intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng – Vật lý 10 - GV.B.Lan

Chia sẻ: Đặng Ngọc Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1.093
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng: Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. Vận dụng được trong thực tế . Nói rõ được phương chiều, độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt của chất lỏng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng – Vật lý 10 - GV.B.Lan

BÀI 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

 

I. MỤC TIÊU

1- Kiến thức : Đối với hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng:

- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. Vận dụng được trong thực tế

- Nói rõ được phương chiều, độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt của chất lỏng.

- Vận dụng được công thức tính lực căng  bề mặt để giải các bài tập trong sgkhoa.

2- Kỹ năng : Đối với hiện tượng dính ướt và không dính ướt chất lỏng:

  - Mô tả được thí  nghiệm  về  hiện  tượng  dính  ướt và hiện tượng không dính ướt.

 - Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình   chứa   

  nó trong hai trường hợp dính ướt và không dính ướt.

* Đối với hiện tượng mao dẫn: Mô  tả  được  thí  nghiệm  về  hiện tượng mao dẫn.

 - Vận dụng được  hiện tượng mao dẫn để giải thích được một số hiện tượng vật lí.

3- Thái độ : Nghiêm túc trong quá trình học tập

II. CHUẨN BỊ

1- Giáo viên : Giáo án + SGK

2- Học sinh :  Ôn lại các nội dung về " Lực  tương  tác  phân  tử  và  các trạng thái cấu tạo chất " trong bài 28 sgkh.             

III. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG

1- Kiểm tra bài cũ : Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn ?  ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tế và kỹ thuật ?

2.Bài mới:

               Hoạt động của giáo viên và học sinh

               Nội dung

Hoạt động 1: Thí nghiệm nhận biết hiện tượng căng bề mặt chất lỏng :

GV: Cho học sinh quan sát thí nghiệm và gợi  ý  hướng dẫn học sinh nêu nhận xét

HS: Trả lời câu hỏi C1 ?

Diện tích khung dây: S0=const.

Diện tích giới hạn bởi vòng dây: S

Diện tích màng nước: S= S0- S

Vòng chỉ là vòng tròn nên Slớn nhất  nên

S nhỏ nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lự căng bề mặt:

GV: Từ  hình  vẽ quan sát và cho nhận xét về phương và chiều của lực căng bề mặt

của chất lỏng ?

HS: Phương :Vuông góc với đoạn đường đang xét.

Chiều: Làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.

GV: Giới thiệu thí nghiệm

HS: Quan sát TN trong sgk.

GV: Hướng dẫn học sinh tính hệ số căng mặt ngoài.

 GV:  Phân  tích  và gợi ý cho học sinh

nêu các ứng dụng trong thực tế ?

Hoạt động 3:Tìm hiểu về hiện tượng dính ướt và không dính ướt:

- Trình bày thí nghiệm như trong sách giáo khoa hình vẽ 37.4 avà b.

- Cho học sinh quan sát và rút ra nhận xét .

- Hãy cho biết hình dạng giọt chất lỏng trong hai thí nghiệm a và b ?

- Hãy quan sát xem mặt

 bản nào bị dính ướt nước ? mặt bản nào không bị dính ướt nước ?

- Đổ nước vào một cốc thủy tinh có thành nhẵn . Quan sát xem bề mặt của nước ở sát thành cốc có dạng mặt phẳng hay mặt khum ?

- Hãy nêu các ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày như thế nào ?

 

 

I. Hiện tượng căng bề mặt chất lỏng:

1.Thí nghiệm:

a- TN:  Xét thí nghiệm gồm 1 khung dây trên có buộc 1 vòng dây chỉ hình dạng bất kỳ.Nhúng vào nước xà phòng nhấc nhẹ khung dây ra.Chọc thủng màng xà phòng bên trong.

b- Nhận xét :

 Quan sát phàn bề mặt màng xà phòng bên trong vòng dây thấy chúng có xu hướng co lại để giảm diện tích tới mức nhỏ nhất. Chứng tỏ có các lực tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo căng vòng dây.Những lực này gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.

2. Lực căng bề mặt:

a-Định nghĩa:

 - Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng , có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.

 - Ở thí nghiệm: Màng xà phòng có hai mặt nên tổng các lực căng bề mặt sẽ là:

               FC = f.2L = f.2\(\pi \).D

b)Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng bằng thí nghiệm :

- Dùng lực kế đo trọng lượng P của vòng nhôm V và đo lực kéo F vừa đủ để bứt chiếc vòng V khỏi mặt nước (hình vẽ bên).

-Dùng thước kẹp đo đường kính ngoài D và đường kính trong d của chiếc vòng.

3. Ứng dụng:

+ Do hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng nên nước không thể chảy lọt qua  các lỗ nhỏ của chiếc ô, tấm bạt..

+ Khi nước có lẫn xà phòng, nó dễ thấm vào các sợi vải khi giặt.

II- Hiện tượng dính ướt và không dính ướt:

1-Thí nghiệm:

a,Thí nghiệm: SGK.

b)Làm thí nghiệm với các chất lỏng trong các bình chứa có bản chất khác nhau ta thấy:

+ Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút và có dạng mặt khum lõm (hình 37.5a).

+ Nếu thành bình không bị dính ướt thì bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và có dạng mặt khum lồi (hình 37.5b).

2-Ứng dụng:

Trong công nghệ tuyển khoáng , hiện tượng vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giầu quặng theo phương pháp "tuyển nổi".

Quặng mỏ được nghiền thành các hạt nhỏ rồi đổ vào một bể chứa hỗn hợp nước pha dầu nhờn và khuấy đều. Trong  hỗn hợp này có các bọt khí bọc trong màng dầu.

Các hạt khoáng chất có ích bị dính ướt dầu nhưng không bị dính ướt nước nên chúng sẽ nổi lên trên mặt thoáng cùng với các bọt khí bọc dầu , còn các bẩn quặng bị dính ướt nước sẽ chìm xuống đáy bể chứa...

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 37 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2