intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị viêm kết mạc dị ứng.

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

224
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thưa Bác sĩ, em bị viêm kết mạc dị ứng đã gần 3 năm, đã chữa nhiều phòng khám mắt nhưng vẫn không khỏi. Hiện tại em đang dùng thuốc Polyuphace cu 2-3 ngày em lại nhỏ 1 giọt nếu không lại ngứa và đỏ. Cho em hỏi về lâu dài như vậy co gay nguy hiem gi khong? Cam on Bac Si (Nguyen Huy Cuong) Trả lời: Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt bao bọc quanh nhãn cầu và được mi mắt bảo vệ. Nếu có một thứ gì đó gây ra kích thích ở lớp màng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị viêm kết mạc dị ứng.

  1. Điều trị viêm kết mạc dị ứng. Thưa Bác sĩ, em bị viêm kết mạc dị ứng đã gần 3 năm, đã chữa nhiều phòng khám mắt nhưng vẫn không khỏi. Hiện tại em đang dùng thuốc Polyuphace cu 2-3 ngày em lại nhỏ 1 giọt nếu không lại ngứa và đỏ. Cho em hỏi về lâu dài như vậy co gay nguy hiem gi khong? Cam on Bac Si (Nguyen Huy Cuong) Trả lời:
  2. Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt bao bọc quanh nhãn cầu và được mi mắt bảo vệ. Nếu có một thứ gì đó gây ra kích thích ở lớp màng này, mắt của bạn bị đỏ & sưng lên, cũng có thể bị ngứa hay đau cộng với việc chảy nước mắt. Những triệu chứng trên gọi là viêm kết mạc mắt dị ứng (gọi tắt là viêm kết mạc). Các vật lạ gây ra viêm dị ứng ở kết mạc có thể thấy như bụi phấn hoa, các loại bụi từ cây cúc dại, da thú vật hoặc các chất tiết như nước dãi chó mèo, ..., nước hoa, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, bụi bậm & khói thuốc. Nguyên nhân khác gây ra viêm kết mạc còn do vi khuẩn và/hoặc vi trùng. Thường thì viêm kết mạc không gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Viêm kết mạc gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đau, ... Tuy nhiên, nó không gây tổn thương bên trong mắt.
  3. Một vài loại thuốc nhỏ mắt có thể trị được chứng viêm kết mạc dị ứng. Các loại thuốc này có thể làm giảm ngứa, làm sạch nhãn cần & bảo vệ không cho các triệu chứng xuất hiện trở lại. Các thành phần trong thuốc nhỏ mắt có thể bao gồm các chống dị ứng (antihistamin), các thuốc làm thông các dịch trong cơ thể, các kháng viêm không steroid hoặc các chất làm ổn định các tế bào mast. Một vài thứ có thể kết hợp của những loại trên & cần phải được BS kê toa. Các loại thuốc uống có thể là kháng sinh (nếu như viêm kết mạc do vi khuẩn), giảm phù nề, giảm viêm, các chất tan máu bầm, chống dị ứng & giảm đau có thể được BS sử dụng trong trường hợp này. Một số loại thuốc nhỏ mắt khi nhỏ lần đầu sẽ gây ra cảm giác rất đau rát ở mắt, tuy nhiên cảm giác này sẽ mất đi sau vài phút. Nên nhớ rằng tất cả các thuốc đều có thể gây tác dụng phụ, ngay cả thuốc nhỏ mắt. Do đó, trao đổi với BS nếu Bạn cảm thấy khó chịu nhiều khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, chườm lạnh ở mắt hoặc nhỏ các loại nước muối sinh lý có bán rộng rãi tại các nhà thuốc cũng làm mắt dễ chịu hơn. Nếu bạn đang dùng kính áp tròng (contact lenses) thì sử dụng kính đeo tai trong thời gian bị viêm kết mạc. Chỉ sử dụng lại kính áp tròng khi viêm kết mạc đã được điều trị dứt điểm.
  4. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bệnh nhân tự mua các thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, rất nguy hiểm khi trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có Corticosteroid và người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc dẫn đến mù mắt khi còn rất trẻ. Sau giai đoạn điều trị viêm cấp tính, người bệnh phải duy trì loại thuốc chống dị ứng. Có nhiều loại chống dị ứng trên thị trường, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại toa thuốc cũ. Phòng bệnh như thế nào? Bị dị ứng với dị nguyên nào, người bệnh cần tránh tiếp xúc với dị nguyên đó. Như nếu dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi…. Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi chó, mèo trong nhà… Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần cần ghi nhớ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.
  5. Bạn nên đi khám tại Viện mắt Trung ương để được thăm khám trực tiếp, từ đó có chẩn đoán bệnh chính xác và đơn thuốc điều trị. Bạn cần lưu ý tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2