intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng dung/Đ nhận % điểm ơn vị kĩ thức năng Nhận Thông Vận biết hiểu dụng TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn bản hiểu truyện cười (ngoài sgk) Số câu 10 6 0 1 2 0 1 10 Số điểm 3 0 0.5 1.5 0 1 6 Tỉ lệ % 60 30 0 5 15 0 10 60 điểm 2 Viết Viết bài văn nghị luận về vấn đề của đời sống xã hội
  2. Số câu 1 0 1* 0 1* 0 1* 1 Số điểm 4 0 1 0 1 0 2 4 Tỉ lệ % 40 0 10 0 10 20 40 Tỉ lệ % các mức độ 40 30 30 100 UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Mức độ TT dung/Đơn Thông hiểu Vận dụng Chủ đề đánh giá Nhận biết vị kiến thức
  3. 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: truyện cười - Nhận biết thể loại/ngôi kể của văn bản. - Biết nghĩa của từ Hán Việt. - Biết đặc điểm của nhân vật chính trong 1 TN, 2 TL truyện cười. 1 TL - Biết 6 TN phương diện để xây dựng nhân vật. - Biết đặc sắc nghệ thuật của văn bản. Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Hiểu chủ đề của văn bản. - Xác định được nội dung của văn bản. Vận dụng: - Trình bày được thông điệp được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Viết bài văn - Nhận 1* 1* nghị luận về biết: Kiểu vấn đề của
  4. đời sống xã bài, bố cục hội. của bài văn - Thông hiểu: Xác định rõ vấn đề cần bàn luận và trình bày ý kiến. - Vận dụng: + Sử dụng các phương thức, thao tác đã học để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. + Viết được bài văn 1*TL nghị luận về một vấn đề đời sống. Bài viết đảm bảo nêu rõ vấn đề cần bàn luận và trình bày ý kiến tán thành. Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tổng 6 TN 1 TN 1 TL 1*TL 2 TL 1*TL 1*TL
  5. Tỉ lệ % 40 30 30 Tỉ lệ chung 70 30 UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm có 2 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN “Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Có người bạn rủ ra tỉnh chơi, anh ta nấn ná không đi vì sợ đi với bạn phải đãi bạn. Bị người ta chê cười mãi, một hôm, anh ta vào buồng giắt một quan tiền vào lưng, rồi sai một người ở cùng đi lên tỉnh. Đến tỉnh, anh trông thấy cái gì cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền rồi lại thôi. Trời nắng như thiêu, anh muốn vào quán uống nước, nhưng sợ phải trả tiền cho người nhà, đành đi qua. Đến chiều trở về, khi qua đò, đến giữa dòng, anh khát quá không chịu được mới cúi xuống uống nước chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh người nhà vội kêu to lên: - Ai cứu chủ tôi, xin thưởng một quan tiền!
  6. Anh keo kiệt đương loay hoay giữa dòng, nghe tiếng, cố ngoi lên nói: - Một quan đắt lắm! Anh người nhà vội chữa lại: - Thôi thì năm tiền vậy! Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: “Năm tiền còn đắt quá…!” rồi chìm nghỉm.” (In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, NXB Văn học, 2009) Từ câu 1 đến câu 7: Em hãy chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây bằng cách ghi chữ cái trước phương án đó vào giấy bài làm. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào dưới đây? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cười. C. Truyện đồng thoại. D. Truyện cổ tích. Câu 2. Văn bản “Đến chết vẫn hà tiện” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba. Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “hà tiện” trong văn bản trên. A. Chi tiêu phóng khoáng, rộng rãi, không toan tính. B. Chỉ cách chi tiêu tiết kiệm nhưng ở mức thái quá đến mức bủn xỉn. C. Là phẩm chất của sự tiết kiệm, thận trọng trong việc tiêu thụ các nguồn lực có thể tiêu hao. D. Chỉ việc sử dụng của cải, vật chất, thời gian, ...một cách đúng mực, không gây lãng phí và có tính bền vững cao. Câu 4. Anh nhà giàu trong văn bản trên có đặc điểm tính cách gì? A. Cần kiệm, chịu khó. B. Hào phóng, rộng rãi. C. Siêng năng, chăm chỉ. D. Keo kiệt, bủn xỉn. Câu 5. Trong văn văn bản trên, nhân vật anh nhà giàu được miêu tả qua những phương diện nào dưới đây? A. Lời nói, hành động. B. Lời nói, suy nghĩ. C. Thái độ, cử chỉ. D. Hành động, suy nghĩ. Câu 6. Phương án nào sau đây không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của văn bản trên? A. Cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. B. Ngôn ngữ dân dã, hài hước, nhiều ẩn ý. C. Nhân vật thường là loài vật được nhân hóa. D. Mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.
  7. Câu 7. Chủ đề của văn bản trên là A. phê phán hủ tục lạc hậu. B. răn dạy đạo lí truyền thống. C. ca ngợi đức tính tốt đẹp. D. phê phán thói hư tật xấu. Từ câu 8 đến câu 10: Em hãy ghi câu trả lời của mình vào giấy bài làm. Câu 8. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết “Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: “Năm tiền còn đắt quá...!" rồi chìm nghỉm.”? Câu 9. Em hiểu như thế nào về nội dung của văn bản trên? Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. ---------------HẾT------------ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.) HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: * HSKT + Chỉ cần làm đúng được 05 câu trắc nghiệm phần đọc hiểu.
  8. + Hiểu và diễn đạt được nội dung của phần viết ở mức độ đơn giản thì đạt Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Phương án B C B D A C D trả lời 2. Trắc nghiệm tự luận: Câu Gợi ý trả lời Điểm 8 HS nêu được ý nghĩa tiêu biểu. - Câu nói để lại tiếng cười cho người đọc về sự keo kiệt, bủn xỉn 0.5 điểm của anh nhà giàu cho dù đến phút cuối của cuộc đời khi đã sắp chết nhưng vẫn còn tiếc tiền. * GV linh hoạt ghi điểm cho học sinh khi thấy câu trả lời phù hợp. 9 Nêu được nội dung: 1.0 điểm - Truyên đả kích và châm biếm những kẻ keo kiệt, tiết kiệm quá mức để cuối cùng phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình. 10 - Bài học: + Thói hà tiện là thói quen xấu, chúng ta cần loại bỏ. 1.0 điểm + Phải biết xem xét hoàn cảnh của bản thân, tiết kiệm là quý nhưng đừng đến mức keo kiệt, ki bo và bủn xỉn. + Luôn quan tâm đến sức khỏe, cuộc sống của bản thân. + Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, ... * GV linh hoạt ghi điểm cho học sinh. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài: Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 điểm Nội dung 2.5 điểm Trình bày, diễn đạt 0.5 điểm Sáng tạo 0.5 điểm B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí: 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Biết cách viết bài văn đủ 3 ý: Mở bài, thân - Mở bài: bài và kết bài. Phần Thân bài biết tổ chức gồm - Thân bài: nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với - Kết bài: nhau. 0.25 Bài văn thiếu kết đoạn 0.25 Chưa biết hình thức trình bày bài văn 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
  9. 2.0-2.5 * Mở bài: Bài viết có thể trình bày - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: theo nhiều cách khác trách nhiệm của chúng ta trong việc xây nhau nhưng cần thể hiện dựng môi trường nhân ái, chan hòa. được những nội dung - Bày tỏ ý kiến cá nhân ý nghĩa của vấn sau: đề. * Thân bài: - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa của vấn đề: Trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. + Ý 1: Giúp con người trở nên gắn bó, kết nối, thấu hiểu, đồng cảm cho nhau. + Ý 2: Vượt qua những trở ngại, nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. + Ý 3: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc; xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân ái. - Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với thế giới xung quanh; cố ý gây mâu thuẫn với mọi người chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi,… (HS phân tích được 2-3 lí lẽ, 2-3 dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề) - Bài học nhận thức, hành động + Mỗi người biết nhận ra và từ bỏ thói ích kỷ. + Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. + Biết trao đi yêu thương, bao dung hơn. +… * Kết bài: Khẳng định trách nhiệm của chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. 1.0-1.75 * Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng môi trường nhân ái, chan hòa. - Bày tỏ ý kiến cá nhân ý nghĩa của vấn đề. * Thân bài: - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa của
  10. vấn đề: Trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. + Ý 1: Giúp con người trở nên gắn bó, kết nối, thấu hiểu, đồng cảm cho nhau. + Ý 2: Vượt qua những trở ngại, nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. + Ý 3: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc; xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân ái. - Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với thế giới xung quanh; cố ý gây mâu thuẫn với mọi người chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi,… (HS phân tích được 2-3 lí lẽ, 2-3 dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề) - Bài học nhận thức, hành động + Mỗi người biết nhận ra và từ bỏ thói ích kỷ. + Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. + Biết trao đi yêu thương, bao dung hơn. +… * Kết bài: Khẳng định trách nhiệm của chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. * HS làm được những yêu cầu trên nhưng lập luận chưa sâu lắm. 0.25-0.75 * Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng môi trường nhân ái, chan hòa. - Bày tỏ ý kiến cá nhân ý nghĩa của vấn đề. * Thân bài: - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa của vấn đề: Trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. + Ý 1: Giúp con người trở nên gắn bó, kết nối, thấu hiểu, đồng cảm cho nhau. + Ý 2: Vượt qua những trở ngại, nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống.
  11. + Ý 3: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc; xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân ái. - Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với thế giới xung quanh; cố ý gây mâu thuẫn với mọi người chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi,… (HS phân tích được 2-3 lí lẽ, 2-3 dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề) - Bài học nhận thức, hành động + Mỗi người biết nhận ra và từ bỏ thói ích kỷ. + Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. + Biết trao đi yêu thương, bao dung hơn. +… * Kết bài: Khẳng định trách nhiệm của chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng một môi trường nhân ái, chan hòa. * HS có thực hiện được một số yêu cầu trên nhưng lập luận chưa thuyết phục. 0.0 Bài viết lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài viết đúng hình thức bài văn, trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.25-0.00 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) 0.5 - Có sáng tạo trong cách diễn đạt. Bố cục rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu và xác thực. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.00 - Chưa sáng tạo.
  12. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Đặng Thị Hoài Phương Trương Thị Sen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0