intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giám định về nhãn hiệu - Cơ chế bảo vệ doanh nghiệp FDI trong xâm phạm nhãn hiệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, quy trình, nội dung giám định nhãn hiệu trên cơ sở giám định về nhãn hiệu là cơ chế bảo vệ doanh nghiệp FDI trong xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giám định về nhãn hiệu - Cơ chế bảo vệ doanh nghiệp FDI trong xâm phạm nhãn hiệu

  1. GIÁM ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU - CƠ CHẾ BẢO VỆ DOANH NGHIỆP FDI TRONG XÂM PHẠM NHÃN HIỆU CN. Nguyễn Thị Thùy Dung Đại học Luật Hà Nội T M TẮT: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp FDI gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh, giả mạo hoặc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề phát triển bền vững đối với hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 kể từ khi ra đời đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI trong việc bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hội nhập kinh tế quốc tế…. Trong đó, hoạt động giám định về nhãn hiệu tuy không phải là hoạt động bắt buộc nhưng là “cơ chế bảo vệ đặc biệt” cho các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI bảo vệ quyền SHTT của mình, tránh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng trên thị trường. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, quy trình, nội dung giám định nhãn hiệu trên cơ sở giám địnhvề nhãn hiệu là cơ chế bảo vệ doanh nghiệp FDI trong xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam. Từ khóa: Giám định về nhãn hiệu, doanh nghiệp FDI, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ABSTRACT: In business activities, FDI enterprises face many difficulties and problems in production activities, unfair competition, counterfeiting or infringement of industrial property rights (IP) in general and trademarks say private. Along with the development of the society, the issue of sustainable development for business activities has become increasingly important, the Law on Intellectual Property (IP) 2005 since its inception has played a great role in creating a legal corridor for organizations and individuals, especially FDI enterprises to protect IP rights, create a healthy business environment, and promote the socio-economic development of the country, meet the practical needs of international economic integration…. In particular, the trademark assessment, although not a compulsory activity, is a "special protection mechanism" for individuals and organizations, especially FDI enterprises to protect their IP rights. avoid unfair competition, trademark infringement or trademark counterfeiting between enterprises in general and FDI enterprises in particular in the market. In the scope of this article, the author will focus on analyzing the concept, characteristics, process, and content of trademark assessment on the basis of trademark assessment, which is a mechanism to protect FDI enterprises from infringing on trademarks in Vietnam. Keywords: Trademark inspection, FDI enterprise, protection of intellectual property rights 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc năm 2017, Việt Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI, trở thành điểm đến tin cậy, hiệu quả trong 527
  2. mắt các nhà đầu tư nước ngoài với mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017, năng suất lao động của khu vực FDI luôn ở mức cao. Dự báo, xung lực thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới vẫn tiếp tục được duy trì nhờ những nỗ lực mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản đầu tư, thương mại, thông qua việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA... (Phạm Thế Hùng, Trần Thị Lan Hương, Vũ Thị Tuyết Nhung, 2020). Có thể thấy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, SHTT luôn là một trong những nội dung quan trọng và mang lại nhiều cơ hội cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức FDI. Tuy nhiên, đây cũng là nội dung đặt ra cho Việt Nam những thách thức trong việc hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tư pháp về SHTT nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, thu hút FDI của Việt Nam. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp FDI thường bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, thiết kế và sử dụng nhãn hiệu tương tự, trùng hoặc giống nhau gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu làm cho môi trường kinh doanh bị biến dạng, làm cho nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI mất niềm tin và người tiêu dùng mất định hướng. Bởi trong các đối tượng SHTT thì nhãn hiệu là dấu hiệu đầu tiên để người tiêu dùng nhận dạng về sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp thông qua quảng cáo, tuyên truyền và là “một trong các loại tài sản vô hình, không thể xác định dựa trên các đặc điểm vật chất thông thường nhưng lại được dùng để phân biệt với các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với nhau”, luôn được xem là “công cụ quan trọng”, “cơ chế bảo vệ” để nhà sản xuất, doanh nghiệp FDI có thể chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và định hình giá trị của doanh nghiệp FDI vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu diễn ra phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu chính là hệ thống pháp luật còn chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; hoạt động của các cơ quan thực thi còn chồng chéo, năng lực của cán bộ có thẩm quyền còn hạn chế, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan còn chưa hiệu quả; ý thức tự bảo vệ quyền của các chủ thể còn chưa cao; các quy định về hoạt động giám định nhãn hiệu còn chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Kể từ khi thành lập (9/2009) đến tháng 8/2018, Viện khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KH SHTT) đã tiến hành tiếp nhận, xử lý gần 5.000 hồ sơ liên quan đến xâm phạm quyền SHCN, trung bình mỗi tháng Viện KH SHTT tiếp nhận khoảng 60 - 70 hồ sơ mới2, trong đó có rất nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động giám định nhãn hiệu của các doanh nghiệp FDI. Hoạt động giám định nhãn hiệu mặc dù không phải là hoạt động bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là một “nguồn chứng cứ quan trọng” không thể thiếu trong công cuộc bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam, là công cụ hỗ trợ cơ quan nhà nước giải quyết các vụ án xâm phạm về nhãn hiệu hoặc giúp các chủ thể, doanh nghiệp FDI có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu nếu xét thấy “nhãn hiệu đang được bảo hộ đang bị xâm phạm, tranh chấp” hoặc muốn “phản đối cáo buộc của người khác về việc xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu”. Hoạt động giám định nhãn hiệu được thể hiện thông qua các kết luận giám định của Viện KH SHTT, các kết luận giám định này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp FDI bảo vệ quyền SHTT của mình, hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm, hoặc giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về giám định SHTT nói 2 Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, “Thực trạng hoạt động giám định Sở hữu công nghiệp tại Việt Nam từ 9/2009- 5/2018”, Báo cáo tổng hợp 528
  3. chung, giám định về nhãn hiệu nói riêng là một trong những cơ chế đặc biệt giúp các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng bảo vệ quyền SHTT của mình trong xâm phạm nhãn hiệu. 2. CƠ SỞ L LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. C sở lý luận 2.1.1. Khái niệm “Giám định nhãn hiệu” Ở Việt Nam, hoạt động giám định về SHTT tại Điều 201 Luật SHTT 2005 bao gồm 03 (ba) lĩnh vực cơ bản, đó là: (i) giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; (ii) giám định về quyền SHCN; (iii) giám định về quyền đối với giống cây trồng3. Các chuyên ngành giám định về quyền SNCN bao gồm: (i) chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế mạch tích hợp bán dẫn; (ii) chuyên ngành giám định kiểu dáng công nghiệp; (iii) chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý4; (iv) chuyên ngành giám định các quyền SHCN khác5. Là một đối tượng của quyền SHCN, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT và đã được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, có nhiều hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm đối với nhãn hiệu (Điều 129.1, Luật SHTT 2005), chẳng hạn như: hành vi “sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” (Điều 129.1.b, Luật SHTT 2005) và hành vi “sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” (Điều 129.1.c, Luật SHTT 2005) bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu... Chính vì vậy, cần phải có một tổ chức thực hiện giám định nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu của bên kia có dẫn đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hay không. Từ những phân tích nêu trên, tác giả có thể đưa ra định nghĩa “giám định về nhãn hiệu” như sau: “Giám định nhãn hiệu là việc cá nhân, tổ chức có chức năng giám định chuyên ngành nhãn hiệu sử dụng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về những nội dung liên quan đến nhãn hiệu”. 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động giám định nhãn hiệu tại Việt Nam Hoạt động giám định về nhãn hiệu - cơ chế bảo vệ quyền SHTT đối với các doanh nghiệp FDI được thể hiện thông qua các nội dung, đặc điểm sau:  Hoạt động giám định về nhãn hiệu không phải là một hoạt động bắt buộc nhưng là bộ phận quan trọng trong hệ thống bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp FDI Thực tiễn hiện nay cho thấy, hoạt động giám định nhãn hiệu vẫn còn mới mẻ và khá phức tạp ở Việt Nam, trong hệ thống bảo vệ quyền SHTT, xử lý các tranh chấp, xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới quyền SHTT đối với các doanh nghiệp FDI. Do đó, đòi hỏi phải có một tổ chức, 3 Điều 39.2 Nghị định số 105/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ - CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ - gọi tắt là “Nghị định 105/NĐ - CP”. 4 Chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được thực hiện nhiều nhất trong hoạt động giám định về quyền SHCN. 5 Điểm I.1 Thông tư 04/2012/TT - BKHCN ngày 13/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2008/TT - BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu h i th giám định viên SHCN và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định SHCN, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT - BKHCN và Thông tư số 18/2011/TT - BKHCN ngày 22/7/2011) (sau đây gọi tắt là Thông tư 04/2009/TT - BKHCN) 529
  4. cá nhân được pháp luật công nhận thực hiện hoạt động giám định để đưa ra các kết luận giám định một cách chính xác về những nội dung cần giám định của Viện KH SHTT. Khi có yêu cầu bằng đơn hoặc quyết định của chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu, Viện KH SHTT thực hiện hoạt động giám định về nhãn hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu. Trong thực tiễn bảo hộ quyền SHTT trên thế giới và Việt Nam hiện nay, giám định nhãn hiệu “được coi là một yếu tố bổ trợ đắc lực cho việc bảo đảm các điều kiện để bảo vệ, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, góp phần nâng cao tính hiệu quả của cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT nói chung”6. Hoạt động giám định nhãn hiệu được thực hiện thông qua việc thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật đối với các quyền SHTT, bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất trong một thời gian nhất định đủ để các chủ thể quyền khai thác đối tượng quyền SHTT của mình đồng thời bù đắp các chi phí đầu tư tạo ra giá trị của các đối tượng đó và thu lợi nhuận để tái đầu tư, tiếp tục tạo ra các thành tựu sáng tạo mới. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật SHTT mới chỉ quy định về giám định SHTT mà chưa quy định hoạt động giám định nhãn hiệu nên trong quá trình tạo dựng, củng cố giá trị của đối tượng quyền SHTT (nhãn hiệu), hiện tượng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ngày càng có nguy cơ thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các nhãn hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng của doanh nghiệp FDI. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trước những “nguy cơ” xâm phạm nhãn hiệu nói trên, đồng thời, giúp các doanh nghiệp FDI bảo vệ các “tài sản vô hình” của mình, cần có “cơ chế bảo vệ”7 bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về thực thi quyền SHTT và tổng hợp bằng các kết luận giám định của chủ thể giám định (Viện KH SHTT). Các cơ quan thực thi quyền đối với nhãn hiệu bằng cách thực hiện các biện pháp chế tài (dân sự, hành chính, hình sự) và hệ thống bổ trợ cho việc thực thi quyền, trong đó có hoạt động giám định nhãn hiệu. Vì vậy có thể nói, hoạt động giám định về nhãn hiệu không phải là một hoạt động bắt buộc nhưng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống bảo vệ quyền SHTT đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.  Kết luận giám định về nhãn hiệu là ngu n chứng cứ quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp FDI Kết luận giám định nhãn hiệu là một sản phẩm dịch vụ được chủ thể giám định sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đưa ra trên cơ sở xem xét, đánh giá những vấn đề có liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Việc xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận giám định phải dựa trên các căn cứ pháp luật và các thông tin, dữ liệu được cung cấp hoặc tra cứu nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo. Do đó, kết luận giám định nhãn hiệu là một trong những “nguồn chứng cứ chứng minh rất quan trọng”, bởi các lý do sau đây: (1)Kết luận giám định nhãn hiệu được thể hiện thông qua các nội dung liên quan đến nhãn hiệu như: giám định tình trạng bảo hộ hoặc giám định xâm phạm nhãn hiệu hoặc giám định tính tương tự của nhãn hiệu hoặc giám định giá trị nhãn hiệu; (2) Kết luận giám định là “nguồn chứng cứ quan trọng”, có ý nghĩa, vai trò to lớn trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án8. Theo đó, chứng cứ là bất cứ thức gì: (i) có thật; (ii) được cung cấp hay thu thập một cách hợp pháp; (iii) có liên quan đến vấn đề hoặc sự 6 Nguyễn Hữu Cẩn, (2010), “Giám định về sở hữu trí tuệ: Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, Viện khoa học sở hữu trí tuệ 7 Cơ chế bảo vệ đó có vai trò ngăn cản và xử lý bất kỳ hành vi xâm phạm quyền SHTT nào, dù đã diễn ra trên quy mô nào và với mức độ nguy hiểm cỡ nào, nhờ đó chủ thể quyền được yên tâm khai thác thành quả của mình và chính các thành quả đó làm cho trình độ công nghệ và kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế được nâng cao. Công cụ đó được thực hiện bằng cách bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền đã xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền (Nguyễn Hữu Cẩn, 2010) 8 Điều 87.1.d Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 94.5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 81.5 Luật Tố tụng hành chính 2015 530
  5. kiện được xem xét; (3)“văn bản kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc”9. Các chứng cứ có trong bản kết luận giám định bao gồm: tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên; đối tượng, nội dung, phạm vi giám định; phương pháp thực hiện giám định; kết luận giám định; thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định (Điều 51.2 Nghị định 105/NĐ - CP). Hoạt động giám định nhãn hiệu không chỉ có giá trị pháp lý phục vụ riêng cho quá trình tố tụng mà còn phục vụ cho bất cứ yêu cầu nào liên quan đến nhãn hiệu do chủ thể có quyền yêu cầu hoặc trưng cầu giám định nhãn hiệu, chủ thể giám định không cần biết yêu cầu đó nhằm mục đích gì, có cần thiết hay không… mà họ chỉ cần biết yêu cầu đó thuộc chuyên môn mà họ được phép thực hiện thì họ có quyền thực hiện. Do đó, kết luận giám định không phải là chứng cứ mà là “nguồn chứng cứ quan trọng” chứa đựng các thông tin “có thật”; “được cung cấp hay thu thập một cách hợp pháp” và “có liên quan đến vấn đề hoặc sự kiện được xem xét” trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu.  Kết luận giám định về nhãn hiệu là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp FDI tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Kết luận giám định nhãn hiệu được coi là “công cụ bảo vệ” các doanh nghiệp FDI tránh khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm nhãn hiệu… của các chủ thể kinh doanh khác. Các yêu cầu hoặc trưng cầu giám định nhãn hiệu thường được thực hiện trong trường hợp các bên có tranh chấp gặp khó khăn trong việc tự mình đánh giá vụ việc tranh chấp và/hoặc có hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Do đó, cần có ý kiến chuyên môn hoặc ý kiến chuyên gia xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Thực tiễn hiện nay cho thấy, các chủ thể có quyền yêu cầu hoặc trưng cầu giám định nhãn hiệu sử dụng dịch vụ giám định nhãn hiệu như một công cụ để bảo vệ quyền SHTT nhằm thực hiện một số mục đích như: (1) Yêu cầu giám định nhãn hiệu nhằm mục đích xử lý các cạnh tranh không lành mạnh hoặc xâm phạm nhãn hiệu do người thứ ba thực hiện; (2) Yêu cầu giám định nhãn hiệu nhằm mục đích phản đối cáo buộc của người khác về việc xâm phạm quyền SHTT. (3) Yêu cầu giám định nhãn hiệu nhằm mục đích xem xét hiệu lực bảo hộ và/hoặc phạm vi bảo hộ đã được xác lập. (4) Yêu cầu giám định nhãn hiệu nhằm mục đích khác phục vụ việc bảo vệ quyền SHTT. Trên cơ sở xem xét các yêu cầu giám định, Viện KH SHTT sau khi phân tích, đánh giá sẽ đưa ra bản kết luận giám định, giúp các doanh nghiệp FDI có thêm cơ sở để tự bảo vệ quyền SHTT của mình. 2.1.3. Đối sánh hoạt động giám định nhãn hiệu với giám định tư pháp và hoạt động cung cấp ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ  Đối sánh giám định nhãn hiệu với giám định tư pháp Hoạt động giám định tư pháp (Điều 2.1, Luật Giám định tư pháp 2012) và hoạt động giám định SHTT (Điều 201 Luật SHTT 2005) đều có bản chất giống nhau là việc người giám định sử dụng kiến thức, nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động giám định để kết luận chuyên môn nhằm phục vụ cho hoạt động tố tụng (vụ việc dân sự, vụ án hành chính hoặc hình sự) mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của Tòa án được kịp thời, khách quan, đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thực thi có hiệu quả chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Như vậy có thể 9 Điều 51.1 Nghị định 105/2006/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ - CP; Điều 26.3 Nghị định 99/2013/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 531
  6. hiểu giám định nhãn hiệu thuộc phạm vi giám định SHCN là một dạng của giám định tư pháp nhưng được quy định riêng trong luật chuyên ngành do những đặc trưng riêng của quan hệ pháp luật chuyên ngành chi phối. Tuy nhiên, giống như tên gọi, hoạt động giám định tư pháp chủ yếu phục vụ cho ngành tư pháp, giải quyết các vụ án phức tạp, đòi hỏi cần có hoạt động giám định, còn hoạt động giám định nhãn hiệu được thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của “bất kỳ chủ thể nào” có quyền yêu cầu hoặc trưng cầu giám định thông qua đơn yêu cầu hoặc quyết định trưng cầu giám định kèm theo các tài liệu, mẫu vật. Như vậy, hoạt động giám định nhãn hiệu không bó hẹp như trong kết quả của hoạt động giám định tư pháp, mà hoạt động giám định nhãn hiệu được thực hiện nhằm mục đích giải quyết tranh chấp, làm rõ những nghi vấn trong quá trình giao dịch liên quan đến quyền SHTT, thu thập chứng cứ để khiếu nại, tố cáo đối với các cá nhân, tổ chức mà các chủ thể yêu cầu giám định nhãn hiệu cho rằng các nhãn hiệu của mình đang bị xâm phạm hoặc quyết định trưng cầu giám định nếu cơ quan quản lý nhà nước cần ý kiến chuyên môn để đưa ra chế tài xử phạt đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.  Đối sánh giám định nhãn hiệu với hoạt động cung cấp ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ Theo Quyết định số 2525/QĐ - BKHCN ngày 04/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục SHTT thì Cục SHTT không còn có chức năng giám định nhãn hiệu mà chỉ là cơ quan “cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN”. Sự tồn tại của hoạt động “cung cấp ý kiến chuyên môn” của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT (Cục SHTT) nhằm phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN không còn giá trị. Như vậy, sau khi Luật SHTT 2005 ra đời, hoạt động giám định nhãn hiệu chính thức được giao cho các tổ chức, cá nhân có chức năng giám định thực hiện mà cụ thể là Viện KH SHTT và Cục SHTT không còn chức năng giám định SHTT. Việc “cung cấp ý kiến chuyên môn” của Cục SHTT thoạt nhìn có vẻ góp phần hỗ trợ cho hoạt động giám định cho Viện KH SHTT và đảm bảo tính đa chiều trong việc đánh giá cùng một nội dung giám định nhưng thực tế cho thấy, việc “cung cấp ý kiến chuyên môn” của Cục SHTT lại đang đi ngược lại với tinh thần của Luật SHTT 2005 trong việc đưa hoạt động giám định SHTT (do Viện KH SHTT thực hiện) tách rời với hoạt động xác lập quyền SHTT được (do Cục SHTT thực hiện). Nhưng, trong chức năng của mình, Cục SHTT lại có chức năng “cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN” và trên thực tế, nội dung ý kiến chuyên môn này cũng cơ bản như những nội dung giám định được cơ quan giám định và tổ chức giám định thực hiện”10. Mặt khác, mặc dù “ý kiến chuyên môn” của Cục SHTT không được coi là “nguồn chứng cứ quan trọng” theo pháp luật tố tụng, nhưng rõ ràng, “ý kiến chuyên môn” lại có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, xâm phạm nhãn hiệu… 2.2. Ph ng pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích,... khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về giám định 10 Hà Thị Nguyệt Thu (2017), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định hỗ trợ xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, Số 03/2017. 532
  7. nhãn hiệu (khái niệm, đặc điểm, hoạt động giám định nhãn hiệu trên cơ sở khái niệm, nội dung hoạt động giám định SHTT; đối sánh hoạt động giám định SHTT đối với hoạt động giám định tư pháp và hoạt động cung cấp ý kiến chuyên môn của Cục SHTT và vai trò quan trọng, sự cần thiết của hoạt động giám định nhãn hiệu). - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh luật học… khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về giám định nhãn hiệu tại Việt Nam và thực tiễn hoạt động giám định nhãn hiệu ở Việt Nam kể từ khi Viện KH SHTT Việt Nam thành lập (09/2009) đến nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định nhãn hiệu tại Việt Nam. 3. PHƯƠNG PHÁP PH N CHỦ THỂ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH NHÃN HIỆU Theo quy định của pháp luật SHTT, chủ thể thực hiện hoạt động giám định nhãn hiệu có thể là cá nhân (giám định viên) nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết quy định tại Điều 201.3 Luật SHTT 2005 và được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 1.12 Nghị định 119/2010/NĐ - CP quy định quyền của giám định viên về nhãn hiệu được quy định tương tự với quy định về quyền của giám định viên về SHTT và tổ chức nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết quy định tại Điều 42.2 Nghị định 119/2010/NĐ - CP và Điều 1.11 Nghị định 119/2010/NĐ - CP. Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định nhãn hiệu cũng tương tự với quyền và nghĩa vụ của giám định viên nhãn hiệu, vì suy cho cùng thì tổ chức giám định hay giám định viên về nhãn hiệu đều là chủ thể giám định nhãn hiệu - bên giám định. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, một số quyền và nghĩa vụ chỉ có tổ chức giám định nhãn hiệu mới có còn giám định viên về nhãn hiệu lại không thể có, và ngược lại. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định nhãn hiệu được quy định không nhiều vì trong tổ chức giám định bắt buộc phải có giám định viên về nhãn hiệu, và đặc biệt là pháp luật SHTT hiện nay không có quy định nào liên quan đến hoạt động giám định nhãn hiệu nên việc áp dụng các quy định của pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể giám định vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật về SHTT quy định về các tổ chức giám định SHTT được phép hoạt động, song trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, Viện KH SHTT là tổ chức duy nhất thực hiện chức năng giám định SHTT (sau đây tổ chức giám định được gọi tắt là Viện KH SHTT) . 3.1. Trình tự thực hiện giám định nhãn hiệu Mặc dù pháp luật về SHTT chưa có quy định cụ thể về trình tự thực hiện giám định nhãn hiệu, song, dựa trên những quy định về trình tự giám định SHTT, có thể khẳng định, Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần xây dựng thành công của hoạt động giám định nhãn hiệu trong thực tế công tác giải quyết tranh chấp quyền SHTT. Hệ thống pháp luật này đã tạo cơ sở vững chắc đảm bảo cho hoạt động giám định nhãn hiệu được diễn ra một cách thuận lợi và tuân thủ pháp luật theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực SHTT. Giám định nhãn hiệu là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn nên đòi hỏi giám định viên phải có kiến thức và những kỹ năng chuyên sâu để đưa ra kết luận giám định nhãn hiệu. Các công đoạn chủ yếu thực hiện giám định nhãn hiệu bao gồm: (1) Tiếp nhận/Thụ lý yêu cầu hoặc trưng cầu giám định nhãn hiệu; (2) Kiểm tra tình trạng bảo hộ, xác định phạm vi quyền đối với nhãn hiệu; (3) Xác định yếu tố xâm phạm/hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu; (4) Kết luận giám định nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc “thiếu và yếu” trong các quy định của pháp luật về giám định nhãn hiệu đã dẫn đến việc áp dụng và thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, công tác thực thi pháp luật về giám định nhãn hiệu còn gặp nhiều khó khăn và trong công tác thực thi pháp luật về giám định nhãn hiệu vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn. 533
  8. 3.2. Quy định pháp luật về nội dung và thực tiễn giám định nhãn hiệu Kể từ khi Luật SHTT 2005 chính thức có hiệu lực ngày 01/6/2006 nhưng đến tháng 9/2009, Viện KH SHTT là cơ quan có chức năng giám định nhãn hiệu, còn Cục SHTT chỉ là cơ quan “cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN. Từ 09/2009 đến 05/2018, Viện KH SHTT đã tiếp nhận gần 5000 hồ sơ liên quan đến giám định SHCN, trong đó, tính đến tháng 9/2016, Viện KH SHTT đã tiếp nhận và thực hiện 332 hồ sơ theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền và 2.911 hồ sơ theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức khác (Hà Thị Nguyệt Thu, 2017). Nội dung hoạt động giám định nhãn hiệu được thực hiện dựa trên những quy định chung về giám định SHTT tại Điều 201, Luật SHTT và Điều 39, Nghị định 119/2010/NĐ - CP, bao gồm: (1) Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (giám định tình trạng bảo hộ); (2) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm nhãn hiệu hay không (giám định yếu tố xâm phạm); (3) Xác định có hay không yếu tố trùng hoặc tương tự hoặc gây nhầm lẫn hoặc khó phân biệt hoặc sao chép giữa nhãn hiệu được xem xét và nhãn hiệu được bảo hộ (giám định tính tương tự); (4) Xác định giá trị quyền SHTT, xác định giá trị thiệt hại (giám định giá trị). Tuy nhiên, trên thực tế, Viện KH SHTT mới chỉ thực hiện 02 nội dung (2 và 3). Cụ thể: Về xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm nhãn hiệu hay không (giám định yếu tố xâm phạm). Đây là hoạt động được thực hiện nhiều nhất tại Viện KHSHTT hiện nay khi cần chứng minh 1) đối tượng giám định có hay không hành vi cạnh tranh không lành mạnh; 2) xâm phạm nhãn hiệu hoặc giả mạo nhãn hiệu nhằm khẳng định một hành vi liên quan đến nhãn hiệu đó là hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ; 3) hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Trong đó, hoạt động giám định xâm phạm nhãn hiệu được các chủ thể kinh doanh, các doanh nghiệp FDI thực hiện nhiều nhất hiện nay. Vềxác định có hay không yếu tố trùng hoặc tương tự hoặc gây nhầm lẫn hoặc khó phân biệt hoặc sao chép giữa nhãn hiệu được xem xét và nhãn hiệu được bảo hộ (giám định tính tương tự). Trong hoạt động giám định tính tương tự đối với nhãn hiệu, “cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ (nhãn hiệu đối chứng)” (Điều 39.8 Thông tư số 01/2007/TT - BKHCN). Mặc dù hoạt động giám định yếu tố xâm phạm và hoạt động tính tương tự được quy định là hai nội dung tách biệt, song trên thực tế, để có thể thực hiện hoạt động giám định yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu, chủ thể thực hiện giám định nhãn hiệu phải thực hiện hoạt động giám định tính tương tự đối với nhãn hiệu như xác định có hay không sự tương tự hoặc gây nhầm lẫn hoặc trùng… đối với nhãn hiệu được bảo hộ. Mặc dù pháp luật SHTT có quy định về hoạt động giám định SHTT nói chung, giám định về SHCN nói riêng, song, trên thực tế, những quy định của pháp luật vẫn còn “thiếu”, còn “yếu” và còn “đứt đoạn”, gây khó khăn cho công tác thực thi hoạt động giám định SHTT nói chung, giám định về nhãn hiệu nói riêng. 3.3. Một số ki n nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giám định nhãn hiệu trong c ch bảo vệ doanh nghiệp FDI Nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định nhãn hiệu tại Việt Nam, cần quan tâm tới một số vấn đề sau: Thứ nhất, bổ sung quy định của pháp luật về giám định nhãn hiệu trong Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm khắc phục sự “đứt đoạn” của quy trình thực thi pháp luật gây ảnh 534
  9. hưởng trực tiếp và tích cực đến tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ về nhãn hiệu như khái niệm, đặc điểm, nội dung, quy trình… giám định về nhãn hiệu. Thứ hai, cần có cơ chế bảo vệ phù hợp, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, hoạt động giám định nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường kinh doanh để tránh xâm phạm nhãn hiệu như: quy định cụ thể về các điều khoản tham gia, khả năng đánh giá các tranh chấp có thể xảy ra, mở rộng cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp FDI trên cơ sở bảo vệ vững chắc nhãn hiệu mà họ đang sử dụng. Thứ ba, cần quy định và giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để các doanh nghiệp FDI không bị xâm phạm quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng. 4. KẾT LUẬN Giám định về nhãn hiệu có vai trò là một khâu bổ trợ trong quá trình kết luận, là cơ chế bảo vệ quyền SHTT và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền SHTT trong các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI có thể sử dụng văn bản kết luận giám định nhãn hiệu của tổ chức thực hiện giám định (Viện KH SHTT) làm bằng chứng chuyên môn hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp hoặc nguồn chứng cứ pháp lý hỗ trợ việc khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư 04/2012/TT - BKHCN ngày 13/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2008/TT - BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên SHCN và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định SHCN, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT - BKHCN và Thông tư số 18/2011/TT - BKHCN ngày 22/7/2011). 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Quyết định số 3915/QĐ - BKHCN của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ. 3. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh GĐTP số 48/BC - TP ngày 25/3/2011. 4. Nguyễn Hữu Cẩn, (2010), Giám định về sở hữu trí tuệ: Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Viện khoa học sở hữu trí tuệ. 5. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 6. Chính phủ (2010), Nghị định 119/2010/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 7. Phạm Thế Hùng, Trần Thị Lan Hương, Vũ Thị Tuyết Nhung, (2020), Hoàn thiện thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2019. 8. Quốc hội, (2005), Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. 9. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, được sửa đổi bổ sung 2009. 535
  10. 10. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13. 11. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13. 12. Quốc hội (2015), Luật Tố tụng hành chính 93/2015/QH13. 13. Hà Thị Nguyệt Thu (2017), Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 14. Hà Thị Nguyệt Thu (2017), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định hỗ trợ xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, Số 03 năm 2017. 15. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (2018), Thực trạng hoạt động giám định Sở hữu công nghiệp tại Việt Nam từ 9/2009- 5/2018, Báo cáo tổng hợp 536
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1