Đồ án môn Trang bị điện và điện tử động cơ đốt trong: Trang bị điện và điện tử động lực
lượt xem 12
download
Đồ án tìm hiểu tổng quan về hệ thống đánh lửa; tính toán hệ thống đánh lửa; phân tích kết cấu các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa. Mời các bạn cùng tham khảo đồ án để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án môn Trang bị điện và điện tử động cơ đốt trong: Trang bị điện và điện tử động lực
- MỤC LỤC
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, có 2 loại động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến nhất, là động cơ xăng và động cơ Diesel. Đối với động cơ Diesel, nhiên liệu tự bốc cháy khi đạt đến áp suất nhất định. Còn đối với động cơ xăng, nhiệm vụ đốt cháy hòa khí được thực hiện bởi hệ thống đánh lửa, đây là một hệ thống vô cùng quan trọng trong động cơ xăng. Sau khi học xong môn “Trang bị điện và điện tử động cơ đốt trong”. Chúng em được giao đồ án môn học “Trang bị điện và điện tử động lực” nhằm củng cố kiến thức đã học và hiểu hơn các hệ thống đánh lửa thường sử dụng trong các động cơ hiện nay. Trong quá trình làm đồ án, em đã tìm tòi, đọc kĩ các tài liệu liên quan để hiểu rõ hơn hệ thống đánh lửa, biết được cách tính toán, thiết kế hệ thống đánh lửa, tích lũy được các kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành đồ án này một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, em còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Việt Hải để em hoàn thành đồ án “Trang bị điện và điện tử động lực” này. Trong quá trình làm đồ án, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Vậy nên, em rất mong nhận được thêm sự góp ý của các thầy để em có thêm kinh nghiệm cho việc học sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Trang 2
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Lê Thành Đạt Phần 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 1.1. Công dụng, yêu cầu: Công dụng: Hệ thống đánh lửa (HTĐL) có nhiệm vụ biến đổi dòng điện một chiều thế hiệu thấp (6, 12 hay 24 V) hoặc các xung điện xoay chiều thế hiệu thấp (trong HTĐL Manheto hay Volang Manhetic) thành các xung điện cao thế (12000 ÷ 24000V) đủ để tạo nên tia lửa điện (phóng điện qua khe hở buji) đốt cháy hỗn hợp làm việc trong các xylanh của động cơ vào những thời điểm thích hợp và tương ứng với trình tự xylanh và các chế độ làm việc của động cơ. Yêu cầu: Hệ thống đánh lửa phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Phải đảm bảo thế hiệu đủ lớn để tạo ra tia lửa điện phóng điện qua khe hở giữa các điện cực bugi. Tia lửa phải có năng lượng đủ lớn để đốt cháy hỗn hợp trong mọi điều kiện làm việc của động cơ. Thời điểm đánh lửa phải tương ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế độ làm việc của động cơ. Độ tin cậy làm việc của hệ thống đánh lửa phải tương ứng với độ tin cậy làm việc của động cơ. Trang 3
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Kết cấu đơn giản, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ. 1.2. Phân loại: Theo đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc, hệ thống đánh lửa được chia ra làm: Hệ thống đánh lửa thường hay hệ thống đánh lửa kiểu cơ khí: được sử dụng trên các xe ô tô trước đây, còn gọi là hệ thống đánh lửa cổ điển. Hệ thống đánh lửa Manheto: là hệ thống đánh lửa cao áp độc lập, không cần dùng acquy và máy phát, do đó, có độ tin cậy cao, được dùng trên xe cao tốc và một số máy công trình trên vùng núi. Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm: là hệ thống đánh lửa bán dẫn kết hợp với cơ khí, hệ thống đánh lửa loại này vẫn còn dùng trên một số xe ô tô hiện nay. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm: là hệ thống đánh lửa bán dẫn hoàn toàn, có nhiều ưu điểm nên được dùng trên đa số các xe ô tô hiện nay. Theo cả biến đánh lửa, hệ thống đánh lửa bán dẫn được chia thành: Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến quang. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến Hall. Theo năng lượng tích lũy trước khi đánh lửa, hệ thống đánh lửa bao gồm: Hệ thống đánh lửa điện cảm: năng lượng đánh lửa được tích lũy bên trong từ trường cuộn dây biến áp đánh lửa. Trang 4
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Hệ thống đánh lửa điện dung: năng lượng đánh lửa được tích lũy bên trong điện trường của tụ điện. Theo phương pháp phân bố điện cao áp, hệ thống đánh lửa được chia ra: Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện. Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện (đánh lửa trực tiếp). Ngày nay trên các ô tô hiện đại sử dụng hệ thống đánh lửa theo chương trình. 1.2.1. Hệ thống đánh lửa thường: Cấu tạo: Những thiết bị chủ yếu của hệ thống đánh lửa này là: biến áp đánh lửa được cung cấp từ nguồn một chiều (ắc quy hoặc máy phát), bộ chia điện và các bugi đánh lửa. Hình 1.1 – Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa thường Chú thích: 1 Cam 2 Cần tiếp điểm 3 Biến áp đánh lửa 4 Bộ chia điện 5 Buji 6 Má vít Trang 5
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa C1 Tụ điện R Điện trở W1, W2 Cuộn sơ cấp và thứ cấp BAĐL Biến áp đánh lửa có 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp có khoảng 250 – 400 vòng, cuộn thứ cấp có khoảng 19000 – 26000 vòng. Cam của bộ chia điện được dẫn động quay từ trục phân phối, làm nhiệm vụ đòn mở tiếp điểm KK’, tức là nối ngắt mạch sơ cấp của biến áp đánh lửa. Khi KK’ đóng: trong mạch sơ cấp xuất hiện dòng điện sơ cấp . Dòng này tạo nên một từ thông khép mạch qua lõi thép và hai cuộn dây của biến áp đánh lửa. Khi KK’ mở: mạch sơ cấp bị ngắt dòng và từ trường do nó tạo ra mất đi. Do đó, trong cả hai cuộn dây xuất hiện suất điện động tự cảm, tỷ lệ với biến thiên của từ thông. Bởi vì cuộn có số vong dây lớn nên suất ddienj động tự cảm sinh ra trong nó cũng lớn, khoảng 12000 – 24000V. điện áp cao này truyền từ cuộn thứ cấp qua roto của bộ chia điện và các dây dẫn đến bugi đánh lửa theo thứ tự nổ của động cơ. Khi thế hiệu thứ cấp đạt giá trị sẽ xuất hiện tia lửa điện phóng qua khe hở bugi đốt cháy hỗn hợp. 1.2.2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn: Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm điều khiển: Hình 1.2 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm Trang 6
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Chú thích: 1 Buji đánh lửa 2 Biến áp đánh lửa 3 Tiếp điểm KK’ T Transistor K Tiếp điểm Rb, Rf – Các điện trở W1, W2 – Cuộn sơ cấp và thứ cấp biến áp đánh lửa Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắc máy SW thì cực E của Transistor được cấp nguồn dương, cực C của Transistor nối với nguồn âm. Khi tiếp điểm KK’ đóng: cực B của Transistor được nối với nguồn âm > > xuất hiện dòng > Transistor dẫn làm xuất hiện dòng sơ cấp đi theo mach như sau: (+) ắc quy > > W1 > cực E > cực B > > KK’ > () ắc quy. cực C > () ắc quy. Dòng sơ cấp: . Dòng điện này Transistorạo Transistorừ thông khép mạch qua lõi thép và 2 cuộn dây của biến áp đánh lửa. Khi tiếp điểm KK’ mở: dòng sơ cấp và từ thông do nó sinh ra bị biến mất đột ngột, cảm ứng sang cuộn thứ cấp một suất điện động cao thế và xuất hiện tia lửa tại bugi. Tại thời điểm KK’ mở, cuộn sơ cấp cũng xuất hiện suất điện động V > làm hỏng Transistor > phải dùng biến áp có lớn hoặc tụ bảo vệ. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ: a. Cảm biến điện từ: Trang 7
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Hình 1.3 – Cảm biến điện từ Chú thích: 1 Nam châm vĩnh cửu 2 Giá bắt và lõi sắt từ 3 Roto tín hiệu 4 Cuộn dây tín hiệu 5 Nguồn điện cấp cho cuộn dây 6 Răng cảm biến 7 Trục quay cảm biến ω Tốc độ góc trục cảm biến δ Khe hở không khí Cấu tạo: Cảm biến điện từ đặt trong bộ chia điện, bao gồm: Roto tín hiệu: được dẫn động từ trục của bộ chia điện, trên roto có các răng, số răng của roto bằng sô xy lanh của động cơ. Cuộn dây tín hiệu được quấn trên lõi thép, được gắn trên thanh nam châm vĩnh cửu. cuộn dây và lõi thép được đặt đối diện với răng của roto và đặt cố định bên trong bộ chia điện. khe hở không khí giữa răng của roto và lõi thép là 0,2 – 0,5 mm. Nguyên lý làm việc của cảm biến Hall: Từ thông của nam châm vĩnh cửu móc vòng qua roto và cuộn dây tín hiệu. Khi roto quay, khe hở sẽ thay đổi, cảm ứng sang cuộn dây tín hiệu một sức điện động xoay chiều: Trang 8
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Trong đó: K: hệ số phụ thuộc khe hở và vật liệu chế tạo lõi thép. w: số vòng dây tín hiệu. n: tốc độ quay của roto. : tốc độ biến thiên từ thông. + Khi răng của roto đến gần vị trí đối diện với lõi thép thì cực đại, do đó e cực đại. + Khi răng của roto ở xa và đối diện vị trí đối diện với lõi thép thì nhỏ nhất, do đó e 0. + Tín hiệu từ cuộn dây cảm biến được đưa vào mạch điện điều khiển đánh lửa. + Khi n cao thì e lớn và ngược lại. Do đó, tín hiệu ở đầu ra của cuộn dây cảm biến Transistor có độ nhạy cao. b. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ: Hình 1.4– Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ. Trang 9
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Chú thích: T1, T2, T3 – Các transistor R1, R2, R3, R4, R5 – Các điện trở C –Tụ điện D – Diode W 1 , W2 – Cuộn sơ cấp và thứ cấp IG/SW – Công tắc 1 – Ắc quy 2 – Cuộn dây cảm biến 3 – Bobin 4 – Đến buji Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắc máy sẽ xuất hiện các dòng điện sau: Dòng : (+) ắc quy > IG/SW > > > () ắc quy > tạo ra điện áp đệm trên cực B của . Tuy nhiên chưa đủ lớn để làm cho mở. Dòng : (+) ắc quy > IG/SW > > > () ắc quy > tạo ra điện áp đệm trên cực B của > dẫn > xuất hiện dòng điện sơ cấp đi từ: (+) ắc quy > IG/SW > Bobin > > () ắc quy. Dòng điện này tạo từ thông khép mạch qua lõi thép và hai cuộn dây của biến áp đánh lửa. Khi trên cuộn dây cảm biến không có tín hiệu điện áp hoặc điện áp âm thì ngắt > ngắt > dẫn. Khi trên cuộn dây cảm biến có tín hiệu điện áp dương, kết hợp với điện áp đệm làm cho dẫn > dẫn > ngắt. Dòng điện qua cuộn sơ cấp và từ thông do nó sinh ra bị mất đột ngột, cảm ứng sang cuộn thứ cấp một sức điện động cao thế và xuất hiện tia lửa. Hệ thống đánh lửa bán dẫn sử dụng cảm biến quang: a. Cảm biến quang: Trang 10
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Hình 1.5 – Cấu tạo cảm biến quang Chú thích: 1 Led phát quang 2 Đĩa cảm biến 3 Transistor cảm quang 4 Led cảm quang Cấu tạo: Cảm biến quang đặt trong bộ chia điện, gồm: Bộ phát quang (LED – Diot quang): biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang, ngĩa là khi có dòng điện đi qua chúng sẽ phát ra ánh sáng. Bộ cảm quang gồm hai loại: LED – Diot quang và Transistor quang. Biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, nghĩa là khi có ánh sáng chiếu vào chúng sẽ dẫn điện. độ dẫn điện của chúng phụ thuộc vào cường độ của dòng ánh sáng. Đĩa cảm biến: được dẫn động từ trục của bộ chia điện. trên đĩa có các rãnh, số rãnh trên đĩa bằng số xy lanh động cơ. Nguyên lý làm việc của cảm biến quang: Trang 11
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Khi đĩa cảm biến quay, dòng ánh sáng phát ra từ bộ phát quang bị ngắt quãng liên tục làm cho phần tử cảm quang dẫn ngắt liên tục tao ra các xung vuông làm tín hiệu điều khiển dánh lửa. b. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến quang: Hình 1.6 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến quang Chú thích: T1, T2, T3, T4, T5 – Các transistor D1, D2, D3 – Các diode R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, Rf – Các điện trở IG/SW – Công tắc 1 Ắc quy 2 – Bô bin 3 – Đến buji Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắc máy sẽ suất hiện các dòng: Dòng : (+) ắc quy > IG/SW > > > > () ắc quy : phát sáng. Dòng : (+) ắc quy > IG/SW > > > () ắc quy : tạo ra điện áp đệm trên cực B của > dẫn : xuất hiện dòng sơ cấp đi từ: Trang 12
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa (+) ắc quy > IG/SW > > Bobin > > () ắc quy. Dòng điện này tạo nên từ thông khép mạch qua lõi thép và hai cuộn dây của biến áp đánh lửa. Khi roto quay, tại vị trí đĩa cảm quang ngăn dòng ánh sáng từ LED sang Transistor , ngắt > ngắt > ngắt > ngắt > vẫn tiếp tục dẫn. Tại vị trí đĩa cảm quang cho dòng ánh sáng từ LED sang Transistor , dẫn > dẫn > dẫn > dẫn > ngắt. Dòng điện qua cuộn sơ cấp và từ thông do nó sinh ra bị mất đột ngột, cảm ứng sang cuộn thứ cấp một sức điện động cao thế và xuất hiện tia lửa điện ở bugi. Hệ thống đánh lửa bán dẫn sử dụng cảm biến Hall: a. Cảm biến Hall: Cấu tạo: Cảm biến được đặt bên trong bộ chia điện, bao gồm: Nam châm vĩnh cửu và phần tử Hall đặt gần nhau và cố định bên trong bộ chia điện, giữa chúng có các cánh chắn. Roto tín hiệu: được dẫn động từ trục của bộ chia điện, trên roto có các cánh chắn bằng thép và các khoảng hở xen kẽ nhau. Số cánh chắn bằng số xy lanh của động cơ. Nguyên lý làm việc: Khi roto quay, các cánh chắn lần lượt vào giữa nam châm và phần tử Hall. Khi cánh chắn ra khỏi vị trí giữa nam châm và phần tử Hall thì từ trường sẽ xuyên qua khe hở làm xuất hiện điện áp trên phần tử Hall > Transistor dẫn > điện áp đầu ra của cảm biến . Trang 13
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Khi cánh chắn xen giữa vị trí của nam châm và phần tử Hall thì từ trường sẽ vòng qua tấm chắn, làm mất điện áp trên phần tử Hall > Transistor ngắt, V. Tín hiệu đưa về mạch điều khiển đánh lửa. b. Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến Hall: Hình 1.7 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến Hall Chú thích: IG/SW – Công tắc C 1, C2 – Các tụ điện T 1, T2, T3 – Các transistor R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, Rf – Các điện trở D1, D2, D3, D4, D5 – Các diode 1 Ắc quy 2 – Bobin 3 – Đến buji Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắt máy, sẽ xuất hiện dòng điện : (+) ắc quy > IG/SW > > > cung cấp điện cho cảm biến Hall. Trang 14
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Khi roto quay, tại vị trí cánh chắn xen giữa nam châm và phần tử Hall thì điện áp đầu ra của cảm biến V > dẫn > dẫn > dẫn. Lúc này dòng điện sơ cấp đi theo mạch sau: (+) ắc quy > IG/SW > > Bobin > > () ắc quy. Dòng điện này tạo nên từ thông khép mạch qua lõi thép và hai cuộn dây của biến áp đánh lửa. Khi cánh chắn rời khỏi vị trí giữa nam châm và phần tử Hall thì điện áp đầu ra của cảm biến V > ngắt > ngắt > ngắt. Dòng điện qua cuộn sơ cấp và từ thông dó nó sinh ra bị mất đi đột ngột, cảm ứng sang cuộn thứ cấp một sức điện động cao thế và xuất hiện tia lửa ở điện cực bugi. 1.2.3. Hệ thống đánh lửa theo chương trình: Gồm 2 loại: Hệ thống đánh lửa gián tiếp. Hệ thống đánh lửa trực tiếp. Hệ thống đánh lửa gián tiếp: Trang 15
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa 5 W1 W2 3 5V 4 IGF G IGT NE W2 2 1 6 Hình 1.8 – S ơ đồ hệ thống đánh lửa gián tiếp Chú thích: T1, T2 – Các transistor W1, W2 – Cu ộn s ơ c ấp, cu ộn th ứ cấp G – Cảm biến vị trí trục khuỷu NE – Cảm biến tốc độ động cơ 1 Ắc quy 2 – Công tắc 3 – Tín hiệu phản hồi 4 – Kiểm soát góc ngậm điện 5 – Các cảm biến khác 6 – Đến buji Nguyên lý làm việc: Góc đánh lửa được chỉnh theo một chương trình của ECU. Sau khi nhận được tín hiệu từ các cảm biến, ECU sẽ tính toán và phát ra tín hiệu tối ưu đến IC để điều khiển việc đánh lửa. Việc phân phối điện cao thế đến các bugi theo thứ tự làm việc thông qua bộ chia điện. Ưu điểm: Trang 16
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Thời điểm đánh lửa chính xác, loại bó được các chi tiết dễ hư hỏng như: bộ ly tâm, bộ chân không,… Nhược điểm: Vẫn còn tổn thất năng lượng trên bộ chia điện và dây cao áp. Gây nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp. Khi động cơ có tốc độ cao và số xy lanh lớn, dễ xảy ra hiện tượng đánh lửa đồng thời ở hai dây cao áp gần nhau. Phải thường xuyên theo dõi, bảo dưỡng bộ chia điện. Hệ thống đánh lửa trực tiếp: a. Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đôi: 3 5 T1 G1 ECU 2 G2 T2 Ne 4 1 Hình 1.9 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đôi Chú thích: G1, G2 – Cảm biến vị trí trục khuỷu Ne – Cảm bi ến t ốc độ động cơ Trang 17
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa T1, T2 – Các transistor 1 Ắc quy 2 – Công tắc 3 – Buji 4 – Cuộn đánh lửa 5 – Các cảm biến khác Nguyên lý làm việc: Bobin đôi được gắn vào bugi của hai xy lanh song hành. Giả sử đối với động cơ 4 xy lanh. Đến thời điểm đánh lửa của máy số 1, piston của máy 1 và 4 đều ở điểm chết trên, nhưng do máy số 4 đang ở ký thải nên vùng môi chất chứa nhiều ion > không thể đánh lửa, chỉ máy số 1 đánh lửa. Tương tự đối với máy số 2 và máy số 3. Ưu điểm: Do không có bộ chia điện nên giảm được mất mát năng lượng. Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏn như bộ chia điện, chổi than, nắp bộ chia điện. Không có sự đánh lửa đồng thời giữa hai dây cao áp gần nhau. Nhược điểm: Nhược điểm của hệ thống đánh lửa này là vẫn còn dây cao áp gây tổn thất. b. Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đơn: Trang 18
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa 3 B+ T1 2 E B+ 1 C T2 G U B+ Ne T3 Hình 1.10 – Sơ đồ hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bobin đơn Chú thích: G – Cảm biến vị trí trục khuỷu Ne – Cảm biến tốc độ động cơ T1, T2, T3 – Các transistor 1 Tín hiệu cảm biến khác 2 – Biến áp đánh lửa 3 Đến buji Nguyên lý làm việc: Với hệ thống đánh lửa sử dụng bobin đơn, mỗi bobin dùng cho một buji: IC đánh lửa, bobin và buji được tích hợp vào một kết cấu gọn nhẹ, không còn dây cao áp. ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến, xử lý và tính toán ra góc đánh lửa tối ưu cho từng xylanh và phát ra tín hiệu đánh lửa đến IC ứng với từng xylanh để điều khiển việc đánh lửa. Ưu điểm: Ngoài các ưu điểm như loại dùng bobbin đôi, loại này còn có các ưu điểm sau: Trang 19
- Tính toán thiết kế hệ thống đánh lửa Kết cấu gọn nhẹ vì tích hợp luôn IC đánh lửa và bobin cho từng xylanh. Tổn thất năng lượng ít nhất vì không còn dây cao áp. Không còn gây nhiều sóng vô tuyến và không làm giảm tần số hoạt động của bobin. Nhược điểm: Hệ thống này phức tạp và đắt tiền. Yêu cầu tay nghề cao đối với nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng. 1.3. Các thông số cơ bản của hệ thống đánh lửa: 1.3.1. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại : Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m là hiệu điện thế cực đại đo được ở hai đầu cuộn dây thứ cấp khi tách dây cao áp ra khỏi buji. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m phải đủ lớn để có khả năng tạo được tia lửa điện giữa hai điện cực của buji, đặc biệt là lúc khởi động. 1.3.2. Hiệu điện thế đánh lửa : Hiệu điện thế thứ cấp mà tại đó quá trình đánh lửa xảy ra, được gọi là hiệu điện thế đánh lửa Uđl. Hiệu điện thế đánh lửa là hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuân theo định luật Pason (2.1) Trong đó: Uđl – Thế hiệu đánh lửa [V] P – áp suất trong buồng đốt tại thời điểm đánh lửa [N/m2] Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án " Thiết kế hệ thống điều khiển máy khoan có sơ đồ như hình vẽ bằng phương pháp ma trận trạng thái với mạch động lực dùng thiết bị khí nén và mạch điều khiển dùng thiết bị điện "
27 p | 2126 | 503
-
Đồ án " Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng Cơ khí 1 và toàn bộ nhà máy Cơ khí 7N4 "
80 p | 1085 | 366
-
Đồ án môn học " Thiết kế hệ thống điện cho truyền động cơ cấu nâng hạ cầu trục phân xưởng "
87 p | 844 | 298
-
Đồ án - Thiết kế bộ CL của nguồn UPS
46 p | 528 | 264
-
Đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi”
126 p | 434 | 189
-
Đồ án môn học: Thiết kế phần trang bị điện cho thang máy chở hàng nhà 5 tầng
22 p | 598 | 164
-
Đồ án môn học Trang bị điện và điện tử động lực: Hệ thống đánh lửa trên ôtô
28 p | 677 | 141
-
Đồ án môn học: Thiết kế phần trang bị điện cho băng tải 3 phân đoạn
27 p | 579 | 128
-
Đồ án " THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CHÍNH MÁY BÀO GIƯỜNG "
0 p | 402 | 122
-
Đồ án tốt nghiệp
57 p | 287 | 106
-
Đồ án: Thiết kế hệ thống điện cho truyền động cơ cấu nâng hạ cầu trục phân xưởng '
0 p | 600 | 98
-
Đồ án môn trang bị điện: Tìm hiểu công nghệ các máy nâng vận chuyển
80 p | 363 | 91
-
Đồ án môn học: Mô phỏng điều khiển động cơ DC kích từ độc lập sử dụng phần mềm matlab với mạch chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển toàn phần
31 p | 438 | 80
-
Đồ án: Xây dựng hệ thống khởi động động cơ dị bộ lồng sóc
82 p | 120 | 24
-
Đồ án môn học - Hệ thống cung cấp điện
83 p | 91 | 22
-
ĐỒ ÁN VỀ MÔN HỌC:CUNG CẤP ĐIỆN
32 p | 73 | 19
-
Báo cáo môn học: Thiết kế giao diện điều khiển giám sát HTĐ hạ áp
15 p | 187 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn