Đề thi thử đại học năm 2012 môn: Hóa học, khối A, B - Mã đề thi 2012 AAA
lượt xem 2
download
Đề thi thử đại học năm 2012 môn "Hóa học, khối A, B - Mã đề thi 2012 AAA" gồm 60 câu hỏi bài tập trắc nghiệm trong thời gian làm bài 90 phút. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử đại học năm 2012 môn: Hóa học, khối A, B - Mã đề thi 2012 AAA
- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: HÓA HỌC; Khối A, B ĐỀ THI THỬ SỐ 001 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 06 trang) Thi ngày 1 tháng 1 năm 2012 Mã đề thi 2012 AAA Họ, tên thí sinh:…………………………………………………… Số báo danh:……………………………………………………… Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu từ câu 1 đến 40) Câu 1: Trộn 100ml dung dịch A gồm KHCO3 2M và K2CO3 1M vào 100ml dung dịch B gồm NaHCO3 2M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H 2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là: A. m = 121,8 gam và V = 4,48 lít B. m = 43 gam và V = 22,4 lít C. m = 121,8 gam và V = 2,24 lít D. m = 43 gam và V = 4,48 lít Câu 2: X có công thức là C4H14O3N2 khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là ?. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 3: X là hợp chất có công thức phân tử C3H7O3N. X phản ứng với dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều có khí không màu thoát ra. Cho 0,5 mol X phản ứng với 3 mol NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch khối muối khan thu được là ?. A. 133 gam B. 53 gam C. 42,5 gam D. 142,5 gam Câu 4: Cho dãy gồm các chất: Na, K, Mg, Ag, O3, Cl2, HCl, Cu(OH)2, Mg(HCO3)2, CaO, CuO, NaCl, C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, CH3ONa, CH3COONa. Số chất tác dụng được với dung dịch axit propionic (trong điều kiện thích hợp) là: A. 12 B. 13 C. 11 D. 10 Câu 5: Nung hỗn hợp X chứa 15,8 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 36,3 gam hỗn hợp Y gồm 6 chất. Cho Y tác dụng với HCl đặc dư đun nóng, lượng khí Clo sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 300ml dung dịch NaOH 5M đun nóng được dung dịch Z, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn khan cô cạn Z là: A. 111 gam B. 100 gam C. 88 gam D. 91,8 gam Câu 6: Sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit? A. axit phenic < axit p-nitrobenzoic < axit p-metylbenzoic < axit benzoic B. axit p-nitrobenzoic < axit benzoic < axit phenic < axit p-metylbenzoic C. axit p-metylbenzoic < axit p-nitrobenzoic < axit benzoic < axit phenic D. axit phenic < axit p-metylbenzoic < axit benzoic < axit p-nitrobenzoic Câu 7: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,85m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 72 gam B. 53,33 gam C. 74,67 gam D. 32,56 gam Câu 8: Nung m gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 36,84% về khối lượng) trong oxi thu được 36,8 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong V ml dung dịch HNO3 2M lấy dư 25% so với lượng phản ứng, thu được 0,2 mol hỗn hợp NO, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m và V lần lượt là: A. 30,4 gam và 875 ml B. 30,4 gam và 375 ml C. 29,5 gam và 875 ml D. 29,5 gam và 375 ml Câu 9: Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được tối đa bao nhiêu lọ trong số 10 lọ mất nhãn chứa: dung dịch Na[Al(OH)4], dung dịch KCl, dung dịch K2CO3, dung dịch BaCl2, dung dịch K2SO3, dung dịch K2S, dung dịch K2SO4, C6H5NH2 (anilin), dung dịch C6H5ONa (natri phenolat) và benzen ?. A. 7 B. 10 C. 8 D. 6 Trang 1/6 – Mã đề thi 2012 AAA
- Câu 10: Cho hỗn hợp X là các amin no, đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng của nitơ là 31,11%, 23,73%, 16,09% và 13,86%. Cho m gam hỗn hợp X có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 : 7 : 9 tác dụng với dụng dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra 296,4 gam. Giá trị của m là: A. 208,8 gam B. 120,8 gam C. 201,8 gam D. 156,8 gam Câu 11: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng NaOH, rắn để làm khô các chất khí ẩm NH 3, O2, N2, CH4, H2. (b) Khí ẩm CO2 có thể làm khô bởi H2SO4 đặc . (c) Chất có thể dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là dung dịch H2SO4 đậm đặc. (d) Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô dãy các chất khí ẩm là CO2, O2, N2, CH4, H2. (e) Có thể dùng CaO để làm khô các chất khí ẩm NH3, O2, N2, CH4, H2. (f) Cho các chất khí NH3, O2, N2, CH4, H2 có thể làm khô bằng NaOH khan. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12: X là kim loại có hóa trị II. Cho 6,082 gam X tác dụng hết với HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (điều kiện tiêu chuẩn). X có 3 đồng vị, biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ 2 bằng trung bình cộng số khối của 2 đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ 3 chiếm 11,4% số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ 2 là một đơn vị. Số khối và phần trăm khối lượng của đồng vị 2 là: A. 26 và 78,6% B. 26 và 10% C. 25 và 10% D. 25 và 78,6% Câu 13: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,9 mol. Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 80,64 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) và 70,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là: A. 34,56 gam B. 54 gam C. 53,25 gam D. 34,08 gam Câu 14: Cho các phản ứng sau: (1) SO2 + H2S (2) Na2S2O3 + H2SO4 (3) HI + FeCl3 (4) H2S + Cl2 0 (5) H2O2 + KNO2 (6) O3 + Ag 0 t (7) Mg + CO2 (8) KClO3 + HCl (đ) (9) NH3 + CuO t (10) Si + NaOH (11) NH4Cl + NaNO2 (12) SiO2 + HF Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 15: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X chứa Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 thu được 1,568 lít NO2 duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn). Dung dịch thu được tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 9,76 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 ban đầu là: A. 47,2% B. 42,6% C. 46,2% D. 46,6% Câu 16: Một hỗn hợp A gồm hai kim loại oxit là FexOy và M2O3 với số mol là a và b, trong đó a = 1,6b. Khi cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra 179,2ml khí (điều kiện tiêu chuẩn) và hỗn hợp muối có khối lượng gấp 1,356 lần khối lượng muối tạo ra từ FexOy. Tính khối lượng hỗn hợp A và khối lượng muối tạo thành lần lượt là: A. 4,732 gam và 13,02 gam B. 4,732 gam và 9,6 gam C. 5,752 gam và 13,02 gam D. 5,752 gam và 9,6 gam Câu 17: Cho các chất: K3PO4, KH2PO3, K2HPO4, KH2PO4, KHS, K2S, KCl, KHSO4, K2HPO4, K2SO4, KHCO3, K2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch KOH và dung dịch HCl là: A. 4 chất B. 5 chất C. 6 chất D. 7 chất Câu 18: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 12,88 lít hỗn hợp khí X (điều kiện tiêu chuẩn) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 6,72 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn). Phần trăm thể tích khí H2 trong X là : A. 39,13% B. 21,74% C. 17,39% D. 60,87% Câu 19: Cho các cặp chất (ở trạng thái rắn hoặc dung dịch) phản ứng với nhau: (1) Pb(NO3)2 + H2S (2) Pb(NO3)2 + CuCl2 (3) H2S + SO2 (4) FeS2 + HCl (5) AlCl3 + NH3 (6) NaAlO2 + AlCl3 (7) FeS + HCl (8) Na2SiO3 + HCl (9) NaHCO3 + Ba(OH)2 dư. (10) NaOH + Ca(HCO3)2 (11) C2H2 + KMnO4 (12) CO2 + NaAlO2 Số lượng các phản ứng tạo ra kết tủa là: A. 9 B. 12 C. 11 D. 10 Trang 2/6 – Mã đề thi 2012 AAA
- Câu 20: Cho 3,584 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp gồm một ankan (X), một anken (Y), một ankin (Z). Lấy 1/2 hỗn hợp cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong ammoniac thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47 gam kết tủa. Cho 1/2 hỗn hợp còn lại đi qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22 gam và có 13,6 gam brom đã phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí đi ra khỏi bình brom rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 2,955 gam kết tủa. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH4, C2H4, C2H2 B. C3H8, C2H4, C3H4 C. C3H8, C2H4, C2H2 D. CH4, C2H4, C3H4 Câu 21: Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là: Zn + H2SO4 ZnSO4 + S + H2S + SO2 + H2O Biết tỉ lệ mol của S : H2S : SO2 = a : 5b : 7c A. 4a + 25b + 14c B. 7a + 45b + 21c C. 9a + 55b + 28c D. 10a + 65b + 35c Câu 22: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18 mol H2SO4 thu được dung dịch X và 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 0,04 mol Cu vào X thấy có khí NO tiếp tục thoát ra, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 16,94 gam B. 23,76 gam C. 28,00 gam D. 19,44 gam Câu 23: Cho các sơ đồ sau: xt LiAlH4 H SO (đ) 1700C + O2, PdCl2, CuCl2 (1) CH3OH + CO X (duy nhất) Y 2 40 Z M (2) Cumen + Br2/as C9H11Br KOH/ancol C9H10 Br2, 500 C E (C9H9Br) 0 Na (3) CH4 1500 C A CuCl2 B + HCl/HgCl2 C D Hãy cho biết chất M, E và D là: A. M là C2H2, E là 1-brom-2-phenylpropen và D là Cao su Buna. B. M là CH3CHO, E là 3-brom-2-phenylpropen và D là Cao su Buna. C. M là C2H2, E là 1-brom-2-phenylpropen và D là Cao su cloropren. D. M là CH3CHO, E là 3-brom-2-phenylpropen và D là Cao su cloropren. Câu 24: Cho hỗn hợp A gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Lấy 100ml hỗn hợp A trộn với 300ml oxi dư. Đốt hoàn toàn hỗn hợp, thể tích hỗn hợp sản phẩm khí và hơi thu được 435ml. Sau khi cho hỗn hợp đó đi qua H2SO4 đặc thể tích khí còn lại là 185ml. Khi cho qua tiếp KOH đặc thì còn lại 45ml. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử hai hiđrocacbon là: A. C3H6, C4H8 B. C3H8, C4H10 C. C2H4, C3H6 D. CH4, C2H6 Câu 25: Cho các chất sau: Bạc axetilua; metan; 1,2-đicloetan; canxi cacbua; propan; etyl clorua; methanol; etanol; nhôm cacbua. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên có thể điều chế được anđehit axetic bằng hai phản ứng liên tiếp ?. A. 5 chất B. 6 chất C. 7 chất D. 8 chất Câu 26: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O có khối lượng phân tử tăng dần, lấy cùng một số mol mỗi chất cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì đều thu được Ag và 2 muối A, B. Lượng Ag do X sinh ra gấp 2 lần lượng Ag do Y hoặc Z sinh ra. Biết . - A tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng một khí vô cơ. - B tác dụng với dung dịch NaOH hoặc H2SO4 loãng đều tạo khí vô cơ. Công thức cấu tạo của X, Y, Z. A. HCHO, HCOOH, OHC-CHO B. HCOOH, CH3CHO, HCHO C. HCHO, HCOOH, HCOONH4 D. HCHO, HCOOCH3, HCOONH4 Câu 27: Cho dãy các chất: KOH, Al(OH)3, Pb(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2, Be(OH)2, NaHCO3, H2O, ZnO, Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, Sn(OH)2, Cr(OH)3, NaHS. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 12 B. 13 C. 11 D. 10 Câu 28: Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (41.nX = 34.nY), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) . Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: A. (COOH)2 và CH3CH2CH2-COOH B. CH3CH2-COOH và (COOH)2 C. H-COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH D. CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH Câu 29: Cho các chất sau: stiren, toluen, etilen, propin, đivinyl, xiclopropan, xiclobutan, benzen, glucozơ vinylaxetilen, propilen, but-1-in, hex-2-en, etilen, axetilen, đimetyl ete, metyl acrylat, vinyl axetat, fructozơ, phenol. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom. A. 14 B. 11 C. 13 D. 12 Câu 30: Cho 9,2 gam Na vào 160ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là: A. 2,62 gam B. 7,86 gam C. 5,24 gam D. 8,2 gam Trang 3/6 – Mã đề thi 2012 AAA
- Câu 31: Đun nóng m gam hỗn hợp có số mol bằng nhau của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ trong dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thêm lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 tạo ra 12,96 gam Ag. Vậy m có giá trị là: A. 10,44 gam B. 7,02 gam C. 5,22 gam D. 5,04 gam Câu 32: Hỗn hợp X gồm rượu metylic, rượu etylic, rượu propylic và nước. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 21,28 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được V lít khí CO 2 (điều kiện tiêu chuẩn) và 52,2 gam H2O. Tính giá trị của m và V là: A. m = 46,9 gam và V = 44,8 lít B. m = 48,2 gam và V = 44,8 lít C. m = 46,9 gam và V = 22,4 lít D. m = 48,2 gam và V = 22,4 lít Câu 33: Cho các phát biểu sau: (a) Số đồng phân aminoaxit có cùng công thức phân tử C5H11O2N và có thể tạo peptit là 3. (b) A là amino axit có công thức (C3H6O2N)n. Vậy công thức phân tử của A là C3H6O2N. (c) Cho các chất: HCl, H2SO4, P, S, SO3, NH3. Ở điều kiện thích hợp, số chất bị oxi hóa KClO 3 là 3. (d) Tổng số liên kết trong phân tử ankin CnH2n – 2 là 3n – 3, anken là CmH2m là 3m – 1. (e) Chỉ dùng một thuốc thử Ba(OH)2 ta có thể phân biệt được 7 lọ mất nhãn chứa MgCl2, AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl2, FeCl3 và CrCl3. Số phát biểu sai là. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 34: Cho vào khí nhiên kế 10 cm3 chất hữu cơ A (chứa C, H, N), 25 cm3 H2 và 40 cm3 O2. Bật tia lửa điện cho hỗn hợp nổ. Chuyển hỗn hợp khí nhận được về điều kiện ban đầu, H 2O ngưng tụ hết, thu được 20 cm3 hỗn hợp khí, trong đó có 10 cm3 bị NaOH hấp thụ và 5 cm3 bị photpho hấp thụ. Công thức phân tử của A là: A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 1 mol một heptapeptit X cho 2 mol Lys, 2 mol Phe, 1 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X các tripeptit sau: Lys-Ala-Gly, Phe-Lys-Val, Gly-Phe-Lys, Ala-Gly-Phe, Lys-Val-Phe. Thứ tự liện kết các amino axit trong X là: A. Lys-Val-Phe-Lys-Ala-Gly-Phe B. Phe-Lys-Val-Phe-Lys-Ala-Gly C. Ala-Gly-Phe-Lys-Val-Phe-Lys D. Lys-Ala-Gly-Phe-Lys-Val-Phe Câu 36: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ đến khi thấy khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại thấy có 448ml khí (điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra ở anot. Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Khối lượng dung dịch sau điện phân đã giảm bao nhiêu gam (coi lượng H2O bay hơi là không đáng kể) ?. A. 2,7 gam B. 1,03 gam C. 2,95 gam D. 2,89 gam Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 14,75 gam chất hữu cơ A được hỗn hợp X chỉ gồm CO 2, hơi nước và khí HCl. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng dung dịch AgNO3 dư thấy khối lượng bình tăng 12,75 gam và xuất hiện 43,05 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình dẫn tiếp qua bình nước vôi trong dư thấy xuất hiện 30 gam kết tủa. Tổng số đồng phân cấu tạo của A là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Tổng số electron trong 2 ion XY32- và X2Y42- lần lượt là 32 và 46. Vậy X là cacbon. (b) Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường. (c) Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. (d) Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang. (e) Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+ dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-. (f) Tính chất hóa học của Fe2+ là tính khử. (g) Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương. Số phát biểu sai là: A. 1 B. 2 C. 3 D.5 Câu 39: Từ etilen và benzen, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Tổng số phản ứng ít nhất để có thể điều chế được polibutađien, polistiren, poli (butađien – stiren), poli (vinyl clorua) là: A. 11 B. 12 C. 9 D. 10 Câu 40: Cho 3,06 gam hỗn hợp X gồm 2 este A, B là đồng phân của nhau đều do các axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức tạo thành tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 0,15M. Các muối sinh ra đem sấy khô cân nặng 2,46 gam. Biết 1 trong 2 este này có khả năng tráng bạc và nA : nB = 1 : 2 (B có khả năng tráng bạc). Xác định công thức cấu tạo của A, B là: A. HCOOC4H9, CH3COOC3H7 B. HCOOC4H9; C2H5COOC2H5 C. HCOOC4H9, C3H7COOCH3 D. C2H5COOCH3, CH3COOC3H7 Trang 4/6 – Mã đề thi 2012 AAA
- II. PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến 50) Câu 41: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liện tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được V1 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) còn lại V2 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Biết V = V1 – 2V2. Vậy công thức phân tử của hai hiđrocacbon là: A. C3H2 và C3H4 B. C3H6 và C4H8 C. CH4 và C2H6 D. C2H4 và C3H6 Câu 42: Cho các phát biểu sau: (a) A là anđehit (C2H3O)n. Công thức phân tử của A là: C4H6O2. (b) A là axit cacboxylic (C3H4O3)n. Công thức phân tử của A là C6H8O6. (c) A là amino axit có công thức (C5H9O4N)n. Công thức phân tử của A là: C5H9O4N. (d) A là amin bậc một, công thức (CH4N)n. A có công thức phân tử là C2H8N2. (e) A là ankylbenzen, công thức (C3H4)n. Công thức phân tử của A là C9H12 Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 43: Cho dãy các chất và ion: S , Cl2, NO2, HCl, FeCl3, Al , KMnO4, K2Cr2O7, HNO3, NH3, S, FeO, NO2, C, 2- 3+ N2, F2, Mn2+, Zn, Na+, Ca2+,Fe3+, Al3+, Mg2+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: A. 14 B. 13 C. 16 D. 15 Câu 44: Có một hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Nếu cho V lít khí X phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thì tạo ra 9,6 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho V lít khí X như trên phản ứng hết với dung dịch brom thì khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,72 gam. Đốt cháy hết V lít hỗn hợp khí X và dẫn sản phẩm cháy vào cốc chứa 100ml dung dịch NaOH 1,5M . Thì muối tạo thành trong dung dịch và số mol thu được là: A. NaHCO3 và 0,15 mol B. Na2CO3 và 0,075 mol C. Na2CO3 và 0,2 mol D. Hỗn hợp Na2CO3; 0,075 mol và NaHCO3; 0,15 mol Câu 45: Có bao nhiêu hợp chất lưỡng tính trong số các chất sau: NH 3ClCH2COOH, NaHSO4, NaHCO3, K2CO3, NaHS, Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2), NH2CH2COOH, AlCl3, CH3COONH4, (NH4)2CO3 và Sn(OH)2. A. 5 B. 6 C. 8 D. 7 Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 33 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 130 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là: A. 0,40 mol B. 0,30 mol C. 0,45 mol D. 0,35 mol Câu 47: Dãy dùng thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt: H 2SO4, HCl, Na2SO4, Na2SO3, Na2S, NaHSO4, NaCl là: A. Quỳ tím, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Pb(NO3)2. B. Quỳ tím, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch AgNO3. C. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, dung dịch Pb(NO3)2. D. Quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3. Câu 48: Có bao nhiêu chất hữu cơ C4H12N2O4 là đồng phân cấu tạo của nhau, khi tác dụng với NaOH đều giải phóng được đồng thời 2 khí khác nhau, cùng có khả năng làm xanh giấy quì ẩm ?. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 49: Thủy phân chất X có công thức phân tử C8H14O5 thu được ancol etylic và chất hữu cơ Y. Cho biết số mol X bằng số mol ancol etylic và bằng 1/2 số mol Y. Y được điều chế trực tiếp từ glucozơ bằng phản ứng lên men, trùng ngưng Y thu được một loại polime. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. C2H5OCOCH(OH)CH2COOC2H5 B. CH2(OH)CH2COOCH2CH2COOC2H5 C. C2H5OCOCH-COOC2H5 D. CH3CH(OH)COOCHCOOC2H5 CH2OH Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn a mol este đơn chức, mạch hở A được b mol CO 2 và c mol H2O, trong đó b – c = 3a. Mặt khác thủy phân A (môi trường axit) được axit cacboxylic X và anđehit đơn chức chưa no (một nối đôi C=C) Y. Vậy phát biểu đúng là: A. Este A có ít nhất 5C trong phân tử. B. Axit cacboxylic X có 3 liên kết trong phân tử. C. Anđehit Y có nhiệt độ sôi thấp nhất dãy đồng đẳng. D. Axit cacboxylic X có khả năng làm mất màu nước brom. Trang 5/6 – Mã đề thi 2012 AAA
- B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến 60) Câu 51: Một hỗn hợp X gồm hai amino axit A và B có tổng số mol 0,1 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm –COOH (cho mỗi axit). Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với 112ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 12ml dung dịch NaOH 1M để tác dụng hết với H2SO4 dư. 1/2 hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M. Sau khi cô cạn thu được 8,52 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 1/4 hỗn hợp X và cho sản phẩm qua nước vôi dư thì thu được 6,5 gam kết tủa. A có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn B nhưng chiếm tỉ lệ mol lớn hơn B. Tính phần trăm khối lượng của A, B ban đầu: A. %A = 67,11% và %B = 32,89% B. %A = 32,89% và %B = 67,11% C. %A = 63,34% và %B = 36,66% D. %A = 36,66% và %B = 63,34% Câu 52: Cho các phản ứng sau: (a) Nhiệt phân kali nitrat. (b) Nhiệt phân amoni đicromat. (c) Nhiệt phân amoni nitrit. (d) Nhiệt phân kali pemanganat. (e) Nhiệt phân kali clorat (xúc tác MnO2). (h) Nhiệt phân natri hiđrocacbonat. (g) Nhiệt phân amoni