Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xây dựng Website kinh doanh đồ nội thất
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các Website thương mại điện tử lớn đã được triển khai để nắm được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử. Xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới để phục vụ. Tìm hiểu về kiến trúc Website ba lớp và những tính năng của nó. Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử dựa trên nền tảng ASP.Net có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng phục vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xây dựng Website kinh doanh đồ nội thất
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gởi đến quý thầy cô giáo đang công tác và làm việc tại trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn lời chúc sức khỏe, chúc quý thầy cô gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy của mình. Sau 3 năm học tập tại trường, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, quý giá trong lĩnh vực học tập của mình và ý thức kỹ luật tốt. Có được ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo Nguyễn Sĩ Thìn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Thầy giáo Trần Quang Tính người đã dìu dắt chúng tôi khi mới bước vào trường. Và cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Quỳnh Anh người đã chỉ dẫn chúng tôi trong thời gian qua. Các thầy cô giáo trong khoa Thương mại điện tử, khoa Khoa học máy tính, khoa Đại cương và khoa Tin học ứng dụng, cũng như các thầy cô giáo trong toàn trường đã chỉ bảo, dạy dỗ tôi trong 3 năm học vừa qua. Các bạn trong lớp CCTM06C đã đóng góp nhìu ý kiến giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C i
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu TMĐT Thương mại điện tử UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc Tiếng Anh: B2C Bussiness to Customers B2B Bussiness to Bussiness B2G Bussiness to Government CSS Cascading Style Sheets FTP HyperText Markup Language HTML Java script PHP Hypertext preprocessor UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C ii
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử ........................................................................... 4 1.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử .............................................................................. 5 1.1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử .................................................................... 6 1.1.4 Hạn chế của thương mại điện tử ............................................................................. 6 1.1.5 Các lại hình thương mại điện tử ............................................................................. 7 1.1.6 Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử ............................................ 7 1.2 XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................. 11 1.2.1 Các chức năng cơ bản của website TMĐT........................................................... 11 1.2.2 Giới thiệu kiến trúc ba lớp .................................................................................... 13 1.2.3 Giới thiệu công cụ xây dựng website ................................................................... 15 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................................... 19 2.1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG .................................................................... 19 2.1.1 Yêu cầu chung của hệ thống ................................................................................. 19 2.1.2 Yêu cầu chức năng của hệ thống .......................................................................... 19 2.1.3 Yêu cầu phi chức năng ......................................................................................... 21 2.2 PHÂN TÍCH CHI TIẾT KHI SỬ DỤNG WEBSITE ............................................. 21 2.3 MÔ HÌNH HÓA CHỨC NĂNG ............................................................................. 27 2.3.1 Biểu đồ phân rã chức năng của hệ thống (Business Functional Diagram - BFD) ... ........................................................................................................................... 28 2.3.2 Biểu đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD) ............................................. 28 2.3.2.1 Biểu đồ dữ liệu mức ngữ cảnh (môi trường) ..................................................... 28 2.3.2.2 Biểu đồ dữ liệu mức 0 của hệ thống website ..................................................... 29 2.3.2.3 Biểu đồ dòng dữ liệu mức con ô xử lý (1) hệ thống.......................................... 31 2.3.2.4 Biểu đồ dòng dữ liệu mức con ô xử lý (2) cập nhật thông tin ........................... 32 SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C iii
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất 2.3.2.5 Biểu đồ dòng dữ liệu mức con ô xử lý (3) xem và tìm kiếm thông tin ............. 33 2.3.2.6 Biểu đồ dòng dữ liệu mức con ô xử lý (4) đặt hàng .......................................... 34 2.3.2.7 Biểu đồ dòng dữ liệu mức con ô xử lý (5) thống kê.......................................... 35 2.4 MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU ..................................................................................... 36 2.4.1 Xác định các cá thể ............................................................................................... 36 2.4.2 Xây dựng biểu đồ thực thể quan hệ (ERD) .......................................................... 37 2.4.3 Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ (RDM) ......................................................... 37 2.5 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................................. 38 2.5.1 Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu ............................................................................ 38 2.5.2 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu ...................................................................... 42 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ........................................................ 43 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC FOLDER CÂY CỦA ỨNG DỤNG ...................... 43 3.2 DEMO CÁC CHỨC NĂNG ................................................................................... 44 3.2.1 Admin ................................................................................................................... 44 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ....................................................................... 59 1. Kết quả đạt được ........................................................................................................ 59 2. Hướng phát triển ........................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C iv
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loại hình giao dịch TMĐT ....................................................................... 7 Bảng 2.1: Chức năng tìm kiếm sản phẩm...................................................................... 21 Bảng 2.2: Chức năng đăng ký tài khoản........................................................................ 22 Bảng 2.3: Chức năng đăng nhập .................................................................................... 22 Bảng 2.4: Chức năng hiển thị sản phẩm theo danh mục ............................................... 22 Bảng 2.5: Chức năng chi tiết sản phẩm ......................................................................... 23 Bảng 2.6: Chức năng giỏ hàng ...................................................................................... 23 Bảng 2.7: Chức năng thêm đơn hàng ............................................................................ 23 Bảng 2.8: Chức năng tạo gửi liên hệ ............................................................................. 23 Bảng 2.9: Chức năng tạo gửi liên hệ ............................................................................. 24 Bảng 2.10: Chức năng xác nhận thanh toán cho giỏ hàng ............................................ 24 Bảng 2.12: Chức năng thêm sản phẩm .......................................................................... 25 Bảng 2.13: Chức năng sửa sản phẩm ............................................................................ 25 Bảng 2.14: Chức năng thêm danh mục sản phẩm ......................................................... 25 Bảng 2.15: Chức năng thêm tin tức ............................................................................... 25 Bảng 2.16: Chức năng thêm báo giá ............................................................................. 26 Bảng 2.17: Chức năng thêm tuyển dụng ....................................................................... 26 Bảng 2.18: Chức năng thống kê đơn hàng .................................................................... 26 SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C v
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình ba lớp .............................................................................................. 13 Hình 2.1: Kí hiệu của tác nhân ...................................................................................... 27 Hình 2.2: Kí hiệu của chức năng ................................................................................... 27 Hình 2.3: Kí hiệu dòng dữ liệu ...................................................................................... 27 Hình 2.4: Kí hiệu kho dữ liệu ........................................................................................ 27 Hình 2.5: Biểu đồ phân rã chức năng của website ........................................................ 28 Hình 2.7: Biểu đồ DFD mức 0 ...................................................................................... 29 Hình 2.8: Biểu đồ DFD mức con hệ thống .................................................................... 31 Hình 2.9: Biểu đồ DFD mức con cập nhật thông tin ..................................................... 32 Hình 2.10: Biểu đồ DFD mức con xem và tìm kiếm thông tin ..................................... 33 Hình 2.11: Biểu đồ DFD mức con đặt hàng .................................................................. 34 Hình 2.12: Biểu đồ DFD mức con thống kê .................................................................. 35 Hình 2.13: Biểu đồ thực thể quan hệ (ERD) ................................................................. 37 Hình 2.13: Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu ............................................................. 42 Hình 3.1: Cấu trúc folder của ứng dụng ........................................................................ 43 Hình 3.2: Sơ đồ chức năng admin ................................................................................. 44 Hình 3.3: Giao diện admin ............................................................................................ 44 Hình 3.4: Trang sản phẩm ............................................................................................. 45 Hình 3.5: Trang tin tức .................................................................................................. 45 Hình 3.6: Trang báo giá ................................................................................................. 46 Hình 3.7: Trang thêm sản phẩm .................................................................................... 46 Hình 3.8: Trang danh mục sản phẩm............................................................................. 47 Hình 3.9: Trang thêm danh mục sản phẩm.................................................................... 47 Hình 3.10: Trang thêm tin tức ....................................................................................... 48 Hình 3.11: Trang thêm báo giá ...................................................................................... 48 Hình 3.12: Trang thống kê đơn hàng ............................................................................. 48 Hình 3.13: Trang khách hàng ........................................................................................ 48 Hình 3.14: Sơ đồ website đối với khách hàng ............................................................... 49 Hình 3.15: Trang chủ ..................................................................................................... 50 Hình 3.16: Trang giới thiệu ........................................................................................... 51 SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C vi
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất Hình 3.17: Trang sản phẩm ........................................................................................... 51 Hình 3.18: Trang chi tiết sản phẩm ............................................................................... 52 Hình 3.19 :Trang tin tức ................................................................................................ 53 Hình 3.20: Trang thêm đơn hàng................................................................................... 54 Hình 3.21: Trang sản phẩm theo danh mục ................................................................... 54 Hình 3.22: Trang thông tin khuyến mãi ........................................................................ 55 Hình 3.23: Trang tuyển dụng......................................................................................... 55 Hình 3.24: Trang giỏ hàng............................................................................................. 56 Hình 3.25: Trang đăng nhập .......................................................................................... 57 Hình 3.26: Trang đăng ký .............................................................................................. 57 Hình 3.27: Trang liên hệ ................................................................................................ 58 Hình 3.28: Trang thiết kế............................................................................................... 58 SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C vii
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin(CNTT) và quan hệ hợp tác toàn cầu phát triển mạnh mẽ, việc áp dụng tính chuyên nghiệp và các mô hình quản lý sản xuất - kinh doanh chuyên nghiệp - hiện đại thông qua mô hình “Tin học hoá doanh nghiệp” được xem là một công việc rất quan trọng. Thương mại điện tử là một trong những vấn đề rất cần thiết, mặc dù khái niệm này đã khá quen thuộc với nhiều người Việt Nam, song những dịch vụ tiện lợi này trên thực tế vẫn còn chưa phổ biến. Vì thế việc tìm hiểu và xây dựng một website thương mại điện tử hiện nay là thực sự cần thiết. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Và nó có một ý nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Website TMĐT đang dần trở thành cầu nối chính thức giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Các loại hàng hóa được trưng bày chi tiết và sinh động trên các website. Người mua không cần trực tiếp đến cửa hàng mà vẫn có thể tham khảo đầy đủ tính năng, giá cả, dịch vụ hậu mãi... Qua quá trình tìm hiểu và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng Website kinh doanh đồ nội thất”, với mong muốn tự trang bị cho mình những hiểu biết chung về thương mại điện tử, kỹ năng và phương pháp xây dựng và phát triển các ứng dụng thương mại điện tử, góp một nhỏ trong bước chuyển mình của dịch vụ này. “Đồ nội thất” là món đồ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, chúng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, chất liệu và kiểu dáng. Mục đích chính của website này là giới thiệu các sản phẩm đồ nội thất như: tủ âm tường, tủ bếp, giường, tay vịn cầu thang,… Vì khả năng và thời gian còn hạn chế, Website không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để Website được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Mục tiêu nghiên cứu Nắm được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 1
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất Tìm hiểu các Website thương mại điện tử lớn đã được triển khai để nắm được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử. Xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới để phục vụ. Tìm hiểu về kiến trúc Website ba lớp và những tính năng của nó. Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử dựa trên nền tảng ASP.Net có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng phục vụ. Tính toán, đưa ra phương pháp và kế hoạch thực hiện dự án trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất có thể. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Website được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các cá nhân, công ty, cơ quan,… có nhu cầu quảng bá sản phẩm, cũng như quản lý trong việc bán sản phẩm đồ nội thất. Đối tượng nghiên cứu: - Cá nhân, công ty, cửa hàng vừa và nhỏ,… - Nhà quản trị website - Sinh viên nghiên cứu về thiết kế web dựa trên ASP.Net. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai? Thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào?). - Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù hợp. - Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra. - Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được. 5. Dự kiến kết quả đạt được - Một bản báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng website sử dụng công nghệ ASP.Net. - Website thương mại điện tử cho công ty nội thất. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 2
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1 Đối với người sử dụng hệ thống website - Có thể tra cứu, cập nhật, thống kê, báo cáo sản phẩm, thông tin khách hàng, hóa đơn, thuế,… - Mua sản phẩm dể dàng, ít tốn kém, hàng hóa chất lượng, phục vụ tận tình từ nhân viên website. 6.2 Đối với cá nhân sinh viên - Tạo một website thân thiện, nhanh và hiệu quả hơn trong việc quản lý, hay bán sản phẩm bằng thủ công. Hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp đồng thời qua đó nâng cao trình độ của mình. - Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau với các đề tài về ASP.Net. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 3
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử Năm 1990, thuật ngữ TMĐT chính thức được Hội đồng Liên hợp quốc sử dụng trong "Đạo luật mẫu về TMĐT" do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế soạn thảo (UNCITRAL). Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp: TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm vào cuối thập kỷ 90: - TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử(Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997). - TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997) - TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000) Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng: Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận. Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hoá (làm cho thoả thuận là hợp pháp), uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hoá ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,...), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 4
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất Tóm lại, có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là "thương mại không giấy tờ"). 1.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử - Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. - Giảm chi phí thông tin liên lạc - Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 5
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất sản phẩm và dịch vụ cũng góp thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 1.1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 1.1.4 Hạn chế của thương mại điện tử Hạn chế về kỹ thuật - Cần có máy chủ TMĐT đặc biệt - Các công cụ xây dựng mềm vẫn chưa đáp ứng - Tốc độ Internet còn chậm, chi phí cao - Chưa có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và độ tin cậy Hạn chế về thương mại - Thu hút vốn đầu tư khó - Gian lận ngày càng tăng SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 6
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất - Cần thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng - Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ - Khách hàng còn thiếu lòng tin vào người bán 1.1.5 Các lại hình thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. Bảng 1.1: Các loại hình giao dịch TMĐT Doanh nghiệp Khách hàng Chính phủ Chủ thể (Business - B) (Customer - C) (Government – G) B2B B2C B2G Doanh nghiệp Thông qua Internet, Bán hàng qua mạng Thuế thu nhập và (Business - B) Internet, Extranet, EDI thuế doanh thu Khách hàng C2B C2C C2G (Customer - C) Bỏ thầu Đấu giá trên eBay Thuế thu nhập G2B G2C G2G Chính phủ Mua sắm công cộng Quỹ hỗ trợ trẻ em, Giao dịch giữa các (Government – G) trực tuyến, các quy sinh viên học sinh… cơ quan, chính phủ trình thương mại, … 1.1.6 Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử a) Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới Theo báo cáo của Hiệp Hội Internet Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu năm 2014 là 40%, chỉ tăng 1% so với năm 2013. Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (khoảng 76% dân số có cơ hội truy cập mạng trong khi con số này tại các nước đang phát triển chỉ khiêm tốn ở mức 29,8%). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 7
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. b) Tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 8
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất Công Thương đã tiến hành tổng hợp thông tin từ một số đơn vị tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực. Kết quả khảo sát cho thấy, ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm 2013 đạt khoảng 120USD. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng tiến hành khảo sát về tình hình mua sắm trực tuyến đối với cá nhân, với sự tham gia của 781 người có sử dụng internet ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tỷ lệ người truy cập internet mua sắm trực tuyến là 57% ước tính doanh số TMĐT B2C khoảng 2,2 tỷ USD. Theo dự đoán, đến năm 2015 ở Việt nam sẽ có 40% - 45% dân số sử dụng internet. Bên cạnh việc tăng trưởng tỷ lệ sử dụng internet của người dân trong giai đoạn 2015, tốc độ phát triển kinh tế, khung pháp luật TMĐT cũng tưng bước hoàn thiện, xu hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics và thanh toán ngày càng được quan tâm. Với những yếu tố trên, tỷ lệ truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, theo một báo cáo gần đây, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 86,2% doanh nghiệp đã thiết lập website.Chiếm lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các website cũng rất đa dạng. Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai. Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày. Sự bê trễ này cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả. Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy 76,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 23,8% ký hợp đồng với một SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 9
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Khi giao việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2014 đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện. lớn website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, v.v... Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5-15% và một tỷ lệ nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô cho thương mại điện tử, ở mức trên 15%. Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử cho việc tạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan. Gần 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% - 15%, và 7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện tử đã đtôi lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm. Thống kê cho thấy, 37,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều hướng giảm. Nếu tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp đang dần được điều chỉnh về mức 5-15%, thì có lẽ một nguyên nhân rất lớn là do hiệu quả đầu tư đã được phản ánh rõ qua mức đóng góp thực tế của ứng dụng thương mại điện tử đối với doanh thu. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 10
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất 1.1.7 Khái niệm kinh doanh điện tử Kinh doanh điện tử hay còn gọi là “EBusiness” hoặc “E-Business” (viết tắt từ chữ Electronic Business) hay kinh doanh trên Internet, có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và công nghệ liên lạc(ITC) trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh. Có nhiều khái niệm khác nhau về kinh doanh điện tử như: E– business là việc tiến hành kinh doanh trên Internet, không chỉ mua bán mà còn phục vụ khách hàng và cộng tác với các đối tác kinh doanh. (whatis.com). E – business là việc sử dụng hệ thống CNTT để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bao gồm các thay đổi trong truyền thông tiếp thị, hệ thống phân phối, và các mô hình kinh doanh . (www.ibm.com/e-business) . E – business là việc sử dụng Internet để thực hiện các quy trình kinh doanh, thương mại điện tử, giao tiếp và cộng tác với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác của một doanh nghiệp. (Colin Combe, “Introduction to e-Business: Management and Strategy”,Elsevier, 2006). Theo nghĩa rộng hơn kinh doanh điện tử là bất kỳ loại giao dịch hoặc tương tác kinh doanh trong đó những người tham gia thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh bằng điện tử.(Nan Si Shi, V.K. Murthy, “Architectural Issues of Web−Enabled Electronic Business”, Idea Group Publishing, 2003). Kinh doanh điện tử luôn được coi là tập hợp các khái niệm về một mô hình tổ chức kinh doanh mới, về các phương pháp luận mới, về các biện pháp hành động mới để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới. Đây là một phương pháp giúp các doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên của mình, đặc biệt là tài nguyên con người và thông tin. Thông tin tiến hành tri thức, tri thức tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp. Kinh doanh điện tử liên quan đến các quá trình doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi dây chuyền giá trị: mua bán điện tử, quản lý dây chuyền cung ứng, quá trình đặt hàng điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng và cộng tác với đối tác thương mại. Các kỹ thuật áp dụng cho KDĐT tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu giữa các công ty. 1.2 XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.2.1 Các chức năng cơ bản của website TMĐT Website thương mại điện tử là website động với các tính năng mở rộng cao cấp hơn cho phép giao dịch qua mạng như: Giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng,… Một số website thương mại điện tử thường có những chức năng cơ bản như sau: SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 11
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất a) Chức năng hiển thị sản phẩm: Chức năng này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều doanh mục sản phẩm có thể thay đổi theo yêu cầu. Trình bày thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng danh mục điện tử (e-catalog). Tích hợp sẵn giỏ hàng điện tử (e-shoppong cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng. b) Chức năng thanh toán qua mạng: Chức năng này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng. c) Chức năng quản lý khách hàng: Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán,… Giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết. d) Chức năng dịch vụ: Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trê website một cách rõ ràng cụ thể nhất. Mội dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần thiết. e) Chức năng tin tức: Chức năng cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin tức khác nhau như tin tức trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ,… f)Chức năng FAQ (Những câu hỏi thường gặp): Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm, dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị đóng góp ý kiến,… đến doanh nghiệp. g) Chức năng tuyển dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng. h) Chức năng tạo thăn dò ý kiến (bình chọn): Doanh nghiệp có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website. i) Chức năng quảng cáo trực tuyến trên website: Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website của mình, tạo nguồn thu từ website. j) Chức năng tìm kiếm Bao gồm hai chức năng: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin này trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn nút tìm kiếm để ra kết quả. SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 12
- Xây dựng website kinh doanh đồ nội thất Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiểm thị ra chính xác hơn. k) Tích hợp bộ đếm chuyên sâu: Bao gồm đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm. l) Form liên hệ trực tuyến: Cho phép khách hàng liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu. Chức năng này như viết một email liên hệ, nên rất thuận tiện cho khách hàng cũng như cho người quản trị website. 1.2.2 Giới thiệu kiến trúc ba lớp Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chòng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong phát triển mềm, một trong những kỷ thuật xây dựng website là thuật ngữ kiến trúc đa tầng, nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng, trong đó mô hình ba lớp là phổ biến nhất. Ba lớp này chính là: tầng trình bày (Presentation), tầng xử lý (Business Logic), và tầng truy cập dữ liệu (Data Access). Các lớp sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì và biết nên sử dụng như thế nào. Hình 1.1: Mô hình ba lớp a) Các thành trung gian Thành Common - Chứa các thành dùng chung cho cả 3 lớp. - Chứa các thành truyền thông tin giữa các tầng - Nội dung được lưu dưới các File *.cs SVTH: Trần Thị Lân - Lớp: CCTM06C 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp Quản lý nhân sự
5 p | 3413 | 690
-
Đồ án tốt nghiệp: Quản trị chiến lược tại công ty DHT
61 p | 454 | 87
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu bảo đảm an toàn thông tin bằng kiểm soát “Lỗ hổng“ trong dịch vụ Web
74 p | 538 | 85
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010
138 p | 236 | 56
-
Đồ án tốt nghiệp: Chiến lược phát triển của tổng công ty điện lực TP.HCM đến năm 2020
129 p | 253 | 47
-
Đồ án tốt nghiệp Quản trị mạng: Triển khai web server, FTP server, DNS Server trên Windows Nano Server
40 p | 141 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khách hàng cho Công ty VNPT Vinaphone Miền Trung
100 p | 88 | 23
-
Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xây dựng website khoa thương mại điện tử
66 p | 107 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan
80 p | 45 | 12
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị mạng máy tính: Nghiên cứu, triển khai hệ thống giám sát và quản trị mạng trên nền tảng CACTI
24 p | 88 | 12
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị mạng máy tính: Nghiên cứu, triển khai hệ thống giám sát và quản trị mạng trên nền tảng Nagios
20 p | 46 | 11
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị thông tin marketing: Hoàn thiện chiến lược Marketing Mix đối với dịch vụ Internet tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT Telecom - Chi nhánh Quảng Nam
24 p | 52 | 10
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị thông tin marketing: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty Sunworld Đà Nẵng
24 p | 50 | 10
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị mạng máy tính: Thiết kế và xây dựng hô hình mạng LAN 3 lớp
24 p | 41 | 8
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Xây dựng website kinh doanh mỹ phẩm
28 p | 35 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Quản trị kênh phân phối của dòng điện thoại Iphone của tập đoàn Apple
38 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị thông tin marketing: Xây dựng chương trình Emarketing cho doanh nghiệp Kim Anh Computer
20 p | 37 | 6
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của người dùng đối với dịch vụ vận chuyển hàng của sàn giao dịch thương mại điện tử. Trường hợp đối với đối tượng sinh viên
23 p | 54 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn