intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải

Chia sẻ: Huỳnh Thị Thùy Dương | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:84

190
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án "Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải" giới thiệu đến các bạn các khái niệm về nhựa, nhựa phế thải, nhiệt phân, quá trình và thiết bị nhiệt phân nhựa phế thải thành nhiên liệu, phân phối sản phẩm của quá trình nhiệt phân,... Với các bạn chuyên ngành Công nghệ - Môi trường thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải

  1. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 MỤC LỤC Trang  PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 3 PHẦN HAI: TỔNG QUAN 5 A- Các khái niệm về nhựa, nhựa phế thải 5 I- Nhựa 5 II- Các vấn đề phát sinh từ chất dẻo 7 B- Nhiệt phân 8 I- Các khái niệm về nhiệt phân chất dẻo 8 II- Lịch sử phát triển và tình hình nhiệt phân nhựa phế thải 9 III- Ưu, nhược điểm của phương pháp nhiệt phân 11 C- Quá trình và thiết bị nhiệt phân nhựa phế thải thành nhiên liệu 11 I- Các khái niệm về nhiệt phân nhựa phế thải 11 II- Cơ sở hóa học của quá trình nhiệt phân nhựa phế thải 13 III- Xúc tác cho quá trình nhiệt phân nhựa phế thải 16 IV- Thiết bị nhiệt phân và phương thức vận hành 27 V- Ảnh hưởng của nhiệt phân và sản phẩm phụ của quá trình  32 nhiệt phân VI- Tinh chế các sản phẩm của quá trình nhiệt phân 34 D- Phân phối sản phẩm của quá trình nhiệt phân 35 I- Độ chuyển hóa, hiệu suất sản phẩm lỏng, thành phần cốc 37 II- Các đặc tính của sản phẩm lỏng, khí 38 III- Phân bố nhiệt độ sôi của các phân đoạn lỏng 39 IV- Kết luận 41 E- So sánh cracking xúc tác với cracking nhiệt 41 F- Ảnh hưởng của các thông số vận hành 43 I- Nhiệt độ 44 II- Lượng xúc tác 45 III- Thời gian 46 IV- Thành phần nguyên liệu nhựa phế thải 47 G- Các khía cạnh về thiết kế 47 I­ Thiết kế bể nhiệt phân 47       II­Tốc độ khuấy 49       III­Đặc điểm của đầu đốt 49       IV­Tháp chưng cất 49       V­Máy ly tâm 49       VI­Bình rửa 50 PHẦN BA: CÁC QUÁ TRÌNH, CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN THỬ  51 Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 1
  2. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP 1- Nhà máy thử nghiệm cho năng suất 1 ga­lông/ngày 51 2- Công nghệ nhiệt phân nhựa ThermoFuel 53 3- Công nghệ Polymer­Engineering 56 4- Công nghệ Hitachi 60 5- Công nghệ Reectech 62 6- Công nghệ Veba 65 7- Công nghệ BP 65 8- Công nghệ Fuji 66 9- Công nghệ BASF 66 10- Công nghệ từ đại học Hunan 67 11- Mô tả quá trình nhiệt phân nhựa trong một tổ hợp công nghiệp 68 PHẦN BỐN: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG  73 LƯỢNG TIÊU THỤ 1- Các số liệu từ thực nghiệm 73 2- Tính toán cân bằng vật chất cho toàn hệ thống 74 3- Tính toán năng lượng tiêu thụ 75 PHẦN NĂM: KẾT LUẬN 77 Tài liệu tham khảo 79 Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 2
  3. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU Từ những năm 1970, vấn đề khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường trở  nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Thêm nữa, sự bùng nổ của ngành công nghiệp  chất dẻo kéo theo một lượng khổng lồ chất thải nhựa bị đẩy vào môi trường.  Từ những túi đựng ta sử dụng hằng ngày như túi bim bim, túi kẹo, túi đựng  thực phẩm… cho tới tất cả những đồ vật xung quanh ta như máy tính, hộp  đựng mỹ phẩm, bút, điện thoại, xe máy, xe đạp… đều có mặt chất dẻo. Nhựa  phế thải có thể được xử lý bằng phương pháp tái sử dụng, đốt hoặc chôn lấp.  Nhưng như ta đã biết, có những loại nhựa có thể phân hủy sau vài tuần, vài  tháng, vài năm nhưng cũng có những loại nhựa phải mất cả trăm năm để các vi  sinh vật có thể phân hủy. Nếu đốt thì những loại nhựa như PVC sẽ tạo khí HCl  có tính axit cao và dioxin gây ung thư. Việc xử lý một lượng khổng lồ chất thải  nhựa mà không gây ô nhiễm môi trường là một thách thức lớn với tất cả các  quốc gia trên thế giới. Công nghệ nhiệt phân đã được nghiên cứu và áp dụng  trong nhiều ngành công nghiệp từ rất lâu, đặc biệt là công nghiệp dầu mỏ. Vấn  đề bùng nổ chất thải nhựa và khan hiếm năng lượng đã khiến cho quá trình  nhiệt phân nhựa phế thải nhằm thu hồi nhiên liệu lỏng ngày càng được chú ý  hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ nhiệt phân để xử lý nhựa phế thải mới  chỉ được nghiên cứu và phát triển trong thời gian gần đây, chủ yếu là ở các  nước có ngành công nghiệp phát triển.  Công nghệ nhiệt phân thuộc nhóm công nghệ nhiệt – hóa và là một trong những  giải pháp công nghệ hiện có tốt nhất ( Best Available Technology – BAT) được  các tổ chức môi trường trên thế giới khuyến cáo sử dụng thay thế cho phương  pháp chôn lấp khi xử lý một lượng lớn chất thải rắn đô thị (Municipal Solid  Waste) nói chung và chất thải nhựa nói riêng. Bản chất của công nghệ nhiệt  phân là quá trình phân hủy xảy ra ở điều kiện nhiệt độ phù hợp, có thể có hoặc  không có xúc tác, không có Oxy, sản phẩm tạo thành gồm cả phần rắn, lỏng và  khí. Trong đó phần lỏng là phần có giá trị thương phẩm cao nhất, thường dùng  làm nhiên liệu.  Với mục tiêu hình thành hướng giải pháp tích cực cho xử lý nhựa phế thải, cơ  chế và công nghệ nhiệt phân nhựa ngàng càng được nghiên cứu sâu rộng và áp  dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Là một nước đang phát triển, Việt Nam  với dân số hiện tại lên tới 80 triệu cũng phát thải một lượng khổng lồ chất thải  rắn trong đó có nhựa phế thải. Việc xử lý đốt và chôn cất hiện tại còn rất  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 3
  4. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 nhiều bất cập. Chưa kể vấn đề khan hiếm nhiên liệu cũng là trở ngại đặt ra  khiến ta phải tìm đến các giải pháp xử lý vừa thân thiện với môi trường, vừa  cung cấp nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu mỏ. Thành công trong nghiên cứu  quá trình nhiệt phân xử lý nhựa phế thải sẽ mở ra hướng đi mới, hình thành  giải pháp xử lý chất thải mang lại sản phẩm có giá trị sử dụng mà lại góp phần  bảo vệ môi trường. Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 4
  5. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 PHẦN HAI : TỔNG QUAN A – Các khái niệm về nhựa, nhựa phế thải I- Nhựa “Chất dẻo” (plastics) là tên gọi chung cho nhóm các vật liệu tổng hợp hoặc tự  nhiên chứa các chuỗi cao phân tử, các chuỗi cao phân tử này chỉ chứa hoặc chứa  chủ yếu nguyên tố Cacbon. Thông thường các khái niệm “chất dẻo”, “polyme”  hay “nhựa” được sử dụng gần như tương đương nhau. Theo Society of Plastics  Industry, trích trong Brady and Clauser, mục [1] thì một chất được coi là chất  dẻo khi nó  “nằm trong một nhóm lớn các chất mà toàn bộ thành phần hoặc  một phần là tổ hợp của Cacbon với Oxy, Hydro, Nitơ và các nguyên tố vô cơ  hoặc hữu cơ; có trạng thái cuối là rắn; và ở giai đoạn nào đó trong quá trình sản  xuất, dưới tác dụng của nhiệt hoặc áp suất hoặc cả hai nó ở dạng lỏng, do đó  có thể tạo thành sản phẩm có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào ứng  dụng”. Chất dẻo được chế tạo từ các monome. Nghĩa là nó là một khối có cấu trúc lặp  đi lặp lại các đơn phân tử, được tạo ra nhờ nhiều quá trình hóa học khác nhau  như:  ­ Quá trình trùng hợp các monome (cùng loại hoặc khác loại) sử dụng xúc  tác hoặc peroxyt làm chất khơi mào. Ví dụ: trùng hợp etylen, propylen  hoặc đồng trùng hợp butadien + styren. ­ Quá trình đa trùng ngưng các monome khác nhau. Ví dụ: các axit hữu cơ  lưỡng chức với cồn hoặc các amin. ­ Quá trình cộng hợp các đơn phân hoạt động. Trong các quá trình trên thì quá trình đầu tiên với nhóm các monome đã liệt kê  tạo thành nguồn nguyên liệu hấp dẫn cho các quá trình nhiệt phân. Các monome quan trọng là etylen, propylen, butadien có độ tinh khiết rất cao.  Ba sản phẩm này thu được từ quá trình cracking nhiệt hay nhiệt phân naphtha,  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 5
  6. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 gasoil nhẹ hoặc LPG (propan và butan) và được tinh chế ở nhiệt độ thấp, áp  suất cao, tạo thành các hóa chất có độ tinh khiết cao. Một điều quan trọng cần phải cân nhắc trong thực tiễn đó là khi cho thêm các  nguyên tử khác loại vào monome như Clo trong monome Vinyl Clorua sẽ gây  khó khăn cho các quá trình nhiệt phân và quá trình tách loại nhựa phế thải bằng  các phương pháp cơ học (là giai đoạn tiền xử lý của quá trình nhiệt phân) như  tuyển chìm/nổi, tuyển nổi bọt, tách sau khi đã định tính dựa trên quang phổ  thu/phát hoặc phân loại tĩnh điện sau khi nạp điện ma sát. Trước khi tạo thành các sản phẩm nhựa, chất dẻo tạo thành hầu như đều được  pha thêm các phụ gia khác nhau về đặc tính và thành phần. Những phụ gia này  được cho vào để tăng cường khả năng gia công, tăng độ ổn định và các đặc tính  cơ khí khác, tùy thuộc vào ứng dụng định trước. (Ví dụ: nếu sản phẩm thường  xuyên để ngoài trời thì cần gia công sao cho chống được tia tử ngoại, chống  oxy hóa và chịu được nhiệt độ cao). Những loại phụ gia thường được sử dụng  là: ­ Chất chống oxy hóa (1%) ­ Chất ổn định nhiệt và ổn định quang (5%) ­ Chất làm dẻo (40%) ­ Chất làm tăng khả năng chịu va đập (10%) ­ Chất tạo màu (5%) ­ Chất làm chậm quá trình cháy (15%) ­ Chất chống mốc. ­ Chất tạo độ xốp (2%) ­ Chất làm đầy (40%) (Con số đi kèm trên đây là lượng tối đa được cho vào theo thống kê, tính theo %  khối lượng) [1] Các phụ gia khác được dùng là chất chống tạo khối, chất làm trong, chất chống  tĩnh điện, chất ổn định sinh học, chất tạo khí hóa học, chất lưu hóa, phụ gia  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 6
  7. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 làm tăng độ bền trùng hợp và phụ gia gia công, chất bôi trơn, chất khử hoạt  tính kim loại, chất làm sáng quang học, chất biến tính, chất cường hóa, chất  hạn chế tạo vẩn và dư huy (phát quang còn dư), chất thấm ướt… Trong các  loại chất dẻo thì PVC hấp thụ lượng phụ gia nhiều nhất. Sự có mặt của những chất này, cũng như các hóa chất khác được sử dụng trong  giai đoạn đầu và cuối của quá trình trùng hợp là một nhân tố phức tạp trong tái  chế nguyên vật liệu (còn gọi là tái chế hóa học, trong trường hợp giới hạn hơn  gọi đơn giản là nhiệt phân) và quá trình cracking nhiệt phân nhựa phế thải. Sự  phức tạp này gây ra do đặc tính, hàm lượng và tác động của các phụ gia này tới  quá trình nhiệt phân. Các ảnh hưởng có thể có tới sản phẩm của phản ứng và  máy móc là tương đối khó đoán biết, đặc biệt với các loại nhựa phế thải không  rõ nguồn gốc và thành phần.  Người ta phân loại chất dẻo dựa trên nhiều tiêu chí. Ví dụ: ­ Thành phần hóa học. Liên quan trực tiếp tới đặc tính của monome và  phương pháp trùng hợp. Theo đó chất dẻo lại được chia nhỏ ra thành các  loại khác như: polyme của các olefin, của vinyl, của styren, của các amit,  este, nhựa epoxy, polyme của các Cacbonat, của Uretan… ­ Cấu trúc hóa học. Ví dụ: cấu trúc thằng (như polyetylen đặc), cấu trúc  nhánh (polyetylen loãng), mạng lưới liên kết ngang và ba chiều (chất dẻo  nhiệt rắn, cao su). ­ Độ cứng: đàn hồi được, dẻo, cứng. ­ Ứng dụng: chất dẻo dùng trong dân dụng hay kỹ thuật, chất dẻo thông  thường hay chuyên biệt. ­ Phương pháp gia công: đúc khuôn kiểu phụt, ép trồi, thổi màng, đúc thổi,  ép nóng, đúc, cán láng… và nhiều công nghệ khác. II – Các vấn đề phát sinh từ chất dẻo Sản lượng chất dẻo được sản xuất trên toàn thế giới ngày càng tăng kéo theo  lượng chất thải phát sinh cũng tăng lên. Dù chỉ được tạo ra trong thời gian ngắn  nhưng chúng tồn tại rất lâu. Thời gian tồn tại này tính bằng hàng tuần (với bao  bì đóng gói), tới hàng tháng (màng bọc trong nông nghiệp) và hàng năm (với ô­ Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 7
  8. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 tô, sản phẩn gia dụng, nội thất), thậm chí lên tới cả thế kỷ (với một số phụ  tùng điện nước). Nhiều loại phụ tùng xây dựng (ống phân phối nước, ván lát  sàn, mái che và khung cửa sổ) thời gian tồn tại của chúng vẫn chưa được định  rõ. 1- Khía cạnh an toàn Chất dẻo thường được cho là vô hại và được loại trừ ngay từ đầu trong danh  mục các chất thải độc hại (ở Belgium – 1976 và ở Netherlands – 1977). Chỉ trừ  các chất dẻo dùng để đóng gói các hợp chất độc hại như thuốc trừ sâu. Tuy vậy, nhựa phế thải vẫn tồn tại những chất gây hại như các phụ gia chứa  Animon, Cadimi, chì, kẽm hoặc Crom hóa trị 6 và các chất làm dẻo. Các chất  làm chậm quá trình cháy có chứa Brom khi giải phóng vào môi trường là điều  cần được đặc biệt lưu tâm và là vấn đề gây tranh cãi khi xử lý các sản phẩm  nhựa WEE và ASR 2- Khía cạnh môi trường Việc nhiệt phân nhựa phế thải gây ra vài tác động nhỏ tới môi trường. Về mặt  lý thuyết các vấn đề này có thể chia nhỏ thành: ­ Thu thập, vận chuyển nguyên vật liệu. ­ Tiền xử lý. ­ Quá trình nung và nhiệt phân. ­ Các sản phẩm nhiệt phân. Phân loại chất dẻo thường được làm bằng tay và có thể gây dị ứng hoặc gây ra  các vấn đề về sức khỏe. Đáng chú ý là, chất thải nhựa không phải là không có  mùi, vốn dĩ khí tách ra từ quá trình lưu trữ và gia công đã được khử mùi (như  trong hệ thống khí hóa của hãng Ube Industries). Một phần các sản phẩm nhiệt  phân là hóa chất độc lại Chất thải nhựa phát sinh do quá trình sản xuất, biến đổi và tiêu thụ. Ở hai  phạm trù đầu tiên việc phân loại nguồn gốc, nhận biết và tái chế khá đơn giản.  Các khái niệm phân loại đơn giản ở hai phạm trù này không còn hữu ích đối  với quá trình tái chế sau sử dụng. Lúc này các sản phẩm nhựa bị phân tán cả về  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 8
  9. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 mặt địa lý và chức năng, chưa kể đến việc bị lẫn các phụ gia không rõ danh tính  hoặc bị pha trộn, nhiễm bẩn bởi các hợp chất khác. Lúc này rất khó để thu gom  chúng lại với một mức giá phải chăng. Tái chế cơ học, tức tái sử dụng vật liệu nhựa thành các ứng dụng tương tự (tái  chế vòng kín) là phương án tái chế nhựa phế thải cho giá trị cao nhất. Sự suy  giảm các tính chất cơ học gây hạn chế cho việc tái chế. Nhựa phế thải khi đó  được tái chế thành các sản phẩm có ứng dụng đơn giản hơn, đôi khi đơn giản  là làm đồ gỗ thấp cấp, dùng trong các trang thiết bị đô thị, như ghế dài công  viên chẳng hạn. Quá trình tái chế biến đổi chất dẻo thành các monome, hỗn hợp các chất hóa  học hoặc tạo thành khí tổng hợp và khí nén. B – Nhiệt phân I – Khái niệm về nhiệt phân chất dẻo Nhiệt phân, hay còn gọi là hỏa phân là quá trình phân hủy nhiệt và hóa học,  thông thường sẽ tạo ra các phân tử nhỏ hơn. Về mặt ngữ nghĩa học, khái niệm  nhiệt phân thích hợp hơn hỏa phân do lửa (hỏa) ngụ ý đến sự tồn tại của oxy  và do đó ngụ ý sự tồn tại của các hợp chất trung gian chứa oxy. Tuy nhiên,  trong hầu hết các quá trình nhiệt phân, không khí bị loại trừ vì lý do an toàn, vì  chất lượng và hiệu suất sản phẩm. [1] Quá trình nhiệt phân có thể được tiến hành ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau  với thời gian phản ứng, áp suất khác nhau và dưới sự có mặc hoặc thiếu các  chất khí hoặc chất lỏng hoặc động và dưới sự có mặt của xúc tác. Quá trình  nhiệt phân nhựa có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp (600oC). Thông thường quá trình được tiến hành  dưới áp suất khí quyển. Tuy nhiên nếu sản phẩm mong muốn không bền nhiệt,  dễ bị tái trùng hợp (như trong quá trình nhiệt phân cao su chẳng hạn) thì quá  trình nhiệt phân sẽ được tiến hành dưới áp suất thấp nhờ máy hút chân không  hoặc chất pha loãng (ví dụ: hơi nước). Quá trình nhiệt phân polyme sinh ra các chất khí (syngas), lỏng (tar) và chất rắn  (char) với hàm lượng biến đổi tương đối rộng. Những sản phẩm này có thể  được dùng làm nhiên liệu, chất hóa dầu và các monome. Tùy thuộc vào các  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 9
  10. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 polyme và hỗn hợp polyme làm nguyên liệu và các điều kiện vận hành mà sản  phẩm tạo ra biến đổi rất lớn. Thông thường cả sản phẩm khí và lỏng đều là  hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau. Sản phẩm rắn (char) thường chứa các  chất làm đầy, chất nhuộm và tro. Quá trình nhiệt phân bao gồm việc bẻ gãy các liên kết và thường là quá trình  thu nhiệt, do đó việc đảm bảo nguồn cung nhiệt cho chất phản ứng là vấn đề  cơ bản và mấu chốt. Quá trình oxy hóa giúp cung cấp nguồn nhiệt nội tại  nhưng các sản phẩm nhiệt phân khi đó sẽ bị lẫn các sản phẩm của quá trình  oxy hóa hoặc sản phẩm của quá trình cháy. Nhựa polyolefin chỉ chứa Cacbon và Hydro và các phụ gia như phụ gia chống  oxy hóa và chất ổn định UV. Hơn nữa, sự có mặt của các nguyên tố khác loại  như Clo và Brom là điều không mong muốn, vì các nguyên tố này phân tán khắp  ba pha của sản phẩm (khí, lỏng, rắn), làm giảm khả năng tiêu thụ và giá trị của  mỗi sản phẩm. Việc nghiên cứu cách loại trừ các nguyên tố này là vấn đều  chính trong phát triển các quá trình xử lý cho nhựa hỗn tạp. II – Lịch sử phát triển và tình hình nhiệt phân nhựa phế thải 1- Trên thế giới Xét trên khía cạnh công nghiệp, việc nhiệt phân chất dẻo rất được quan tâm kể  từ thời điểm bùng nổ sản xuất chất dẻo với quy mô lớn trong những năm 1960.  Công nghệ cracking nhiệt áp dụng cho nhựa phế thải đã được phát minh từ đầu  những năm 1970. Người ta phát hiện ra rằng, ở nhiệt độ cao, mạch Cacbon có  thể bị bẻ gãy, tạo thành nhiều monome khác nhau, các nhóm phân tử hoạt động  và nhiều loại phân tử nhỏ khác. Nhờ đó có thể thu được các sản phẩm lỏng với  tỷ lệ H/C tương đối cao. Công nghệ và cơ chế cracking nhiệt được nghiên cứu  sâu rộng, và một loạt các quá trình cracking nhiệt ra đời như quá trình United  Carbon, quá trình của đại học Hamburg, BP… các quá trình này đã được phát  triển và đưa vào công nghiệp hóa. Quá trình cracking nhiệt có ưu điểm là giá  thành thấp và vận hành đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tiêu tốn  năng lượng, độ chuyển hóa và hiệu suất thấp, những yếu tố này đã cản trở sự  phát triển của quá trình cracking nhiệt. Để làm tăng chất lượng và hiệu suất  phần nhiên liệu lỏng, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm  với nỗ lực tìm ra loại xúc tác thích hợp. Những xúc tác được sử dụng sẽ làm  giảm năng lượng tiêu thụ, làm tăng hiệu suất xử lý, nâng cao độ chọn lọc của  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 10
  11. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 phản ứng và chất lượng của sản phẩm. [2]. Kể từ đó, công nghệ nhiệt phân  nhựa phế thải sử dụng xúc tác được đưa vào ứng dụng mạnh mẽ với quy mô  công nghiệp.  Đáng kể nhất phải nói đến làn sóng các xí nghiệp Nhật Bản –  những nhà tiên phong đã quảng bá việc nhiệt phân chất dẻo như một giải pháp  công nghệ. Những sáng kiến mới ở Nhật đã được đưa vào thực tiễn trong  những năm 1980 và 1990. Ví dụ: hệ thống tầng sôi kép được đưa vào vận hành  bởi công ty Ebara (Stardust Project, Yakohama) và công ty Tsukishima Kitai.  Hiện tại, những nỗ lực bền bỉ của các công ty này đã khiến cho hệ thống sử  dụng công nghệ này được nâng tầm lên thành những hệ thống nhiệt phân phủ  sóng khắp cả nước giúp biến đổi nhựa phế thải thu thập từ các đồ dân dụng  thành nhiên liệu lỏng có ích và các monome. Sản phẩm nhiệt phân còn có thể  dùng làm tác nhân khử trong các lò đốt có máy quạt gió hoặc dùng để thay thế  than trong các thiết bị cốc hóa. Chất dẻo được biến đổi trong pha lỏng, trong  các thiết bị thùng có khuấy tại các nhà máy ở Niigata và Sapporo, PVC được  biến đổi thành cốc và HCl trong các tổ hợp lò quay bởi hãng Nihon Kokan (hiện  tại là JFE Holdings). Hãng Ube Industries đã kết hợp với hãng Ebara Co. để phát  triển quá trình khí hóa dưới áp suất tăng dần, khí tổng hợp được làm sạch và  được dẫn tới thiết bị tổng hợp ở cùng địa điểm. [1] 2- Ở Việt Nam Với mục tiêu hình thành hướng giải pháp tích cực cho việc xử lý chất thải rắn  nói riêng và nhựa phế thải nói chung, tạo ra sản phẩm có khả năng ứng dụng,  viện Nghiên cứu Cơ khí NARIME đã thực hiện đề tài “nghiên cứu thiết kế, chế  tạo tổ hợp thiết bị tái chế chất thải nguồn gốc hữu cơ thành nhiên liệu” với  đối tượng nghiên cứu là cao su phế thải. Thực tế, nhóm thực hiện đề tài đã tiến  hành nhiệt phân đối với các loại nhựa phế liệu khác nhau như PVC, PE…  nhưng kết quả ghi nhận ra dầu mới chỉ có PE với điều kiện nhiệt độ thí  nghiệm từ 200 – 600oC, áp suất khoảng 1 atm và không sử dụng xúc tác. Về cơ  bản, nhóm thực hiện đề tài đã có những kết quả khả quan ban đầu: lượng dầu  thu được vào khoảng 30 – 40%, than là 40 – 50%, còn lại là khí nhiệt phân và  khí nóng được sử dụng làm năng lượng cấp nhiệt cho thiết bị nhiệt phân. Hiện  nay nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện thiết bị và công nghệ để có thể  ứng dụng được vào thị trường. [3] III – Ưu, nhược điểm của phương pháp nhiệt phân Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 11
  12. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 1- Ưu điểm Các ưu điểm của phương pháp nhiệt phân nhựa phế thải thành dạng lỏng bao  gồm: ­ Cho phép tái chế chất thải nhựa hỗn tạp, loại chất thải vốn không được  tái chế có hiệu quả bằng các phương pháp khác. ­ Cho phép tái chế chất dẻo chưa được làm sạch và bị nhiễm bẩn (như  nhựa từ các sản phẩm phục vụ nông nghiệp: màng phủ, mảng ủ xilo,  màng phủ nhà kính, các ống tưới/phun nước…) ­ Cho phép tái chế các màng bọc nhựa cán mỏng, ép khuôn hoặc nhiều  lớp, đặc biệt với các màng bọc có lớp phoi nhôm vốn khó tái chế bằng  công nghệ tái chế truyền thống. Hầu hết các sản phẩm nhựa hydrocacbon đều thích hợp cho nhiệt phân. Thông  thường nhóm thế càng lớn thì nhựa càng dễ biến tính. Thứ tự tăng dần kích  thước nhóm thế: poly etylen 
  13. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 1- Định nghĩa nhiệt phân Nhiệt phân được định nghĩa là một phản ứng phân hủy hóa học gây ra bởi năng  lượng nhiệt có mặt không khí (oxy). Nhiệt phân là một trong những phương  pháp hiệu quả nhất để bảo tồn tài nguyên dầu mỏ. Hơn nữa phương pháp này  còn góp phần bảo vệ môi trường nhờ làm giảm lượng các chất thải không phân  hủy được. Quá trình phân rã chất dẻo được thực hiện nhờ nhiệt trong điều kiện nhiệt độ  cao. Khi đó các đại phân tử sẽ bị bẻ thành các phần nhỏ hơn chứa hỗn hợp các  hydrocacbon có giá trị (ở dạng khí, lỏng, rắn). Người ta đã nghiên cứu quá trình phân rã các loại nhựa phế thải với sự có mặt  của các loại xúc tác khác nhau. Qua đó nhận thấy các đặc tính của sản phẩm  phụ thuộc đáng kể vào đặc tính của loại xúc tác sử dụng. Xúc tác cũng giúp làm  giảm nhiệt độ tiến hành  phản ứng. Nếu sử dụng xúc tác phù hợp có thể làm  giảm nhiệt độ phản ứng yêu cầu cho nhiệt phân từ hơn 1000oC xuống còn 400  – 500oC. Việc tái chế nhựa phế thải bằng nhiệt phân có thể mang lại những  thành quả tuyệt vời, cho dù là với các chất thải nhựa hỗn tạp vốn không đạt  hiệu quả kinh tế bằng phương pháp phân tách thông thường. [4] 2- Loại nhựa thích hợp cho nhiệt phân Về mặt cấu trúc polyme bao gồm các nguyên tử Cacbon liên kết với nhau bằng  liên kết đơn hoặc đôi. Do đó mỗi polyme có một giá trị nhiệt trị riêng biệt. Ví  dụ: poly etylen và poly propylen có nhiệt trị lần lượt là 18720 BTU/lb và 18434  BTU/lb. Các phân tử hữu cơ này có nhiệt phân hủy thấp so với các chất vô cơ.  Gần như tất cả các nhiên liệu thông thường đều gồm các phân tử hữu cơ.  Nhiệt hàm của mỗi phân tử hữu cơ phụ thuộc vào số lượng nguyên tử Cacbon  trong chuỗi phân tử và mức độ phức tạp của cấu trúc phân tử (thẳng, nhánh,  vòng…). Do vậy, bất kỳ polyme nào khi phân hủy hay bị gãy mạch một cách  ngẫu nhiên cũng đều tạo ra các phần mà mỗi phần đó – tùy thuộc vào số lượng  nguyên tử Cacbon nó chứa mà có thể xếp vào nhiều loại nhiên liệu khác nhau.  Do đó, quá trình nhiệt phân các loại polyme như PE, PP, PS cho sản phẩm là các  hydrocacbon có giá trị cao nhất.  Một số ít các polyme như poly vinyl clorua, ABS và PET thành phần ngoài C và  H ra còn có liên kết với các phân tử khác loại (Cl, N, O). Trong quá trình nhiệt  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 13
  14. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 phân, các phân tử khác loại này sẽ bị biến đổi thành các hợp chất như HCl, N2,  H2O… [4] II- Cơ sở hóa học của quá trình nhiệt phân nhựa phế thải Đối với quá trình cracking nhiệt, cracking nhựa phế thải sẽ phá vỡ các liên kết  trùng hợp chỉ bằng tác động của nhiệt. Các loại phế thải dùng làm nguyên liệu  bao gồm: PP, PVC, PET, chất dẻo nhiệt, giấy, phế liệu, kim loại… Dung môi  truyền nhiệt có thể là cát, chất lỏng nhiệt hoặc bất kỳ loại dung môi nào khác  phù hợp. Nhựa phế thải ban đầu sẽ được nghiền để tạo thành các hạt có kích  cỡ 200mm và được đưa tới một lò, lò này được duy trì ở nhiệt độ 250 – 350oC.  Ở nhiệt độ này, Clo từ chất thải sẽ được tách ra và sản phẩm khí sẽ được đưa  tới tháp hấp thụ HCl. Chất thải được loại bỏ Clo sơ bộ sẽ được đưa tới thiết  bị phản ứng có khuấy cơ học ở nhiệt độ 350 – 550oC, tại đây sẽ diễn ra phản  ứng nhiệt phân. Một tháp hồi lưu được lắp đặt ở phía trên thiết bị phản ứng  cracking sẽ giúp thu hồi chọn lọc các sản phẩm dầu nhẹ. Phần dầu nặng tạo  thành do quá trình cracking sẽ được ngưng tụ và đưa trở lại thiết bị cracking  nhiệt để cracking lại. Cách này giúp làm giảm lượng sáp tạo thành. Tất cả mọi vật chất đều mang trong cấu trúc phân tử của nó một năng lượng  nhất định và các phân tử được liên kết lại với nhau nhờ một lực đặc biệt. Nếu  phá vỡ được lực liên kết này, phân tử đó sẽ bị phân rã thành các phần nhỏ hơn.  Do đó, trong quá trình nhiệt phân, khi nhiệt năng cung cấp vượt quá năng lượng  phân tách các liên kết này, phản ứng phân rã sẽ diễn ra. [4] Cơ chế phân hủy các polyme Khi nhựa/polyme chịu nhiệt độ cao trong môi trường khí trơ, chúng bị phân hủy  theo nhiều cơ chế khác nhau được mô tả dưới đây. 1- Khử trùng hợp ngẫu nhiên Loại phản ứng phân cắt này có thể thấy điển hình ở poly etylen (PE). Do tất  cả các liên kết C­C có cùng chiều dài nên mạch polyme bị cắt ngẫu nhiên  (Hình 1). Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 14
  15. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 Hình 1 – Khử trùng hợp ngẫu nhiên. Do đó, mạch hydrocacbon bị gãy ngẫu nhiên và sản phẩm tạo thành ở dạng   ankan, anken và gốc ankyl có kích thước nhỏ hơn. Đây là cơ chế gốc tự do.  Liên kết đồng hóa trị giữa hai nguyên tử C bị phân cắt đồng ly để tạo thành  các phần, mỗi phần mang 1 electron. Những phần mang số electron lẻ được  gọi là các gốc tự do. Khử trùng hợp ngẫu nhiên cũng bao gồm quá trình hình  thành các gốc tự do từ điểm nào đó trên mạch polyme, tạo thành các phần  nhỏ với chiều dài khác nhau. Cấu trúc của poly propylen giống với PE, ngoại trừ việc ngoại mạch chính  nó còn có các nhánh metyl, cấu trúc này khiến cho tất cả các nguyên tử  Cacbon trong mạch đều là Cacbon bậc 3 (do có chứa nhóm metyl). Cấu trúc  này dẫn đến việc phản ứng phân cắt mạch Cacbon chủ yếu là giữa các  nguyên tử Cacbon bậc 2 và bậc 3. 2- Khử nhóm biên. Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 15
  16. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 Quá trình này bao gồm việc khử các nhóm biên gắn với mạch chính của  polyme. Điều này khiến cho mạch chính trở nên đa bất bão hòa. Trong phản  ứng nhiệt phân poly vinyl clorua, sua khi khử Clo, mạch polyme trở thành mạch  liên hợp (Hình 2).  Hình 2 – Khử nhóm biên. Mạch liên hợp gãy ngẫu nhiên ở liên kết C­C, dẫn đến sự tạo thành các chất có  vòng thơm như benzen, toluen, styren… Phản ứng phân hủy PVC bắt đầu ở  250oC với phản ứng khử HCl. Các polyme có cấu trúc tương tự nhau, như poly  vinyl axetat cũng diễn ra phản ứng phân cắt dạng này, tạo thành mạch liên hợp  các liên kết đôi. 3- Khử trùng hợp cắt mạch. Cơ chế này dẫn tới sự hình thành monome. Đây là cơ chế gốc tự do trong đó  polyme bị phân hủy thành các monome (loại monome hình thành nên chính  polyme đó). Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 16
  17. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 Hình 3 – Khử trùng hợp cắt mạch với poly metyl meta acrylat PMMA (R=CH3). Đầu tiên là phản ứng cắt liên kết C­C của mạch chính tạo ra một phân tử nhỏ  bão hòa và một gốc tự do trên mạch Cacbon. Gốc tự do này lan truyền khắp  mạch polyme. PMMA có nhiều loại liên kết. Do liên kết C­H và C=O có năng  lượng phân tách liên kết cao trong khi năng lượng phân tách liên kết C­C và C­O  là khả sánh nên liên kết C­C ở Cacbon bậc 4 bị tách ra trước, dẫn tới sự hình  thành các monome. [4] Ngoài 3 cơ chế phân hủy này, có thể diễn ra quá trình tái tổ hợp các phần. Một   polyme không phải lúc nào cũng tuân theo một cơ chế nhiệt phân mà nhiều cơ  chế nhiệt phân có thể diễn ra cùng một lúc. Cường độ liên kết giữa các phân  tử là yếu tố chi phối việc loại phản ứng nào sẽ xảy ra. Phản ứng nào ít tốn  năng lượng nhất sẽ có khả năng xảy ra cao nhất. [4] III- Xúc tác cho quá trình nhiệt phân nhựa phế thải 1- Vai trò và tác động của xúc tác Xúc tác đóng vai trò sống còn trong quá trình nhiệt phân. Quá trình nhiệt phân có  mặt xúc tác sẽ yêu cầu năng lượng thấp hơn so với quá trình không sử dụng  xúc tác và phản ứng sẽ hình thành nên các hydrocacbon có nhiều nhánh hơn  (Hình 4) Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 17
  18. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 Hình 4 – Dạng phân mảnh. Sử dụng xúc tác axit giúp làm giảm nhiệt độ nhiệt phân. Xúc tác phù hợp cũng  giúp làm giảm thời gian khơi mào phản ứng nhiệt phân và tăng chất lượng cũng  như số lượng sản phẩm cuối.  Các loại xúc tác thường được sử dụng là nhôm silicat (SiO2 – Al2O3), zeolite tự  nhiên hoặc nhân tạo, xúc tác tro bay tổng hợp (được xử lý với NaOH), các xúc  tác này có thể được tẩm thêm NiO, HZSH­5, FeCl2… Một xúc tác điển hình bao gồm 20 – 25% zeolite, 30­35% đất sét và khuôn được  kết bởi khoảng 20 – 30% SiO2 hoặc chất kết dính Al2O3. Trong nhiều loại  zeolite, những loại zeolite mà cấu trúc có các vòng 10 phân tử chứa oxy và có  kích thước mao quản trung bình, zelite ZSM – 5 và ZSM – 11 là các xúc tác axit  đặc biệt bền vững. Sự có mặt của SiO2 khiến cho sự hình thành ion cacbanion xảy ra dễ dàng, do  đó giúp cho phản ứng phân cắt mạch diễn ra ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn. 2- Các loại zeolite sử dụng trong quá trình nhiệt phân nhựa phế thải Quá trình phân giải chuỗi polyme là quá trình cracking hydrocacbon sử dụng các  loại xúc tác axit. Loại xúc tác cracking chính sử dụng trong quá trình này (cũng  là loại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp) là các zeolite. Thành phần  chính của các zeolite này giống với xúc tác sử dụng trong quá trình FCC trong  lọc hóa dầu.  Zeolite là aluminosilicat tinh thể có cấu trúc vi mao quản xác định, có hệ thống  khung và kênh dẫn, các khung, kênh này có kích cỡ tương đương với các phân  Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 18
  19. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 tử hữu cơ cơ bản. Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolite là SiO4 và AlO4 ở dạng tứ  diện, các phân tử này liên kết với nhau nhờ các nguyên tử oxy dùng chung. Tứ  diện AlO4 mang một điện tích âm được cân bằng bởi các cation nằm bên trong  cấu trúc mao quản của zeolite. Các cation thường dùng là Na+, K+ hoặc Ca2+.  Khi các cation này được thế bởi các proton, các tâm axit của zeolite sẽ hình  thành. Loại zeolite axit này có thể là Bronsted – loại nhường proton hoặc axit  Lewis­ các chất nhận cặp electron. Mỗi loại axit lại thúc đẩy nhiều cơ chế  phản ứng khác nhau. Xúc tác Bronsted thường dẫn tới phản ứng cộng proton  hơn là phản ứng tách hydrua, còn axit Lewis thường dẫn tới phản ứng tách  hydrua hơn là phản ứng cộng proton. Một đặc tính quan trọng nữa của xúc tác  axit là độ mạnh của nó. Độ mạnh của axit thường được đo bằng độ nhả hấp  phụ tính theo nhiệt độ (temperature­programmed desorption TPP) của các cấu tử  cơ bản, thường là NH3. Đầu tiên mẫu xúc tác được làm bão hòa bởi phân tử cơ  bản trước, sau đó các chất hấp phụ vật lý trong đó sẽ được loại bỏ sau.  Nhiệt  độ mẫu sau đó sẽ được cho tăng lên nhờ một chương trình điều khiển nhiệt độ  tuyến tính. Trong suốt giai đoạn chạy trương chình điều khiển nhiệt độ, lượng  chất giải hấp phụ được giám sát bởi một bộ dò cảm biến. Ví dụ: bộ dò cảm  biến dẫn nhiệt (thermal conductivity detector – TCD). Rõ ràng, các tâm axit càng  mạnh thì nhiệt độ cần cho quá trình giải hấp phụ các cấu tử cơ bản khỏi các  tâm này sẽ càng cao. Tâm axit càng mạnh thì càng có lợi cho các phản ứng  cracking.  Có vô vàn các loại zeolite tự nhiên hoặc tổng hợp với thành phần nguyên tử Si­ Al biến đổi trong một khoảng rất rộng. Các xúc tác này được phân loại dựa vào  tỷ lệ Si/Al. Hai loại zeolite được sử dụng rộng rãi là ZSM­5 và zeolite – Y.  Loại zeolite thứ nhất có 2 kiểu kênh (channel) liên kết với nhau: kênh thẳng có  kích thước 0.54x0.56 nm và kênh zic­zac có kích thước 0.51x0.55 nm. Zeolite Y  gồm 2 khung (cage) kích thước 1.18 nm liên kết với nhau qua các cửa sổ  (window) kích thước 0.74 nm, sắp xếp tạo thành cấu trúc tứ diện trong không  gian ba chiều. Tỷ lệ Si/Al biến thiên trong khoảng từ 10 tới vô cùng (vô cùng  tức là xúc tác chỉ gồm silicat tinh khiết) đối với xúc tác ZSM và từ 1.5 đến 3 với  xúc tác zeolite Y. Xúc tác Y siêu ổn định (US­Y) vốn là hoạt chất của các xúc  tác cho quá trình FCC, là một trường hợp đặc biệt của zeolite Y. US­Y được  hình thành nhờ quá trình sau đây (quá trình này nhằm làm tăng độ ổn định của  zeolite): Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 19
  20. Đoàn Thị Lâm. MSSV: 20103538 Dưới các điều kiện khắt khe về nhiệt độ cao của một bộ tái sinh FCC, hơi  nước có mặt sẽ tách Al ra khỏi khung zeolite nhôm, hình thành các lỗ và phá  hủy cấu trúc zeolite. Để tránh điều này, zeolite Y cần trải qua bước xử lý loại  nhôm trong môi trường tương tự như trên, nhưng các điều kiện của môi trường  này phải được kiểm soát chặt chẽ. Người ta kiểm soát quá trình hơi nước chảy  qua tầng zeolite ở nhiệt độ cao. Trong suốt quá trình này. Al được tách ra khỏi  khung zeolite (tức tách ra khỏi mạng lưới Si­ O­ Al) nhưng nó vẫn còn lại trong  cấu trúc mao quản của zeolite dưới dạng cation (VD: Al(OH)2+, AlO+). Cấu trúc  này gọi là cấu trúc nhôm bổ sung extra framework Al (EFAL). Người ta tin rằng  tương tác giữa EFAL với các tâm axit làm tăng độ mạnh của các tâm axit này.  Sau quá trình loại nhôm, tỷ lệ Si/Al giảm xuống trong khi dung tích vẫn giữ  nguyên (dung tích vẫn bằng dung tích của zeolite Y gốc). Việc loại nhôm ra  khỏi zeolite Y để tạo thành zeolite Y siêu ổn định US­Y có thể thực hiện bằng  nhiều quá trình khác. Ví dụ: nhờ phản ứng với SiCl4.  Các phản ứng hóa học diễn ra trong zeolite mang tính chọn lọc hình dạng. Vì  các zeolite này có khả năng phân biệt các chất phản ứng, các sản phẩm và các  dạng chuyển tiếp nhờ vào kích cỡ mao quản của chúng. [5] 3- Tỷ lệ polyme/xúc tác (P/C) Một khía cạnh quan trọng trong quá trình phân hủy nhiệt nhựa phế thải có sử  dụng xúc tác là lượng xúc tác sử dụng trong quá trình đó. Với hệ thống hoạt  động theo mẻ ­ hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay thì nhằm kiểm  tra chất lượng xúc tác, lượng xúc tác sử dụng sẽ được xác định bằng tỷ lệ  phần khối lượng P/C. Các kết quả từ những thử nghiệm đầu tiên thực hiện  bằng một thiết bị TGA (hình dưới) sử dụng polyetylen mật độ cao (high­ density polyethylene HDPE) làm nguyên liệu, thử nghiệm tiến hành với các tỷ  lệ P/C khác nhau cho thấy có một giới hạn mà dưới giới hạn đó việc thêm xúc  tác vào không làm thay đổi tiến trình phân giải nhiệt. Đồ án chuyên ngành kỹ sư Hóa Dầu Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2