intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra học kì sắp diễn ra. Cùng tham khảo, luyện tập với đề thi để nâng cao khả năng giải bài tập hóa học nhanh và chính xác nhé! Chúc các bạn kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Lịch sử – Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1. Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga duy trì thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Dân chủ chủ nô. D. Dân chủ đại nghị. Câu 2. Mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc biểu tình của A. 9 vạn công nhân. B. các đội cận vệ Đỏ. C. 9 vạn nữ công nhân. D. công nhân và binh lính. Câu 3. Các Xô viết thành lập trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chính quyền của A. công nhân, nông dân, tư sản. B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản. C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. công nhân, nông dân, binh lính. Câu 4. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Quân chủ chuyên chế. B. Cộng hòa. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ tư sản đại nghị. Câu 5. Mục tiêu, đường lối của cách mạng nước Nga được xác định trong Luận cương tháng Tư do Lê-nin soạn thảo là gì? A. Chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nga. C. Duy trì hình thái hai chính quyền song song tồn tại ở Nga. D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 6. Tình trạng chính trị của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. bị các nước đế quốc tấn công. B. hai chính quyền song song tồn tại. C. quân đội Nga Hoàng chống phá. D. chính phủ tư sản bị lật đổ. Câu 7. Đâu không phải ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ở Nga? A. Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận người dân Nga. B. Đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. C. Đưa tới sự ra đời nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. D. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Câu 8. Năm 1921, ai là người đề xướng thực hiện Chính sách kinh tế mới ở nước Nga? A. Xta-lin. B. Giu-cốp. C. Lê-nin. D. Đi-mi-tơ-rốp. Câu 9. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới của nước Nga đề ra chủ trương thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng A. thu thuế lương thực bằng tiền. B. thu thuế lương thực bằng hiện vật. C. trưng thu một phần lương thực thừa. D. trưng mua lương thực thừa. Câu 10. Chính sách kinh tế mới đã chuyển đổi nền kinh của nước Nga từ nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế A. hiện đại hóa lấy phát triển công nghiệp là trung tâm. B. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện. D. nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước. Câu 11. Mục đích của việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết là A. tăng cường sức mạnh về mọi mặt. B. ngăn chặn sự chống phá của các nước đế quốc. C. giúp đỡ các dân tộc xung quanh Nga. D. hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên đất nước Nga. Câu 12. Với việc thực hiện các kế hoạch 5 năm đầu tiên (1928 - 1937) đã đưa Nga từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc A. thương nghiệp. B. nông nghiệp. C. dịch vụ. D. công nghiệp. Câu 13. Với việc thực hiện thắng lợi Chính sách kinh tế mới (1921 - 1925), nước Nga Xô viết đã hoàn thành A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội. C. công cuộc khôi phục kinh tế. D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Trang 1
  2. Câu 14. Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì? A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh. B. Uy tín của Liên Xô ngày càng cao trên trường quốc tế. C. Liên Xô có khả năng chi phối các nước xung quanh. D. Các nước châu Âu nhận thấy sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Câu 15. Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là A. trật tự hai cực Ianta. B. hệ thống Vécxai-Oasinhtơn. C. trật tự đơn cực. D. trật tự đa cực. Câu 16. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế ra đời nhằm duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Hội Ái hữu. B. Hội Quốc xã. C. Hội Đoàn kết. D. Hội Quốc liên. Câu 17. Những nước nào có được nhiều quyền lợi về kinh tế trong trật tự Vécxai-Oasinhtơn? A. Anh, Pháp, Đức, Mĩ. B. Anh, Pháp, Nga, Mĩ. C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật. D. Mĩ, Nga, Nhật, Pháp. Câu 18. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Nhật Bản. D. Mĩ. Câu 19. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, xã hội. B. Kinh tế, tài chính, xã hội. C. Chính trị, xã hội, giáo dục. D. Thương mại, dịch vụ, du lịch. Câu 20. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh ế 1929 – 1933 là do A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923. C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929. D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu. Câu 21. Đặc điểm của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là A. khủng hoảng năng lượng. B. khủng hoảng thiếu. C. khủng hoảng thừa. D. khủng hoảng lương thực. Câu 22. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì? A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh. B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. D. Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Câu 23. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì? A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần. B. Các cuộc xung đột ở châu Âu sắp bắt đầu. C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ. Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các thế lực phản động ở Đức tập trung trong tổ chức nào? A. Đảng Dân chủ. B. Đảng Đoàn kết dân tộc. C. Đảng Xã hội dân chủ. D. Đảng Quốc xã. Câu 25. Năm 1933, sự kiện nào mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức? A. Hít le trở thành Quốc trưởng suốt đời. B. Hít-le lên nắm chức thủ tướng Đức. C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội ra đời. D. Đảng viên Đảng Cộng sản Đức bị bắt. Câu 26. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như A. một trại tập trung khổng lồ. B. một tên sen đầm quốc tế. C. một trại lính khổng lồ. D. một đế quốc bất khả chiến bại. Câu 27. Đâu không phải là chủ trương của Đảng quốc xã ở Đức? A. Tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù. B. Chống cộng sản và phân biệt chủng tộc. C. Thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng cải cách. Câu 28. Những chính sách đối ngoại của Đức trong giai đoạn 1933 - 1939 đều nhằm mục đích gì? A. Chuẩn bị cho chiến tranh. B. Thoát khỏi khủng hoảng. C. Nâng cao vị thế quốc tế. D. Trở thành cường quốc chính trị. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29. Khái quát đặc điểm của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn? Đế quốc nào chịu nhiều bất mãn nhất trong trật tự này? -------- Hết -------- Trang 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A C D B D B C C B D A D C B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B D C D A C C C A D B C D A II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 29. (3,0 điểm) Khái quát đặc điểm của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn? Đế quốc nào chịu nhiều bất mãn nhất trong trật tự này? * Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận họp hội nghị hòa bình tại Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922). Với những hòa ước và hiệp ước được 0.5 kí kết tại hai hội nghị  hình thành trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn * Đặc điểm - Trật tự Vécxai - Oasinhtơn phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước. 0.5 - Đem lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận… 0.5 - Áp đặt sự nô dịch lên các nước bại trận, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc… 0.5 - Chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế…  quan hệ hòa bình giữa các 0.5 nước tư bản chỉ là tạm thời và mỏng manh. * Đế quốc bất mãn nhất trong trật tự là Đế quốc Đức… 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2