thế kỉ XX và hậu quả nghiêm trọng khi tham gia cuộc chiến tranh đế quốc đã đưa nước Nga đứng trước tình thế A. tiến sát tới một cuộc cách mạng. B. chính phủ Nga hoàng sắp bị sụp đổ. C. kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. D. các nước đế quốc lần lượt xâm lược, thôn tính nước Nga. Câu 27. Xô viết đại biểu công nhân đại diện cho lợi ích của A. nông dân. B. công nhân. C. binh lính. D. công nhân, nông dân, binh lính. Câu 28. Nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là A. Chính phủ Pháp. B. Chính phủ Anh. C. Chính phủ Hà Lan. D. Chính phủ Bồ Đào Nha. B. TỰ LUẬN: (3 điểm). Em hãy phân tích hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ chiến tranh thế giới? HẾT Kiểm tra HK1 - Môn LỊCH SỬ 11 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 11 Mã đề: 01 A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 1B 2B 3B 4C 5C 6A 7C 8B 9D 10D 11B 12C 13A 14C 15D 16D 17D 18D 19C 20D 21D 22D 23D 24D 25B 26A 27B 28B B. TỰ LUẬN: (3 điểm) Phân tích hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ chiến tranh thế giới vì: NỘI DUNG ĐIỂM - Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Cuộc hoảng khủng kéo dài gần 4 năm (1929 – 1933), trầm trọng nhất là năm 1đ 1932. - Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng chục triệu người vào tình trạng đói khổ, nhiều cuộc đấu tranh biểu tình nổ ra. 1đ - Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chủ trương tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới. 1đ Kiểm tra HK1 - Môn LỊCH SỬ 11 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2