GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG NỒI <br />
HƠI NHIỆT THỪA TẠI CÔNG TY LUYỆN ĐỒNG LÀO CAI<br />
KS. PHẠM ANH HẢI<br />
KS. PHẠM THANH LIÊM<br />
KS. TRẦN TRUNG HIẾU<br />
<br />
Viện Khoa học Công nghệ MỏVinacomin<br />
<br />
Triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong <br />
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam năm 2010, Viện Khoa <br />
học Công nghệ Mỏ Vinacomin đã tiến hành kiểm toán năng lượng tại Công <br />
ty Luyện đồng Lào Cai. <br />
Theo kết quả kiểm toán năng lượng, do các thiết bị của nồi hơi nhiệt <br />
thừa hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (tiếp xúc với khói nhiệt độ cao, <br />
có chứa SOx, NOx, bề mặt giàn ống nhận nhiệt bám bụi nhiều) nên hiệu suất <br />
hấp thụ nhiệt đầu vào thấp. Vì vậy, việc nâng cao hiệu suất sử dụng năng <br />
lượng (nhiệt đầu ra) của nồi hơi đang là vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt <br />
quan tâm. <br />
1. Giới thiệu hệ thống nồi hơi nhiệt thừa <br />
Trước khi đưa vào lò SKS quặng được đưa tới phân xưởng chuẩn bị, <br />
tại đây quặng được trộn liệu với tỉ lệ cụ thể với các thành phần tinh quặng <br />
đồng, trợ dung (như đá thạch anh), than và liệu phản hồi (chính là các thành <br />
phần từ xỉ của lò SKS được đưa về tuyển lại). Hỗn hợp được pha trộn với tỉ <br />
lệ nhất định được đưa qua hệ thống băng tải sẽ được đưa tới các bunke chứa, <br />
từ đây bằng các máy nạp liệu đĩa và nạp liệu rung nguyên liệu sẽ được đưa <br />
tới các băng tải từ số 1 tới số 5 để cấp tới lò SKS.<br />
Để duy trì sự cháy cho lò SKS, ngoài thành phần của nguyên liệu cấp <br />
vào còn có Oxy, khí nén và dầu DO (sử dụng khi cần gia nhiệt thêm cho lò <br />
hoặc duy trì nhiệt độ của lò). Sản phẩm của lò SKS là Sten nguyên liệu đưa <br />
tới Lò chuyển với hàm lượng 45% Cu, và xỉ lò sẽ được đem tuyển lại. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
1<br />
Hình 1.1. Hệ thống lò chuyển SKS<br />
a) Lò SKS, b) Dàn ống sinh hơi bộ trao đổi nhiệt<br />
Khói lò SKS sẽ được dùng để tận dụng trong nồi hơi nhiệt thừa (xem <br />
hình 1.2), nhiệt độ của khói lò sau khi ra khỏi lò SKS khoảng 8070C. <br />
Nồi hơi nhiệt thừa (bộ trao đổi nhiệt) được cấu tạo gồm các ống sinh <br />
hơi lắp trên đường ống khói ra của lò SKS, các ống sinh hơi này được chia <br />
làm 2 phần với tên gọi là bộ trao đổi nhiệt bức xạ và bộ trao đổi nhiệt đối <br />
lưu. Nước lạnh sau khi làm mềm và xử lý oxy được bơm cấp vào bao hơi, khi <br />
bao hơi đang hoạt động bình thường thì lượng nước được bổ xung phụ thuộc <br />
vào mức nước bao hơi.Trong bao hơi gồm có 2 thành phần là hơi quá nhiệt <br />
bão hòa và nước, hơi quá nhiệt bão hòa được đưa qua phục vụ sản xuất và <br />
sinh hoạt đặt biệt là để phục vụ phân xưởng điện phân, xử lý bùn dương cực <br />
và kho dầu qua hệ thống ống góp phân phối hơi. Để duy trì nhiệt độ và áp <br />
suất trong bao hơi (nhiệt độ khoảng 3000C, áp suất 20kg/cm2), nước trong bao <br />
hơi được bơm tuần hoàn vào các giàn ống sinh hơi của bộ trao đổi để nhận <br />
nhiệt từ khói lò, sau khi đi qua bộ trao đổi nhiệt nước thành hơi bão hòa đi lên <br />
bao hơi, tại đây hơi bão hòa ngưng tụ 1 phần thành nước còn một phần là hơi.<br />
Hệ thống quạt khói (hai quạt 110kW hoạt động luân phiên) tạo nên áp <br />
suất âm tại chụp khói lò SKS, do có áp suất âm khói lò được hút đi qua bộ <br />
trao đổi nhiệt với tốc độ hợp lý để giàn ống nhận nhiệt hiệu quả nhất, đảm <br />
bảo nhiệt độ đầu ra của khói lò 380oC±200C <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.2. Lưu trình công nghệ nồi hơi nhiệt thừa<br />
Dòng khói ra khỏi bộ trao đổi nhiệt sau khi trao đổi nhiệt sẽ được xử lý <br />
bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm thu lại lượng bụi lẫn trong khói lò, <br />
<br />
2<br />
đưa sang sản xuất Axít (nhiệt độ lúc này khoảng 3800C).<br />
2. Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nồi hơi nhiệt <br />
thừa<br />
2.1. Bảo ôn bao hơi của nồi hơi nhiệt thừa<br />
Theo kết quả kiểm toán, hiện tại lớp vỏ bọc bảo ôn bao hơi đã bị hỏng <br />
gây thất thoát nhiệt năng, giảm hiệu suất sinh hơi, ảnh hưởng tới môi trường <br />
làm việc xung quanh do hơi nóng tỏa ra từ bao hơi. Ngoài ra, trong không khí <br />
có lẫn khí SO2 cùng với hơi nước sẽ tạo một lượng a xít làm cho vỏ bao hơi <br />
bị ăn mòn, giảm tuổi thọ của thiết bị dẫn đến chi phí bảo dưỡng và đầu tư <br />
tăng lên, hiệu quả sử dụng thiết bị giảm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vị trí hỏng bảo ôn bao hơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1. Bao hơi của nồi hơi nhiệt thừa<br />
Giải pháp đề xuất cho khâu này là tiến hành bọc bảo ôn bao hơi và bảo <br />
dưỡng toàn bộ thiết bị phụ trợ đi kèm như các ống thủy, đồng hồ áp suất và <br />
nhiệt độ. Dưới đây là phần tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng với giải <br />
pháp bảo ôn vỏ bọc bao hơi tránh thất thoát nhiệt (bảng 2.1).<br />
Bảng 2.1. Tiềm năng tiết kiệm khi áp dụng giải pháp bảo ôn bao hơi<br />
Kết quả<br />
TT Đại lượng Kí hiệu Đơn vị<br />
trước sau<br />
1 Dữ liệu cơ sở <br />
1.1 Chiều dài bao hơi l m 4,1 4,12<br />
1.2 Đường kính bao hơi d m 1,4 1,42<br />
1.3 Diện tích bề mặt ngoài bao hơi F m2 18,02 18,37<br />
<br />
1.4 Nhiệt độ vách ngoài bao hơi tw 0<br />
C 190 40<br />
<br />
1.5 Nhiệt độ môi trường tf 0<br />
C 30 30<br />
<br />
<br />
3<br />
1.6 Nhiệt độ trung bình tm 0<br />
C 110 35<br />
<br />
1.7 Độ chênh nhiệt độ ∆t 0<br />
C 160 10<br />
<br />
1.8 Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường Q W 11.648 3.041<br />
<br />
2 Tiềm năng tiết kiệm <br />
2.1 Nhiệt lượng tổn thất tính theo giờ Qt kJ/h 41.933 10.948<br />
2.2 Số giờ vận hành trong một năm h giờ 8322 8322<br />
2.3 Nhiệt trị của dầu Qtlv kJ/kg 42.500 42.500<br />
<br />
2.4 Tổn thất dầu trong một năm Bt kg 8.210,936 2.143,669<br />
Lượng dầu tiết kiệm trong một <br />
2.5 kg 6.067,267<br />
năm<br />
Lượng dầu tiết kiệm trong một <br />
2.6 Lít 6.973,870<br />
năm<br />
2.7 Giá nhiên liệu 1000 đồng/lít 10,5<br />
2.8 Tiền tiết kiệm trong một năm 1000 đồng 73.226<br />
2.9 Chi phí đầu tư 1000 đồng 36.549<br />
3 Thời gian hoàn vốn năm 0.49<br />
<br />
2.2. Giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống quạt khói nồi hơi nhiệt <br />
thừa<br />
Giới thiệu hệ thống quạt hút đang sử dụng.<br />
Thông số thiết kế của quạt khói<br />
Công suất: 110kW<br />
Lưu lượng: 68120m3/h<br />
Áp suất: 3062pa<br />
Hiện tại hệ thống quạt hút đang hoạt động bình thường, thực hiện hút <br />
khói đầu ra của lò SKS và lò Chuyển, do chu trình hoạt động của hai lò không <br />
giống nhau nên việc vận hành quạt cũng phải tương ứng với việc vận hành <br />
lò. Hiện tại quạt đang được điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp thủ công, <br />
điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh chiết áp trên biến tần. Khi lò <br />
SKS chạy tốc độ biến tần đặt 30Hz, khi cả lò Chuyển và lò SKS chạy thì tần <br />
số được chuyển lên đặt ở tần số 45Hz. Tần số được chọn ở 2 mốc 30Hz và <br />
40Hz là dựa vào kinh nghiệm, tốc độ được chọn sao cho không có hiện tượng <br />
phụt khói đầu ra tại ống khói. Do việc điều chỉnh tốc độ không tự động và <br />
liên tục nên hiệu quả kinh tế đem lại tuy đã có nhưng chưa phải là tối đa.<br />
Giải pháp điều chỉnh tốc độ quạt tự động:<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Vùng làm việc của quạt hút là phía trước quạt, hiệu suất của quạt đạt <br />
được do việc tạo áp suất âm phía trước. Do đó việc điều chỉnh tốc độ quạt <br />
cũng phải dựa trên nguyên tắc tạo ra áp suất âm lớn nhất sao cho không khí <br />
đủ lưu thông. Sơ đồ nguyên tắc điều khiển xem hình 2.2 dưới đây:<br />
Giá trị đặt<br />
<br />
<br />
<br />
Đ ồng hồ Động cơ <br />
Biến tần Áp suất<br />
áp suất quạt hút<br />
<br />
<br />
<br />
Cảm biến <br />
áp suất<br />
<br />
<br />
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên tắc điều khiển<br />
Nguyên lý hệ thống:<br />
Cảm biến áp suất đưa tín hiệu áp suất liên tục lên đồng hồ áp suất. <br />
Trong đồng hồ áp suất thực hiện phân tích giá trị áp suất hiện tại, thực hiện <br />
đối chiếu áp suất hiện tại với giá trị đặt (thuật toán PID). Khi áp suất âm <br />
hiện tại nhỏ hơn giá trị đặt tức là quạt đang quay nhanh tạo ra áp suất âm nhỏ <br />
hơn, đồng hồ đưa tín hiệu sang biến tần ra lệnh giảm tần số đầu ra (khi giảm <br />
tần số đầu ra thì động cơ quạt hút chạy chậm lại), khi áp suất âm hiện tại <br />
lớn hơn giá trị đặt thì quá trình ra lệnh cho biến tần tăng tần số cấp cho động <br />
cơ.<br />
Tính toán tiềm năng tiết kiệm<br />
Bảng 2.2. Tính toán tiết kiệm trong 1 tiếng sử dụng<br />
Trước khi lắp thiết bị tiết kiệm Sau khi lắp thiết bị tiết kiệm<br />
Hiệ Tiết <br />
% Pđc Hiệu Ptth<br />
Vi tri đo đêm<br />
̣ ́ ́ Pđm Ptb u Pdc f kiệ<br />
Tải suất sau suất ụ<br />
m<br />
kW kW h % kW Hz kW h % kW kW<br />
110,0 22,3 20,3 85,5 19,1 30,0<br />
Quạt khói 0 9 5 0 4 0 11,49 91,00 12,62 9,77<br />
<br />
Bảng 2.3 Tính toán tiết kiệm trong 1 năm và thời gian hoàn vốn.<br />
Thời gian Thời gian Tổng điện Tổng tiền <br />
P Tiết máy chạy hoạt động năng tiết điện tiết Dự kiến Thời gian <br />
kiệm trong ngày trong năm kiệm kiệm đầu tư hoàn vốn<br />
(kW) ( giờ) (ngày) (kWh) (1000 đồng) (1000 đồng) (năm)<br />
9,77 24 356 83.474 83.474 8.190 0,10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
2.3. Giải pháp thay thế động cơ bơm nước nóng (bơm tuần hoàn bao <br />
hơi) và bơm dung dịch ăn mòn hóa học cao, bơm axit bằng bơm từ tính<br />
Cấu tạo bơm từ tính:<br />
Bơm từ được chia làm 2 khoang riêng rẽ, khoang động cơ 1 và buồng <br />
bơm 2, hai khoang có khoảng tiếp giáp được làm bằng vật liệu dẫn từ, trong <br />
khoang động cơ có roto 3 và nam châm vĩnh cửu 4, trong buồng bơm 2 có cánh <br />
bơm 5 và nam châm vĩnh cửu 6 (xem hình 2.3).<br />
2<br />
1<br />
4 3<br />
6<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.3. Cấu tạo của bơm từ<br />
Nguyên tắc hoạt động: Khi roto 3 quay kéo theo nam châm vĩnh cửu 4 quay <br />
theo, nam châm vĩnh cửu 4 và 6 liên kết với nhau bằng lực từ, khi nam châm 4 <br />
quay kéo theo nam châm 6 quay, cánh bơm 6 gắn liền với nam châm 6 nên <br />
cũng quay theo.<br />
Ưu điểm<br />
+ Do kết cấu kiểu 2 khoang liên kết với nhau bằng lực từ nên dung <br />
dịch của buồng bơm không thể sang khoang động cơ, khoang động cơ làm kín <br />
hoàn toàn<br />
+ Kết cấu chống ăn mòn đơn giản chỉ phụ thuộc vào vật liệu làm <br />
buồng bơm không cần secmăng làm kín như kết cấu bơm chuyền thống.<br />
Nhược điểm<br />
+ Momem cản trên cánh bơm nhỏ phụ thuộc vào lực từ liên kết giữa 2 <br />
nam châm.<br />
+ Lưu lượng và áp suất bơm nhỏ.<br />
Ước tính tiềm năng tiết kiệm:<br />
Bảng 2.4. Ước tính tiềm năng tiết kiệm<br />
Nội dung Tiền (1000 đồng)<br />
<br />
6<br />
Đầu tư bơm từ (kiểu mới) 40.000<br />
Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng 600<br />
Tiết kiệm chi phí thay bơm (kiểu 20.000<br />
cũ)<br />
Tồng tiền tiết kiệm 20.600<br />
Thời gian hoàn vốn (năm) 1,94<br />
3. Kết luận<br />
Qua kết quả kiểm toán năng lượng tại Công ty Luyện đồng Lào Cai chi <br />
phí tiết kiệm năng lượng cho khi áp dụng các giải pháp cho hệ thống nồi hơi <br />
nhiệt thừa khoảng 177,29 triệu đồng/năm, chi phí đầu tư khoảng 84,73 triệu <br />
đồng. Với việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm được đề xuất Công ty sẽ <br />
giảm được tiêu thụ năng lượng, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm <br />
chi phí sản xuất sản phẩm.<br />
Bảng 3.1. Thống kê chi phí đầu tư và tiền tiết kiệm<br />
Chi phí đầu tư Tiền tiết kiệm<br />
TT Hạng mục<br />
(1000 đồng) (1000 đồng)<br />
1 Tiết kiệm năng lượng cho nồi hơi nhiệt <br />
thừa 36.549 73.226<br />
2 Tự động điều chỉnh tốc độ 8.190 83.474<br />
3 Thay thế bơm từ 40.000 20.600<br />
Tổng cộng 84.739 177.30<br />
Với hiệu quả đem lại rõ ràng của giải pháp đề xuất bọc bảo ôn vỏ bao <br />
hơi nồi hơi nhiệt thừa, Công ty đã tiến hành áp dụng giải pháp và thiết bị <br />
đang hoạt động ổn định, môi trường làm việc xung quanh cải thiện, nâng cao <br />
tuổi thọ thiết bị và hiệu quả làm việc của toàn Công ty.<br />
4. Tài liệu tham khảo<br />
Báo cáo kiểm toán năng lượng Công ty Luyện đồng Lào Cai. Viện KHCN <br />
Mỏ Vinacomin. 2010.<br />
Phạm Lê Dần, Nguyễn Công Hân. Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt. 2007.<br />
Hoàng Đình Tín. Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt. 2007.<br />
Đặng Văn Đào. Kỹ Thuật Điện.1994.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />