intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: HÓA HỌC. Lớp 12. (Đề thi có 04 trang, gồm 40 câu) Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 22/05/2022) Mã đề: 126 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Kim loại Fe phản ứng với A. dung dịch Mg(NO3)2. B. dung dịch HNO3 đặc nguội. C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Cl2. Câu 42: Thuỷ phân este nào sau đây không thu được ancol? A. CH3COOC6H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH2C6H5. D. HCOOCH2CH=CH2. Câu 43: Muối ngậm nước CaSO4.H2O được gọi là A. thạch nhũ. B. thạch cao nung. C. thạch cao sống. D. vôi tôi. Câu 44: Cho các chất: xenlulozơ, tinh bột, saccarozơ. Số chất chỉ chứa các mắt xích α-glucozơ là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 45: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4 đặc, nóng. + - Câu 46: Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là H + OH  H2O? o A. CaCO3 t CaO + CO2. B. HCl + NaOH NaCl + HCl. C. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2. D. BaO + H2O Ba(OH)2 Câu 47: Quặng nào sau đây chứa hàm lượng chính là Fe3O4? A. Cacnalit. B. Boxit. C. Pirit. D. Manhetit. Câu 48: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tan tốt trong nước? A. Tinh bột. B. Anilin. C. Glyxin. D. Metyl axetat. Câu 49: Tính chất nào sau đây là đúng khi nói về nhôm ? A. Dễ tan trong nước. B. là kim loại nặng. C. là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. D. Chất rắn, màu đen. Câu 50: Cho 8 gam hỗn hợp chứa Fe và Mg (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 12,7. B. 22,2. C. 16,4. D. 26,2. Câu 51: Cho các kim loại sau: Na, Cs, Cu, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Na. B. Cr. C. Cs. D. Cu. − Câu 52: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg 2+ , Ca 2+ , Cl − , HCO3 . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. NaHCO3. B. H2SO4. C. BaCl2. D. Na2CO3. Câu 53: Khí CO khử được oxit kim loại nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. MgO. B. K2O. C. Al2O3 D. FeO. Câu 54: Số nhóm hiđroxyl (-OH) trong phân tử Etanol (ancol etylic) là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 55: Cắt một miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm, sau một thời gian A. Sn bị oxi hóa. B. Sn bị khử. C. Fe bị khử. D. Fe bị oxi hóa. Câu 56: Cacbohiđrat X dạng vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. X là A. fructozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Trang 1/4 - Hóa 12 - Mã đề 126
  2. Câu 57: Cho 3,45 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 1,68 lít khí hiđro. Kim loại kiềm đó là A. K. B. Rb. C. Na. D. Li. Câu 58: Este nào sau đây có công thức phân tử C3H6O2? A. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Vinyl fomat. D. Propyl fomat. Câu 59: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử? A. Polietilen. B. tơ nilon -6. C. Tơ nitron. D. Tơ nilon-6,6. Câu 60: Loại dầu nào dưới đây không chứa thành phần chất béo? A. Dầu dừa. B. Dầu nhớt. C. Dầu vừng. D. Dầu lạc. Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm Glucozo, tinh bột, fuctozo; saccarozo, cần 0,28 mol khí O2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 39,4. B. 29,55. C. 55,16. D. 19,70. Câu 62: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử? A. KMnO4. B. Cl2. C. BaCl2. D. Fe. Câu 63: Trong các hợp chất, số oxi hóa của kim loại kiềm thổ là A. +2 . B. −1 . C. −2 . D. +1 . Câu 64: Peptit nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Gly-Ala. B. Gly-Gly. C. Ala-Gly-Val. D. Ala-Val. Câu 65: “Nước đá khô” được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm, hạt giống,… Công thức hóa học của nước đá khô là A. CO2. B. NH3. C. H2O. D. N2. Câu 66: Cho 5,9 gam trimetylamin tác dụng với 120 ml dung dịch HCl 1M thu được dd X. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 10,28. B. 9,55. C. 7,65. D. 8,1. Câu 67: Cho các polime sau: tơ capron, tơ nilon - 7, tơ axetat, poliisopren, poli(vinyl clorua). Số polime dùng làm tơ, sợi là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 68: Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy cao và được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn sợi đốt. X là A. Cu. B. Cr. C. Ag. D. W. Câu 69: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm Al và Fe3O4 một thời gian thu được 31,30 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được 18,40 gam hỗn hợp rắn Z và có 3,36 lít khí thoát ra. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là A. 74,12%. B. 91,37%. C. 67,41%. D. 32,59%. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Magie cháy sáng trong khí O2 ở nhiệt độ cao. (b) Hỗn hợp kim loại Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư. (c) Khi bị bỏng vôi bột có thể xử lý ban đầu bằng cách dùng nước rửa sạch. (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa. (e) Cho từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 thấy khí xuất hiện ngay lập tức. (f) Nhiệt phân muối nitrat luôn thu được đơn chất khí O2. (g) Để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành nhiệt phân NH4HCO3 Số phát biểu sai là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Trang 2/4 - Hóa 12 - Mã đề 126
  3. Câu 71: Hidro hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm các triglixerit, thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 65,31 gam. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 120 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và hỗn hợp Z gồm hai muối natri panmitat và natri stearat. Phần trăm khối lượng của natri stearat trong Z là A. 48,63%. B. 39,77%. C. 52,40%. D. 44,79%. Câu 72: Hòa tan hoàn toàn 10,28 gam hỗn hợp X gồm Na, Na 2O, K và K2O vào nước dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y (trong đó có chứa 8,96 gam KOH). Cho 11,36 gam P2O5 vào Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 24,40. B. 20,80. C. 23,68. D. 25,12. Câu 73: Đốt cháy 0,6 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở cần dùng 1,5 mol khí O 2. Toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2, thu được 80 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 18,32 gam so với ban đầu. Mặt khác, cho 20,52 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 47,52. B. 23,76. C. 11,88. D. 31,68. Câu 74: Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H 2O và 1,5 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 49,98 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại K thu được 0,3 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, K2CO3 và 0,3 mol CO2. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong T gần nhất với A. 22%. B. 17%. C. 12%. D. 7%. Câu 75: Điện phân có màng ngăn 500 ml dd chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40. Câu 76: Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO 3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N 2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 15%. B. 13%. C. 12%. D. 14%. Câu 77: Cho các phát biểu sau: (a) Sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan. (b) Cao su buna, cao su buna-N, cao su buna – S, đều có chứa các nguyên tố C, H. (c) Fructozơ làm mất màu dung dịch brom. (d) Các amin không độc nên được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm. (e) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch. (f) Đốt cháy hỗn hợp HCOOCH3 và C2H5COOH luôn thu được số mol H2O bằng số mol CO2. (g) Benzyl axetat, etyl propionat có mùi tương ứng là: mùi hoa nhài; mùi dứa. (h) Trong tự saccarozo tồn tại nhiều trong cây mía, củ cải đường,. (i) Bông, sợi đay, tre, nứa có chứa nhiều xenlulozo. (k) Các aminoaxit: Lysin; axit glutamic; alanin; valin đều làm đổi màu quì tím Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Trang 3/4 - Hóa 12 - Mã đề 126
  4. Câu 78: Hợp chất hữu cơ X no, có công thức là C7HyO6Nt (y < 17). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được ancol etylic, amin Z và hỗn hợp T gồm hai muối, trong đó có một muối của axit cacboxylic không có phản ứng tráng bạc và một muối của -amino axit. Cho các phát biểu sau: (a) X có chứa gốc axit của axit axalic (b) Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch Z đặc thấy hiện tượng khói trắng. (c) -amino axit cấu tạo nên X có tên bán hệ thống là axit 2-aminoetanoic. (d) X không có đồng phân. (e) Axit cacboxylic cấu tạo nên X là axit không no mạch hở. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 79: Tiến hành hai thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch. Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom. Cho các phát biểu sau: (a) Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự. (b) Kết thúc thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. (c) Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng metylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh. (d) Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng cộng brom vào nhân thơm của anilin. (e) Ở thí nghiệm 2 chứng tỏ nguyên tử H của vòng benzen trong anilin dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 80: Từ chất E (C3H8O2) thực hiện sơ đồ phản ứng sau: Biết: E, X, Y, Z, T đều là các chất hữu cơ khác nhau và mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Cho các phát biểu sau: (a) T là este no hai chức, mạch hở. (b) X có tên gọi là andehit malonic (c) Cho Y là hợp chất vừa tác dụng được với NaOH, vừa tác dụng được với HCl (d) E không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (e) Từ chất X có thể điều chế chất Z bằng một phản ứng. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng BẢNG TUẦN HOÀN và tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Hóa 12 - Mã đề 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2