intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Chia sẻ: Jiayounanhai Jiayounanhai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

307
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và phân loại học sinh. Đồng thời giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện, nâng cao kiến thức môn học. Để nắm chi tiết nội dung các bài tập mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI Năm học: 2019 – 2020 Môn NGỮ VĂN – Khối 11 Đề gồm có 1 trang Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh:………………………………………SBD:……………………….. PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy. Đàn ếch xúm lại: -“Không nghe chúng tôi nói gì à?” Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ. Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: Con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó. Có một bài học từ câu chuyện này: Lời nói có sức mạnh khủng khiếp. Một lời động viên chân thành dành cho người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ để vượt qua hết những khó khăn nghịch cảnh mà họ tưởng chừng như không bao giờ có thể làm được. Một lời tiêu cực với người đang trong cơn khủng hoảng có thể giết chết họ. Vì vậy hãy cẩn thận với lời nói của bạn... (http://www.truyenngan.com.vn Câu chuyện hai con ếch và những điều cần ngẫm- Trang báo Sinh viên- ĐH An Giang) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.(0.5 điểm) Câu 2: Trong câu chuyện, vì sao một con ếch có thể thoát khỏi cái hố sâu? (0,5 điểm) Câu 3: Tại sao tác giả lại cảnh tỉnh mọi người rằng “Hãy cẩn thận với lời nói của bạn” ? (1,0 điểm) Câu 4: Qua câu chuyện trên anh/ chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước tác động của đám đông? (1,0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày ý nghĩa của lời động viên trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy ( Tố Hữu) ---------- Hết ----------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2019 – 2020 Môn: VĂN – Khối 11 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; - Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2. Yêu cầu về kiến thức: a.Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự/ phương thức tự sự (0.5 điểm) b.Câu 2: Con ếch có thể thoát khỏi cái hố sâu vì nó bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó.(0,5 điểm) c. Câu 3:Tác giả cảnh tỉnh mọi người rằng “Hãy cẩn thận với lời nói của bạn” vì lời nói có thể ảnh hưởng tới cảm xúc, tác động tích cực hoặc tiêu cực, chi phối hành động của mỗi người. Nó có thể mang đến niềm tin, sự lạc quan nhưng cũng có thể khiến người khác bi quan, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của họ. (1,0 điểm) - Nếu HS trích dẫn nguyên văn trong văn bản (“một lời động viên...giết chết họ”) chỉ đạt tối đa 0,5 điểm d.Câu 4 :Học sinh có thể nêu ý kiến cá nhân với yêu cầu là đúng đắn, phù hợp, tránh chung chung, sáo rỗng. Gv căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Có thể diễn đạt theo cách sau: + Nêu bài học ứng xử trước tác động của đám đông (0,25 điểm) + Giải thích lí do rút ra bài học ấy (0,75 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc. - Yêu cầu hình thức: (Đảm bảo hình thức đoạn văn 0.25đ) + Không tách dòng. + Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng). - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực, đảm bảo các nội dung chính sau: b ) Yêu cầu về kiến thức: (1.25đ) - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. (0.25đ) - Triển khai vấn đề cần nghị luận: (1.0đ) HS có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của lời động viên trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: + Lời động viên là những lời nói có ý nghĩa khích lệ, hướng người nghe đến những suy nghĩ, hành động tích cực. + Lời động viên kịp thời thường có sức mạnh cổ vũ to lớn, có thể giúp người gặp nạn phấn khởi tìm ra con đường, cách thức để vượt qua hoạn nạn. + Tuy nhiên, khi nói lời động viên cần đúng mực, tránh gây cho người nghe ảo tưởng về bản thân.
  3. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải tỏ ra hiểu đề, biết cách nêu ý kiến của bản thân. Đáp án chỉ là một vài gợi ý. GV căn cứ vào bài làm HS để cho điểm. c) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25đ) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt d) Sáng tạo (0.25đ) Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2: (5,0 điểm) 1) Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học về thơ -Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2/Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài luận cần thể hiện được những ý cơ bản sau: a.Mở bài:Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính của bài thơ(0,5 điểm) b.Thân bài: (4,0 điểm) * Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng Đảng (khổ 1):1,5 điểm - Thể hiện qua cách tác giả kể lại kỉ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời mình (bút pháp tự sự, mốc thời gian “ Từ ấy”) -Thể hiện qua các động từ mạnh “bừng, chói”,qua các ẩn dụ “nắng hạ, mặt trời chân lí” để diễn tả niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng. -Thể hiện qua thái độ thành kính, biết ơn với Đảng ( bút pháp lãng mạn: như cỏ cây hoa lá đón ánh mặt trời). -Thể hiện qua nhận thức của tác giả: cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. * Luận điểm 2: Những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2):1,5 điểm -Thể hiện qua động từ “ buộc”, các từ ngữ “trang trải, trăm nơi” là sự gắn bó, hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người -Thể hiện qua ý thức tự nguyện đấu tranh Cách mạng, chiến đấu vì quần chúng cần lao, khẳng định tình hữu ái giai cấp và tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn ( Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời). - Đánh giá ( 1,0 điểm) "Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu" (Hoài Thanh). Qua đoạn thơ ta thấy được tài năng và tâm hồn của nhà thơ ở những tháng năm tuổi trẻ say mê lí tưởng. Điều đó cũng lí giải một phần vì sao sau này ông trở thành cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”... Giọng thơ trong trẻo, sôi nổi góp phần tạo nên thành công cho bài thơ. c.Kết bài (0,5 điểm): Qua bài thơ, ta hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu… trong việc làm nổi bật tâm trạng nhà thơ. “Từ ấy” cũng đã đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về ý nghĩa của lí tưởng sống. Qua đó, tạo nên sức hút lớn đối với những con người chân chính đã và đang đi theo lí tưởng của mình. Nhà thơ khơi lên lòng nhiệt huyết, quyết tâm của biết bao thế hệ để họ hôm nay và mai sau thực hiện ước nguyện xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
  4. Lưu ý: Khuyến khích cho điểm cao những bài viết có cảm xúc, có chiều sâu nhận thức, có sự sáng tạo. Biểu điểm:  Điểm 4-5: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách thuyết phục, bày tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; văn viết tinh tế, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một, hai sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ.  Điểm 3 -4: Cơ bản phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bày tỏ được của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.  Điểm 2 : Phân tích được một phần những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, phần bày tỏ suy nghĩ còn sơ sài hoặc không có. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  Điểm 1 : Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.  Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. ---------- Hết ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0