
205
BÀN VỀ MÔ HÌNH PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ
TS. Trần Vân Long
Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Tóm tắt
Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) ngày càng trở
nên phổ biến, và cũng từ đó đặt ra hàng loạt vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Nền
tảng pháp luật ban đầu cho môi trường khởi nghiệp điện tử cho đến quản trị doanh
nghiệp điện tử đã được thiết lập, tuy nhiên đã thật sự có hiệu quả hay an toàn hay chưa
là vấn đề mà bài viết này tập trung làm rõ. Qua nghiên cứu định tính trên thực trạng
chính sách, tác giả chỉ ra những vấn đề pháp lý còn bỏ trống, những rủi ro pháp lý có thể
phát sinh từ mô hình mới mẻ này, từ đó xây dựng những gợi ý chính sách điều chỉnh mô
hình này sao cho hiệu quả hơn, và ít rủi ro hơn.
Từ khóa: doanh nghiệp điện tử, quản trị điện tử, khởi nghiệp điện tử, trách nhiệm
1. Từ thương mại điện tử đến doanh nghiệp điện tử
Trước hết, bài viết này đang nói đến thực trạng các doanh nghiệp đang hình thành
và phát triển trên cơ sở của kỹ thuật số và môi trường điện tử, gọi là doanh nghiệp điện tử
(e-enterprise), theo xu thế chung của những chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, hải
quan điện tử..., chứ không phải là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực điện tử khi việc sử
dụng danh từ này có thể gây hiểu nhầm.
Cho đến khi Luật Giao dịch điện tử ra đời năm 2006 thì thực tiễn thế giới đã trải
qua hai cuộc cách mạng công nghệ liên quan trực tiếp đến những phát minh của máy tính,
cách mạng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và Internet of things
12
. Hẳn nhiên, những thành
tựu ấy được nhanh chóng áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau của thương mại, hình
thành nên những ứng dụng tuyệt vời của cái gọi là thương mại điện tử (e-commerce)
13
.
Sở dĩ gọi là một phương thức kinh doanh tuyệt vời vì các thương nhân nhanh
chóng tìm thấy và khai thác những hữu ích, những lợi thế tuyệt đối của thương mại điện
tử khi so sánh với thương mại truyền thống, từ rất sớm khi nền kinh tế số còn sơ khai.
Theo một điều tra ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau tiến
hành tại Hoa ỳ năm 1999, do tổ chức nghiên cứu M của Ernst & Young tiến hành
năm 1999 thì có đến 50,9% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có sử dụng các
hình thức điện tử khác nhau trong hoạt động thương mại, bao gồm quản trị chuỗi cung
12
Theo
http://www.bbc.co.uk/history/scottishhistory/enlightenment/features_enlightenment_industry.sht
ml, ở đây chỉ đề cập đến cách mạng công nghiệp liên quan đến những phát minh và phát triển
của nền công nghiệp số, được đánh dấu từ việc ra đời của những máy tính cá nhân đầu tiên, vào
những năm 1970 (truy cập ngày 20/09/2018)
13
Theo Luật mẫu của UNCITR L về thương mại điện tử, bất kỳ loại thông tin dưới dạng của
một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong các hoạt động thương mại nào thì được coi là thương
mại điện tử. Trong khi đó, Điều 3 hoản 1 Nghị định 53/2013 của Chính phủ thì “Hoạt động
thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác.”. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận theo pháp luật Việt Nam có xu hướng thu hẹp lại khái
niệm thương mại điện tử.