clorua. (i) Nhiệt phân kẽm hiđroxit. Có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 53: Cho Cl2 tác dụng với các chất sau: NaOH, Ca(OH)2, H2SO3, H2S, FeCl2, NaBr, NaCl, KI, O2, N2, CH4, H2, NH3. Số chất xảy ra phản ứng là: A. 9 B. 11 C. 10 D. 12 Câu 54: Cho m gam Cu vào 400ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 9,86 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,35 gam chất rắn Z. Giá trị của m là: A. 10,32 gam B. 13,57 gam C. 19,96 gam D. 19,2 gam Câu 55: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên? A. 9. B. 8. C. 7. D. 10. Câu 56: Đốt cháy 200ml hơi một chất hữu cơ A chứa C, H, O trong 900ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sauk hi cho hơi nước ngưng tụ, chỉ còn 700ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH đặc chỉ còn 100ml (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là: A. C3H8O B. C3H6 C. C3H6O D. C3H8 Câu 57: Cho hỗn hợp A gồm các hơi và khí: 0,1 mol Benzen; 0,2 mol Toluen; 0,3 mol Stiren và 1,4 mol Hiđro vào một bình kín, có chất xúc tác Ni. Đun nóng bình kín một thời gian, thu được hỗn hợp B gồm các chất: Xiclohexan, Metyl xiclohexan, Etyl xiclohexan, Benzen, Toluen, Etyl benzen và Hiđro. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp B trên, rồi cho hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi có dư, để hấp thụ hết sản phẩm cháy. Độ tăng khối lượng bình đựng nước vôi là: A. 240,8 gam B. 260,2 gam C. 193,6 gam D. 202,6 gam Câu 58: Khẳng định nào sau đây sai: A. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của axit salixilic. B. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm). C. Silicagen là axit salixilic bị mất nước. D. Axit salixilic là axit chủ yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic. Câu 59: Cho phản ứng sau: HNO3 + Al N2O + NO2 +… Biết tỉ số mol N2O : NO2 = a : b. Khi hoàn toàn phương trình phản ứng thì tổng các hệ số cân bằng tối giản của các chất trong phản ứng là: A. 30a + 6b B. 45a + 9b C. 56a + 12b D. 64a + 14b Câu 60: Hòa tan hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước dư thu được 2,24 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Khí X có tỉ khối đối với hiđro bằng 10. Dẫn X qua bình chứa Ni nung nóng được hỗn hợp khí Y, tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì thu được 0,56 lít khí Z (điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi của Z so với H 2 là 13. Khối lượng bình đựng nước brom tăng là: A. 1,35 gam B. 1,55 gam C. 0,80 gam D. 0,89 gam --------------------HẾT-------------------- Trang 6/6 – Mã đề thi 2012 AAA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Hóa khối A, B - Trường THPT Trần Nhân Tông (Mã đề 325)
6 p | 285 | 104
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Toán khối A - Trường THPT chuyên Quốc học
1 p | 200 | 47
-
Đáp án và đề thi thử Đại học năm 2013 khối C môn Lịch sử - Đề số 12
6 p | 186 | 19
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Địa lý (có đáp án)
7 p | 149 | 15
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn tiếng Anh khối D - Mã đề 234
8 p | 153 | 11
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - GV Nguyễn Ngọc Hân
2 p | 119 | 10
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 6) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
8 p | 123 | 10
-
Đáp án đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 141 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 134 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 8) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
9 p | 109 | 5
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 7
5 p | 60 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 10
5 p | 74 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 3
4 p | 53 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 4
6 p | 57 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 5
4 p | 52 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 6
6 p | 70 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 8
6 p | 71 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 9
6 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn