Bài 28
LĂNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
-
Nêu được cấu tạo của lăng kính, công dụng của lăng kính.
-
Trình bày được cấu hai tác dụng của lăng kính: tán sắc ánh sáng và làm lệch về đáy một chùm tia sáng đơn sắc.
-
Viết được công thức lăng kính.
-
Nêu được các ứng dụng của lăng kính trong khoa học và kỹ thuật.
2. Về kỹ năng:
3. Về thái độ:
- Có sự nhìn nhận sâu sắc về hiện tượng một số hiện tượng tự nhiên có liên quan đến tán sắc ánh sáng và các thiết bị có sử dụng lăng kính.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Các thí nghiệm minh họa về tán sắc ánh sáng tráng và khảo sát đường truyền của tia sáng qua lăng kính, bao gồm:
+) Lăng kính tam giác đều.
+) Một màn chắn, trên có khoét một khe hẹp.
+) Một đèn phát ra ánh sáng trắng (tốt nhất là đèn ống).
+) Một bộ các tấm lọc màu.
- Một số loại lăng kính tự tạo (ví dụ: có thể dùng hộp nhựa trong đựng nước làm lăng kính),
- Các tranh, ảnh về quang phổ, máy quang phổ, máy ảnh,…
2. Học sinh:
- Ôn tập về sự khúc xạ ánh sáng và sự phản xạ toàn phần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Vào bài (3 phút)
Ở chương VI các em đã được học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần. Vậy 2 hiện tượng này được ứng dụng trong những dụng cụ nào? Để biết được điều này chúng ta chuyển sang học chương VII: MẮT, CÁC DỤNG CỤ QUANG.
Trong chương này, ta sẽ tìm hiểu một số dụng cụ quang thường dùng như: lăng kính, thấu kính, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. Đầu tiên, chúng ta đi tìm hiểu BÀI 28: LĂNG KÍNH
4. Tiến trình dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của lăng kính (5 phút)
Hoạt động cả giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Nội dung ghi bảng
|
Cho hs quan sát lăng kính và hỏi:
- Lăng kính có màu hay trong suốt?
- Lăng kính có hình gì?
- Thông báo cho hs lăng kính chỉ được làm từ một chất
có thể là thủy tinh, nhựa, …
- Y/c 1 hs nêu cấu tạo của lăng kính.
- Thông báo: Khi sử dụng lăng kính, chùm tia sáng hẹp được chiếu truyền qua lăng kính trong một mặt phẳng vuông góc với cạnh của khối lăng trụ. Do đó, lăng kính được biểu diễn bằng tam giác tiết diện thẳng.(chỉ trên lăng kính)
- Lăng kính có những phần tử nào ?
- GV nhận xét, bổ xung.
+ Cạnh là giao tuyến của 2 mặt bên.
+ hai mặt bên là hai mặt trong suốt khi ta chiếu ánh sáng vào.
+ Đáy là mặt còn lại, thường không được sử dụng và được bôi đen.
- Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng
bởi:
+ Góc chiết quang A là góc ngụy diện của hai mặt bên.
+ Chiết suất n là chiết suất tỉ đối của chất làm lăng kính với chiết suất của môi trường bên ngoài.
- Thông thường ở THPT ta thường xét với lăng kính đặt trong không khí, mà không khí có chiết suất là 1. Do đó chiết suất tỉ đối trùng với chiết suất tuyệt đối của chất làm lăng kính. Vậy đường truyền của tia sáng đi qua lăng kính ntn chúng ta chuyển sang phần II. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA TIA SÁNG QUA LĂNG KÍNH.
|
- Quan sát lăng kính
- Lăng kính trong suốt.
- Có hình lăng trụ tam giác.
- Lắng nghe.
- Nêu cấu tạo của lăng kính.
- Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
|
CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
BÀI 28: LĂNG KÍNH
I. CẤU TẠO CỦA LĂNG KÍNH
- Cấu tạo: SGK/176
- Các phần tử của lăng kính: cạnh, đáy, hai mặt bên
- Lăng kính được đặc trưng bởi:
+ Góc chiết quang A;
+ Chiết suất n.
|
Hoạt động 2: Khảo sát đường truyền các tia sáng qua lăng kính (20 phút)
Hoạt động 3 (tìm hiểu các công thức lăng kính 7 phút).
Hoạt động 4: Tìm hiểu công dụng của lăng kính (5 phút).
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố (5 phút).
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lăng Kính. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 28 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 28: Lăng Kính
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 Bài 29: Thấu kính mỏng