intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Tìm hiểu công nghệ sản xuất mứt dứa

Chia sẻ: Cẩm Nguyên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:33

310
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án "Tìm hiểu công nghệ sản xuất mứt dứa" trình bày những nội dung sau: Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt dứa và lựa chọn thiết bị phù hợp, tính toán cân bằng vật chất cho quy trình sản xuất mứt dứa, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các sự cố trong quá trình sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Tìm hiểu công nghệ sản xuất mứt dứa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM   BÁO CÁO ĐỒ ÁN HỌC PHẦN  CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Đề tài: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỨT DỨA Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng  Ánh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm  Nguyên Mã số sinh viên: 2005140359 Lớp: 05DHTP1
  2. TP. HÔ CHÍ MINH, NĂM 201 ̀ 7 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Trang 2
  3. ......................................................................................................................... Chữ ký của giáo viên   NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Trang 3
  4. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Chữ ký của giáo viên MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang 4
  5. Trang 5
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang 6
  7. LỜI MỞ ĐẦU Quả  dứa được coi là một trong những cây ăn quả  nhiệt đới hàng đầu, loại quả  “vua”, rất   được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả  dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng   calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ  các loại vitamin cần thiết như A, B 1, B2, PP, C  đặc biệt trong cây và quả dứa có chất Bromelin là một loại men thủy phân protein (giống như chất   Papain ở đủ đủ), có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết   thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để  chế  biến thực   phẩm, nước chấm. Ngoài ăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và nước dứa, là những mặt hàng xuất khẩu  lớn. Với nguồn dứa dồi dào phẩm chất tốt của nước ta thì tại sao không chế  biến mứt dứa, góp   phần làm đa dạng thêm các sản phẩm của thị trường trong nước và cũng như để giới thiệu với thế  giới một trong những sản phẩm mới của Việt Nam ta. Với mong muốn phát triển cây dứa của Việt Nam ta từ việc tổng hợp và vận dụng những  kiến thức thu được trong sách vở và mong muốn ứng dụng kiến thức đó áp dụng vào thực tế công   việc sau này, em quyết định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt dứa”. Mặc dù rất cố  gắng nhưng trong quá trình thực hiện đồ  án nhưng cũng khó tránh khỏi   những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý kiến của quý thầy cô để đồ án của em được   hoàn thiện hơn.  Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nước ta là nước nhiệt đới với nhiều trái cây chủ đạo được trồng cho năng suất lớn và đem  lại thu nhập cho quốc gia thông qua xuất khẩu như chuối, cam, bưởi, dứa… Trong đó, dứa là loại   trái cây được trồng khá dễ dàng và là một trong những sản phẩm được xuất khẩu khá nhiều, đặc   biệt được ưa chuộng ở các nước công nghiệp phát triển. Dứa được trồng dễ dàng ở nhiều nơi khắp đất nước ta, diện tích trồng dứa ở một số tỉnh   như sau: Kiên Giang (12006 ha), Minh Hải (4704 ha), Tiền Giang (3889 ha), Long An (381 ha), Bình  Định (597 ha), Khánh Hoà (260 ha), Nghệ  Tĩnh (654 ha)… Trong đó, miền Nam có diện tích trồng  lớn nhất (chiếm 75,43%), miền Bắc chiếm khoảng 24,56% diện tích trồng dứa cả nước. Trang 7
