Giáo án bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ - Lý 11 - GV.H.T.Trang
lượt xem 54
download
Học sinh biết phát biểu được định nghĩa và nêu được phương, chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ, học sinh hiểu viết được công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ - Lý 11 - GV.H.T.Trang
BÀI 20: LỰC TỪ.CẢM ỨNG TỪ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
+ Học sinh biết: Phát biểu được định nghĩa và nêu được phương, chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ.
+ Học sinh hiểu: Viết được công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều
1.2. Kĩ năng:
- Xác định được vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, hứng thú với môn học.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Lực từ
- Cảm ứng từ
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
-
Các dụng cụ thí nghiệm :
-
Các phần mềm mô phỏng :
3.2. Học sinh: Ôn lại về tích véc tơ.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu định nghĩa và tính chất của đường sức từ.So sánh : các tính chất của đường sức điện và đường sức từ, bản chất của điện trường và từ trường .
Câu 2:Từ trường như thế nào là từ trường đều?
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh |
Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Vào bài: như sgk Hoạt động 2: Tìm hiểu Lực từ (20 phút) Mục tiêu: Định nghĩa từ trường đều, xác định được lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẩn có dòng điện Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn GV liên hệ với điện trường đều và từ đó dẫn đến định nghĩa từ trường đều . -Gv gợi ý cho học sinh cách tạo ra từ trường đều +Căn cứ vào từ phổ của nam châm hình chữ U ? +Đường sức từ của từ trường đều ? Ta có thể xem từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm chử U là từ trường đều + Theo quy tắc vẽ đường sức từ , ta suy ra các đường sức của từ trường đều là đường song song cách đều nhau * Các vấn đề cụ thể + Hướng dẫn học sinh quan sát hình 20.2a +Khi chưa có dòng điện qua M1 M2 thì có hiện tượng gì xãy ra ? Tại sao dây cân bằng +Hiện tượng khi có dòng điện qua M1 M2 -GV thông báo kết quả thí nghiệm hình 20.2b Hướng dẫn học sinh phân tích lực tác dụng suy ra biểu thức +Dây dẫn can bằng nghĩa là tổng tất cả các lực tác dụng lên đoạn day bằng không suy ra P=T +Khi có dòng điện qua dây , dây bị đẩy ra theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ ⇒ \(F =mgtan\alpha \) +Học sinh trả lời câu hỏi C1 -Giới thiêu quy tắc bàn tay trái Hoạt động 3: Tìm hiểu Cảm ứng từ (10 phút) Mục tiêu: Biết qui tắc bàn tay trái và vận dụng qui tắc để xác định lực từ
-GV nhận xét về kết quả thí nghiệm ở mục 1 và đặt vấn đề các thay đổi I và l trong các trường hợp sau đó, từ đó dẫn đến khái niệm cảm ứng từ -GV giới thiệu đơn vị từ cảm hoặc gợi ý cho học sinh thông qua biểu thức tính để xác định đơn vị cảm ứng từ . -Để cho học sinh tự rút ras kết luận về đại lượng B( vec tơ cảm ứng từ ) +B là đại lượng vec tơ hay đại lượng vô hướng ? +Phương chiều và độ lớn của B Mối liên hệ với lực từ Vec tơ từ cảm tại một điểm có hướng và độ lớn ? GV giới thiệu hình vẽ 20.4 phân tích cho học sinh thấy mối liên hệ giữa B và F
|
I. Lực từ : 1) Từ trường đều : Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm ; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau -Từ trường đều có thể được tạo thành giữa hai cực của một nam châm hình chử U 2) Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẩn có dòng điện : Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn. F =mgtan\(\alpha \) Hướng của dòng điện, hướng của từ trường và hướng của lực tạo thành tam diện thuận II. Cảm ứng từ : 1)· Đặt một đoạn dây dẫn đủ ngắn (có chiều dài l và cường độ dòng điện I) vuông góc với đường sức từ tại một điểm trong từ trường thì lực từ \(\overrightarrow F \) tác dụng lên dây có độ lớn là F = BIl (B là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào vị trí đặt đoạn dây). Thực nghiệm cho thấy \(\frac{{\rm{F}}}{{{\rm{I}}l}}\) không đổi, nên thương số này đặc trưng cho từ trường và gọi là cảm ứng từ. Ta gọi vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại một điểm trong từ trường đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực, là một vectơ : · Có hướng trùng với hướng của đường sức từ trường tại điểm đó ; · Có độ lớn là \(B = \frac{F}{{Il}}\), trong đó l là chiều dài của đoạn dây dẫn ngắn có cường độ dòng điện I, đặt tại điểm xác định trong từ trường và vuông góc với các đường sức từ tại điểm đó. 2) Đơn vị cảm ứng từ : · Trong hệ SI, lực từ F đo bằng N, cường độ dòng điện I đo bằng A, chiều dài đoạn dây điện l đo bằng m thì đơn vị của cảm ứng từ là tesla (T). 3) Biểu thức tổng quát của lực từ \(\overrightarrow F \) theo \(\overrightarrow B \) · Một đoạn dây dẫn có chiều dài l và dòng điện I chạy qua, được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ là \(\overrightarrow B \) thì chịu tác dụng của lực từ \(\overrightarrow F \) có điểm đặt tại trung điểm đoạn dây, có phương vuông góc với đoạn dây và vectơ \(\overrightarrow B \), có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái, và có độ lớn tính bằng công thức: F = BIlsina trong đó, a là góc tạo bởi đoạn dây dẫn và vectơ \(\overrightarrow B \), I là cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây. · Quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái sao cho vectơ \(\overrightarrow B \) hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của dòng điện trong dây dẫn, khi đó chiều ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực từ \(\overrightarrow F \). |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lực từ. Cảm ứng từ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 20 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 11 Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Lực từ. Cảm ứng từ - Vật lý 11 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 20: Lực từ và cảm ứng từ
30 p | 802 | 95
-
Giáo án Công nghệ 7 bài 54: Chăm sóc quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản
5 p | 467 | 32
-
Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 20. LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ
0 p | 293 | 30
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC - Tiết 2
10 p | 326 | 29
-
Bài giảng Tiếng việt 5 tuần 20 bài: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
27 p | 220 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó
7 p | 768 | 23
-
Giáo án lớp 2 môn Luyện Từ Và Câu: BÀI 20: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT.ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
4 p | 295 | 19
-
CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG TIỂU HỌC - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 20 - Thứ 5
11 p | 402 | 18
-
Giáo án bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
12 p | 375 | 17
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
0 p | 61 | 6
-
Sinh học lớp 9 - Tiết 20 - Kiểm tra 1 tiết
9 p | 158 | 6
-
Giáo án môn Địa lí lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 20
5 p | 23 | 4
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 20
8 p | 28 | 3
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 20
22 p | 28 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 41: Luyện tập
2 p | 42 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 40: Các số 17, 18, 19, 20
4 p | 48 | 2
-
Giáo án Thể dục lớp 11 tuần 3: Bài thể dục liên hoàn
3 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn