
Trang 1
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA
(Thời gian 90 phút)
1 Cho m g hỗn hợp gồm 3 kim loại đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học phản ứng hết với
dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,008 lít H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,32 g
muối. Giá trị của m là:
A. 3g B. 5,016g C. 2,98g D. Kết qủa khác
2 Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là :
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
3 Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II và thuộc 2 chu kì liên tiếp
trong bảng tuần hoàn tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (đkc).
Hai kim loại đó là:
A. Be và Mg B. Ca và Sr C. Mg và Ca D. Sr và Ba
4 Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau
và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp
với hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo của Y là:
A. CH3-CH2-OH B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH D. CH2=CH-CH2-OH
5 Kim loại M tác dụng vừa đủ với hỗn hợp X gồm HNO3 và HCl có tỉ lệ mol 1:1 theo phương trình phản
ứng :
M + HNO3 + HCl → X + NO + H2O Vậy X là :
A. M(NO3)n B. MCln
C. M(NO3)n và MCln D. A, B, C đều sai
6 Cho 12 gam oxit kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng
thu được 24 gam muối. Công thức oxit là :
A. MgO B. FeO C. CuO D. CaO
7 Cho phương trình phản ứng :
FeS2 + A → FeSO4 + H2S + S . Vậy A là :
A. H2SO4 (loãng) B. H2SO4 (đặc) C. A, B đều đúng D. A, B đều sai
8 Để nhận biết 2 dd NaHCO3 và NH4HSO4 ta có thể dùng :
A. dd HCl B. dd Ba(OH)2 C. dd NaOH D. cả A, B, C đều đúng
9 Cho m gam hh A gồm Ag, Cu, Fe có số mol bằng nhau phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng,
sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí B (đkc) gồm NO và NO2 . Biết tỉ khối của hỗn hợp B so với
hidro bằng 21. Giá trị của m là :
A. 22,8 gam B. 24,8 gam C. 34,2 gam D. Kết quả khác
10 Kết luận nào sau đây không đúng ?
A. dd NaAlO2 có môi trường baz
B. Al(OH)3,Zn(OH)2 là các hidroxit lưỡng tính
C. Trong các phản ứng hóa học SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
D. Phenol có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ
11 Cho phản ứng sau :
CnH2n + KMnO4 + H2O → MnO2 + KOH + X.
Vậy X là hợp chất :
A . Hòa tan được Cu(OH)2 B. Không hòa tan được Cu(OH)2
C. Phản ứng được với NaOH D. Phản ứng được với dd AgNO3/NH3
12 Để điều chế cao su Buna – S người ta thực hiện phản ứng :
A. Đồng trùng hợp B. Trùng hợp C. Đồng trùng ngưng D. Trùng ngưng
13 Có các chất sau: Cu; dd HCl; dd KNO3; dd FeSO4; dd Fe2(SO4)3; O2. Trong số các chất trên có thể
tạo với nhau nhiều nhất bao nhiêu phản ứng ?
A. 2 phản ứng B.3 phản ứng C. 4 phản ứng D. 5 phản ứng