  8. Giá trị kinh tế của cây dứa khá cao: Giá trị sử dụng: Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp calo khá lớn, có đủ  các loại   vitamin ngoại trừ  vitamin D, giàu khoáng, nhất lá Kali, enzyme Bromelin giúp tiêu hoá tốt protein  nên người ta hay trộn dứa với các món ăn khai vị  hoặc dùng làm mềm thịt trong y học, dứa được  chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp sự  sinh trưởng và  dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống  phong, sỏi than và trị chứng béo phì. Giá trị xuất khẩu và thu ngoại tệ: Hiện nay, dứa và các sản phẩm chế biến từ dứa đứng ở  vị  trí hàng đầu trong rau quả  xuất khẩu  ở  các tỉnh phía Nam và nó ngày càng được  ưa chuộng  ở  nhiều nước trên thế giới. Đầu tư và thu nhập: Dứa là một loại trái cây rất mau thu hoạch, từ khi trồng đến lúc hái   trái trung bình khoảng 12 – 14 tháng, đồng thời cho thu hoạch lớn. Theo các số liệu thống kê từ các   các nước trồng dứa phát triển trên thế giới cho biết với năng suất khoảng 80 tấn/ha. Nếu chỉ đóng  hộp để bán thì lợi nhuận trung bình hàng năm trên một hecta là 10.000 USD. Mở rộng diện tích và phát triển sản xuất: Dứa là cây rất dễ  trồng, có thể  trồng được trên   nhiều loại đất, kể cả các vùng đất đồi dốc, sỏi đá lẫn các vùng đất thấp, nhiễm phèn, có độ pH =   3 – 3,5 có nhiều độc chất mà nhiều loại cây khác không sống được. Vì vậy có thể mở rộng và phát   triển diện tích trồng dứa rất dễ dàng trên các vùng đất chua xấu, nhất là các loại đất phèn, hoang   hoá. Dứa cũng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để  chế  biến các loại thực phẩm quen thuộc   với người tiêu dùng như: nước dứa ép, dứa ngâm đường, dứa sấy, mứt dứa, dứa lạnh đông… Thực   phẩm từ dứa cũng đem lại nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin nhóm B như  B1, B2, B3,… Vitamin E và một số  khoáng đa lượng (như  K, Ca…), vi lượng (như Fe, Cu, Zn…).   Hương vị của dứa cũng thơm ngon phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Theo như  bài báo phân tích thị  trường mứt dứa:   “Global Trends – Pineapple Jam Market   Research Report 2016”  của tác giả  Hector Costello, mứt dứa rất  được thế  giới  ưa chuộng, thị  trường rất rộng lớn. Nhất là các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam  Á và  Ấn Độ  đây là những thị  trường tìm năng để  phát triển mứt dứa. Với cơ hội lớn như thế thì   Việt Nam ta không thể nào đứng ngoài cuộc chơi của thị trường được. Chính vì vậy, em quyết định   “Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt dứa” 1.2 Mục tiêu đề tài Thông qua đề tài “Tìm hiểu mứt dứa” em sẽ trình bày những nội dung sau: Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt dứa và lựa chọn thiết bị phù hợp. Tính toán cân bằng vật chất cho quy trình sản xuất mứt dứa. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các sự cố trong quá trình sản xuất 1.3 Ý nghĩa đề tài  Ngày nay, với cuộc sống công nghiệp hiện đại, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng  Trang 8
  9. cao, nhu cầu của mỗi người cũng được mở rộng và mong muốn được đáp ứng đầy đủ  đặc biệt là   về thực phẩm, trong đó nhu cầu về rau quả là vô cùng cần thiết. Các sản phẩm này ngày càng trở  nên quan trọng hơn và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Các sản phẩm  được chế biến từ rau quả tươi vô cùng tốt cho sức khỏe của con người, chúng vừa cung cấp chất   khoáng, các vitamin cùng với một hàm lượng chất dinh dưỡng lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thực  tế sức tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ rau quả tươi hiện nay thực sự chưa cao do người   tiêu dùng chưa quen với những sản phẩm này, giá thành sản phẩm còn cao, sản phẩm lại chưa phổ  biến đến mọi vùng trên cả nước.  Bên cạnh đó, Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, có điều kiện đất đai thích hợp cho nhiều   loại rau quả  phát triển. Việc  ứng dụng các tiến bộ  khoa học kỹ  thuật trong canh tác, trồng trọt  ngày nay càng tăng thêm năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên hầu hết rau quả thu hoạch theo mùa vụ  và dễ hư hỏng do tác động của môi trường. Dứa là loại cây dễ trồng, thích hợp trên nhiều loại đất   và thu hoạch quanh năm đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 7 cho sản lượng lớn và chất lượng cao.   Dứa dùng để ăn tươi, còn phần lớn dùng để chế biến đồ hộp đông lạnh, nước giải khát, rượu quả,   mứt kẹo, thức ăn gia súc, phân bón. Qua đề này, em mong rằng mình có thể đóng góp một phần để  phát triển sản phẩm được  chế biến từ rau quả tươi và thúc đẩy sự phát triển nông sản nước nhà. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về sản phẩm 2.1.1 Giới thiệu về mứt Mứt, mứt trái cây hay mứt quả là một loại thực phẩm ngọt có thể được tìm thấy ở nhiều  nước trên thế  giới, nó được chế  biến các loại trái cây và một số  loại củ  nấu với  đường đến độ  khô từ  65­70%. Nguyên liệu đường trong mứt luôn có mặt và cần đạt gần nồng độ khoảng 55 ­  Trang 9
  10. 60%, nó không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà còn để bảo quản mứt, có tác dụng tăng độ đông. Trong  mứt, các vi sinh vật vì bị  co nguyên sinh nên không hoạt động, hoặc không phát triển vì nồng độ  axit cao (trong mứt quả) vì thế nhiều loại mứt nấu xong có thể không cần  thanh trùng (tuy một số  loại mứt có độ  khô thấp hơn cấn phải thanh trùng trong thời gian ngắn để  diệt nấm men, nấm   mốc). Mứt có thể được tồn trữ trong một thời gian ngắn sau đó nó bắt đầu bị vữa, dần dần, thoạt  đầu ở trên bề mặt rồi lan dần ra. Nếu bảo quản mứt  ở nhiệt độ  thấp, pH dưới 2,8 cùng có nhiều  tạp chất, hoặc trong trường hợp bị tác động cơ học, mứt càng chóng bị vữa hơn.[6] Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ dâu tây, dừa, khoai  lang, táo... đến hạt sen, mỗi loại mứt sẽ  có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên  liệu  dùng  để   chế   biến  thành.   Mứt   quả   được   chế   biến  ở   nhiều  dạng,   có   thể   phân  thành  các   dạng: mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim, mứt khô. 2.1.2 Phân loại mứt 2.1.2.1 Mứt đông Mứt đông chế  biến từ  nước quả  hoặc sirô quả. Người ta thường dùng nước quả  trong   suốt. Nếu nước quả sunfit hoá, trước khi nấu mứt phải khử SO 2 bằng cách đun nóng để hàm lượng  SO2 trong sản phẩm không quá 0.025%. Tùy theo độ nhớt của nước quả và độ đông của sản phẩm   mà người ta hoặc không pha thêm pectin. 2.1.2.2 Mứt nhuyễn Mứt nhuyễn chế biến từ pure quả, có thể  dùng riêng một chủng loại hoặc hỗn hợp nhiều   loại quả, có thể dùng pure quả tươi hay pure quả bán chế phẩm. 2.1.2.3 Mứt miếng đông Mứt miếng  đông chế  biến từ  quả  (tươi, sunfit hoá hay lạnh  đông) để  nguyên hay cắt   miếng, nấu với đường, có pha hoặc không pha thêm acid thực phẩm và pectin. 2.1.2.4Mứt rim Mứt rim được sản xuất bằng cách nấu quả với đường khô hoặc nước đường sao cho quả  trong mứt không bị nát. Nước đường trong sản phẩm cần đặc, sánh nhưng cần không đông và cần   tách khỏi quả. Tỷ  lệ quả/nước đường trong sản phẩm là 1:1. Nguyên liệu đưa vào sản xuất cần   đạt độ chín vì quả chưa chín sẽ cho sản phẩm có hương vị kém và khi nấu mứt quả sẽ teo nhiều,   chi phí nguyên liệu cao.  2.1.2.5 Mứt khô Mứt khô là sản phẩm nấu từ  quả  với nước đường và sấy tới độ  khô 80%, trên bề  mặt  miếng mứt có một màng trắng đục. Cách xử  lý nguyên liệu giống như  xử  lý để  làm mứt miếng  đông. Để  quả  khỏi bị  nát, người ta chần quả  trong dung dịch phèn chua. Nấu xong, chắt sirô và   đem quả sấy nhẹ. Trang 10
  11. 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của mứt jam  Thế kỉ thứ 16, khi Tây Ban Nha đến Tây Ấn Độ xâm chiếm hòng bành trướng thế lực, khi   đó lương thực cung cấp cho binh lính là vấn đề nan giải. Vì vậy, họ nghĩ ra việc sử dụng cây mía   để  làm jam làm thức ăn dự  trữ  trong suốt thời gian chinh chiến  ở  đây. Và jam  được cho là bắt  nguồn từ đó. Jam ngày nay chủ yếu được làm từ  nguyên liệu là trái cây. Jam sử dụng phổ  biến  ở vùng  Nam Mỹ. Là một loại thực phẩm được ăn trong bữa điểm tâm (phết lên bánh mì), ăn tráng miệng,  hoặc cho thêm nước đá vào uống như một loại nước giải khát. Tuy mỗi quốc gia có cách chế  biến khác nhau nhưng nhìn chung jam được chế  biến từ  những loại trái cây thuộc dòng citrus như cam, chanh, bưởi, các loại táo… và từ vỏ của một số loại   trái cây mà vỏ của trái cây đó chứa nhiều pectin­ chất tạo gel cho sản phẩm. Jam dễ làm như thế nào điều đó tuỳ thuộc vào lượng pectin chứa trong trái cây, chẳng hạn   như  cam, chanh, bưởi, táo… làm đông rất tốt. Những loại khác như  dâu tây, nho… cần bổ  sung  thêm pectin để hỗ trợ cho việc làm đông.[29] 2.1.4 Giới thiệu về sản phẩm mứt dứa Jam dứa hay còn gọi là Mứt nhuyễn chế  biến từ  purê quả, có thể  dùng riêng một chủng   loại hoặc hỗn hợp nhiều loại quả, có thể dùng pure quả tươi hay purê quả bán chế phẩm gia nhiệt   với nồng độ đường cao. Vị  chua chua ngọt ngọt của mứt dứa không làm chúng ta ngán như  những loại mứt khác.  Màu của dứa lại vàng tươi rất đẹp mà không cần dùng thêm phẩm màu. Mứt dứa cung cấp nhiều chất đường (từ  đường cát và đường trong quả  dứa), chất xơ và   vitamin C. Trong 100g mứt dứa cung cấp khoảng 250­300 Kcal. Trang 11
  12. Chỉ tiêu chất lượng  Sản phẩm cuối cùng phải có độ sánh đồng nhất thích hợp, có màu sắc và hương vị phù hợp  với loại hoặc thành phần quả  sử  dụng trong chế  biến dạng hỗn hợp, có tính đến hương vị  của   thành phần bổ sung hoặc bất kỳ chất tạo màu cho phép khác được sử dụng. Sản phẩm không được  có khuyết tật thông thường liên quan đến quả. [29] Tiêu chuẩn cảm quan Có màu tự nhiên của dứa nấu với đường, trong lọ màu sắc đồng nhất. Có mùi tự nhiên của quả dứa nấu với đường, không có mùi vị lạ. Sản phẩm đặc, không bị  lỏng, không bị vữa. Tiêu chuẩn vi sinh vậ Giới hạn cho phép trong  Vi sinh vật 1g hay 1ml thực phẩm Tổng số vi khuẩn hiếu khí 100 Coliform 10 Escherichia Coli 0 Staphylococcus aureus 0 Streptococci 0 Pseudomonas aeruginosa 0 Clostridium perfringens 0 Tổng số bào tử nấm men, mốc 10 2.2 Tổng quan về nguyên liệu 2.2.1 Giới thiệu về nguyên liệu dứa 2.2.1.1Đặc điểm của dứa Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas  comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là   các "mắt dứa". Tuy đứng hàng thứ 10 trên thế  giới về sản lượng trong các loại cây ăn quả  nhưng   về chất lượng, hương vị lại đứng hàng đầu và được mệnh danh là “vua hoa quả”.[32] 2.2.1.2 Phân loại dứa Trên thế giới có tất cả khoảng 60 – 70 giống dứa khác nhau nhưng có thể chia làm ba loại   chính: Trang 12
  13. Loại Hoàng Hậu (Queen): Thịt quả  có màu vàng đậm, giòn, mùi thơm tự  nhiên, vị  ngọt.   Dứa Queen có kích thước nhỏ, khối lượng quả trung bình, mắt quả lồi. Dứa hoa (dứa Tây) ở nước  ta thuộc loại này. Đây là loại dứa có chất lượng cao nhất và hiện nay đang là nguồn nguyên liệu   chính cho chế biến ở nước ta. Loại Cayenne: Thịt quả có màu vàng ngà, nhiều nước, ít thơm và vị kém ngọt hơn dứa hoa.   Dứa Cayenne có kích thước quả  lớn, có quả  nặng tới 3kg, vì vậy  ở  nước ta còn gọi là dứa Độc   Bình.  Ở  Hawaii trồng chủ yếu loại Cayenne Liss để  làm đồ  hộp.  Ở  Việt Nam trước đây ít trồng   loại dứa này, tập trung  ở Phủ  Quỳ  (Nghệ An) và Cầu Hai (Vĩnh Phú). Tuy chất lượng không tốt   như dứa hoa nhưng do sản lượng cao nên hiện nay loại dứa này có ý nghĩa lớn trong sản xuất. 2.2.1.3 Thu hoạch Thời vụ thu hoạch dứa là từ tháng 5 tới tháng 8, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng 6 và   tháng 7. Dứa vụ hè cho quả có khối lượng lớn, chất lượng quả tốt, vị ngọt và hương thơm hơn. Hiện nay nhờ có kỹ thuật xử lý, điều chỉnh ra hoa nên có thể thu hoạch dứa thêm một vụ  từ tháng 11 năm trước tới tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, dứa vụ đông cho chất lượng không tốt như  vụ hè, hàm lượng chất khô ít hơn và quả xốp hơn. Trong tương lai, với sự phát triển của khoa học  kỹ thuật, bằng kỹ thuật điều chỉnh ra hoa, chúng ta có thể có dứa tới quanh năm. Độ chính thu hoạch[3] Độ chín thu hoạch của dứa được chia thành 6 mức độ như sau: Độ chín 5: 100% vỏ trái có màu vàng sẫm trên 5 hàng mắt mở. Độ chín 4: Khoảng 4 hàng mắt mở, 75 – 100% vỏ trái có màu vàng tươi. Độ chín 2, 3: 3 Hàng mắt mở, 25 – 75% vỏ trái có màu vàng tươi. Độ chín 1: Trái vẫn còn xanh (bóng), một hàng mắt mở. Độ chín 0: Trái vẫn còn xanh (sẫm), mắt chưa mở. 2.2.1.4 Thành phần hóa học Thành phần hóa học của dứa biến động nhiều tùy theo giống. Ngoài ra còn phụ thuộc vào   điều kiện canh tác, theo vùng phát triển… Trong dứa còn có chứa Enzyme Bromelin. Đây là loại Enzyme được ứng dụng nhiều trong   sản xuất chế biến thực phẩm. Tuy nhiên hàm lượng các thành phần hóa học trong dứa dao động trong một khoảng xác  định.[17] 2.2.2 Pectin Pectin là một polymer của các acid polygalacturonic và các este methyl của chúng. Pectin có  Trang 13
  14. nhiều ở quả, củ hoặc thân cây. Trong thực vật, pectin tồn tại dưới hai dạng: Dạng   protopectin   không   tan,   tồn   tại   chủ   yếu   ở   thành   tế   bào   dưới   dạng   kết   hợp   với  polysaccharide araban. Dạng hòa tan của pectin, tồn tại chủ yếu  ở dịch tế bào. Các chất pectin là   các   polysaccharide,   mạch   thẳng,   cấu   tạo   từ   sự   liên   kết   giữa   các   mạch   của   phân   tử   acid   D­  galacturonic C6 H10O7, liên kết với nhau bằng liên kết 1,4­ glucoside. Trong đó một số  gốc acid có  chứa nhóm methoxyl (­OCH3). Chiều dài của chuỗi acid polygalacturonic có thể biến đổi từ vài đơn  vị tới hàng trăm đơn vị acid polygalacturonic. 2.2.3 Acicd citric Acid citric dùng trong sản xuất mứt đông có tác dụng chỉnh pH về acid tạo điều kiện cho  pectin tạo gel hóa. Acid citric có nhiều trong rau quả tự nhiên, nhất là trong quả có múi. Trước đây,   acid citric được sản xuất từ chanh, ngày nay acid này được sản xuất từ  mật rỉ theo phương pháp   lên men bằng chủng nấm mốc Aspergillus niger. 2.2.4 Acid benzoic Acid benzoic có công thức phân tử C6H5COOH có dạng tinh thể hình kim không màu, khối   lượng riêng 266g/cm3, nóng chảy  ở  122,4oC. Acid benzoic ít hòa tan trong nước, hòa tan tốt trong  rượu và ether. Thực tế người ta thường dùng natri benzoate vì nó hòa tan trong nước tốt hơn. Độ  tan của natri benzoate trong nước là 61% ở 25oC và 77% ở 100oC.  Trong môi trường acid (tổng acid không nhỏ  hơn 0,4% và pH = 2,5­3,5), acid benzoic và   natri benzoate có tính sát trùng mạnh. Acid benzoic và natri benzoate dùng để bảo quản thực phẩm   thường có nồng độ thấp (khoảng 0,1%) để không gây tác hại cho sức khỏe con người.  Trong sản xuất, người ta thường pha natri benzoate thành dung dịch 5% rồi mới đưa vào   mứt với liều lượng qui định. Việc sử  dụng acid benzoic và natri benzoate trong bảo quản thực   phẩm được cho phép và khá hiệu quả nhưng nó có thể làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Theo TCVN 10393:2014­mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ  quả  có múi, hàm lượng muối  benzoat cho phép tối đa là 1000mg/Kg tương đương với 0,1% sản phẩm. 2.2.5 Đường Đường là một polysaccharide – một loại hợp chất lớn do ba nguyên tố  C, H, O tạo thành,  do tỷ lệ H và O giống nước nên có tên là carbonhydrat. Theo kết cấu hoá học đường được chia ra   Trang 14
  15. thành monosaccharide, disaccharide và polysaccharide. Vai trò  Đường cho vào mứt quả  không chỉ  để  tăng độ  ngọt mà còn để  bảo quản sản phẩm. Vì   vậy mà lấy đường làm phương pháp chế  biến căn bản. Nhưng tính chất, chủng loại của đường   đều có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình chế biến và chất lượng của chế phẩm. Sau khi thành phần đường đạt đến nồng độ nhất định sẽ có áp lực thẩm thấu rất lớn, từ đó  ức chế  sự  sinh trưởng của vi sinh vật, đạt đến mục đích bảo quản. Vì vậy chỉ  có hiểu rõ và sử  dụng các đặc tính của đường thì mới có thể  chế  biến ra các chế  phẩm đường có chất lượng cao  như là mứt cao cấp. Bản thân đường thực phẩm đối với vi sinh vật là vô hại, dung dịch đường ở  nồng độ thấp còn có thể thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Tác dụng bảo quản   đường là áp lực thẩm thấu rất mạnh của dung dịch đường nồng độ cao, khiến cho vi sinh vật bám   trên thực phẩm không có cách nào hấp thu chất dinh dưỡng trên thực phẩm chế  biến, từ  đó mà   không thể sống và sinh sôi nảy nở,  thậm chí làm cho thành phần nước trong tế bào của vi sinh vật   thẩm thấu ra ngoài, khiến cho chất nguyên sinh của tế bào bị mất nước sẽ cô đặc lại, phát sinh tình  trạng khô hanh sinh lý, buộc nó phải rơi vào tình trạng phải chết giả  hoặc ngủ đông, điều đó có  thể làm cho chế phẩm lưu giữ được. Vì vậy đường thực phẩm cũng là chất bảo quản thực phẩm,   nó chỉ  có tác dụng  ức chế  mà không thể  tiêu diệt vi sinh vật, đồng thời chỉ  có sử  dụng lượng  đường nhiều có thể  sinh ra đủ  áp lực thẩm thấu để   ức chế  sự  sinh trưởng của vi sinh vật, đạt   được mục đích bảo quản. Tác dụng kháng oxy hóa là một tác dụng khác của đường thực phẩm.   Dung dịch đường ngăn chặn sự hấp thu oxy, sự gia tăng của nồng độ dung dịch đường tỷ lệ nghịch   với độ hòa tan của oxy trong dung dịch đường, tức là nồng độ của dung dịch đường càng cao thì độ  hòa tan của oxy càng thấp. Đường cho vào mứt cũng có tác dụng tăng độ đông cho sản phẩm bởi vì đường có tính chất   dehydrate hóa. Đường phải có mặt với tỷ lệ thích hợp so với pectin và acid để tạo gel tốt, thường   lượng đường cho vào phải lớn hơn 50% so với khối lượng nguyên liệu. Trong chế biến jam dứa thường sử dụng đường cát trắng. Ta thường dùng đường RE, yêu   cầu phải có độ  tinh khiết cao, không lẫn tạp chất. Các chất tạo ngọt như  đường vàng, sorhgum   không nên sử dụng bởi vì mùi của chúng sẽ che mất mùi của quả và làm vị ngọt thay đổi.. Chỉ tiêu chất lượng (TCVN 6958 : 2001) 2.2.6 Nước  Nước là nguyên phụ  rất quan trọng trong quá trình sản xuất mứt dứa nói riêng cũng như  trong sản xuất thực phẩm nói chung. Nước sử dụng trong sản xuất mứt dứa cần tuân thủ  QCVN  01:2009/BYT ­Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia­Về  chất lượng nước ăn uống.   Yêu cầu nước được  dùng trong sản xuất đồ hộp rất cao, ít nhất phải đạt được các yêu cầu của nước dùng để ăn uống.  Nước phải trong sạch, không có màu sắc và mùi vị khác thường, không có cặn bẩn và các kim loại  nặng... Trang 15
  16. CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỨT DỨA 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 3.2 Thuyết minh quy trình 3.2.1 Nguyên liệu Nguyên liệu có chất lượng tốt thì sản phẩm đầu ra mới đạt yêu cầu. Vì vậy, khi thu mua   nguyên liệu phái đúng chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng đặt ra. Dứa quá không được xanh  quá, chín quá, không được sâu thối, dập nát, không bị  nhũng, không có mùi rượu và không còn   lượng dư thuốc bảo vệ thực vật.[3] Dứa dùng trong chế biến có 2 loại: dứa Queen và dứa Cayen Dứa Cayen: thường chọn dứa từ khi quả già đến khi quá chín một hàng mắt. Độ đường đạt  từ 8 đến 10 độ Brix Dứa Queen: chọn quả  chín từ khi một hàng mắt đến 2/3 quả, độ  đường đạt từ 12 đến 14  độ Brix. 3.2.2 Phân loại, lựa chọn nguyên liệu Chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo. Tách cuống, loại trừ những quả không đủ quy cách,  sâu bệnh, men mốc, thối hỏng. 3.2.3 Rửa 3.2.4 Cắt gọt 3.2.5 Nghiền xé 3.2.6  Chà  3.2.7 Phối trộn Phối trộn pure dứa: Lượng đường sử dụng thường được tính theo khối lượng dứa nguyên  liệu, tỉ lệ đường : dứa thường vào khoảng 1:1. Tùy theo độ chín của dứa, lượng đường có thể thay   đổi. Đối với dứa chín, lượng đường cần dùng sẽ giảm xuống.  Trang 16
  17. 3.2.8 Cô đặc 3.2.9 Rót nóng, đóng nắp  3.2.10 Thanh trùng 3.2.11 Hoàn thiện sản phẩm 3.2.12 Bảo ôn CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 4.1 Chọn thành phần nguyên liệu sản xuất 4.2 Công thức phối trộn 4.4 Tính cân bằng vật chất Các kí hiệu: GVi: Khối lượng của nguyên liệu đầu vào của từng quá trình (kg).                     GRi: Khối lượng của sản phẩm đầu vào của từng quá trình (kg).          Ti:   Tỉ lệ tổn thất của mỗi quá trình (%). Quá trình sản xuất gồm 11 công đoạn chính: Dứa tươi  Phân loại (1)  Rửa (2) Cắt gọt (3)  Nghiền xé (4) Chà (5)  Phối  trộn (6)  Cô đặc (7) Rót nóng, đóng nắp (8) Thanh trùng (9)  Dán nhãn, bao gói  Bảo ôn  (10)  Sản phẩm 4.4.1 Quá trình phân loại Ta có khối lượng đầu vào của quá trình phân loại:  Gv,1 = 1000 (kg) Tổn thất: T1= 1% Trang 17
  18. GR,1 = GV,1 – T1*GV,1 = GV,1*(1­T1)=1000*(1­0,01)=990 (kg) 4.4.2 Quá trình rửa Ta có khối lượng đầu vào của quá trình rửa:  Gv,2 = 990 (kg) Tổn thất: T2= 0,5% GR,2 = GV,2 – T2*GV,2 = GV,2*(1­T2)=990*(1­0,005)= 985,05 (kg) 4.4.3 Quá trình cắt gọt Ta có khối lượng đầu vào của quá trình rửa cắt gọt:  Gv,3 = 985,05 (kg) Tổn thất: T3= 40% GR,3 = GV,3 – T3*GV,3 = GV,3*(1­T3)= 985,05*(1­0,4)=591,03(kg) 4.4.4 Quá trình nghiền xé  Ta có khối lượng đầu vào của quá trình nghiền xé:  Gv,4 = 591,03 (kg) Tổn thất: T4= 0,5% GR,4 = GV,4 – T4*GV,4 = GV,4*(1­T4)= 591,03*(1­0,005)=588,07(kg) 4.4.5 Quá trình chà Ta có khối lượng đầu vào của quá trình chà:  Gv,5 = 588,07 (kg) Tổn thất: T5= 4% GR,5 = GV,5 – T5*GV,5 = GV,5*(1­T5)= 588,07*(1­0,04)=564,55(kg) 4.4.6 Quá trình phối trộn Theo công thức phối trộn tỷ lệ các nguyên liệu: Puree dứa: Đường RE: Acid citric: Natri benzoate:Pectin = 1:1:0,006:0,0012:0,01 Khối lượng đường RE (dạng bột): Trang 18
  19. GV, đường RE = GR,5 = 564,55 (kg) Khối lượng Puree:  GV, puree= GR,5= 564,55 (kg) Khối lượng Acid Citric:  GV, citric= 0,006/1* GR,6 = 0,006/1* 564,55 =3,39 (Kg) Lượng dung dịch acid citric 30% cần sử dụng là: GV, citric 30%= 3,39 /(0,3*0,98) = 11,53 (kg) Khối lượng Natri benzoate:   GV, natri benzoate= 0,0012/1* GR,6 = 0,0012/1* 564,55 = 0,68 (Kg) Lượng dung dịch natri benzoate 30% cần sử dụng là: GV, natri benzoate 30% = 0,68/(0,3*0,98) = 2,31 (kg) Tổng khối lượng nguyên liệu vào của quá trình phối trộn là: GV,6= GV, đường + GV, puree  + GV, citric 30% +GV, natri benzoate 30% = 564,55 +564,55 +11,53 +2,31 = 1142,94 (kg) Tổn thất: T6= 0,5%  GR,6= GV,6 ­ GV,6* T6= GV,6*(1­ T6)= 1142,94 *(1­0,005)=1137,23 (kg) Khối lượng pectin cho vào sau cô đặc: Gpectin khô=564,55 *0,01/0,98=5,76 (kg) Khối lượng nước và pectin cho vào sau cô đặc: Gpectin= Gpectin khô*20=5,76 *20=115,2 (kg) 4.4.7 Quá trình cô đặc Ta có khối lượng đầu vào của quá trình cô đặc:  Gv,7 = 1137,23 (kg) Tổn thất: T7= 5% Lượng chất khô của hỗn hợp trước khi cô đặc:  Gchất khô=(564,55*0,15+564,55*0,98+11,53 *0,3+2,31*0,3)*(1­0,005)=638,88 (kg) Hàm lượng chất khô trong hỗn hợp là: Trang 19
  20. Bx===56,18% Sau quá trình cô đặc hỗn hợp đạt được độ brix là 65o, khối lượng hỗn hợp sau cô đặc là: Ghh= 638,88 /0,65=982,89 (kg) Sau khi cô đặc xong, ta cho pectin vào trộn thành hỗn hợp. Coi tổn thất trong quá trình cô  đặc là do dính nồi gây ra ta có: Ghh+pectin= Ghh+ Gpectin=982,89+115,2=1098,09(kg) Khối lượng đầu ra của quá trình cô đặc: GR,7 = GV,7 – T7*GV,7 = GV,7*(1­T7)= 1098,09*(1­0,05)=1043,19 (kg) 4.4.8 Quá trình rót nóng Ta có khối lượng đầu vào của quá trình rót nóng:  Gv,8 = 1043,19 (kg) Tổn thất: T9= 0,2% GR,8 = GV,8 – T8*GV,8 = GV,8*(1­T8)= 1043,19 *(1­0,002)=1041,10 (kg) Để  đảm bảo khối lượng tịnh mỗi sản phẩm 450g, mỗi lọ  thủy tinh  được rót 454g sản  phẩm. Vậy cần khoảng 2293 lọ thủy tinh. 4.4.9 Quá trình thanh trùng  Ta có khối lượng đầu ra của quá trình thanh trùng:  Gv,9 =1041,10 (kg) Tổn thất: T9= 0,5% GR,9 = GV,9 – T9*GV,9 = GV,9*(1­T9)= 1041,10 *(1­0,005)=1035,80 (kg) Khối lượng trên mỗi sản phẩm là: GR,9 = GV,9 – T9*GV,9 = GV,9*(1­T9)= = 454*(1­0,005)=451,73(g) 4.4.10 Quá trình bảo ôn Ta có khối lượng đầu vào của quá trình bảo ôn:  Gv,10 = 1035,80 (kg) Tổn thất: T10= 0,1% GR,10 = GV,10 – T10*GV,10 = GV,10*(1­T10)= 1035,80 *(1­0,001)=1034,76 (kg) Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2