Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp<br />
trong luật hình sự Việt Nam<br />
Lê Thị Phượng<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract. Khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật nói<br />
chung và pháp luật hình sự nói riêng đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp. Nghiên cứu các quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội xâm<br />
phạm quyền sở hữu công nghiệp. Phân tích và làm rõ thực trạng tội xâm phạm<br />
quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Sở hữu công nghiệp; Tội phạm;<br />
Quyền sở hữu<br />
<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà thế giới "tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, nền khoa học và<br />
nhất là khoa học công nghệ sẽ có bước phát triển nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày<br />
càng nổi bật và quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất" [45]. Xu thế toàn<br />
cầu hóa (quốc tế hóa) đã trở thành một xu thế khách quan, tất yếu lôi cuốn ngày càng nhiều<br />
nước tham gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với việc gia nhập Tổ chức thương<br />
mại thế giới (WTO), mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước ta đang có những<br />
bước tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bởi lẽ đây là lĩnh vực phát triển hết<br />
sức năng động, nhạy cảm, mang tính chất đặc thù và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy, vấn<br />
đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu sở hữu công nghiệp - một trong những nội dung cơ bản<br />
của quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của đất<br />
nước phát triển một cách lành mạnh, hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể nảy sinh của quá<br />
trình toàn cầu hóa.<br />
Có thể nói, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công<br />
nghiệp nói riêng ở nước ta được bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX nhưng so với các<br />
nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan thì chúng ta vẫn đi<br />
sau cả một chặng đường dài (ở các nước này, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được điều<br />
chỉnh bằng pháp luật từ hàng trăm năm nay). Mặc dù thời gian gần đây, nước ta đã có nhiều<br />
cố gắng trong việc ban hành các văn bản pháp luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chẳng hạn<br />
như việc cho ra đời Luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một<br />
số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009) song đánh<br />
<br />
giá một cách tổng quan thì pháp luật nước ta vẫn còn thiếu tính đồng bộ, chồng chéo nên dẫn<br />
tới việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu công nghiệp gặp rất<br />
nhiều khó khăn. Hiện tượng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và các quyền tương đương<br />
khác diễn ra rất phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau mà chưa có cách nào ngăn chặn<br />
một cách hiệu quả. Về phía chủ thể có đối tượng cần được bảo hộ, phần lớn lại chưa nhận<br />
thức đẩy đủ, rõ ràng tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp nên đã có phần lơi là, mất<br />
cảnh giác trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.<br />
Mặt khác, nước ta đã tham gia cũng như ký kết nhiều hiệp ước đa phương, song<br />
phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như: Công ước Paris năm 1883 về sở hữu công<br />
nghiệp; Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm<br />
1994 (Hiệp định TRIPS); Thoả ước năm 1891 về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Hiệp định về<br />
hợp tác bằng sáng chế (PTC) năm 1970; Hiệp định Việt Nam - Thuỵ Sĩ về sở hữu trí tuệ ngày<br />
7/7/1999; Thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản về việc triển khai dự án IICA tài trợ<br />
cho lĩnh vực quản lý sở hữu công nghiệp tại Việt Nam ngày 01/02/1999; Hiệp định thương<br />
mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, trong đó có đề cập đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí<br />
tuệ… Ngoài ra, nước ta còn tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực chẳng hạn<br />
như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN …Do vậy, đòi hỏi quyền sở hữu công<br />
nghiệp cần được quan tâm một cách thiết thực và đúng mức hơn nữa.<br />
Bởi những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Tội xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp trong luật hình sự Việt Nam” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn<br />
thiện hệ thống pháp luật nước ta về sở hữu trí tuệ, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các<br />
hành vi xâm phạm và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục tiêu đưa đất nước<br />
ta hòa nhập nhanh vào công cuộc hội nhập quốc tế.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Với vai trò ngày càng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp nên việc nghiên cứu<br />
tội phạm này ở các mức độ khác nhau đã được một số luật gia trong nước quan tâm nghiên<br />
cứu song số lượng chưa nhiều: Có một số bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên<br />
ngành chẳng hạn như: Bài “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật hình sự” đăng trên<br />
Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3/2004 của GS. TSKH Lê Cảm; bài “Tội phạm trong lĩnh<br />
vực sở hữu trí tuệ và một số ý kiến về sửa đổi Bộ luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 3/2007<br />
của TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi; bài “Các quy định của Bộ luật hình sự về xâm phạm quyền sở<br />
hữu trí tuệ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2008 của Ths. Lê Việt Long.v.v. .<br />
Dưới dạng công trình nghiên cứu khoa học có luận án tiến sĩ vừa được bảo vệ tháng<br />
3/2009 tại Viện Nhà nước và Pháp luật của tác giả Nguyễn Đức Nga với đề tài “Đấu tranh<br />
phòng, chống các loại tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay” nhưng<br />
dưới góc độ tội phạm học.<br />
Ngoài ra còn được đề cập ít nhiều trong các sách chuyên khảo, giáo trình như: Giáo<br />
trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
năm 2003; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của trường Đại học Luật<br />
Hà Nội năm 2005.v.v.<br />
Các công trình và bài viết này, đã bước đầu đi vào phân tích các quy định cụ thể trong<br />
pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như những<br />
căn cứ áp dụng và những kiến giải lập pháp cụ thể cho các quy phạm này.<br />
Tuy nhiên, khái quát chung thì thấy rằng tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác<br />
giả mới chỉ dừng lại ở góc độ giới thiệu một cách cơ bản về các tội xâm phạm quyền sở<br />
hữu trí tuệ nói chung hoặc nghiên cứu kết hợp với một số tội phạm sở hữu trí tuệ khác hoặc<br />
chỉ đi sâu nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học... mà chưa có công trình nào đề cập một cách<br />
toàn diện, có hệ thống dưới góc độ pháp luật hình sự với tên đề tài “Tội xâm phạm quyền sở<br />
hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam” ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay ở cấp độ<br />
<br />
khác cao hơn... cho nên rõ ràng việc nghiên cứu đề tài này vẫn là cần thiết và mang tính thời<br />
sự sâu sắc.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của tội<br />
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam và việc xử lý tội phạm này<br />
trong thực tiễn, từ đó tìm ra những bất cập để đề xuất những kiến giải lập pháp cũng như<br />
những giải pháp cụ thể phục vụ cho công tác đấu tranh phòng và chống có hiệu quả loại tội<br />
phạm này ở nước ta.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Với mục đích nghiên cứu nêu trên đã đặt ra cho luận văn các nhiệm vụ nghiên cứu<br />
chủ yếu sau:<br />
Thứ nhất, từ những nghiên cứu, phân tích về sự hình thành và phát triển các quy định<br />
của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công<br />
nghiệp, nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội<br />
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phân biệt nó với một số loại tội phạm khác, luận văn<br />
tập trung vào việc làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này<br />
theo luật hình sự Việt Nam hiện hành.<br />
Thứ hai, chỉ ra thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay<br />
nhằm lý giải cho sự cần thiết phải hoàn thiện về mặt pháp luật thực định và đề xuất các giải pháp<br />
để phòng, chống có hiệu quả tội phạm này.<br />
3.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn có thể kể ra đó là: khái niệm, các đặc điểm, các<br />
dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phân biệt tội phạm<br />
này với một số tội phạm khác gần nó, đánh giá thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp, tìm ra nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị thiết thực, cụ thể cả về mặt lý luận và<br />
thực tiễn.<br />
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội xâm phạm quyền sở<br />
hữu công nghiệp theo luật hình sự Việt Nam hiện hành đồng thời cũng có đề cập đến một số<br />
quy phạm của luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ, luật dân sự, hành chính nhằm hỗ trợ cho việc<br />
giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.<br />
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009.<br />
4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu<br />
Xuất phát từ cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử<br />
và phép biện chứng duy vật của phương pháp luận Mác - Lênin. Xuất phát từ tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh và đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm sở<br />
hữu trí tuệ nói chung và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Đồng thời, căn<br />
cứ vào các văn bản pháp luật và những giải thích có tính chất thống nhất về đường lối xét xử<br />
của các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến tội phạm này, những số liệu thống kê thực tế<br />
của ngành Tòa án, Cục Sở hữu trí tuệ… luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:<br />
phân tích, tổng hợp, logic, thống kê, lịch sử, so sánh.v.v. để làm sáng tỏ các vấn đề tương ứng<br />
được lần lượt đưa ra nghiên cứu.<br />
5. Ý nghĩa của luận văn<br />
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự<br />
Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp qua đó khẳng định vai trò của các quy<br />
định này trong quá trình thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.<br />
<br />
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và<br />
chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, khắc phục tình trạng hành chính hóa tràn lan<br />
những hành vi xâm phạm đã vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của các ngành luật phi hình sự,<br />
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.<br />
6. Bố cục của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc<br />
thành 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong<br />
luật hình sự.<br />
Chương 2: Các quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội xâm phạm quyền<br />
sở hữu công nghiệp.<br />
Chương 3: Thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay và<br />
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm<br />
quyền sở hữu công nghiệp.<br />
<br />
References<br />
1. Bạch Quốc An (2008), Quyền sở hữu trí tuệ của WTO và pháp luật Việt Nam, Bộ Tư<br />
Pháp.<br />
2. Trần Thị Lan Anh (2004), Hiệp định TRIPS và những thách thức về thực thi pháp luật<br />
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3/2004,<br />
trang 40-44.<br />
3. Bộ Công an (2006), Chương trình hành động về hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền<br />
sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.<br />
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng<br />
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm<br />
2020.<br />
5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ<br />
sung năm 2009 (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội<br />
6. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 01/2006), Kinh tế và thương mại - Chuyên đề về<br />
quyền sở hữu trí tuệ, ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Hà Nội.<br />
7. Lê Cảm (chủ biên) (2001, tái bản lần thứ nhất 2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam<br />
(Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
8. Lê Cảm (chủ biên) (2001, tái bản lần thứ nhất 2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam<br />
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
9. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học<br />
luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
10. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, Nxb Công an<br />
nhân dân, Hà Nội.<br />
11. Lê Cảm (2002), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật hình sự, Tạp chí Dân chủ<br />
và Pháp luật số 8, trang 1-5.<br />
12. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2007), Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và một số ý kiến<br />
về sửa đổi Bộ luật hình sự.<br />
13. Chính phủ (2001), Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết<br />
thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.<br />
14. Chính phủ (2008), Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.<br />
<br />
15. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (thông qua ngày 20/3/1883, được<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
22.<br />
23.<br />
24.<br />
25.<br />
26.<br />
27.<br />
28.<br />
29.<br />
30.<br />
31.<br />
32.<br />
33.<br />
34.<br />
35.<br />
<br />
tổng sửa đổi ngày 28/9/1979).<br />
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu trí tuệ liên bang Thụy sĩ (2003), Các điều<br />
ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, Hà Nội.<br />
PGS. TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học<br />
quốc gia Hà Nội.<br />
PGS. TS Nguyễn Bá Diến (Chủ nhiệm) (2001), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của<br />
việc hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu<br />
thế hội nhập khu vực và quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt<br />
ĐHQGHN, Hà Nội.<br />
Ths. Lê Hoài Dương (2003), Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ vào bảo hộ quyền sở<br />
hữu trí tuệ tại Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2003, trang 10-12.<br />
Trần Văn Độ (1998), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Chương sáu sách: Tội phạm học,<br />
luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang<br />
158.<br />
Nguyễn Triều Hoa (2004), Tội phạm hình sự về sở hữu công nghiệp, Khoa Luật - Đại<br />
học Luật TP. Hồ Chí Minh.<br />
Trần Lê Hồng (2002), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế<br />
của Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2002.<br />
Mạnh Hùng & Minh Trí (2006), Nhật ký luật sở hữu trí tuệ 2006, Báo Doanh nghiệp và<br />
thương hiệu, Hà Nội.<br />
Lê Việt Long (2008), Các quy định của Bộ luật hình sự về xâm phạm quyền sở hữu trí<br />
tuệ, Hà Nội.<br />
Trương Long (2009), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Lợi bất cập hại,<br />
Http://www.ca.cand.com.vn<br />
TS. Nguyễn Văn Luật (2001), Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ ở<br />
Việt Nam, Hội thảo về sở hữu trí tuệ do JICA tổ chức, Hà Nội.<br />
Luật hình sự một số nước trên thế giới (1998), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên<br />
đề năm 1998.<br />
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (2009), Nxb Chính trị<br />
quốc gia, Hà Nội.<br />
Vũ Mai (2008), Hầu toà vì xâm phạm nhãn hiệu Red Bull, http://vnexpress.net/<br />
Một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (2003), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
PGS. TS Trần Văn Nam (biên soạn 2008), Pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng<br />
chống các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Khoa Luật - Đại học<br />
Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.<br />
Nguyễn Đức Nga (2008), Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền sở hữu<br />
công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và<br />
Pháp luật, Hà Nội.<br />
Nguyễn Đức Nga (2005), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự Việt<br />
Nam, Tạp chí Kiểm sát số 21/2005, trang 21-24.<br />
Nguyễn Đức Nga (2005), các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong pháp luật<br />
hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Kiểm sát số 23/2005, trang 40-42.<br />
Nguyễn Nga (2007), Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Gà nhà đá nhau<br />
<br />