Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
lượt xem 2
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
- SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Lịch sử. Lớp 11. (Đề thi có 04 trang, gồm 50 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 22/11/2021) Mã đề 117 Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô. B. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. C. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. D. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nào buộc nhà Trần luôn thực hiện chủ trương phòng ngự tích cực trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII? A. Do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh B. Do kẻ thù cấu kết với lực lượng tay sai trong nước C. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân D. Nhờ có sức mạnh về mọi mặt Câu 3: Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mỹ ngoại trừ: A. In-đô-nê-xi-a. B. Miến Điện. C. Mã Lai. D. Xiêm. Câu 4: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Nông nghiệp lúa nước B. Chăn nuôi gia súc C. Làm đồ gỗ, dệt vải D. Buôn bán giữa các vùng. Câu 5: Để từng bước tiến hành xâu xé Trung Quốc, các nước đế quốc đã làm gì? A. đòi được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc B. đòi được tự do đi lại, buôn bán ở Trung Quốc C. đòi chính quyền Mãn Thanh phải bãi bỏ nhiều thứ thuế D. “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện Câu 6: Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của Phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Thống nhất hoàn toàn đất nước. C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước. D. Đánh bại quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh. Câu 7: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục. B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ. C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. D. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Câu 8: Khi quân Xiêm chuẩn bị tiến đánh Mỹ Tho và Gia Định, Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch gầm đến Xoài Mút làm: A. nơi tập kích nghĩa quân B. căn cứ của nghĩa quân C. trận địa quyết chiến với giặc D. hệ thống phòng ngữ đánh địch Câu 9: Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là A. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu B. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu C. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn D. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi Câu 10: Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết vùng đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm? A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Kim C. Nguyễn Ánh D. Nguyễn Hoàng Câu 11: Từ nửa đầu thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành A. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển B. “sân sau” của các nước đế quốc C. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé. D. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc Trang 1/4 - Mã đề thi 117-Lịch sử 11
- Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị? A. Trở thành lực lượng lãnh đạo cao trào 1905 - 1908. B. Quyết định thành lập Đảng Quốc đại. C. Thực hiện chủ trương đấu tranh Ôn hòa trong Đảng Quốc đại. D. Thành lập phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại. Câu 13: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, trong đó tác động mạnh mẽ nhất đến cách mạng A. Lào B. Phi líp pin C. Việt Nam D. In đô nê xi a Câu 14: Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào? A. Đức, Áo-Hung, Italia B. Đức, Ý, Nhật. C. Đức, Nhật, Áo-Hung D. Đức, Nhật, Mĩ. Câu 15: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS B. Giai cấp tư sản nắm quyền. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân D. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế Câu 16: Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển như ở phương Đông cổ đại là vì A. sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán B. khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp C. phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn rất khó canh tác D. các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải Câu 17: Trong ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế? A. Tăng lữ, Quý tộc. B. Quý tộc C. Đẳng cấp thứ ba D. Tăng lữ Câu 18: Một số định lí của nhà toán học nào từ thời cổ đại phương Tây vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay? A. Pitago. B. Talét, Hôme. C. Hôme. D. Talét, Pitago, ơclít. Câu 19: Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản chủ yếu nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ? A. Anh, Pháp B. Pháp, Tây Ban Nha. C. Anh, Bồ Đào Nha. D. Anh, Hà Lan. Câu 20: Chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ đã để lại hậu quả là A. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân. B. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội. C. biến Ấn Độ thành thị trường tiêu thụ của thực dân Anh D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ. Câu 21: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến? A. Pháp B. Anh C. Nga D. Đức Câu 22: Người có công đánh bại quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981 là A. Lê Hoàn B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Lý Thường Kiệt. D. Trần Hưng Đạo. Câu 23: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. Tiến hành những cải cách tiến bộ. B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây C. Duy trì chế độ phong kiến D. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới. Câu 24: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đế quốc nào được gọi là “đế quốc già”? A. Italia, Anh. B. Mỹ, Pháp. C. Đức, Mĩ. D. Anh, Pháp Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868? A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường. B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống. C. Phát triển kinh tế ở nông thôn. D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản. Trang 2/4 - Mã đề thi 117-Lịch sử 11
- Câu 26: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là A. Bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp B. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí C. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân D. Triều đình Mãn Thanh bắt tay với các nước đế quốc cùng đàn áp Câu 27: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) diễn ra trong bối cảnh: A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản. B. xã hội phong kiến Nhật khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng C. các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán ở Nhật Bản. D. chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng. Câu 28: Hiến Pháp năm 1889 qui định thể chế chính trị của nước Nhật là chế độ: A. Dân chủ Cộng hòa. B. quân chủ lập hiến. C. Dân chủ đại nghị. D. Cộng hòa tư sản. Câu 29: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là A. "Những người khốn khổ". B. "Những người I-nô-xăng đi du lịch". C. "Chiến tranh và hòa bình". D. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ". Câu 30: Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông được gọi là: A. chế độ chuyên chế cổ đại B. chế độ dân chủ chủ nô C. chế độ chiếm hữu nô lệ. D. chế độ cộng hoà Câu 31: Thời kỳ chuyên chính Giacôbanh được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 vì đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ A. chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng. B. tịch thu nhà máy, xí nghiệp của tư sản giao cho công nhân quả lý. C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi. Câu 32: Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là A. Trần Bình Trọng B. Trần Quang Khải C. Trần Quốc Toản D. Trần Quốc Tuấn Câu 33: Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất sự kiện nào đánh dấu nước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới? A. Mĩ tham chiến. B. Chiến thắng Véc-đoong C. Thất bại thuộc về phe liên minh. D. Cách mạng tháng 10 Nga thành công. Câu 34: Việt Nam rút ra được bài học gì từ những chính sách thực hiện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền dân tộc? A. Thực hiện mở cửa buôn bán tự do. B. Kích động mâu thuẫn giữa các nước lớn. C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. D. Du nhập tự do văn hóa phương Tây. Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để các nước châu Âu và Bắc Mĩ mở rộng xâm lược Đông Nam Á? A. Khủng hoảng chính trị. B. Khủng hoảng kinh tế. C. Khủng hoảng xã hội. D. Xung đột về sắc tộc. Câu 36: Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh. B. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc. C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung. Câu 37: Tại sao các nước đế quốc lại tranh nhau xâu xé Trung Quốc? A. Có vị trí chiến lược quan trọng B. Có truyền thống văn hóa lâu đời C. Là nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, nền văn hóa lâu đời. D. Giàu tài nguyên thiên nhiên Trang 3/4 - Mã đề thi 117-Lịch sử 11
- Câu 38: Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế nào? A. Căng thẳng, đối đầu nhau B. Bình thường. C. Hợp tác cùng phát triển. D. Hòa hoãn. Câu 39: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là A. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt B. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm C. Vũ khí thô sơ, lạc hậu D. Không dựa vào lực lượng nhân dân Câu 40: Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học nào quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh? A. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. B. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. C. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. D. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Câu 41: Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là A. nông nghiệp lạc hậu. B. sản xuất quy mô lớn. C. thương mại hàng hóa. D. công nghiệp phát triển. Câu 42: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến. B. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. C. gây thảm họa cho nhân loại, mang lại lợi ích cho đế quốc thắng trận. D. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế. Câu 43: Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 là của nhà soạn nhạc nào? A. Sô- panh. B. Trai- cốp- xki. C. Mô- da. D. Bét- tô-ven. Câu 44: Thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Châu Âu được đánh dấu bằng A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một số nước. B. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước. C. Nền cộng hòa được thiết lập ở khắp các nước. D. Các quốc gia độc lập lần lượt ra đời. Câu 45: Vì sao Nga phải ký với Đức bản hòa ước Bret Litốp 3/3/1918? A. Kêu gọi kết thúc chiến tranh. B. Bảo vệ chính quyền non trẻ. C. Chiến tranh sắp kết thúc. D. Tạo thế hòa hoãn với Đức. Câu 46: Phong trào chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại do? A. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức. B. Chưa có sự đoàn kết toàn dân, khởi nghĩa trong địa bàn hẹp. C. Diễn ra tự phát, chưa có những cuộc khởi nghĩa lớn kéo dài . D. Sự lãnh đạo chưa thống nhất, diễn ra ở địa bàn hẹp. Câu 47: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý (1075 - 1077) thể hiện rõ trong chủ trương: A. Vườn không nhà trống B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc Câu 48: Quốc gia Ai Cập cổ đại ra đời trên: A. lưu vực sông Ti-gơ-rơ B. lưu vực sông Hằng C. lưu vực sông Nin. D. lưu vực sông Hoàng Hà Câu 49: Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách: A. Tiên phát chế nhân B. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc C. Ngụ binh ư nông D. Vườn không nhà trống Câu 50: Sự kiện nổi bật nhất của tình hình thế giới những năm 1914-1918 là A. Hội nghị Oa-sin-tơn tổ chức tại Mỹ. B. Hội nghị Véc-xai khai mạc tại Pháp. C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 117-Lịch sử 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 504
4 p | 79 | 4
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 523
4 p | 20 | 3
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 522
4 p | 43 | 3
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 524
4 p | 18 | 2
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 519
4 p | 27 | 2
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 502
4 p | 64 | 2
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 516
4 p | 29 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 515
4 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 512
4 p | 40 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 511
4 p | 41 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 510
4 p | 51 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 509
4 p | 41 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 508
4 p | 41 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 507
4 p | 36 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 506
4 p | 61 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 505
4 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 503
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 501
4 p | 103 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn