Giảng dạy kết hợp nghiên cứu khoa học của giảng viên tại trường ĐHCN Việt - Hung
lượt xem 4
download
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của Giảng viên trong các trường đại học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo tài liệu "Giảng dạy kết hợp nghiên cứu khoa học của giảng viên tại trường ĐHCN Việt - Hung".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảng dạy kết hợp nghiên cứu khoa học của giảng viên tại trường ĐHCN Việt - Hung
- GIẢNG DẠY KẾT HỢP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG TS.Nguyễn Công Thuật – P. trưởng Khoa Ôtô Giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ cơ bản của Giảng viên trong các trường đại học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn. Giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Thông qua thực hiện đề tài NCKH, giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, cập nhật những thông tin mới, tìm ra những tri thức mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn bổ trợ cho công tác giảng dạy. Mặt khác tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên. Đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu. Hoạt động NCKHlà một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình và thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.Do vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động KH tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên. Trong năm 2015, hoạt động NCKHcủa nhà Trường đã có những khởi sắc. Theo thống kê, có 245 giáo viên tham gia các hoạt động NCKH trong đó có các đề tài khoa học cấp Bộ và những bài báo đăng trên các tạp trí khoa học uy tín ở trong nước.Kết quả các hoạt động NCKH này đã khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ và góp phần nâng cao năng lực và nghiệp vụ giảng dạy của giảng viên,thúc đẩy chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động chưa tương xứng với năng lực của đội ngũ giảng viên và yêu cầu của một cơ sở giáo dục đại học. Các hoạt động khoa học công nghệ chưa thu hút được nhiều giảng viên tham gia, trong năm học vẫn còn nhiều giảng viên chưa có hoạt động khoa học công nghệ; số đề tài khoa học, bài báo khoa học đăng trên các tạp trí có phản biện còn ít và chủ yếu là sản phẩm của quá trình NCS; chưa có công trình công bố trên tạp chí quốc tế. Để có những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng NCKH trong năm 2016 và những năm tiếp theo cần xác định, hạn chế về năng lực và trong các quy định về hoạt động khoa học. Theo tôi, có một số nguyên nhân sau: + Số lượng giảng viên có trình độ cao còn thiếu; việc phát triển đội ngũ chưa đi vào chiều sâu; + Một số giảng viên chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và vai trò của NCKHthẫm trí có ý kiến, tư tưởng làm giảm nhiệt tình nghiên cứu khoa học; + Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học chưa cao, các giảng viên chưa tìm hiểu, chưa biết và hiểu rõ quyền lợi khi tham gia NCKH;
- + Quy định về hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) chưa thực sự tạo động lực;việc thực hiện các tiêu chí hoạt động KHCN trong thi đua khen thưởng chưa thực hiện triệt để; Từ những nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới: + Cần chú trọng hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với vị thế của một trường Đại học để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học/sáng kiến cải tiến. Tăng cường các hoạt động của hội đồng Khoa, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt học thuật ở cấp bộ môn, hoặc cấp khoa nhằm đưa hoạt động NCKH vào nề nếp và thực sự góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên. + Tổ chức các nhóm nghiên cứu trong các bộ môn hoặc liên bộ môn; chú trọng các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ để góp phần nâng cao thu nhập của cán bộ giáo viên. + Mở rộng quan hệ đối ngoại để tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Nhà nước. Điều chỉnh quy định về hoạt động khoa học công nghệđể khuyến khích hơn nữa cán bộ giáo viên tham gia NCKH. + Tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học dân chủ, thân thiện, coi trọng học thuật và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động khoa học. + Giảng viên phải xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ, là tiêu chuẩn về chất lượng chuyên môn trong đánh giá, xếp loại thi đua, hoặc thể hiện đẳng cấp một giảng viên; Tăng cường học tập nâng cao trình độ, chủ động quan hệ và giao lưu với các nhà khoa học ngoài trường để học tập cũng như nắm bắt tình hình nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu. Chia sẻ ý tưởng khoa học với các thành viên khác, sử dụng sức mạnh tập thể để xây dựng ý tưởng và phát triển đề tài, hướng nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết nhưng có thể thành công hoặc thất bại. Do đó, phải xem xét việc thất bại đó như một bài học, hãy chia sẻ với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm làm lại hoặc xác định lại hướng nghiên cứu để tiến tới thành công. Trong giai đoạn hiện nay - sau 5 năm thành lập trường Đại học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Hoạt động khoa học rất tốt trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến một trường đại học danh giá./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle"
70 p | 450 | 147
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu việc dạy học hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong mối liên hệ với mô hình hóa Toán học
120 p | 263 | 57
-
Nghiên cứu triết học " MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA VIỆC GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC "
9 p | 288 | 56
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Mấy ý kiến về phương pháp đánh giá kết quả học tập trong trường Đại học L"
18 p | 171 | 41
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 10 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
113 p | 242 | 30
-
Luận án thạc sỹ: Ứng dụng phần mềm MATLAB trong nghiên cứu và giảng dạy hoá phân tích ở Việt Nam
76 p | 138 | 21
-
Luận văn " Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn "
53 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm: Dạy học chủ đề tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
36 p | 127 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
88 p | 26 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM"
8 p | 140 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing địa phương - Nghiên cứu trường hợp thu hút nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
22 p | 89 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Dạy học đệm đàn Piano cho ca khúc theo phong cách Nhạc nhẹ tại trường Đại học Sài Gòn
27 p | 111 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Liên kết phát triển vùng miền ở trung quốc Nhìn từ hợp tác Vùng Chu Giang mở rộng "
11 p | 102 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học các môn trong chương trình giáo dục thể chất ở Học viện An ninh nhân dân
250 p | 28 | 9
-
Báo cáo tổng kết: Cải tiến chương trình giảng dạy Vật lý lý thuyết cho sinh viên khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm TP.HCM
88 p | 91 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai
113 p | 34 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Dạy học chủ đề tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
36 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn