Phần 4<br />
CÁCH PHÒNG TRÁNH NHŨNG BỆNH VỂ MẤT NGỦ<br />
<br />
1. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG GlẤC NGỦ LÀ GÌ<br />
VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN<br />
Chướng ngại của giấc ngủ là hiện tưỢng mặc dù<br />
vẫn thèm ngủ nhưng lại rất khó ngủ, thậm chí<br />
không ngủ được, buổi tối khi ngủ rất hay bị tỉnh<br />
giấc. Sau khi tỉnh giấc sẽ khó ngủ lại. Đo đó chướng<br />
ngại giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,<br />
cuộc sống, công việc và học tập...<br />
1.1. Những biểu hiện của trở ngại giấc ngủ<br />
1.1.1. R ấ t k h ó ngủ<br />
Buổi tối khi ngủ phải trằn trọc, trở mình nhiều<br />
lần nhưng vẫn không sao ngủ đưỢc.<br />
1.1.2. Ngủ khôn g sàu, d ễ bị tinh g iấc<br />
Có những người nửa đêm sau khi tỉnh dậy thì<br />
không sao ngủ lại đưỢc nữa.<br />
1.1.3. Trở ngại g iấ c ngủ sẽ gây ra tuần hoàn<br />
khôn g tốt<br />
Những người bị trở ngại giấc ngủ thường càng<br />
muốn ngủ lại càng không ngủ được, nằm trên giường<br />
<br />
1 28<br />
<br />
ngủ nhưng vẫn mở mắt không ngủ được. Nhiều trường<br />
hỢp có những người bị trở ngại giấc ngủ còn rơi vào<br />
vòng tuần hoàn ác tính. Ngày nào cũng vậy trước khi<br />
đi ngủ đều sỢ mình không ngủ được. Chính nỗi sỢ hãi<br />
càng làm cho triệu chứng của họ càng trở nên nghiêm<br />
trọng hơn và gây ra ảnh hưỏng nghiêm trọng đến cuộc<br />
sống, công việc và học tập hàng ngày.<br />
1.2. Một SÔ loại trở ngại giấc ngủ<br />
T rở ngại giấc ngủ có thể chia thành 3 loại sau:<br />
1.2.1. Thỉnh thoản g m ất ngủ<br />
Thỉnh thoảng chúng ta sẽ bị mất ngủ do ảnh<br />
hưởng của hoàn cảnh. Hiện tượng mất ngủ này không<br />
phải là một bệnh thái, không làm ảnh hưởng (hoặc ảnh<br />
hưởng rất ít) đến cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu<br />
trong một thời gian thường xuyên xuất hiện hiện<br />
tưỢng mất ngủ thì chúng ta thực sự cần phải chú ý.<br />
1.2.2. M ất ngủ trong một thời gian ngắn<br />
Hiện tưỢng mất ngủ trong một thời gian ngắn<br />
là hiện tượng mất ngủ liên tục nhưng chỉ kéo dài<br />
trong khoảng vài ngày. Hiện tưỢng này rất phổ<br />
biến, mất ngủ xuất hiện do bị ảnh hưởng bởi những<br />
sự kiện lớn như: thi lên cấp, kết hôn, thay đổi vị trí<br />
công tác mới... Hiện tượng mất ngủ này có thể gây<br />
ra ánh hưởng nhất định đến cuộc sống hàng ngày<br />
nhưng không quá nghiêm trọng.<br />
<br />
12 9<br />
<br />
1.2.3. M ất ngủ k éo dài<br />
Một số người liên tục bị mất ngủ hơn một tháng,<br />
mỗi tuần mất ngủ hơn 3 lần. Hiện tượng mất ngủ này<br />
rất nguy hại đến sức khoẻ của cơ thể, ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng<br />
mất ngủ kéo dài thường do bị ảnh hưởng bởi các vấn<br />
đề về tâm sinh lý trong cơ thể gây ra.<br />
1.3. Những nguyên nhân gây ra mất ngủ, khó ngủ<br />
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tưỢng mất<br />
ngủ, khó ngủ. Mỗi một hiện tượng mất ngủ, khó ngủ<br />
khác nhau lại do một nguyên nhân khác nhau. Tác<br />
dụng phụ của thuốc, chưa có thói quen ngủ tốt, làm<br />
việc, học tập căng thẳng vào buổi tối, tâm lý không tốt...<br />
Tất cả những nhân tố này đều có thể là nguyên nhân<br />
gây ra mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra nhịp sống hiện đại<br />
quá nhanh, áp lực học tập, công việc và cuộc sống quá<br />
lớn... là những nguyên nhân chủ yếu ngây ra mất ngủ.<br />
1.4. Đặc trưng của những nhóm người dễ bị mất ngủ, khó ngủ<br />
I.4 .I.<br />
<br />
S ư k h á c biêt về tuổi tác củ a hiện tương k h ó<br />
<br />
ngủ, m ất ngủ<br />
Trong hoàn cảnh bình thường, những người<br />
trung tuổi thường dễ bị mắc chứng khó ngủ và mất<br />
ngủ hơn. Nhưng những năm gần đây, hiện tượng khó<br />
ngủ, mất ngủ lại xuất hiện ngày càng nhiều ở các bạn<br />
trẻ do áp lực công việc đối với họ ngày càng lớn.<br />
<br />
1 30<br />
<br />
- Sự khác biệt về giới tính của hiện tượng khó ngủ,<br />
mất ngủ: Nữ giới thường hay bị khó ngủ, mất ngủ hơn<br />
là nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ<br />
thường rất yếu đuối, khả năng chịu áp lực kém hơn<br />
nam giới nên dễ bị khó ngủ, mất ngủ hơn nam giới.<br />
- Sự khác biệt về khu vực của hiện tượng khó<br />
ngủ, mất ngủ: Những người ờ thành thị bị mắc<br />
chứng mất ngủ, khó ngủ nhiều hơn so với ờ nông<br />
thôn rất nhiều. Nguyên nhân là do những người<br />
sống ở thành thị chịu áp lực lớn hơn, nhiều hơn so<br />
với những người ở nông thôn.<br />
2. N h ữ n g n g u y ê n n h â n g â y r a<br />
HIỆN TƯỢNG KHÓ NGỦ, MẤT n g ủ<br />
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tưỢng<br />
khó ngủ, mất ngủ. Mỗi nhân tố khác nhau đều có<br />
thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Theo<br />
một số nghiên cứu cho biết, những nhân tố gây ra<br />
hiện tưỢng khó ngủ, mất ngủ chủ yếu bao gồm<br />
những nhân tố sau:<br />
2.1. Ảnh hưởng của nhân ỉô cá nhân<br />
2.L I . Á nh hưởng củ a nhân tố sinh lý<br />
- Nhân tố tuổi tác: Mỗi một độ tuổi khác nhau<br />
thì sẽ ngủ nhiều ít khác nhau. Ví dụ người già<br />
thường ngủ ít còn đứa trẻ mới sinh thì hầu như ngủ<br />
<br />
131<br />
<br />
cả ngày. Có người cho rằng những người già ngủ ít<br />
là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thực ra<br />
không hẳn là như thế. Những người già ngủ ít là bởi<br />
vì hầu hết họ thường bị ở vào tình trạng mất ngủ,<br />
khó ngủ. Những biến đổi về sinh lý trong cơ thể<br />
người già làm ảnh hưởng đến sự bài tiết các nhân tố<br />
kích thích điều chỉnh giấc ngủ. Hơn nữa kinh<br />
nghiệm sống phong phú của người già cũng gây ra<br />
ảnh hưởng vô hình đối với giấc ngủ. Do vậy những<br />
người già thường ngủ ít hơn bình thường.<br />
- Nhân tố bệnh tật: Mỗi loại bệnh tật khác nhau<br />
đều gây ra một ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ.<br />
Khi bị bệnh, người bệnh thường xuất hiện những<br />
cảm giác như: Đau đầu, khó thở, đi tiểu nhiều, sốt...<br />
Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó<br />
ngủ, mặc dù ngủ rồi nhưnng vẫn rất dễ bị tỉnh giấc<br />
hoặc dễ gặp ác mộng.<br />
2.1. 2. Ánh hường củ a nhăn tố tăm lý<br />
- Nhân tố tính cách: Tính cách cũng có ảnh<br />
hưởng rất lớn đến tình trạng giấc ngủ của cá nhân<br />
người đó. Những người có tính cách khác nhau sẽ<br />
hình thành nên trạng thái giấc ngủ khác nhau.<br />
Thông thường những người lạc quan vui vẻ, phóng<br />
khoáng thường ít bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ<br />
hơn. Ngược lại những người có tính cách hướng<br />
nội, bi quan thì một số sự việc dù rất nhỏ nhưng<br />
<br />
1 32<br />
<br />